WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Vụ ám sát Kennedy

Mổ xẻ một âm mưu

Vào đầu năm 1963, người ta bắt đầu nói ngày một nhiều về tổng thống Kennedy trong lòng những nhóp khác nhau : Mafia muốn có Kennedy, vì người em của tổng thống, Robert Kennedy đang tiến hành một cuộc thanh trừng các tội ác có tổ chức ; những người cu ba chống Fidel Castro, đổ lỗi cho Kennedy thất bại của vịnh Con lợn năm 1961. Chính Fidel Castro buộc tội hai anh em Kennedy về âm mưu ám sát ông ; CIA không chịu được chiến dịch phá hủy do Kennedy tiến hành trong hàng ngũ của ông ; Edgar Hoover, ông chủ của FBI ; giới kinh doanh và tài chính ; công nghiệp dầu lửa ; phe cực hữu, chống lại chính sách hòa bình với Liên xô ; Phức hợp công nghiệ- quân sự, vì tổng thống định đưa ra thời hạn cho những cam kết tại Việt nam sau khi bầu cử ; cuối cùng là từ những người ủng hộ Lyndon Johnson, người không còn trong liên minh tổng thống nhiệm kỳ tới với Kennedy. Tất cả đều rất tin rằng, nếu có gì đó đến với tổng thống, thì điều đó là tốt lành cho đất nước.

Để ám sát Kennedy, không phải chỉ cần một kế hoạch nhằm loại bỏ mục tiêu, mà còn cần các cố gắng nhằm giảm bớt hoặc tiêu diệt mọi sự bảo vệ có xung quanh mục tiêu. Một khi có được sự đồng thuận giữa những người đồng mưu, điều cuối cùng này sẽ được thực hiện : lệnh tác chiến như các thủ lĩnh Mafia, Carlos Marcello, Santo Trafficante et Giancana, đã đang hợp tác với CIA để ám sát Fidel Castro. Nhưng những bố già này đã chứng tỏ rất tinh tế : Họ xử lý hậu quả ngay, nếu vai trò của họ trong vụ ám sát bị phát hiện, chính chỉ vì vậy mà họ gọi những tay giết thuê chuyên nghiệp.

Có điều, để đánh lừa dư luận Mỹ, cần một mẹo vặt. Đưa Lee Harvey Oswald vào trò chơi. Chàng thanh niên yêu nước này từng là lính Hải quân, được chuyển tới Atsugi, một căn cứ siêu bí mật tại Nhật, và chắc chắn được CIA tuyển dụng trước khi được gửi sang Liên xô. Nhà văn Michael Eddowes có lẽ có lý khi khẳng định rằng người từ Liên xô về không phải là cùng một Oswald. Có nghĩa là Lee Harvey Oswald ở Dallas không phải là người giết Kennedy.

Dù là gì, Oswald hay một tên bịp, con người này đều do những người đồng mưu điều khiển. Đó chính là một phái viên hoàn hảo: vụ bắt giam hoặc cái chết của anh ta là độc quyền từ xa của những kẻ chủ mưu. Hơn thế, CIA và FBI có thể tự vệ và xóa dấu vết dễ dàng với một tội phạm như vậy, cùng một lúc vừa là nhân viên tình báo sô viết, vừa là thành viên thân Castro và cánh tả.

Ngày 22/11/1963, trong khi phần lớn người có mặt tại Dealey Plaza chỉ là người qua đường: những cá nhân hươ trên tay phù hiệu an ninh mà không phải là nhân viên của mật vụ, một người mở dù đúng vào lúc có tiếng súng, một người khác vung cánh tay, người khác nữa nói trên loa phóng thanh cầm tay. Trong lúc đó, những tên giết thuê chuyên nghiệp lẳng lặng vào vị trí, xung quanh quảng trường Dealey, biết rằng tại khu vực này của Dallas, an ninh được bố trí ít nhất .

Ngày hôm đó thật sự là một cuộc phục kích. Quành gấp khúc 120° trên đường Elm là trái ngược với mọi quy tắc an ninh. Ba loạt tiếng nổ, mỗi lần đều làm Abraham Zapruder hơi giật mình; nếu cộng các nhân chứng khác lại, người ta có thể đếm được tới 14 tiếng nổ.

Đúng, hai phát súng đến từ tầng 5 của ngôi nhà TSBD( Kho sách giáo khoa Texas), ba tiếng khác có thể xác định: gò đất trồng cỏ, tòa nhà Dal-Tex và Record Building. Có sáu nhóm ám sát có mặt ngày hôm đó tại Dealey Plaza.

Viên đạn từ Dal-Tex, phát súng đầu tiên, đã không trúng mục tiêu, cày xuống mặt đường phía sau Limousine. Những người làm chứng nhận ra những tia lửa bắn lên từ măt đất.

Viên đạn thứ hai bắn từ góc xa của gò đất và trúng cổ Kennedy. Tổng thống đã giơ tay lên cổ và vết thương này sau đó được bác sĩ mở rộng thêm để nới rộng khí quản, với hy vọng cứu sống tổng thống. Từ góc trái của kho sách, viên đạn thứ ba đi xuyên qua lưng của Connally ra ngoài ở phía ngực, như ông công bố sau này. Viên thứ tư, bắn từ Dal –Tex Building, xuyên qua xương bả vai của Kennedy, đẩy nhẹ ông về phía trước, như thấy trong phim của Zapruder. Các viên đạn thứ 5, 6, 7 làm nổ tung đầu của Kennedy, hất nó, lúc đầu, ra phía trước, sau đó ra phía sau, và cuối cùng sang phía bên trái. Có nghĩa là từ ba nguồn khác nhau: góc trái kho sách, hai viên khác từ gò đất. Viên thứ 7 có thể là một viên đạn phá, nó làm nổ tung đầu của tổng thống.

Viên thứ 8, từ kho sách, làm Connally xuyên qua bàn  tay trước khi chui vào đùi.

Nhưng còn ít nhất 6,7 viên nữa trượt mục tiêu, rất khó xác định thứ tự.

Bắn từ góc phải của kho sách, một viên đạn làm hỏng bảng chỉ đường, ngay trước mặt Zapruder.

Từ cùng chỗ này, một viên đạn làm một người đii đường bị thương. Bắn bằng súng của Oswald, nhưng kính ngắm không được điều chỉnh, viên đạn này có lẽ bị trệch mục tiêu.

Một nhân viên pseudo của FBI nhặt được một viên đạn trên vạt cỏ từ gò đất.

Hai viên đạn cày thành lỗ trong đất, phía trước gò đất.

Cuối cùng, từ Record Building, viên đầu làm vỡ kính chắn trước của chiếc xe, được thay ngay ngày hôm sau. Viên thứ hai làm hỏng họng thoát nước tại chỗ.

Tên những người bắn những viên đạn này được đưa ra như sau:

- Từ gò đất: hai người bắn: một là cảnh sát Dallas, tên là Roscoe White, như người ta có thể đoán nhận trên ảnh của Mary Moorman, và Charles Harrelson, một kẻ do Mafia mua chuộc, bị bắt và được thả trong đám đông của vụ án;

- Từ tầng 5 của Kho sách, hai người cuba chống Fidel, Yito del Valle và Hermino Diaz Garcia, sau đó được nhận dạng là nhân viên mật của Fidel Castro;

- Từ Dal-Tex Building, người bắn chưa chắc chắn: Chuck Nicoletti, tay chân của Mafia, bị giết chết ngay sau đó, hoặc David Sanchez Morales, cũng có mặt trong vụ ám sát Robert Kennedy năm 1968;

- Với người bắn từ Record Building, những người làm chứng đang nằm trong tù và không thể đưa ra nhận dạng: tên người tường được nhắc đến nhiều là Richard Cain, tên bắn tỉa nổi tiếng của Mafia, và Frank Sturgis, tên đào ngũ của CIA.

Vì kênh cảnh sát của đài phát thanh Dallas bị phong tỏa trong hơn 8 phút, từ 12h30, chỉ có riêng những người bắn sung mới biết đúng những gì xảy ra vào lúc đó. Thực hiện xong nhiệm vụ, họ bình thản rời khỏi khu vực, trước mắt những nhân viên cảnh sát Dallas.

Bên trong tòa nhà Kho sách, Lee Harvey Oswald đường hoàng uống Coca Côla trên tầng một. Hắn chỉ được biết rằng Tổng thống đã bị ám sát khi nhân viên Barker cộc lốc thông báo cho hắn vài phút sau đó.

Hắn rời nhà kho về nhà và lấy súng ngắn. Tippit, một nhân viên cảnh sát, chịu trách nhiệm thủ tiêu hắn đã chậm đến nhà hắn mấy phút. Và Tippit bị một người khác thủ tiêu.

Tại rạp chiếu phim, Oswald tự để bị bắt mà không chạy ra cửa thoát hiểm, chắc chắn có một kẻ bắn nữa đợi hắn ở đó.

Một sự nguy hiểm trầm trọng trút xuống những kẻ chủ mưu: Oswald có thể tiết lộ những gì hắn biết và sẽ làm họ thất bại. Giải pháp duy nhất là thủ tiêu Oswald bằng một tay chân Mafia, Jack Ruby.

Việc loại trừ này được thực hiện sang ngày chủ nhật, khi di chuyển Oswald tới nhà tù của vùng. Vào lúc 11h 17, Jack Ruby chuyển 25 đôla cho một tay chân của hắn tại một địa điểm gần Wester Union, bên cạnh trụ sở cảnh sát. Vụ ám sát được truyền trực tiếp trên tivi lúc 11h21, một cảnh sát chỉ cho Ruby biết bắt đầu di chuyển Oswald.

Kết luận

Hơn ba mươi năm sau những phát sung nổ ra ở Dallas, những câu hỏi về vụ ám sát tổng thống Kennedy vẫn tiếp tục được đặt ra.

Báo cáo Warren năm 1964 đã kết luận rằng Oswald hoạt động một mình, đã bắn chết tổng thống Kennedy từ cửa sổ nhà kho sách giáo khoa Texas.

Mười lăm năm sau, Ủy ban điều tra ám sát, trong khi cũng tuyên bố Oswald là kẻ ám sát, lại tiết lộ rằng đó là phần của sự đồng mưu do Mafia sắp đặt.

Thời gian đã trôi qua và không một lý thuyết mới nào thỏa mãn hơn, không một sự việc chính thức nào phá vỡ được báo cáo của Warren, đến hôm nay, chưa hề có trong lịch sử một khối lượng các công trình điều tra khổng lồ như vậy.

Earl Warren đã báo ngay từ năm 1964: “ Có những việc không thể được sáng tỏ trong cả cuộc đời của bạn và của tôi, đó là những sự việc có thể làm nguy hiểm cho an ninh quốc gia”.

Ít nhất, điều đó đáng được hiểu rõ.

Lee Harvey Oswald là ai?

Đối với một người đàn ông mới 24 tuổi, những gì đã xảy ra với Lee Harvey Oswald là quá sức chịu đựng. Một học trò loại thường, anh ta vào hải quân năm 1956, lúc 17 tuổi, với chân vận hành radar tại căn cứ Atsugi, Nhật, liên quan tới các hoạt động bí mật của máy bay do thám U2.

Năm 1959, xin thôi việc, Oswald có biểu hiện tư tưởng ma-xist. Tháng 10 cùng năm, bằng một visa du lịch, Oswald đến Moscva. Mười lăm ngày sau, anh ta từ bỏ quốc tịch Mỹ, xin nhập quốc tịch Liên xô, và bị từ chối, tuy vẫn xin được giấy phép lao động. Năm 1960, anh ta làm thợ sửa chữa Radio tại Minsk.  Trong một buổi lễ năm 1961, anh ta gặp Marina Pruskova, cháu một cán bộ cao cấp của KGB. Họ làm lễ cưới. Trong năm 1961, Oswald xin visa về Mỹ. Và tháng 5/1962, họ rời Liên xô về Mỹ và sống tại Fort Worth.

Ngày10/04/1963, Oswald đã định ám sát tướng Edwin Walker, một người siêu bảo thủ, nhưng bắn trượt mấy xăng ti met.

Trong tháng tư 1963, Oswald một mình đến nhà Murret, cô và chú anh ta, ở Nouvelle Orléan. Charles Murret là người làm sách, trong một câu lạc bộ do Carlos Marcello, một tên Ma fia nổi tiếng, cầm đầu..Anh ta liên hệ với bọn người cu ba chống Castro và những người Mỹ cực đoan. Anh ta lập ra hội Fair Play mà anh ta là hội viên duy nhất và bị bắt liên lụy do phân phát các nỗi sợ thân Castro.

Quay trở lại Dallas, Oswald làm một chuyến thăm đại sứ quán Liên xô vào tháng 10. Chuyến đi này đã gây ra nhiều tranh cãi.

Được tuyển vào làm tại Kho sách 15 ngày trước 22/11, Oswald bắn ba phát đạn vào Kennedy từ tầng 5. Anh ta cũng là người giết viên cảnh sát J.D. Tippit chống lại lần bị bắt đầu tiên. Lý do ban đầu bị bắt tới tòa cảnh sát Dallas là tội giết chết cảnh sát, trước khi bị kết tội ám sát tổng thống vào tối hôm đó.

Cuối cùng, ngay trong khi đang truyền hình trực tiếp, Oswald bị Ruby bắn chết giữa đám đông cảnh sát, ngay hành lang tầng hầm của trụ sở, không một sự can thiệp nào.

Jack Ruby, người đã bắn chết Lee Harvey Oswald. Nguồn: static.howstuffworks.com

Jack Ruby là ai ?

Ông ta điều hành một cabaret (quán nhảy) thường xuyên có mặt cảnh sát của Dallas. Mọi người đều biết ông ta có quan hệ với Mafia Chicago và Nouvelle Orléan.

Có phải do sự thúc ép của các ông trùm Ma fia mà  ông ta xử tử Oswald ? Oswald chỉ là một con « chim mồi », lẽ ra không cần phải xử tại Dallas và đáng lẽ được dùng để che đậy một vụ giết người được điều khiển từ xa bởi những người vẫn trong bóng tối và do những giết thuê chuyên nghiệp thực hiện.

Lundi 3/01/2005

Kennedy et flamand rouge

Chỉ đơn giản một lá thư ngỏ đúng lúc, có lẽ đã có thể ngăn được cái chết của vị tổng thống của nước Mỹ John Fitzgerald Kennedy. Nó đã được viết ngày 19/11/1963, bởi một người thủy thủ Bỉ, chính xác là người flamand, không muốn lộ tên. Lá thư đến Nhà Trắng bằng thư bảo đảm (n° 147), ngày 21/11/1963, đêm trước ngày định mệnh.

Lá thư này nói chuyện gì ?

Vào đêm ngày4 rạng 5 tháng 9 năm 1963, chàng thủy thủ của chúng ta làm quen, trong một quán bar của Trạm tại Anvers, với một người thủy thủ nước ngoài. Quán bar có tên là Het Koestierke. Người thủy thủ này là một sĩ quan Nga, chính xác là một người Ukraina đến từ Kiev, tên là Ivan Kutscharenko( Anvers là trạm chuyển đổi liên lạc của KGB và GRU đối với Bắc Âu), cùng với một nhóm thủy thủ. Theo lời chàng người Bỉ, người thủy thủ Nga cao hơn 1,80m, tóc vàng quăn và khuôn mặt đỏ hồng.

Kutscharenko nói thành thạo tiếng Tây ban nha, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Arab, tiếng Anh, ngay cả tiếng Mỹ. Anh ta cho anh bạn người Bỉ xem cả 5 passport khác nhau, trong đó có Hộ chiếu Pháp. Nhờ bữa nhậu, anh ta có vẻ thân thiện với người bạn thủy thủ Bỉ và khoe sẽ khởi hành đi Mỹ vào ngày mai.

Đề tài được chuyển sang Việt nam và quan hệ giữa Mỹ và Liên xô. Kutscharenko cho biết rằng Liên xô muốn gây một cuộc chiến giữa Mỹ và Trung quốc, để từ đó Liên xô có thể là người thắng. Chàng người Bỉ cam đoan không bao giờ Kennedy tiến hành một cuộc chiến như vậy.

Khi đó, người Nga tuyên bố, nhìn thẳng vào mắt :  «  Tôi nói cho anh biết điều này, anh bạn ạ (tovarich), và đây không phải là một trò đùa : Sẽ không có Noel 1963 nào hết đối với John Kennedy… Tới Noel thì ông ta đã bị chôn từ lâu…và người kế tục ông ta sẽ làm tất cả những cái mà chính ông ta không muốn làm : Hắn sẽ mở rộng chiến tranh Việt nam, tăng số quân Mỹ tại Saigon… sẽ ném bom Hà nội… sẽ ngày một tăng cường khiêu khích Trung quốc…Johson và vây cánh ông ta đang tìm kiếm chiến tranh, và đấy chính là mong muốn của chúng tôi… Kennedy phải biến khỏi chính trường… Tất cả đã được sắp đặt, tất cả mọi biện pháp đã được sử dụng để rút vụ thủ tiêu vào im lặng… »

Ngày 19/11/1963, hoảng sợ từ sụ tiết lộ từ phía Sô viết, chàng thủy thủ Bỉ cầm bút và viết cho Kennedy lá thư sau đây ( lỗi chính tả và gốc bản thảo được tôn trọng) :

« Ngài Tổng thống,

Tôi xin chuyển đến Ngài lá thư này để báo cho Ngài vụ ám sát có thể xảy đến cho chính cuộc sống của Ngài.

Đêm 4, rạng 5 tháng 9/1963, tôi gặp trong quán bar ở Anvers, đường Station, một người tên là Ivan Kutschrenko, sinh tại Kiev. Người này tự giới thiệu là sĩ quan hải quân Liên xô. Anh ta đi cùng một nhóm khoảng bốn, năm người. Anh ta uống nhiều, và tuyên bố với tôi rằng : tổng thống Kennedy sẽ không có mặt đón lễ Noel tại gia đình, ông ta sẽ chết và sẽ bị chôn.

Xin Ngài trả lời tôi, nếu Ngài nhận được lá thư này.

Tôi xin lỗi vì những vì những lỗi chính tả tiếng pháp, vì tôi là người flamand.

Trân trọng kính chào. Người phục vụ của Ngài. »

Bức thư được gửi tới cho chính tổng thống Kennedy (với ghi chú « tới đích thân Ngài tổng thống »), Nhà Trắng, Washington. Bức thư đã đến tới Kennedy, như Bưu điện Mỹ xác minh bằng thư ngày 07/01/1964 và 06/02/1964.

Ngược lại, Edgar Hoover, giám đốc FBI trả lời bằng thư ngày 30/10/1964 rằng ông chưa bao giờ được báo có lá thư này.

Chelles 14/02/2010

© Bùi Quang Vơm

Pages: 1 2

1 Phản hồi cho “Vụ ám sát Kennedy”

  1. Hwy Tse says:

    VẤN NẠN VỀ CỐ T.TH. J.F.KENNEDY

    “Truth lies at the bottom of a well.” -English Proverb

    Tổng Thống Kennedy (35th US President, 1961-1963) đã bị sát hại cách nay gần nửa thế kỷ mà thế lực chủ mưu và kẻ sát nhân vẫn còn giữ BÍ MẬT; mặc dầu có trường đại học lớn và thư viện lớn mang tên Ông, trường JFK UMass ở thành phố Boston, Massachusetts, etc. Có thơ rằng:
    Có nhiều sự thật,
    Vẫn còn giữ bí mật;
    Mà chúng ta,
    Không dám nói ra !?
    cf. Smokescreens by Jack T. Chick, ISBN 0-937958-14-X

    Hwy Tse, S&FR,…

Phản hồi