Năm 2045: Năm Con người trở thành Bất tử
Hãy lấy câu hỏi liệu máy tính có thể sao chép sự phức tạp sinh hóa của một bộ não hữu cơ không. Kurzweil không đưa ra bất cứ một nguyên cớ nào. Ông không thấy bất kỳ sự khác nhau cơ bản nào giữa xác thịt và silicon ngăn ngừa silicon có thể suy nghĩ. Ông phản đối các nhà sinh học cho rằng cơ cấu thần kinh không thể làm mẫu hay ít nhất hợp về mặt năng lượng và tính mềm dẻo với phần mềm (software) sử dụng trong máy tính. Ông không chịu đầu hàng trước bí mật của bộ não con người. “Nói chung,” ông nói, “cốt lõi của sự bất đồng giữa tôi và người phê bình là, họ sẽ nói, ồ, Kurzweil đang đánh giá thấp sự phức tạp của việc thiết kế nghịch đảo[1] bộ não hay sự phức tạp của sinh học. Nhưng tôi không nghĩ rằng tôi đánh giá thấp sự thách đố này. Tôi nghĩ họ đang đánh giá thấp sức mạnh của việc tăng tiến theo luật số mũ.” trường này không làm cho Kurzweil thành một người đứng ngoài, ít nhất là giữa những Singularitarian. Nhiều người đã đưa ra những tiên đoán còn cực đoan hơn nhiều. Từ 2005 nhà thần kinh học Henry Markram đã điều hành một sáng kiến đầy tham vọng ở Viện Trí tuệ Não bộ thuộc trường Đại học Bách khoa Lausanne, Thụy Sĩ. Nó có tên là dự án Blue Brain, và là một cố gắng tạo ra một mô phỏng theo từng nơ ron thần kinh của một bộ não động vật có vú, dùng siêu-máytính Blue Gene của IBM. Đến nay, đội ngũ của Markram đã thành công trong việc mô phỏng một dãy neocortex (một lớp ngoài cùng của vỏ não) từ một bộ não chuột, chứa khoảng 10.000 nơ ron. Markram đã nói rằng ông hy vọng sẽ có được một bộ não người hoàn toàn ảo vào hoạt động trong 10 năm. (Ngay cả Kurzweil cũng xem thường chuyện này. Ông nói, nếu làm được điều đó, thì anh sẽ phải giáo dục bộ não đó và ai biết được phải mất bao lâu?)
Theo định nghĩa, tương lai xa hơn cái Kỳ dị là không thể biết được đối với những bộ não tuyến tính, hóa học, động vật của chúng ta, nhưng Kurzweil đang có thừa những lý thuyết về nó. Ông kiên quyết thúc đẩy bản thân suy nghĩ ngày càng lớn hơn, bạn có thể thấy ông chống lại những hạn chế của phần cứng hữu cơ già nua của ông như thế nào. “Khi người ta nhìn vào những hàm ý của sự tăng tiến theo hàm số mũ đang tiếp diễn, người ta thấy càng lúc càng khó chấp nhận,” ông nói. “Vậy khi bạn có người thật sự chấp nhận, vâng, sự vật diễn tiến theo luật số mũ, nhưng họ ngã ngựa tại một điểm nào đó, bởi vì các hàm ý là quá ư quái dị. Tôi cố gắng thúc đẩy bản thân nhìn một cách thật sự.”
Trong tương lai của Kurzweil, công nghệ sinh học và công nghệ na nô cho chúng ta sức mạnh để điều khiển thân thể chúng ta và thế giới xung quanh chúng ta ở ý chí, ở trình độ phân tử. Tiến bộ siêu tăng tốc, và mỗi giờ mang lại những đột phá khoa học bằng cả thế kỷ. Chúng ta rời bỏ Darwin và tự mình gánh lấy trách nhiệm về cuộc tiến hóa của chính chúng ta. Bộ gene loài người trở thành chỉ là quá nhiều mã để được thử-tìmlỗi và tối ưu hóa và nếu cần, viết lại. Việc mở rộng cuộc sống ra vô tận trở thành hiện thực, con người chỉ chết nếu họ tự chọn. Cái chết mất hẳn đi sự khó chịu của nó. Kurzweil hy vọng đưa người cha đã chết của ông trở lại cuộc sống.
Chúng ta có thể quét ý thức của chúng ta vào máy tính và đi vào một tồn tại ảo hay đánh đổi cơ thể chúng ta lấy những rô bôt bất tử và bỏ đi ra tận mép của vũ trụ như những vị thần nhỏ giữa các thiên hà. Trong vòng một thế kỷ, trí tuệ con người sẽ được thiết kế lại và thấm đẫm mọi vật chất trong vũ trụ. Đó là số phận của giống loài chúng ta, Kurzweil tn như vậy.
Hay là không phải vậy. Khi những vấn đề lớn đã được trả lời, nhiều hoạt động sẽ diễn ra nơi không ai có thể trông thấy, sâu bên trong những bộ não silicon đen của các máy tính, chúng sẽ phát triển dần dần thành trí tuệ có ý thức hay chỉ tiếp tục trong sự lặp lại sáng sủa hơn và mạnh mẽ hơn của cái vô tri giác.
Nhưng về những vấn đề nhỏ, chúng đã được quyết định ngay xung quanh chúng ta một cách rõ ràng. Bạn càng đọc nhiều về cái Kỳ dị bao nhiêu, bạn càng bắt đầu thấy nó đang nhìn trộm bạn một cách bẽn lẽn, từ những hướng bất ngờ. Cách đây năm năm chúng ta chưa có 600 triệu người thực hiện cuộc sống xã hội của mình trên một mạng điện tử duy nhất. Bây giờ chúng ta có Facebook. Cách đây năm năm bạn chưa thấy người ta kiểm tra tỉ mỉ những gì họ đang nói và nơi nào họ đang đi, ngay cả khi họ đang nói cái đó và đang đi ở đó, bằng cách dùng những bộ phận giả kỹ thuật số nối mạng. Bây giờ chúng ta có iPhone. Phải chăng lấy iPhone ra khỏi tay chúng ta và đặt nó vào trong hộp sọ của chúng ta là một bước không thể nào tưởng tượng nổi?
Đã có 300.000 bệnh nhân Parkinson có mô cấy thần kinh. Google đang làm thí nghiệm với máy tính có khả năng lái ô tô. Có hơn 20.000 rô bôt chiến đấu ở Afghanistan bên cạnh những người lính. Tháng này một trò chơi truyền hình sẽ một lần nữa minh họa lịch sử của trí tuệ nhân tạo, nhưng lần này máy tính sẽ là khách mời: một siêu máy tính của IBM có nick là Watson sẽ thi đấu Jeopardy![2] Watson chạy trên 90 máy chủ và chiếm toàn bộ một căn phòng, và trong một trận đấu thực tế hồi tháng Giêng nó thắng hai cựu quán quân Ken Jennings và Brad Rutter. Nó trả lời đúng tất cả các câu hỏi, nhưng điều quan trọng hơn, là nó không cần trợ giúp để hiểu các câu hỏi (hay chính xác hơn, các câu trả lời) được diễn đạt rõ ràng dễ hiểu. Watson không phải là một AI mạnh, nhưng nếu một AI mạnh xuất hiện, thì nó sẽ đến từ từ từng chút một, và đây là một trong những “chút” đó.
Sau đây 100 năm nữa, Kurzweil và de Grey và những người khác có thể sẽ là câu trả lời thế kỷ 22 cho những Cha già Sáng nghiệp – chỉ có điều không giống những Cha già Sáng nghiệp, họ sẽ vẫn còn sống để có được uy tín – hay những ý tưởng của họ có thể có một vẻ hoài cổ vui tươi và lỗi thời – như Tommorrowland của Disney. Không có gì chóng cũ bằng tương lai.
Nhưng ngay cả nếu họ sai lầm chết người về tương lai, thì họ vẫn đúng về hiện tại. Họ có cái nhìn xa rộng và nhìn vào một bức tranh lớn. Bạn có thể bác bỏ mọi điều khoản cụ thể của hiến chương Singularitarian, nhưng bạn nên ngưỡng mộ Kurzweil vì ông đã nhìn tương lai một cách nghiêm túc. Thuyết Kỳ dị có cơ sở trong ý tưởng rằng thay đổi là thực và loài người chịu trách nhiệm về số phận của chính mình, và rằng lịch sử có thể không đơn giản như điều tồi tệ này tiếp theo điều tồi tệ khác. Kurzweil thích chỉ ra rằng chiếc điện thoại di động tầm thường của bạn là vật có kích thước bằng một phần triệu và giá bằng một phần triệu chiếc máy tính mà ông có ở MIT cách đây 40 năm, và nó mạnh hơn nghìn lần chiếc máy tính đó. Thêm 40 năm nữa thế giới lúc bấy giờ sẽ như thế nào? Nếu bạn thật sự muốn tưởng tượng ra nó, bạn phải suy nghĩ rất, rất xa ra ngoài tình thế này. Hoặc có thể bạn phải nghĩ sâu vào bên trong hơn bất kỳ ai trước đây đã từng suy nghĩ.
Chú thích:
[1] Reverse-engineering: phân tách một vật để tìm hiểu chức năng của nó nhằm sao chép hoặc cải tiến nó.
[2] Jeopardy! Một game show Mỹ đố trên các đề tài về lịch sử, văn học, nghệ thuật, văn hóa đại chúng, thể thao, đố chữ v.v.. Người chơi được gợi ý dưới dạng những câu trả lời và phải trình bày phần trả lời của mình dưới dạng những câu hỏi.
© Hiếu Tân