WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Giáo sư Phạm Công Thiện qua đời

Nhà văn, nhà thơ, nhà tư tưởng, dịch giả, giáo sư, cư sĩ Phật giáo Phạm Công Thiện vừa qua đời ngày 8 tháng 3 năm 2011 tại Houston, Texas, thọ 71 tuổi, theo Cáo bạch ngày 9 tháng 3, 2011 của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ cũng như sự xác nhận của gia đình.

Theo lời một thành viên gia đình nói với một thân hữu, ông Phạm Công Thiện dường như biết trước thời điểm “sẽ đi,” và trong ngày cuối cùng của cuộc đời, ông dặn gia đình “không làm tang lễ rườm rà, chỉ hỏa thiêu.”

Chiều cùng ngày, vẫn theo lời gia đình, ông thấy “mệt dần, bắt đầu nhập định, và ra đi nhẹ nhàng.”

Ông tên thật là Phạm Công Thiện, thời trẻ còn có bút hiệu Hoàng Thu Uyên cho các tác phẩm dịch, sinh ngày 1 tháng 6 năm 1941 tại Mỹ Tho trong một gia đình Thiên Chúa giáo. Từ tuổi thiếu niên ông đã nổi tiếng thần đồng về ngôn ngữ, năm 15 tuổi đã đọc thông viết thạo năm ngoại ngữ Anh, Pháp, Nhật, Hoa, Tây Ban Nha, ngoài ra còn biết tiếng Sancrit và tiếng La Tinh.

Năm 1957, 16 tuổi, ông xuất bản cuốn tự điển Anh Ngữ Tinh Âm, nhưng từ vài năm trước đó cho đến khi rời Việt Nam vào năm 1970, ông đã cộng tác với các báo Bông Lúa, Phổ Thông, Bách Khoa, Văn, Giữ Thơm Quê Mẹ. Từ những năm cuối thập niên 1950 ông đi dạy Anh ngữ tại một số trường tại Sài Gòn.

Ðầu năm 1964, ông chuyển ra Nha Trang sống để an dưỡng sau một cuộc “khủng hoảng tinh thần.” Tại đây ông quy y ở chùa Hải Ðức, lấy pháp danh Nguyên Tánh. Một thời gian sau ông lại về Sài Gòn.

Từ năm 1966-1968, ông là giám đốc soạn thảo tất cả chương trình giảng dạy cho tất cả phân khoa viện Ðại Học Vạn Hạnh. Từ năm 1968-1970, giữ chức trưởng khoa Văn học và Khoa học Nhân văn của viện. Tại đây ông cũng là sáng lập viên và chủ trương biên tập của tạp chí Tư Tưởng.

Ông rời Việt Nam từ năm 1970, chuyển sang sống ở Israel, Ðức, rồi sống lâu dài tại Pháp. Tại đây ông trút áo cà sa để lấy vợ và sau đó làm giáo sư Triết học Tây phương của viện Ðại Học Toulouse.

Năm 1983, ông sang Hoa Kỳ, định cư ở Los Angeles, giữ chức giáo sư viện Phật Giáo College of Buddhist Studies. Từ khoảng năm 2005, ông sang cư ngụ tại Houston, tiểu bang Texas cho đến ngày ông qua đời.

Giữa thập niên 1960, Giáo Sư Phạm Công Thiện bắt đầu nổi tiếng với các tác phẩm xuất bản tại Sài Gòn, mà cuốn đầu tiên gây chú ý nhiều cho giới văn nghệ và thanh niên sinh viên là Ý Thức Mới Trong Văn nghệ và Triết Học (1965), rồi đến Yên Lặng Hố Thẳm (1967), Hố Thẳm Của Tư Tưởng (1967), Mặt Trời Không Bao Giờ Có Thực (1967). Về tôn giáo có “Tiểu luận về Bồ Ðề Ðạt Ma, Tổ sư Thiền Tông” (1964), thơ thì có “Ngày sinh của rắn” (1967), các tác phẩm văn học thiên về tư tưởng: “Trời tháng Tư” (1966), “Bay đi những cơn mưa phùn” (1970). Tất cả các tác phẩm này đều do hai nhà An Tiêm và Lá Bối tại Sài Gòn ấn hành.

Tại hải ngoại ông đã xuất bản khoảng mười tác phẩm, hầu hết trong thập niên 1990, như Ði Cho Hết Một Ðêm Hoang Vu Trên Mặt Ðất (1988), Sự Chuyển Ðộng Toàn Diện Của Tâm Thức Trong Tư Tưởng Phật Giáo (1994), Triết Lý Việt Nam Về Sự Vượt Biên (1995), Tinh Túy Trong Sáng Của Ðạo Lý Phật Giáo (1998), v.v…Ông cũng đóng góp nhiều cho báo chí, chẳng hạn viết cho tạp chí Thế Kỷ 21, nhật báo Người Việt. Có thể nói, tác phẩm cuối cùng của ông là bài viết cho Giai Phẩm Xuân Người Việt 2011.

Từ khi còn rất trẻ cho đến cuối đời, Phạm Công Thiện đã đóng góp rất nhiều cho văn hóa Việt Nam về các phương diện ngôn ngữ, thơ, văn và đặc biệt về tư tưởng triết học. Ðối với Phật Giáo ông cũng là người có công lớn với các công trình nghiên cứu Phật học, và đặc biệt, đã góp nhiều công sức xây dựng viện Ðại Học Phật Giáo Việt Nam đầu tiên Vạn Hạnh tại Sài Gòn từ năm 1966, trong đó có tập san Tư Tưởng là cơ quan phát huy tư tưởng Phật Giáo quan trọng nhất của Việt Nam trong thời cận đại.

(nguồn:http://www.daophatngaynay.com)

___________________________________________________________

Phạm Công Thiện: ‘Ðã đi mất hẳn đi rồi’

Sinh hoạt văn hóa miền Nam, thu nhỏ vào lãnh vực Văn Học và Triết Học, và giới hạn từ 1963 trở đi, đã tưng bừng phát triển, như hải triều, như thác đổ, phá vỡ những oi nồng của một thời kỳ ung độc, đưa thế hệ hai mươi thuở đó và những thế hệ hai mươi khác của đất nước trở về với suối nguồn tư tưởng Ðông Phương, là công lao chung của một nhóm thanh niên trí thức đã xuất gia: Nhóm Vạn Hạnh.

Chưa bao giờ sinh viên học sinh miền Nam, vốn khắc khoải trước các vận động mở cửa nhìn ra thế giới, ù tai và nhức óc với những kinh điển siêu hình phương Tây, lại thấy được chân trời lồng lộng sáng lòa, hiển thế, thân ái, ai ngờ lại ở ngay ngưỡng cửa của ngôi nhà dân tộc mình. Hãy trở về Phương Ðông, hãy vực dậy Hồn Việt.

Hồi ấy, mạnh mẽ lên đường từ 65-66, Nhóm Trẻ Tuổi năm bảy người ấy xông xáo trong các tờ tạp chí văn hóa, nơi những nhà xuất bản tôn giáo, dưới mái các giảng đường cao đẳng, vui sống là làm việc, học và hành, tung ra bốn phương những hoa thơm cỏ lạ, những tác phẩm chan chứa tình yêu thương, yêu thương con người nhân loại, tràn đầy hy vọng và tin tưởng. Họ không phải một người. Họ là một toán, một đoàn, một đội. Thời ấy miền Nam đâu đâu cũng nói chuyện võ hiệp, như xa xưa nơi phương Bắc thời các tay tứ chiếng giang hồ tìm về Lương Sơn Bạc mưu chuyện đổi thay; họ tìm về Cao Ðẳng Phật Học và Vạn Hạnh dựng nền đắp móng. Không kể các bậc thầy đã xa như Ðức Nhuận, Thanh Kiểm, Thanh Từ,… hay kế tiếp như Minh Châu, Nguyễn Ðăng Thục, Tôn Thất Thiện, Trần Ngọc Ninh, Vũ Văn Mẫu,… Nhóm Trẻ là “Tây Ðộc” Phạm Công Thiện, “Ðông Tà” Tuệ Sỹ, Chơn Hạnh “Trung Thần Thông,” Chơn Pháp “Bắc Cái,” Nghi Lâm sư muội Trí Hải, và “Chu Bá Thông” Bùi Giáng, võ công tuyệt đỉnh nhưng không chịu hẳn một môn phái nào. Hôm qua, 8 tháng 3, 2011, Phạm Công Thiện đã ra đi.

Nói đến Phạm Công Thiện là nói đến tác phẩm “Ý thức mới trong văn nghệ và Triết học,” cuốn sách các sinh viên thường có trong tay, xuất bản năm 1965. Cũng phải nói đến cuốn luận văn quan trọng của Thiện, phê bình sách của Giáo Sư Nguyễn Văn Trung về Phật Giáo, và những cuốn khác như:

“Tiểu luận về Bồ Ðề Ðạt Ma, Tổ sư Thiền tông” 1964, “Im lặng hố thẳm, Phương pháp suy tư về Việt và Tính, con đường của Triết lý Việt Nam” 1967, “Hố thẳm của tư tưởng, Ðặt lại căn nguyên tư tưởng hôm nay” 1967; không kể truyện ngắn, hay những cuốn sách viết về Rilke, 1969, Miller, 1969,… Với những cuốn sách ấy, Thích Nguyên Tánh Phạm Công Thiện đã đóng góp công lao lớn trong sự xây dựng Phật Giáo Việt Nam.

Ðể đưa tiễn nhà thơ triết gia, không gì bằng nhắc đến một câu thơ của Goethe mà tác giả “Hố Thẳm” hay nhắc: “Trên Tất Cả Các Ðỉnh Cao, Là Bình Yên.” Mới năm kia, Phạm Công Thiện đã sửa lại hai chữ sau cùng, dùng để đặt nhan đề cho tập thơ cuối cùng của ông, do Hương Tích xuất bản: Trên Tất Cả Các Ðỉnh Cao Là Lặng Im.”

Ðã đi rồi đã đi chưa
Thượng phương lụa trắng đong đưa giữa trời
Ðã đi mất hẳn đi rồi
Hạ phương tịch mịch trùng khơi phong kiều
Chuyển hình trên đỉnh cô liêu
Lửa bay thành ngọn hồng điều mật ngôn
Ðại huyền biến ngưỡng triêu tôn
Tiền thân Tây Tạng nhập hồn chiêm bao
Án nga nga nẵng bạch hào
Một luồng sáng rực chiếu vào trái tim.

(Phạm Công Thiện, Ði, tr. 22, Trên tất cả…)
6 giờ 22, 9 tháng 3, 2011

© Viên Linh

43 Phản hồi cho “Giáo sư Phạm Công Thiện qua đời”

  1. Vó Hưng Thanh says:

    VÀI Ý TRẢ LỜI CHO NGUYỄN HỮU VIỆN

    Tôi thấy tay NGUYỄN HỮU VIỆN nào đó đã thể hiện đầy đủ sự thất học, kém văn hóa của anh ta khi nói những lời mà mọi người đều đọc được khi anh ta reply lại trong nhan đề NÓI CHƠI THÊM VỀ VIỆC BÌNH THƠ. Ai chẳng biết bài thơ mà NHV trích dẫn đó là của PCT. Thế nên, tôi chỉ nói bóng vậy mà tay này chẳng có khả năng động não để hiểu ra gì cả. Quả thật cái tiểu não của anh ta còn thua của một con sâu. Còn bài thơ Chữa vui của tôi cho bài của PCT, cứ để bàng dân thiên hạ đọc sẽ tự so sánh, đánh giá, cần gì đến tay Nguyễn Hữu Viện còn phải bình phẩm. Quả thật NHV chỉ là tay ngổ ngáo mà dám lên mạng để làm trò cười cho thiên hạ !

    VHT

    • D.Nhật Lệ says:

      Hoan hô Nguyễn Hữu Viện,dù bị VHT.chưởi bới thậm tệ nhưng chỉ
      làm 1 bài thơ rất chi là lãng mạn,rất…thơ.Đúng tinh thần thượng võ !

  2. Vó Hưng Thanh says:

    Xin phép phân tích và chữa lại đoạn thơ của Phạm Công Thiện do tác giả Viên Linh trích dẫn ra trong bài viết của mình ở trên cho vui như sau :

    Ðã đi rồi đã đi chưa
    Thượng phương lụa trắng đong đưa giữa trời
    Ðã đi mất hẳn đi rồi
    Hạ phương tịch mịch trùng khơi phong kiều
    Chuyển hình trên đỉnh cô liêu
    Lửa bay thành ngọn hồng điều mật ngôn
    Ðại huyền biến ngưỡng triêu tôn
    Tiền thân Tây Tạng nhập hồn chiêm bao
    Án nga nga nẵng bạch hào
    Một luồng sáng rực chiếu vào trái tim.

    Có thể thấy gì trong ý thơ trên của PCT ? Tức đi hay chưa thì mình còn chưa biết. Đã đi rồi tức là đi rồi. Đó là sự đổi thay, biến chuyển tự nhiên trong cuộc đời. Mọi sự đều sắc sắc không không, cả sự hiện diện hay bước chân ta cũng thế. Đi rồi hay chưa cũng chỉ luôn luôn tương đối. Vì đi rồi thì đi đâu, chưa đi thì còn ở đâu. Chỗ đã tới hay chỗ chưa tới cũng chỉ là một, có gì đâu đáng nói. Bản thân ta và không gian tồn tại cũng là một, có gì đâu băn khoăn, thắc mắc, hay có gì đâu đáng nói. Nên có nói cũng bằng thừa, chỉ nói vu vơ cho vui vui thế thôi. Đó có nghĩa là tinh thần Thiền mà PCT chỉ muốn diễn đạt. Diễn đạt bằng phương cách thiền, tức nói mà như không nói, nói lòng vòng mà như chẳng nói gì cả, cái nói lòng vòng chỉ là cái im lặng lòng vòng, cái im lặng lòng vòng cũng chỉ là sự im lặng chẳng lòng vòng, vì tất cả là cái vô, tính vô, tức tính khôlng của nhà Phật.
    Vậy thì ngoài các ý chính trên, những câu thơ còn lại trong đoạn thơ trên thực chất chúng mang ý nghĩa gì ? Chẳng ý nghĩa gì cả. Đó chỉ là sự thêm thắt vào cho xôm tụ mà thực chất là vô nghĩa của PCT mà thôi. Nói theo bình dân là chất độn, như bát cơm có độn thêm sắn khoai, hoặc loại gì đó để khiến cho lạ, cho mọi người hoa mắt, còn thật tâm của tác giả thì biết đó là cái gì. Nam mô a di đà Phật, không hiểu tôi thấy như thế có đúng ý PCT và trúng ý mọi người hay không. Nên đoạn thơ trên của PCT cũng giống cái thùng to, cái áo rộng, nhìn bên ngoài thì thật lùng nhùng, nhưng cái bên trong thì dâu đó đã cụ thể, rõ ràng cả rồi. Nên có thể nói các câu ngoài những câu thơ đã phân tích, chỉ là kiểu thêm mắm dặm muối vào cho kếch xù, xôm tụ thêm ý thơ của PCT mà thội. Nên điều này hoặc là PCT hoang tưởng, hoặc PCT bị điên loạn về ý thức thật sự, như tác giả Mirrodor trên kia đã phân tích. Còn nếu không thế, thật sự PCT chỉ là kẻ làm dáng, kẻ tự thêu dệt mình thêm trước cái nhìn của người khác để trở thành hủ nút, bí hiểm, khiến người đời bấn loạn, thế thôi.
    Bởi PCT không phải nhà thơ có ý tưởng, tư tưởng riêng. Thơ ông chỉ là thơ thiền. Thế thì dù ông nói kiểu dị ngôn thế nào, đều không thể thoát ra khỏi phạm vi, ý nghĩa của thiền mà ai cũng biết cả rồi. Nên ngoài chất thiền thật sự trong thơ PCT ra, cái gì không phải thiền, không qua mắt được ai, những người có hiểu thiển, nhất là những bậc thiền sự đích thực, thì cách ngụy trang hoặc ngụy tín, trình diễn dư thừa, vô bổ của PCT sẽ dế đang được nhận thức ra ngay.

    Cho nên, sau đây sẽ xin phép được trình diễn một phùa hổn thi để “chỉnh” lại các ý thơ đã có của PCT theo kiểu khác cho thêm vui :

    Đi rồi hay hãy còn chưa
    Sao như cánh én đong đưa giữa trời
    Đi xong hẳn đã mất rồi
    Tại sao ta vẫn lại ngồi nơi đây
    Tinh khôi ngày tháng còn đầy
    Cái không lẫn khuất tháng ngày làm sao
    Hồng trần chẳng khác chim bao
    Tiền thân vạn kiếp én lao khung trời
    Thôi thôi tâm thức mù khơi
    Chưa đi hay đã vẫn ngời trong tim

    Quả nếu “chửa” lại như thế có phải dễ hiểu nhiều hơn phải không các bạn ? Nhưng tôi chỉ mới mạo muội chửa theo một cách. Chắc còn nhiều bạn có thể chữa theo muôn cách còn hay hơn nhiều.

    VHT

    • mirordorr says:

      “hoặc là PCT hoang tưởng… Bàn về “đầu óc” của PCT, hay BG bằng tiếng Vệt khó lắm vì chữ nghĩa y học và khoa học trong tiếng Việt chưa được chuẩn xác. Chuyên gia tâm bệnh/phân tâm học tránh dùng những chử người bình dân dùng vì chúng không có nghĩa gì chính xác trong y học và chĩ tạo thêm hiễu lầm, lôn xộn. Ví dụ đơn giãn nhất là chữ điên. Đối vối tâm bệnh học, điên có nghĩa là schizophrenic, Nhưng điên cho người Việt bình dân hay crazy cho người Mỹ có thể là bất cứ tình trạng “thiếu sáng suốt, thiếu mạch lạc, khùng, dại, không rheo khuôn khổ, v.v.” nào. Vì thế, “hoang tưởng” nghĩa là gì đối với ông bạn? Illusion hay delusion? Hay là ông bạn muốn dùng theo nghĩa “loạn tưởng”? Loạn tưởng (delusion) thường đi đôi với schizophrenia, và đây không phải là trường hợp của BG hay PCT. Người schizophrenic có những loạn tưởng cố đinh. Người bị BPD chĩ nói ba hoa chích chè, trên trời dưới đất, lông ngôn xem trời bằng vung (grandiose thinking) khi đang trong cơn manic. Qua cơn rồi thì họ có thể ăn nói bình thường.

      Tôi không nghĩ là PCT dụng ý tự thêu dệt mình hay muốn làm bí ẩn với đời. Ông muốn giải thích những gì đang tuốn tràn trong đầu ông nhưng chĩ có thể so sánh mình với William Sorayan, người viết bất cần khuôn mẫu văn phạm. Phần ông phê bình nỗ lực của Suzuki để giải thích và quảng bá Thiền trong cuốn Ý thức mới… cho tôi thấy là PCT không nhận ra rằng mình cũng không theo đúng tinh ý của Thiền khi mình còn lệ thuộc vào ngôn từ để lộng ngôn. Tôi chỉ thương PCT ở chổ là ông biết thân phận và không hể tuyên bố là ta đã “ngộ”.

    • Vó Hưng Thanh says:

      LỜI ĐÁP TẠ

      Lời ai nghe thoáng bên tai
      Mà như tiên cảnh bồng lai không chừng
      Việc đời oan cũng như ưng
      Có sao nói vậy mới chừng khiết tâm
      Những ai tâm thức mê nhầm
      Dùng đời trình diễn cái tâm mê xoàng
      Dẫu cho thật có ưng, oan
      Dễ chi che mắt thế gian được nào
      Hoan hô một phát hoàn hô,
      Nghe chừng bạn đã lẫn vào tâm tôi !

      VHT
      Riêng chữ tâm thức mù khơi tôi chỉ lặp lại ý của PCT đấy bạn à.

  3. Mirordor says:

    Tôi đọc những ấn bản điện tử có thể tìm thấy trên mạng để có một ý kiến khách quan qua các tác phẩm của ông. Tiếc rằng tôi không tìm ra tác phẩm tôi muốn đọc – Tiểu Luận về Bồ Đề Đạt Ma, nhưng tôi đã chịu khó đọc một phần lớn các chương trong hai tác phẩm Ý thức mới trong văn nghệ và triết học (xuất bản lần thứ tư với nhật ký viết năm 1970) và Những bước chân nhẹ nhàng trở về sự im lặng (1995), và lướt qua nhiều trang trong bộ Những bước chân nhẹ nhàng trở về sự im lặng. Ý kiến sau đây là của một chuyên gia tâm bệnh học/phân tâm học.

    Văn PCT khó hiểu vì đại đa số được sáng tác khi ông đang ở trong tình trạng manic của chứng bệnh Bipolar disorder (BPD, tên cũ của bệnh là Manic-depressive illness). Trong giai đoạn manic đó, tư tưởng đến dồn dập và người bệnh không thể kiềm hảm được. Tư tưởng nhảy đột ngột từ đề tài này qua đề tài kia nên không ai có thể theo dỏi; cùng lắm người nghe/đọc chỉ có thể có một khái niệm về người bệnh nói gì. PCT không điên theo nghĩa thông thường của chữ điên/crazy trong tình trạng schizophrenia. Người schizophrenic không thể tập trung tư tưởng để nói trọn câu nên hiếm khi có người “điên” nào thành danh trên văn đàn. Bùi Giáng, người độc nhất mà PCT ca ngợi, hay phục, cũng bị bipolar disorder. Một trong những ca sĩ PCT ái mộ là Connie Francis cũng là nạn nhân của BPD. Và có lẽ tác giả William Saroyan mà ông ca ngợi cũng thế.

    BPD thường được thấy trong giới văn nghệ sĩ vì óc sáng tạo của họ “có vẻ” rất phong phú khi họ ở trong trình trạng manic. PCT biết mình có tâm bệnh từ nhỏ, nhưng rất miễn cưỡng chấp nhận nó, và lý do ông bỏ nhà ra đi từ 15 tuổi có thể vì cha mẹ bất hoà và chỉ biết cải nhau tối ngày (về tiền của?) thay vì nhận ra rằng thằng con thần đồng (tôi đồng ý với quan niệm chung là PCT là một thần đồng, ít nhất trên mặt ngôn ngữ). Ôngkhông chịu theo quan niệm mọi người rằng ông là một triết gia (ông nghiên cứu sâu về triết nhưng không khám phá gì mới) và chỉ tự nhận à một thi sĩ vì ông muốn tránh số phận của Bùi Giáng, người đã từng ra vào nhà thương Biên Hoà. Tuy nhiên ông cũng thầm mong rằng bệnh mình có thuốc chữa nên đã có lần viết rằng “xã hội loài người có dựng lên bao nhiêu nhà thương điên mà không chịu dựng lên nhà thương thi sĩ.” Người thường đọc văn chương PCT thì thấy điên đầu nhưng chuyên gia tâm bệnh học có cảm giác như thể mình đang ngồi đối diện với một người bệnh trong cơn “full-blown manic). Vài triệu chứng trong trình trạng đó là những lời nói/câu viết ngạo mạn ,xem trời bằng vung (như trong nhật ký 1970), hay những tự hào, lợng ngôn không có chứng cớ (bằng tiến sĩ đại học Sorbone, gặp Henry Miller ở Huê Kỳ hay Krishnamurti ở Paris trước 1970, cũng như chuyện đã từng ở ẩn trên núi ở Úc.) Cách tự chữa bệnh độc nhất ông biết là quy y theo Phật đã thất bại vài uống rượu hủ chìm hủ nổi chỉ đưa đến vài phút giây đầy ảo mộng.

    PCT có kiến thức rất sâu về Thiền nhưng kiến thức đó không giúp ông tĩnh tâm hay định thân. Vì không thể tĩnh tâm, ông tranh luận về Thiền với đời trong khi kiến thức đó đã cho ông biết là người tu thiền không màng tranh cải, cũng như không nên tranh cải. Vì không thể định tâm, ông đi lang thang khắp chốn (Sài gòn, Nha Trang, Israel , Â châu, California, Texas), hoàn tục và lấy mấy đời vợ. Gốc Cơ đốc giáo và sự xuống tóc quy y năm 1964 chỉ đưa ông tới kết luận là “nhưng thật sự không có ai có thể cứu tôi được, ngay đến Phật, đến Chúa, đến Mahomet.”

    Kiến thức và thiên tài của PCT có chiều sâu trong những lảnh vực ngôn ngữ, triết học, và Thiền, nhưng không rộng. Ông yêu vẻ đẹp ngoại cảnh nhưng không có kiến thức khoa học về ngoại cảnh môi trường ông sống hay về chính bản thân ông. Đời ông có thể đã khác nếu ông có hoàn cảnh thâu thập những kiến thức căn bản từ trường học, nhưng từ năm 15 tuổi, ông đã mãi bận rộn đi tìm câu trả lời cho sự hiện diện của ông trên đời và cho thân phận thiệt thòi của một thần đồng/thiên tài nhưng đầy hệ luỵ.

    Tôi không nghĩ là PCT có cơ hội đạt được giác ngộ vì những chu kỳ dồn dập của manic episodes mà ông gọi là “những cơn động đất thường xuyên của đời mình” hay những “cơn chuyển động toàn diện của tâm thức” không cho ông cơ hội tĩnh tâm nào đủ lâu dài để giết ông được Phật, Chúa, và khai thị.

    • D.Nhật Lệ says:

      Anh Mirrordor thân mến,
      Đề nghị anh gửi bài viết của anh lên damau.org vì tiếng nói chuyên môn của anh sẽ đóng góp vào việc “giải mã” tài năng của họ Phạm khi diễn đàn trên đang có bài viết về PCT.
      Tôi muốn liên lạc với anh về việc này nhưng đã quên mất đ/c e-mail của anh.Vậy xin anh vào lại diễn đàn cũ để tôi có thể liên lạc với anh.Thân chúc anh sức khoẻ luôn.
      Thân chào anh.

      • mirordor says:

        Tri nhớ của tôi chắc là lú lẫn rồi vì thú thực là tôi không có cảm tưởng là tôi đã từng liên lạc với anh, và không biết cái “diễn đàn cũ anh nói đến là diển đàn nào.Dù sao chăng nữa, tôi không có lý do gì để phải dấu địa chỉ e-mail của tôi, và lý do chính của việc viết bài phản hồi này là để tìm bạn trao đổi tư tưởng và tình người. Tôi không biết thể lệ của Đàn Chim Việt như thế nào về địa chỉ e-mail của người đón góp nhưng anh chỉ cần kèm screen name của tôi vào hộp thư gmai của Google thì có thể liên lạc với tôi và giúp tôi giải đáp cái tò mò/thắc mắc tại sao có vẻ như anh đã biết về tôi từ một nơi nào đó trên không gian vô ảnh. Chờ anh hồi âm.Thân,

      • Mirordor says:

        Tôi chiều ý anh và vào Da Màu để đăng một bài phản hồi cho bài “nhớ đứng chờ ta ở cõi siêu ” của T. Vấn viết về PCT. Mời anh sang đó đọc.
        thân,

      • D.Nhật Lệ says:

        Anh HKG.ơi !
        Tôi vào nhưng chưa thấy.Đó là một diễn đàn văn chương nên phê phán
        “thẳng thừng” qúa mà thiếu chứng cớ thì hơi khó.Chứng cớ ở đây tức
        là “hồ sơ bệnh lý” trong khi PCT.chưa hề vào bv.tâm thần như BG.,dù
        ông ta tự nhận mình điên (cố ý hay tự nhiên ?) !

      • mirordor says:

        Định bệnh tâm bệnh khác với định bệnh thể xác. Khám, và định bệnh thể xác phải có mặt bệnh nhân, có thử nghiệm,v.v.. Định bệnh tâm bệnh chỉ cần bệnh sử và nhận xét/tường thuật của người ngoài về hành động, cách ăn nói, xã giao,v.v…,nếu ta không có thể nói chuyện trực tiếp với người bệnh. Trong trường hợp PCT, việc định bệnh rất dể vì ông lưu lại một hồ sơ bệnh sử dày mo trong các tác phẩm của ông, và có nhiều tài liệu từ nhân chứng về đời sống của ông. Người ngoài dĩ nhiên ít có dịp gặp hay quan sát ông trong trình trạng manic, từ chuyện thấy ông đi lang thang, uống rượu, hay “nói phách”, nhưng ông viết hàng trăm trang giấy những lúc đó và nhà chuyên gia tâm bệnh chỉ việc “đọc” thay vì nghe!

        Bạn đừng lo, tôi không đắn đo trong trường hợp này.

    • mirordor says:

      Hồi còn học trung học tôi mê Bùi Giáng vì cuốn sách ông viết về Cao Bá Quát (tôi quên tựa đề). Sách viết rất mạch lạc, lý luận nghiêm túc và văn chương rất bóng bẩy, đúng là tác phẩm của một người có văn tài và đầu óc sáng suốt. Tới hồi đầu thập niên 1970, một cô bạn của tôi bảo là cô đả từng “nằm” chung trại với Bùi Giáng ở nhà thương Biên Hoà. Những triệu chứng cô kể cho tôi hiểu là hai người đau cùng một bệnh; manic-depressive diorder, gọi là BPD sau này. Cũng trong khoảng thời gian đó, một người em họ của tôi ở Tân Định mời tôi dự một buổi họp mặt với Bùi Giáng. Tôi từ chối nhưng nhở y hỏi Bùi Giáng một câu về lối ông dịch cuốn Le Petit Prince. Trong truyện, cậu bé gặp một thương mãi gia đang ngồi đếm sao làm của riêng của mình. Cậu bé tò mò hỏi y đang làm gì và y trả lời là y đang đếm những thứ làm con người “mơ mộng đăm chiêu trên triền phố thị.” Câu hỏi của tôi là tại sao ông ta có thể đăt một câu nói như thế vào miệng một người chỉ biết tiền của và làm lạc hẵn nguyên ý của Saint-Exupéry. Cậu em họ tôi bào cáo là B.G. nỗi nóng và muốn liệng y xuống cửa sổ.

      Tài ba của PCT và BG khác nhau, và nhân phẩm của họ cũng khác nhau. Tôi nghĩ là bệnh tình của PCT nặng hơn, một phần có thễ là vì ông chưa bao giờ được chữa chạy, một phần có thể vì hoàn cảnh PCT đau thương hơn (cha mẹ bất hoà, chỉ biết tiền, và không biết thằng con thầ đồng,đang có tâm bệnh cần thương yêu, chăm sóc và thuốc men – phần cuối này không hiểu tạo sao không hiện lên trong bài phản hồi của tôi.)

      Tôi đang tìm cách đọc một bản của Tiểu Luận về Bồ Đề Đạt Ma. Tôi nghe nói nó làm ông nổi tiếng, nhưng không tìm ra chi tiết. Tác phẩm vế Thiền mà được ngợi khen và xem như là một mấu chốt quan trọng trong sự nghiên cứu Thiền ở Viêt Nam phải được viết một cách nghiêm túc, có lập luận vững chắc và có thể làm đa số người đọc hiểu và đồng ý, điều mà tôi không thấy trong những tác phẩm khác của PCT.

      • Vó Hưng Thanh says:

        Hoan hô ông bạn Miror
        Cái gương ông viết đề cho cuộc đời
        Đời dầu chẳng khác cuộc chơi
        Chơi sao nghiêm túc cho đời vui tươi
        Quanh ta bao triệu con người
        Dễ gì qua mắt mọi người thế gian
        Làm thơ nên phải đàng hoàng
        Thơ thiền cũng phải dáng sang giữa trần
        Có đâu chữ nghĩa lần quần
        Thơ như hủ nút vạn phần tối tăm
        Thơ luôn cần sáng như lòng
        Mọi người nhìn đó thong dong cuộc trần
        Thơ làm luôn phải thanh tân
        Như cô con gái vạn phần duyên xinh

        VHT

      • mirordor says:

        Cám ơn bài thơ rát nhiều. Screen name của tôi được tạo dưng bằng cách dịch họ và tên mình qua tiếng Pháp. Thân phụ tôi tinh thâm nho học (ông dịch trọn bộ Khang Hy Từ Điển sang Việt) ngữ) và là nột học giả về Khổng học nên suốt đời tôi chỉ muốn sống cho xứng với cái tên cha mẹ đặt cho. Tôi không có khả năng làm thơ – dù rành về những luật âm vận – và chỉ viết theo thể thơ tự do. Bài thơ của bạn nhắc tôi đến thuyết Chính Danh của Đức Khổng. “Nhất ngôn phát xuất, tứ mã nan truy”, nên tôi rất tránh ăn nói bất cẩn, một phần vì chuyên môn tâm thần của tôi. “Bút sa gà chết” là điều tôi không muốn.

    • le lac thanh says:

      Kính bác MIRODOR,
      Đọc comment của bác tôi đã tìm đươc cái thác măc của mình mấy mươi năm trươc khi đoc quyển “ ý thưc mới trong văn nghệ và triết học “ của PCT đình đám hồi đó. Tôi không thấy manh nha hay đang khai triển gợi ý cho một nền tản tư tưởng nào của chính ông. Tôi thấy tuy có chút mới lạ chi tiết có chút khác người nhưng nó lẻ tẻ sao ấy, còn lâu mới có thể gọi ông là một triết gia thứ thiệt cỡ như J. p. Sarte cũng đang phổ biến rất nhiều lúc đó. Tôi nghĩ ông có một trí nhớ quá tốt ông rất giỏi ngôn ngữ rồi ông đọc nhiều nhưng chưa tiêu hóa hoặc không tiêu hóa đươc . Ông tạo thói quen viets ra theo cái trưc giác khá bén nhạy của mình mà không chịu nuôi dưỡng cho có mạch lạc có thể ông đã sớm xử dung cái lươi biếng khôn ngoan của các thiên tài như ông thấy ở bên ngoài của họ… nhưng ông vẫn nổi tiễng và sách ông đươc nheieuf người tìm đoc ( do bế tăc chán nản khi tuổi trẻ vừa biết suy tư thì chỉ thấy chân trời bưng bít bởi hơi bom khói sung…). Nay tôi biết them trí óc ông có thể bị một chứng bệnh như vậy. Người VN chỉ khi nào điên đến mưc gây nguy hiểm cho người xung quanh thì mới cho đi BIÊN HÒA chư không có khái niệm” gần điên” này mà có cách chửa trị như các xh văn minh.
      Tiện đây xin ông trả lời giúp cho mọt thắc mắc là bệnh SCHIZOPHRENIC có thể chửa đươc không bằng cách nào nên dung thuốc gì, liệu pháp gì. Xin cảm ơn ông trước. Chúc ông khỏe

  4. Vó Hưng Thanh says:

    Có một điều, hôm nay tôi thấy cần bày tỏ tiếp quan điểm chủ quan của mình, để mọi người chia sẻ hoặc phê phán. Nhất là lớp trẻ, lớp trẻ trong quá khứ thì nay đều giả cả rồi, lớp trẻ trong hiện tại thì không biết có quan tâm không, nhưng các lớp trẻ trong tương lai, thế nào cũng phải có nhiều người chú ý đến.
    Đó là văn học và tư tưởng. Văn học là tác phẩm văn, hay thơ, theo tôi luôn đều phải chuẩn mực, chính xác, nghiêm túc.
    Tư tưởng hay tư duy, tức sự suy nghĩ cũng vậy. Phải mang tính khoa học, khách quan, chuẩn mực, không thể nói càn, nói bướng.
    Thế thì tư tưởng trong tác phẩm văn học hay trong thi ca đều luôn luôn phải thế.
    Tác phẩm văn học thì ai cũng biết, không cần phải nói, từ hình thức đến nội dung. Tôi không có khuynh hướng về văn, chỉ có khuynh hướng về thơ và tư tưởng. Nên chỉ xin phát biểu về thơ và tư tưởng.
    Thơ là nghệ thuật. Tư tưởng là trí tuệ, tư duy.
    Hai cái này ráp lại cùng nhau, tưởng rằng trái lý hay nghịch lý, nhưng không phải hoàn toàn như vậy.
    Tư tường chỉ là nội dung, mục đích. Còn văn hay thơ chỉ là công cụ chuyển tải, là phương tiện.
    Cũng giống như khi ta đi trên chiếc xe, chuyến tàu. Nếu đó là những vật dụng được trang trí đẹp, nghệ thuật, thoãi mái, tiện nghi, tất nhiên sẽ rất hạnh phúc, thích thú, hấp dẫn và hoàn toàn dễ chịu.
    Cho nên thơ có thể chỉ là tình cảm, cảm xúc, nghệ thuật thi ca thuần túy. Nhưng thơ lại có thể hòa nhập cùng với tư duy và biểu hiện, chuyên chỡ tư duy.
    Trong trường hợp như thế, phải yêu cầu đạt đến chuẩn mực cả hai, chuẩn mực nghệ thuật thơ và chuẩn mực ý nghĩa, giá trị của tư duy. Có nghĩa đây phải là giá trị đôi, không phải chỉ có một trong hai, hay cả hai đều không hoặc đều kém giá trị. Đó chính là điều hôm nay tôi rất được muốn nói với giới trẻ.
    Có nghĩa mức độ cao nhất trong thi cả là mức độ nhà thơ lớn, nhà thơ có thực tài thật sự. Mức độ cao nhất trong tư duy là người có tư tưởng riêng, độc lập, phát hiện cái mới, đó là nhà tư tưởng, nhà triết học thật sự.
    Thế thì nếu có cùng cả hai ở đây, tức ‘hai trong một’, đích thị là nhà thơ triết gia, hay nhà triết gia thi sĩ.
    Điều này nếu ai không có cả hai, hoặc chỉ có một trong hai, có thể thấy như ghê gớm lắm. Nhưng thực sự chỉ là chuyện hết sức bình thường trong lịch sử thế giới.
    Cho nên nghệ thuật là khách quan, chuẩn mực của nó hoàn toàn khách quan. Cảm quan nghệ thuật là cảm quan chung của tất cả mọi người, nó phổ biến, có mức tối cao nhất mà mọi người, hay thời nào đều cũng phải thừa nhận. Còn việc thiếu ni tấc, thiếu kích cỡ là chuyện vô cùng, không thể nói hết được.
    Tư duy hay triết học cũng vậy, đó là chân lý khách quan, phải có cái riêng tư, cái mới, cái sáng tạo, cái khám phá gì đó mới thật sự có giá trị, thật sự hữu ích cho đời.
    Còn nếu chỉ biết lặp lại cái cũ, đó chỉ là nhà học giả, nhà biên khảo, nhà nghiên cứu, chẳng bao giờ là nhà tư duy, nhà triết học, là triết gia đúng nghĩa được. Cho nên cũng giống như trái đất, ở nơi nào cũng có đỉnh cao của nơi đó, vì trái đất tròn. Nhưng đỉnh nào cao nhất trong mọi miền đều có thể xác nhận được qua thời gian và qua không gian, cũng như qua ý nghĩa, đặc điểm và phẩm chất của nó.
    Không có gì giấu được dưới ánh mặt trời, nhất là ở mọi chỗ, mọi lúc.
    Cho nên thi ca và triết học không thể làm dáng, không thể giả tạo, màu mè mà nhất thiết phải luôn trung thực, quả cảm, thành thật với lòng mình, thành thật với mọi người, trung thực với toàn xã hội và với lịch sử nói chung.
    Mọi cái trên đời đều cần thực chất, nó sao thì cứ thừa nhận như vậy, không phô trương, không che đậy, nhưng cũng không giả tạo, mao nhận hoặc trình diễn, làm dáng.
    Nếu có người nghĩ rằng phải viết văn, thơ sao cho kỳ dị, phải phô diễn tư tưởng sao cho không giống ai để được người đời lác mắt, ngưỡng phục, để được nổi danh nhất thời, thì liệu điều này có giá trị gì trong thực chất và qua thời gian.
    Bởi thế mọi tính cách lập dị, mọi tính cách điên gàn, không giống ai, dầu chỉ được biểu diễn bên ngoài, thì quả đúng là những điều đó là điên thật.
    Nên nói tóm lại, nghệ thuật, tư duy, khoa học đó là cái thẩm mỹ, cái chân lý khách quan, nó nằm trong phạm trù chung chân, thiện, Mỹ mà tất cả mọi người đều biết và luôn luon biết. Bởi vậy chớ xem thường nó, chớ đùa cợt với nó, chớ chơi với lửa. Trái lại, sự trung thực, khách quan luôn luôn như dòng suối mát, và tài năng cho dầu về lãnh vực nào, nhất là thi ca và tư tưởng luôn luôn được thắm đượm, nhân ra, phát triển lên vô vàn nhờ chính bản thân suối nguồn như thế.

    VHT

  5. Trong Dat says:

    Tôi đồng ý với ông Võ Hưng Thanh , ông Phạm công Thiện là người mang tư tưởng Phật giáo nhưng không phải là triết gia có tư tưởng sáng tạo, riêng biệt nào. Trước 1975, tôi bằng tuổi ông Thiện , tôi có đọc sơ văn và thơ cũng như triết của ông PCT tôi thấy đúng như ông Võ Hưng Thanh nhận xét văn của ông không nghiêm túc mà đầy tính bạt mạng, không hay gì cho lắm. Tôi nhớ một lần ông Bửu Cầm GS Đại học Văn Khoa Sài gòn có nói với tôi người ta chê ông Phạm công Thiện là “du đãng văn nghệ” vì ông chửi bới chỉ trích nhiều người rất quá đáng.
    Có người khen “ông PCThiện có tài làm cho nhiều người say mê ông ấy mặc dù sau khi đọc xong sách của ông người ta không hiểu ông nói gì cả” thật là kỳ quặc, nhiều người hâm mộ ông nhưng chẳng ai hiểu ông ấy nói gì, người ta khen ông ấy được nhiều người ngưỡng mộ mặc dù ông ấy viết rất khó hiểu…
    Tôi thấy một điều khó hiểu là trong tiểu sử không hết thấy ông đậu một bằng cấp nào, xin lỗi ngay một mảnh bằng tú tài cũng không có nhưng ông được cử làm khoa trưởng, phó viện trưởng Viện đại học Vạn Hạnh, giám đốc ủy ban soạn thảo chương trình cho các phân khoa thuộc viện đai học Vạn Hạnh, tại Việt Nam thì không nói chi nhưng trong tiểu sử lại nói ông đậu tiến sĩ triết học tại đại học Sorbone Paris.
    Đại học Sorbone là một trường đại học nổi tiếng của Pháp (chuyên về khoa học nhân văn), muốn đậu cử nhân tại Sorbone cũng không phải chuyện dễ, tại VN trước 1975 số người đậu cử nhân và tiến sĩ Sorbone đếm trên đầu ngón tay. Tôi thấy ông Phạm công Thiện không có tú tài, không có cử nhân, cao học.. ở VN thế thì làm sao ông thi Tiến sĩ tại Pháp? không lẽ người Pháp đặc cách cho ông vì ông là Thiên Tài? ngòai ra tiểu sử cũng nói ông là Giáo sư triết tại Đại học Toulouse Pháp ?
    Tôi công nhận ông là người có tài nhưng người ta ca ngợi ông quá lố tới chỗ lố bịch.
    Ông mất đi tôi cũng xin bầy tỏ sự thương tiếc cho một nhà văn, thơ quá cố
    Trọng Đạt

    • TrucTruong says:

      Uổng cho nước đổ lá môn,
      Sóng xao đầu vịt, đàn vờn tai trâu!!!
      Rõràng đời rất nhiệm mầu
      Thongdong tựtại, mắc chi cầu xin ai?!?

      • Vó Hưng Thanh says:

        Nước trong vốn đến tự trời
        Khoai môn lại mọc cạnh bờ ao tươm
        Đàn cầm ai khảy tai trâu
        Phấn thơm đâu đến trên đầu vịt kia
        Đời thường luôn vẫn nhiệm màu
        Thong dong, tự tại vốn câu thường tình !

        VHT

      • BaWa says:

        Từ đâu nước đổ xuống đời
        Về đâu, nước mãi bốc hơi chẳng ngừng?!,
        Chúngta giống nước muôn phần
        Thay hình đổi dạng thì cũng ngần ấy thôi…
        Đờiđời sanhtử luânhồi
        Chẳng từ đâu đến, cũng không nơi mô về!
        Bâygiờ và ở đây nè
        Cái phútgiây ấy, chưa hề đổi thay!
        Ngàn xưa cho tới ngày nay
        Cũng chỉ chừng ‘nớ’ và ở ngay đây ‘nì’…

        Hì hì,.. hãy chụp lấy đi…
        ”Ngộ bỉ nị đí” !

      • Vó Hưng Thanh says:

        Thơ đã thấy khó gì không “chớp” lấy
        Ấy hồn thơ luôn có sẳn trong ta
        Thơ như nước trên trời tuông xuống vậy
        Hay từ trên nguồn thác đổ chan hòa
        Hay biết mấy người cho ta chỗ bước
        Ta bước lên nhằm vui với cuộc đời
        Ta không Phật, không tiên, người thế tục
        Ta làm thơ như cất bước dạo chơi
        Chính vì thế thơ ta không đếm được
        Nhưng ít khi ngồi thơ thẩn trọn ngày
        Thơ chỉ đến khi nằm ta nắm lấy
        Giống như khi thò túi lấy đồ chơi
        Người xưa nói thơ là người vẫn đúng
        Ta là người luôn cứ mãi dạo chơi
        Thơ xuất khẩu thành thơ đâu có lạ
        Muôn người xưa đã biết tự bao giờ
        Thơ ta ít vì rảnh đâu để viết
        Còn muốn nhiều lấy gánh để mang thôi
        Nói chơi vậy chớ bận lòng quân tử
        Chỉ đùa thôi như ta vẫn luôn đùa
        Này thấy đó chỉ gõ liền vào máy
        Bàn phiếm liền biến ký tự thành thơ
        Nếu được gõ suốt ngày thơ quá đã
        Nhưng làm gì để ngày tháng trôi qua
        Bao nhiều việc trong cuộc trần bé nhỏ
        Ta làm thơ cũng như thể chuyện đùa
        Chỉ tiếc nổi chuyện đùa qua nghệ thuật
        Bởi nghề thơ luôn vẫn có trong ta
        ……………………………………………
        ……………………………………………

        VHT

    • Vó Hưng Thanh says:

      Người có tài làm thơ thì thơ như nước chảy, có muốn chận lại cũng còn khó. Người có tài tư tưởng, tư tưởng tuôn ra lai láng, ai đọc cũng hiểu, chẳng có gì tăm tối. Đối tượng của thơ như vậy là hồn thơ, mạch thơ, ý thơ. Có cần gì phải rặn, có gì đâu trúc trắc, trái lại nó trôi chảy như mây bay gió cuốn. Người đọc còn thấy không bị khựng, không bị vấp, huống là gì người sáng tác, người hình thành nên nghệ thuật.
      Bởi thế người xưa cũng nói, điều gì ta nắm vững thì diễn đạt đơn giản, trơn tru, chẳng có gì tối tăm hay khó hiểu. Tài hay không là ở chõ ấy. Cho nên các tác phẩm thiên tài trong nghệ thuật hay tư duy nhân loại, không phải tối tăm, khó hiểu, quái dị, lạ lùng, khác thường, kỳ bí … như nhiều người vẫn hiểu. Trái lại thiên tài chính là sự khám phá, sự sáng tạo, sáng tác ra cái mới mà tất cả mọi người thấy đó là sự đóng góp tích cực, giá trị, to lớn, nhưng vẫn luôn dễ dàng hiểu được, vì nó luôn thật sự trong sáng, dễ thấy, dễ nắm bắt nhất với tất cả mọi người. Viết điều gì không ai hiểu cả, đó không phải tài năng hay thiên tài, viết những gì ai cũng hiểu, hay ít ra có nhiều người hiểu, hoặc số ít những người nào đó hiểu, nhưng hiểu một cách dễ dàng, thoải mái, sâu xa, đó mới chính là tài năng hay thiên tài thật sự. Thật ra, tài năng hoặc thiên tài cũng chẳng có gì ghê gớm, chẳng qua có người làm được, có người không làm được, thế thôi. Ý nghĩa chính của tài năng hay thiên tài không ở sự xưng tụng, mà chính là ở lợi ích thật sự của nó cho mọi người và cho cuộc đời trong trước mắt và trong lâu dài, vĩnh viễn ra sao.

      • ChíchChòe says:

        Văn dĩ tải đạo
        Bất luận ngắn dài
        Dở hay tùy bạn đọc
        Ưa, ghét, mặc tình ai…

        Tấtcả đều hũyhoại !!!

  6. lotxac says:

    Tôi biết GS Phạm công Thiện năm 1968; khi ông được T.Toạ Thích minh Châu tức Đinh văn Nam mời ông vào làm khoa-trương khoa Nhân-Văn và môn Triết ở viện Đại học Vạn Hạnh tọa lạc trên đường Trương minh giảng Saigon. Tụi sinh viên Việt nam mình hay nghe tin đồn về HỌC GIẢ Phạm công Thiện hay TS Nguyen Lam tự là T Nhất Hạnh thì tính tò mò tìm tới để học; để hiếu kỳ; để biết về cái THIÊN TÀI của người ấy được Trời phú cho…
    Tin đồn rằng: có một dạo nào đó Phạm Công Thiện như kẻ bị TÂM THẦN, và lang thang trên các nẻo đường, và được T.T Minh Châu nhận biết cái THIÊN TÀI của ông; mà mời ông về ĐH VẠN HẠNH làm Giáo Sư về môn TRIẾT ? (bạn đồng tu với Phạm kể lại cho tôi).
    Trời sinh ra kẻ có TÀI; thì Trời cũng sinh ra cái TẬT của người ấy; họ nói rất ngọt vào TAI; họ biện luận rất HÙNG gọi là HÙNG BIỆN; nhưng khi họ thực HÀNH thì AI biết về ĐỜI TƯ của Phạm Công Thiện không hơn lão này đâu?. Người đã chết rồi thì để cho họ qua đi… trong im lặng; vì nghĩa Tử là nghĩa tận mà ?. Rất tiếc; BS Lê khắc Quyến đã chết; nên tôi cũng chẳng muốn bàn thêm.
    Xét ra; hai nhân vật một thời nổi danh tại Việt-nam: Một Phạm công Thiện là HỌC GIẢ của PHVIỆN HẢI ĐỨC, và một Nhất Hạnh nổi danh về Hoa Hồng cài ÁO; đã làm cho bao thanh niên tin vì; nên chết một cách oan-ức trong một đêm KINH HOÀNG của đám TĂNG NI PHỤNG SỰ XÃ HỘI do cô NGỌC PHƯƠNG làm giám Đốc thay cho Nhất Hạnh, và một NHẤT CHI MAI tự thiêu trước cổng Chùa Từ Nghiêm đường bà Hạt. Sau cùng là 400 em nữ tu tại Chùa Bát Nhã tại Lâm Đồng !
    Tôi biết Phạm công Thiện lần thứ hai tại Paris, và khi ông bỏ gia-đình chạy qua Mỹ…năm 1986 để ông Maire ở Marseille gọi qua hỏi tôi có chứa ông Thiện ở nhà tôi không ?
    Ai có kỷ niệm với GS Phạm công Thiện thì tiển thì đưa…để tiễn biệt một NHÂN VẬT qua rumour THẦN ĐỒNG ?. Nhưng THẦN ĐỒNG như Phạm công Thiện; thì chết sớm cho thiên hạ nhờ; chứ chăn̉g làm được gì cho chính mình và cho người cả !

    • TrucTruong says:

      Cũng như ”đức chuá cứu đời”
      Đoạnđườngthươngkhó có phải giời phạt chăng?!,
      Đến, đì, chuyện chẳng đặng đừng,
      Ai rồi cũng chết, ai cần rủa ai???

      • Vó Hưng Thanh says:

        Cuộc đời vẫn vốn của chung
        Cái gì công cộng ta cùng bàn thôi
        Trăm hoa nở rộ giữa đời
        Muôn con ong bướm bay vời vẫn vui
        Có gì của bạn, của tui
        Chỉ là vạn sự cuộc vui giữa trần !

        VHT
        VHT

      • BaWa says:

        Trời là khoảng khônggian
        Đất là phần nềntảng
        Chúngsanh toàn mêsảng
        Cứ nhắm mắt mà van !?,
        Sống lầmlẫn mọi đàng
        Thamlam vô-giới-hạn…
        Tộilỗi tự buộc ràng,
        Chuá cứuthế bẽbàng !!!

        Ai có thấy ngỡngàng???

  7. Võ Hưng Thanh says:

    Từ hồi còn là sinh viên ở Saigon ở thập niên 60 của thế kỷ trước, tôi thật sự hoàn toàn không thích Phạm Công Thiện. Về thơ của ông, tôi chỉ thấy nhạt nhẽo, không sang, không quy thức hấp dẫn. Về văn tôi thấy đầy chất tùy hứng. Về tư tưởng, về triết học tôi thấy không sâu lắng hay nghiêm túc, có nghĩa theo tôi thường đầy tính bạt mạng, đời thường, không phải kiểu nhà triết học chân phương hay nhà triết gia nghiêm túc, trang trọng, sâu sắc thật sự. Nói khác ông chỉ là một hiện tượng mang tính khu biệt nào đó của tư tưởng tôn giáo, tư tưởng đạo Phật, không hề là một tư tưởng sáng tạo hay thành công đặc thù, riêng biệt nào của chính bản thân của ông cả.
    Dù sao hôm nay được tin ông Thiện mất, tôi vẫn thấy xao xuyến trong lòng.
    Xao xuyến không phải vì ông được nhiều người ca ngợi như một thiên tài.
    Có thể nhận xét như trên của tôi sẽ bị dè bỉu hay phản đối của một số ngưorif.
    Tuy nhiên việc bày tỏ riêng tư cũng là điều cần thiết để nhằm góp vào trong bản thể của dư luận chung.
    Sg, 12/3/2011
    VHT

  8. D.Nhật Lệ says:

    Xin vĩnh biệt một nhân vật “vang bóng một thời” ở VNCH.
    Bản tin trên không hiểu sao lại thiếu sót thời kỳ ông PCT.lấy vợ rồi qua sống ở Úc gần 10 năm,chứ
    đâu phải ngắn.Võ Phiến từng nói đến 3 “quái kiệt” ở miền Nam là Bùi Giáng,Nguyễn Đức Sơn cùng PCT.trong Tổng quan Văn học…Trong khi BG.điên kiểu thoát tục và không cố ý gây phiền cho ai cả thì NĐS.,PCT.gây ra khá nhiều tranh cãi.Đặc biệt NĐS.từng “đụng độ” nảy lửa với Thế Phong,người thời đó có…hỗn danh là “du đãng” văn nghệ ! Không biết “du đãng” đến đâu nhưng TP.dám tự mình viết
    rồi phát hành tác phẩm của mình bằng chính nhà in,xuất bản của ông ta là Đại Nam Văn Hiến.
    Chính nền dân chủ tự do của VNCH.đã là môi trường thuận lợi cho sự phát triển văn hoá của miền
    Nam,dù lúc đó đang đối mặt với cuộc chiến do miền Bắc khởi động với danh nghĩa bịp bợm “giải phóng” nhưng thực chất là áp đặt chủ nghĩa cộng sản lên cả nước.

  9. TaTon says:

    Đi rồi, hay sẽ đi thôi!
    Sống, là thế đấy, ai rồi cũng tiêu!
    Đến, đi, như sáng với chiều,
    Kwa rồi là hết, được cái con ”tiều” gì đâu?!?

  10. Tôi không quen anh Thiện, nhưng tôi gặp anh hai lần, một lần ở VN, một lần ở Paris. Tôi diễm phúc vì tôi còn sống và còn sức khỏe để tiếp tục chiến đấu chống lại bọn VC, nhưng anh sao bỏ trần thế quá sớm khi đất nước đang nằm trong tay bọn bạo quyền VC. Tuy nhiên anh cũng để lại những tác phẩm bất hủ cho đời trong đó có tác phẩm “Triết Lý Việt Nam Về Sự Vượt Biên (1995)”, Đây là giai đoạn đau thương của dân tộc mà mọi người VN phải làm một cái gì dù nhỏ hay dù lớn để lật đổ VC. Anh xứng đáng là người VN vì trong quá khứ anh không bao giờ chấp nhận tư tưởng VC, một ý thức hệ ngoại lai đang đày đọa dân tộc.

    • lotxac says:

      VÀI LỜI TÂM SỰ với bạn HIỀN;
      Thông thường người ta có được cái tài Viết; thì nói không giỏi hơn; hoặc có khi nói không được người hiểu mình muốn nói gì. Ngược lại; người có tài ăn nói;thì họ lại không viết được một quyển sách gì hết hoặc có viết được một quyển sách thì cũng thành công rất khó. Riêng những người họ sắp vẽ chương trình bằng hành động; bằng việc làm; thì họ lại được tiếng có công TẠO DỰNG tài tình. Những kẻ làm GIÀU bằng nghề buôn bán; đôi khi họ học chưa xong cái bằng tiểu học. Những người Tĩ phú trên thế giới; điển hình là Bill Gates với trình độ Cử-Nhân; ngoài Bill Gates; những tên tỉ phú khác chưa xong bậc Đại học.
      PCT là anh rễ của Thầy Hằng Trường; thầy Hằng Trường là con Út của BS Quyến. xưa kia; tôi được BS Quyến chữa bệnh cho tôi tại QUẬN II; tọa lạc trên Đường Phạm ngũ Lão; với tác phong của BS QUYẾN; tôi rất kính phục đức độ; mà thầy Hằng trường bây giờ là một TĂNG TRẺ có tài;có Đức được mọi người quí mến và biết danh tại Mỹ trên đài TV VN.
      Nói đến Phạm công Thiện khi trốn vợ con từ Pháp; chạy qua Mỹ cũng được các Thầy nhận về chăm sóc giúp đỡ; vì dù ít dù nhiều NGUYÊN TÁNH cũng là cựu TU-SĨ mà; nên được các Thầy giúp đỡ cho ở; cho ăn; làm cho giấy tờ hợp lệ ở Mỹ. Dù gì đi nữa ông ta vẫn là GS khoa trương một KHOA ở VẠN HẠNH.
      Tôi không ghét bỏ anh Thiện; nhưng tôi đách đọc những quyển sách anh Thiện đã Kính biếu tôi; vì tánh tôi hay đa nghi: THẦN KINH BẤT ỔN nó cũng lan truyền như các bệnh khác.
      Chống VC; đâu phải không có anh Thiện mà chúng ta mất chiến sĩ; mà nếu anh Thiện (tôi gọi thế cho con tôi) là chiến sĩ chống Cộng; thì bao nhiêu cuộc xuống đường; có anh Thiện nào xuất hiện ? có anh Nhất Hạnh nào xuất hiện ? mà thấy Nhất Hạnh chỉ XUẤT HIỆN tại Hà-Nội; tại HUẾ và tại Saigon do PG QUỐC DOANH đón rướt; kèm với Cán Bộ VC theo sau.
      Người ta; bày vẽ ra cái anh chàng Phạm Công Thiện do ông Đinh văn Nam; Đinh văn Vinh; ; Đinh văn Bạch là những tên có tuổi Đảng rất lớn của VC: một ông làm Viện kiểm Sát/nhân dân. Một Ông là Trung tá Quân Đội; riêng ông Nam tức T.T Thích minh Châu làm lễ SINH NHẬT cho HỒ CHÍ MINH tại Ấn Độ, và làm thông dịch cho Hồ chí Minh khi Ấn-Độ là nước thuộc thành phần thứ 3. Bạn hiền có biết ?
      Mục đích của Ông Đinh văn Nam đưa Phạm công Thiện vào ĐH VẠN HẠNH đều có mục đích cả (secret). Mục đích ông Trí Quang đưa Phạm Công Thiện vào Chùa Hải Đức ở Nha Trang tu cũng có mục đích …dùng PCT biết nhiều về Thiên chúa Giáo, và dùng Thiện để chống lại TCG; vì PCT đã biết quá nhiều về lý luận của TCG.
      Tôi là kẻ không đi hai hàng; sống với TINH THẦN SAMURAI, và chết cho SAMURAI chứ không thần phục một thế lực nào; một phe phái nào; luôn lấy chí khí làm con đường sống. Ai làm sai; thì tôi nói sai; ai làm đúng thì tôi nói đúng. Khi làm CÔNG ÍCH thì băng mình tới; Thắng không lấy đó làm VINH; bại không vì đó là NHỤC.
      Trân trọng.

Leave a Reply to D.Nhật Lệ