Nhật và Việt sao khác nhau đến thế?
Việt Nam khác Nhật là lẽ thường. Bởi, lịch sử, văn hóa, nền giáo dục của mỗi dân tộc một khác. Vấn đề ở đây là tại sao lại khác đến như vậy, trong khi cùng ở châu Á, cùng máu đỏ da vàng. Tại sao không chỉ khác nhau ở văn hóa ứng xử mà còn ở đạo đức xã hội?
Trong những ngày qua, khi những trận động đất làm rung chuyển nước Nhật thì ở ngay nơi tâm chấn điêu tàn và đổ nát, nhiều câu chuyện đã làm rung động lòng người.
Người ta truyền nhau bức thư gửi từ Nhật Bản của một người gốc Việt đang làm việc cách nhà máy điện hạt nhân Fukushima khoảng 25 km. Anh đi trợ giúp người Nhật nhưng công việc chính là thu lượm và chôn cất những người xấu số.
Trong bức thư này, Hà Minh Thành- tên người viết- kể về một đứa bé 9 tuổi, có lẽ đã mất cả cha lẫn mẹ lầm lũi đứng, trong gió rét, với bộ quần áo mong manh, giữa hàng người rồng rắn để chờ lấy khẩu phần ăn bé nhỏ. Cảm thương với em và sợ em khi đến lượt sẽ chẳng còn thức ăn, người đàn ông đã khoác lên tấm thân bé nhỏ của em chiếc áo và đưa em gói lương khô khẩu phần của mình. Thằng bé khom người cám ơn nhưng không ăn ngấu nghiến – như phản ứng bình thường của một đứa trẻ đang đói – mà lẳng lặng đem lên nộp lại cho người phân phát rồi quay lại đứng tiếp vào hàng.
Hay chuyện không hề có cướp phá, hôi của ở Nhật. Chuyện dòng người dài, xếp hàng im lặng để lấy nước, lấy thức ăn, dầu thắp sáng… không hề chen lấn, xô đẩy, cãi cọ. Người khỏe tự giác chăm sóc, giúp đỡ người già yếu, có những người già được cõng trên lưng hàng km. Chuyện 30 đứa bé mồ côi ở một trường học vẫn lặng lẽ chờ cha mẹ tới đón mà mỗi tiếng kẹt cửa có thể làm lóe lên những hy vọng mong manh của chúng, chúng im lặng chịu đựng mà không hề than khóc dù có thể đã biết bố mẹ không bao giờ quay lại đón chúng nữa. Hay 50 kỹ sư và công nhân Nhật tình nguyện bám trụ ở nhà máy điện hạt nhân sau khi 4 tổ máy đã phát nổ và hàng trăm ngàn người cũng như hầu hết công nhân nhà máy phải sơ tán. Trong số người tình nguyện ở lại, có người chỉ còn 6 tháng nữa về hưu. Người công nhân sắp hưu trí ấy đã nhắn tin cho vợ mình, “Em đừng buồn, nếu anh không về“. Những người tình nguyện ở lại đều biết rằng mình có thể hy sinh. Rồi hình ảnh những người gói hàng cứu trợ làm việc hết sức khẩn trương. Các đội tìm kiếm nạn nhân miệt mài không kể đêm ngày, hối hả, lo lắng như đang tìm chính thân nhân của mình. Còn nhiều lắm những câu chuyện cảm động…
Báo chí Việt Nam cũng đưa tin khá đầy đủ và có nhiều bài viết ca ngợi tinh thần Nhật bản, bày tỏ sự khâm phục người Nhật và không ít người đã ngậm ngùi so sánh với Việt Nam.
Có người đặt câu hỏi, nếu Việt Nam động đất thì sao nhỉ? Ừ nhỉ, thì sao?
Thì:
- Động đất có khi chết 200 nhưng giẫm đạp lên nhau mà chạy, chết thêm nghìn nữa.
- Các ban ngành sẽ họp bàn cách cứu hộ từ ngày này qua ngày kia.
- Cướp giật sẽ phổ biến, hoa người ta còn cướp giật nói chi tới đồ ăn hay tiền bạc vào lúc hỗn quan hỗn quân như vậy.
- Người đi hôi của sẽ nhiều hơn người đi cứu hộ.
- Nếu có phát khẩu phần ăn sẽ chẳng có hàng lối gì, bà già trẻ nhỏ sẽ bị chen cho bẹp ruột, ai thắc mắc hay nhìn đểu mấy kẻ chen lấn, thì “bố cho mày mấy chưởng”.
- Sẽ xuất hiện đủ loại cò: Cò mua, cò bán, cò di tản, cò cứu trợ, cò bệnh viện, cò nghĩa địa… tha hồ chặt chém đồng bào.
- Tiền và hàng cứu trợ sẽ vào tay dân thì ít, cửa quan thì nhiều.
- Ai muốn người nhà mình đang kẹt trong đống đổ nát được đào bới, tìm kiếm trước thì hãy chi đẹp cho đội cứu hộ.
- Khu nào có quan chức ở thì được ưu tiên cứu hộ trước, khu nào dân đen sinh sống thì cứu sau.
- Cửa hàng sẽ thi nhau tăng giá, bắt chẹt những người khốn khổ.
- Tổ chức nào, tôn giáo nào muốn cứu trợ thì phải được sự đồng ý của Mặt trận Tổ quốc và các cấp chính quyền kẻo các “thế lực thù địch” lợi dụng.
.v.v.
Bức tranh toàn cảnh động đất ở Việt Nam, nếu có, nó sẽ na ná như vậy. Nhiều người nhức lòng tự hỏi, sao dân Việt Nam lại tha hóa như thế, có khi cả thế kỷ nữa họ cũng không theo kịp nước Nhật về văn hóa ứng xử…
Nhưng sao họ không đặt câu hỏi, quan chức Việt Nam ra sao, giáo dục của Việt Nam thế nào? Em bé 9 tuổi kia chắc chắn được dậy dỗ trong một nền giáo dục đầy nhân bản, nơi cha mẹ em không phải đi tết lễ, đút lót thầy cô để em được đối xử tốt hơn, được điểm cao hơn, không bị liếm ghế khi phạm lỗi; nơi thầy hiệu trưởng của em không mua dâm hàng chục học trò; nơi giáo viên không chửi học sinh như hát hay bằng những từ “thằng nọ”, “con kia”; nơi các anh chị lớp trên không đấm đá hội đồng, giật tóc, lột áo nhau trong những giờ ra chơi; nơi em đi học không phải qua những con đường xây ẩu đầy hổ tử thần bẫy người hay những cây cầu bị rút ruột thay bằng xi măng cốt tre bởi những quan chức như Huỳnh Ngọc Sĩ.v.v.
Người dân Việt Nam chắc chắn sẽ tốt hơn, nhường nhịn, trật tự và tương thân tương ái hơn nếu họ không sống trong một xã hội chụp giật, mua quan bán chức, tham nhũng từ trên xuống dưới; nơi kẻ có quyền hành tha hồ vơ vét cho đầy túi tham; nơi quan chức sở hữu hàng hecta đất, nhà nọ nhà kia, mỗi căn hàng triệu đô mà trẻ em phải đu dây đi học; nơi quan bố chưa nhấc đít khỏi ghế, quan con đã nhăm nhắm ngồi vào; nơi vào cửa đồn công an thì ra cửa nghĩa địa, công an đánh chết dân như đập ruồi; nơi mỗi mét rừng đầu nguồn bị đám quan tham đem bán bằng những món tiền ít hơn tiền mua mớ rau muống.v.v. Quan như thế, sao đòi hỏi dân phải mẫu mực, phải liêm khiết, không hôi của, không cướp giật?
Người dân Nhật như vậy vì họ đượng hưởng nền giáo dục nghiêm khắc và trong sạch; vì họ có những quan chức biết đau nỗi đau của dân, biết khóc cùng dân như ông giám đốc sở Điện lực Tokyo dù sự cố xảy ra là do thiên tai, chứ không phải do lỗi ở ông; vì họ có những vị bộ trưởng như Ngoại trưởng Seiji Maehara, từ chức và xin lỗi dân vì đã nhận số tiền ủng hộ của một nữ doanh nhân nước ngoài trị giá (chỉ có) 610 đô la trong một hoạt động gây quỹ; bởi họ có vị thủ tướng rớm rớm nước mắt từ xin từ chức vì không thực hiện được một trong các cam kết của mình… Ở Việt Nam có những quan chức mẫu mực như vậy không? Câu trả lời là một ngàn lần không! Thủ tướng Việt Nam vẫn tại vị sau hàng loạt các bê bối. Quan chức ta không ai chịu trách nhiệm khi thủy điện xả lũ chết dân, khi dân hàng ngày sập bẫy tử thần. Ông Lê Đức Thúy vẫn là chủ tịch Ủy Ban Giám sát Tài chính Quốc gia và lên Ti vi trả lời phỏng vấn về chính sách tiền tệ khi báo chí Úc đã không ít lần nhắc tên ông trong vụ nhận hối lộ 10 triệu đô la in tiền Polymer. Bác Nguyễn Trường Tô vẫn đủ can đảm ngày ngày xách cặp tới cơ quan làm việc khi cả nước biết chuyện chủ tịch tỉnh cởi truồng…
Thôi, đừng trách móc, đừng đòi hỏi ở người dân những phẩm chất mà ngay cả quan chức cũng không có! Đúng là nhà dột từ nóc dột xuống!
Còn tại sao ư?
Hồ Chí Minh khi sinh thời từng nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Dân tộc ta đã 81 “có” đảng. Như vậy, đại đa số dân chúng Việt Nam hiện nay là những người sinh ra và trưởng thành – như cách chúng ta thường nghe- “dưới ánh sáng của đảng”, “dưới sự lãnh đạo tài tình của đảng”. Vậy họ là sản phẩm từ sự gieo trồng của đảng mà ra. Không lẽ nói rằng tại đế quốc hay thế lực thù nghịch ư? Không lẽ ‘thành tích’ đánh đuổi đế quốc, thực dân , giành độc lập dân tộc, tăng trưởng kinh tế… là do đảng lãnh đạo, còn suy đồi đạo đức là do thiên tai? Xưa rồi, bây giờ không phải thời kỳ nói lấy được mà người ta vẫn tin.
Nghịch lý của Việt Nam là đời sống kinh tế càng đi lên thì nền đạo đức xã hội lại càng đi xuống.
Đó là bi kịch của dân tộc.
Chẳng biết bi kịch đó còn làm ai băn khoăn nữa không?
© Đàn Chim Việt
Nhin ra ngoai de thay doi , GOOD LUCK.
Bài viết toàn cảnh và quá hay!
Dưới sự lãnh đạo của đảng CS VN, nhân cách bị tha hóa, xã hội bị suy đồi. Nguyên nhân là : lãnh đạo đất nước ta là một lũ bất tài, tham lam, ngu xuẩn và hèn hạ.
Tất cả các con em Việt điều phải uống thuốc VÔ ẢNH TÁNG mua từ bên TÀU đó mà. thật là một nổi buồn và nhục dưới csvn. chắc chắn người có tên Thảo Nguyên là Việt gian chính hiệu rồi cho nên mới có đầu óc đậu hủ như vậy.
Thân.
Người Nhật họ không nói “một người vì mọi người” nhưng xem ra họ luôn luôn quan tâm đến việc đừng làm hại cho người khác. Tại Nhật, người bị cúm tự ý đeo khẩu trang vì họ sợ vi khuẩn cúm của họ lây đến người khác. Người lớn không băng qua đường khi đèn đó nhất là khi có trẻ em đứng ở ngã tư đường chờ đèn. Họ không muốn trẻ em nhìn thấy người lớn băng qua đường ẩu rồi các em bắt chước khiến cho các em bị tai nạn. Nói tóm lại, đạo đức chỉ có được khi những người nói đạo đức cũng phải sống đạo đức để làm gương cho người khác. Đạo đức không thể có được khi miệng nói đạo đức, nhưng làm thì lại làm khác đi. Đạo đức cũng là tự ý mỗi người làm bởi vì mình biết đó là điều phải, dù cho xung quanh mình có người làm khác đi.
Thảo Uyên chỉ có ý kiến 2 vấn đề
Thứ 1:
” tại sao trong thiên tai tại Nhật mà không xảy ra cướp bóc”
Thứ 2: Một bức thư của Cảnh Sát Nhật gốc Việt:
Thưa quý vị
Thứ 1:
” tại sao trong thiên tai tại Nhật mà không xảy ra cướp bóc”:
Nếu quý vị xem cảnh sóng thần tàn phá qua những cảnh video chiếu thật là khủng khiếp ” không còn gì hết” còn chăng là một đông rác không lồ nói cách khác “một hột gạo” cũng không còn.
” Một hột gạo” cũng không còn làm sao mà có cảnh cướp bóc. Không còn gì để cướo bóc…..
Hơn nữa động đất xảy ra, nhà chức trách đã cảnh báo dân chúng về sóng thần ba ngày trước đó, dân chúng phần đông chạy đến nơi an toàn, và những nơi này không ảnh hưởng động đất, sóng thần làm sao có cuộc xáo động sinh hoạt hàng ngày. Cướp bóc chỉ là nằm mơ giữa ban ngày.
Xã hội Nhật như thế nào quý vị cũng đã biết – Xã hội đen nắm quyền kiểm soát về thương mại trên thị trường Nhật – Loại BỐ GIÀ này khủng khiếp hơn cả cướp bóc.
Thứ 2: Một bức thư của Cảnh Sát Nhật gốc Việt:
Ai chứng minh rằng bức thư này đúng 100% của một người Cảnh Sát Nhật gốc Việt, hay là một “HƯ CẤU” trong trí tưởng tượng của một người Việt nào đó trên thế giới.
Nếu là đúng của người Nhật gốc Việt thì có những ghi vấn được đặt ra:
* Anh ta sinh tại Nhật, nói tiếng Nhật như tiếng mẹ đẻ. và tiếng Việt quá giỏi viết văn giỏi hơn cả những người VIỆT được sinh ra và trưởng thành, được giáo dục trong môi trường hoàn toàn Việt Nam.
* Hà Minh Thành là Cảnh sát Nhật ít nhất cũng phải bước vào ngưỡng cửa Đại học tối thiểi là năm thứ 2. Giống như ở Mỹ vậy vào Cảnh sát trình độ Đại học …
Anh Hà Minh Thành nếu không phải chào đời tại Nhật, theo cha mẹ đến Nhật lúc còn nhỏ tuổi 4, 5 tuổi là cùng… viết được tiếng Việt giỏi như vậy…thật là phi thường… đáng phúc,
* “Người ta truyền nhau bức thư gửi từ Nhật Bản của một người gốc Việt đang làm việc cách nhà máy điện hạt nhân Fukushima khoảng 25 km. Anh đi trợ giúp người Nhật nhưng công việc chính là thu lượm và chôn cất những người xấu số. Trong bức thư này, Hà Minh Thành- tên người viết- kể về một đứa bé 9 tuổi”
Rất là vô lý Anh Hà Minh Thành trong công tác khẩn cấp này thì giờ đâu, tâm trí đâu mà ngồi viết một “áng văn” tuyệt tác như vậy.
“Xin chào anh Đào
Em là Minh Thành đây. Anh và gia đình khỏe không ? Mấy ngày nay mọi sự đều quay cuồng lên cả. Mở mắt cũng thấy xác chết, nhắm mắt cũng thấy xác chết. Mỗi thằng tụi em mỗi đứa phải trực 20h/một ngày” …….
Vài dòng gửi cho anh, chúc anh khỏe .Tới giờ em vào phiên trực nữa rồi.
Chúc anh và gia đình vạn sự an khang.
Hà Minh Thành
Làm việc 20 giờ một ngày, thì giờ ngủ cũng không có làm sao mà viết được thư,
Mà hơn nữa bức thư này được tác giả nói là viết trong khi công tác…. Quý vị nghĩ xem có đáng tin không??? Thảo Uyên cho rằng đó là HƯ CẤU để tạo thành một câu chuyện thương tâm, cảm động và mục đích riêng của tác giả là tuyên truyền chống Cộng Sản VN mà thôi.
“Người ta truyền nhau bức thư gửi từ Nhật Bản của một người gốc Việt đang làm việc cách nhà máy điện hạt nhân Fukushima khoảng 25 km. Anh đi trợ giúp người Nhật nhưng công việc chính là thu lượm và chôn cất những người xấu số.”
Thưa quý vị làm sao truyền tay nhau bức thư này được, khi tác giả đã khẳng định:
” Còn lại một số tu nghiệp sinh VN ở trong vùng này thì em đang tìm vẫn chưa có thông tin rõ ràng. Nếu có thông tin chính xác tên tuổi, nơi làm việc của họ thì dễ tìm kiếm hơn”
Về câu chuyện đứa bé 9 tuổi tác giả đã viết như sau:
“Tối hôm qua em được phái tới một trường tiểu học phụ giúp hội tự trị ở đó để phân phát thực phẩm cho các người bị nạn. Trong cái hàng rồng rắn những người xếp hàng em chú ý đến một đứa nhỏ chừng 9 tuổi, trên người chỉ có chiếc ao thun và quần đùi. Trời rất lạnh mà nó lại xếp hàng cuối cùng, em sợ đến phiên của nó thì chắc chẳng còn thức ăn. Nên mới lại hỏi thăm.Nó kể nó đang học ở trường trong giờ thể dục thì động đất và sóng thần đến, cha của nó làm việc gần đó đã chạy đến trường, từ ban công lầu 3 của trường nó nhiìn thấy chiếc xe và cha nó bị nước cuốn trôi, 100% khả năng chắc là chết rồi. Hỏi mẹ nó đâu, nó nói nhà nó nằm ngay bờ biển, mẹ và em của nó chắc cũng không chạy kịp. Thằng nhỏ quay người lau vội dòng nước mắt khi nghe em hỏi đến thân nhân. Nhìn thấy nó lạnh em mới cởi cái áo khoác cảnh sát trùm lên người nó. Vô tình bao lương khô khẩu phần ăn tối của em bị rơi ra ngoài, em nhặt lên đưa cho nó và nói: ” Đợi tới phiên của con chắc hết thức ăn, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, con ăn đi cho đỡ đói”.
Thằng bé nhận túi lương khô của em, khom người cảm ơn. Em tưởng nó sẽ ăn ngấu nghiến ngay lúc đó nhưng không phải, nó ôm bao lương khô đi thẳng lên chỗ những người đang phát thực phẩm và để bao lương khô vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi lại quay lại xếp hàng.Ngạc nhiên vô cùng , em hỏi nó tại sao con không ăn mà lại đem bỏ vào đó. Nỏ trả lời: ” Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ”.
Một cháu bé 9 tuổi sống trong tình thương của những người thân yêu, chưa biết sinh hoạt ” cơm áo” ngoài đời mà có một tâm hồn ” vĩ đại”, ý nghĩ phi thường như vậy…thì những người trong gia đình phi thường gấp bao nhiêu lần nữa… gia đình này tiếng trong xã hội nước Nhật từ lâu rồi….
Thưa quý vị Thảo Uyên không cho đó là một chuyện thật, chỉ là một câu chuyện HƯ CẤU.
Trân trọng
Thảo Uyên
Xin góp ý với Thảo Uyên về cả hai điểm nêu ra.
1.
Tôi không đồng ý với cách giải thích giản dị: “”Một hột gạo” cũng không còn làm sao mà có cảnh cướp bóc” của bạn. “Một hột gạo cũng không còn” chỉ là một cách nói – dù đúng sự thật, một cơn hồng thủy như thế thì làm sao còn gì? Nhưng có thực phẩm, đồ dùng cứu trợ chứ!
Còn bảo rằng “xã hội đen nắm quyền kiểm soát về thương mại trên thị trường Nhật” là… (xin lỗi) tán láo! Đành rằng, ngay ở Nhật, “xã hội đen” – giống như đảng Hắc Long ngày xưa – vẫn còn tồn tại, nhưng làm sao “kiểm xoát” được cả một nền thương mại lớn của Nhật?
2.
Tôi không chứng minh được tác lá thư đó tên thật là Hà Minh Thành, đang làm cảnh sát ở Nhật… nhưng tôi biết người chuyển lá thư đó: một người Việt gốc Hà Nội sống ở Nhật, là một tiến sĩ nguyên tử học nhưng có “nghề tay trái” là một họa sĩ, không những thế còn là họa sĩ nổi tiếng nữa! (Độc giả DCV có thể kiểm chứng ở địa chỉ http://nguyendinhdang.wordpress.com/).
Lý luận rằng “Làm việc 20 giờ một ngày, thì giờ ngủ cũng không có làm sao mà viết được thư” hay tiếng Nhật giỏi (đủ để làm cảnh sát ở Nhật) thì làm sao viết thư bằng tiếng Việt “hay” như thế được v.v. cũng không vững lắm. Vì, không phải để khoe khoang, cá nhân tôi sống ở nước ngoài gần 45 năm, nói và viết thông thạo ít nhất hai thứ tiếng ngoại quốc, nhưng vẫn viết tiếng Việt gần như bình thường đây mà!
Kính
Ngay khi đọc câu hỏi mà tác giả dùng làm đề tài “NHẬT và VIỆT sao khác nhau đến thế ”? Ta liên tưởng ngay tới một lời trách móc chua xót, với nhiều ưu tư, mất mát, tiếc nuối …
Câu hỏi này khiến ta băn khoăn tự hỏi mình : “Có thuốc nào chữa …. bệnh này không?”
Kính,
Van hoa CS la van hoa su chet,van hoa dau to neu con tiep tuc cai tri thi hau hoa se khong luong duoc nguoi Viet se tu tieu huy .Dan sinh ,dan tri va dan chi se di vao con duong diet vong som hay muon .
Cái lão “trồng người trăm năm” ấy, nhắc đến lằ…ướt quần. Mới sáu mấy năm mà đã thế này. thì khi đủ 100 năm, dân mình còn thế nào nữa? Chắc lúc ấy, tổ trưởng dân phố cũng phải có bằng tiến sĩ. Phải để cho thế giới nó biết thế nào là lễ độ nhé.