Nhật và Việt sao khác nhau đến thế?
Việt Nam khác Nhật là lẽ thường. Bởi, lịch sử, văn hóa, nền giáo dục của mỗi dân tộc một khác. Vấn đề ở đây là tại sao lại khác đến như vậy, trong khi cùng ở châu Á, cùng máu đỏ da vàng. Tại sao không chỉ khác nhau ở văn hóa ứng xử mà còn ở đạo đức xã hội?
Trong những ngày qua, khi những trận động đất làm rung chuyển nước Nhật thì ở ngay nơi tâm chấn điêu tàn và đổ nát, nhiều câu chuyện đã làm rung động lòng người.
Người ta truyền nhau bức thư gửi từ Nhật Bản của một người gốc Việt đang làm việc cách nhà máy điện hạt nhân Fukushima khoảng 25 km. Anh đi trợ giúp người Nhật nhưng công việc chính là thu lượm và chôn cất những người xấu số.
Trong bức thư này, Hà Minh Thành- tên người viết- kể về một đứa bé 9 tuổi, có lẽ đã mất cả cha lẫn mẹ lầm lũi đứng, trong gió rét, với bộ quần áo mong manh, giữa hàng người rồng rắn để chờ lấy khẩu phần ăn bé nhỏ. Cảm thương với em và sợ em khi đến lượt sẽ chẳng còn thức ăn, người đàn ông đã khoác lên tấm thân bé nhỏ của em chiếc áo và đưa em gói lương khô khẩu phần của mình. Thằng bé khom người cám ơn nhưng không ăn ngấu nghiến – như phản ứng bình thường của một đứa trẻ đang đói – mà lẳng lặng đem lên nộp lại cho người phân phát rồi quay lại đứng tiếp vào hàng.
Hay chuyện không hề có cướp phá, hôi của ở Nhật. Chuyện dòng người dài, xếp hàng im lặng để lấy nước, lấy thức ăn, dầu thắp sáng… không hề chen lấn, xô đẩy, cãi cọ. Người khỏe tự giác chăm sóc, giúp đỡ người già yếu, có những người già được cõng trên lưng hàng km. Chuyện 30 đứa bé mồ côi ở một trường học vẫn lặng lẽ chờ cha mẹ tới đón mà mỗi tiếng kẹt cửa có thể làm lóe lên những hy vọng mong manh của chúng, chúng im lặng chịu đựng mà không hề than khóc dù có thể đã biết bố mẹ không bao giờ quay lại đón chúng nữa. Hay 50 kỹ sư và công nhân Nhật tình nguyện bám trụ ở nhà máy điện hạt nhân sau khi 4 tổ máy đã phát nổ và hàng trăm ngàn người cũng như hầu hết công nhân nhà máy phải sơ tán. Trong số người tình nguyện ở lại, có người chỉ còn 6 tháng nữa về hưu. Người công nhân sắp hưu trí ấy đã nhắn tin cho vợ mình, “Em đừng buồn, nếu anh không về“. Những người tình nguyện ở lại đều biết rằng mình có thể hy sinh. Rồi hình ảnh những người gói hàng cứu trợ làm việc hết sức khẩn trương. Các đội tìm kiếm nạn nhân miệt mài không kể đêm ngày, hối hả, lo lắng như đang tìm chính thân nhân của mình. Còn nhiều lắm những câu chuyện cảm động…
Báo chí Việt Nam cũng đưa tin khá đầy đủ và có nhiều bài viết ca ngợi tinh thần Nhật bản, bày tỏ sự khâm phục người Nhật và không ít người đã ngậm ngùi so sánh với Việt Nam.
Có người đặt câu hỏi, nếu Việt Nam động đất thì sao nhỉ? Ừ nhỉ, thì sao?
Thì:
- Động đất có khi chết 200 nhưng giẫm đạp lên nhau mà chạy, chết thêm nghìn nữa.
- Các ban ngành sẽ họp bàn cách cứu hộ từ ngày này qua ngày kia.
- Cướp giật sẽ phổ biến, hoa người ta còn cướp giật nói chi tới đồ ăn hay tiền bạc vào lúc hỗn quan hỗn quân như vậy.
- Người đi hôi của sẽ nhiều hơn người đi cứu hộ.
- Nếu có phát khẩu phần ăn sẽ chẳng có hàng lối gì, bà già trẻ nhỏ sẽ bị chen cho bẹp ruột, ai thắc mắc hay nhìn đểu mấy kẻ chen lấn, thì “bố cho mày mấy chưởng”.
- Sẽ xuất hiện đủ loại cò: Cò mua, cò bán, cò di tản, cò cứu trợ, cò bệnh viện, cò nghĩa địa… tha hồ chặt chém đồng bào.
- Tiền và hàng cứu trợ sẽ vào tay dân thì ít, cửa quan thì nhiều.
- Ai muốn người nhà mình đang kẹt trong đống đổ nát được đào bới, tìm kiếm trước thì hãy chi đẹp cho đội cứu hộ.
- Khu nào có quan chức ở thì được ưu tiên cứu hộ trước, khu nào dân đen sinh sống thì cứu sau.
- Cửa hàng sẽ thi nhau tăng giá, bắt chẹt những người khốn khổ.
- Tổ chức nào, tôn giáo nào muốn cứu trợ thì phải được sự đồng ý của Mặt trận Tổ quốc và các cấp chính quyền kẻo các “thế lực thù địch” lợi dụng.
.v.v.
Bức tranh toàn cảnh động đất ở Việt Nam, nếu có, nó sẽ na ná như vậy. Nhiều người nhức lòng tự hỏi, sao dân Việt Nam lại tha hóa như thế, có khi cả thế kỷ nữa họ cũng không theo kịp nước Nhật về văn hóa ứng xử…
Nhưng sao họ không đặt câu hỏi, quan chức Việt Nam ra sao, giáo dục của Việt Nam thế nào? Em bé 9 tuổi kia chắc chắn được dậy dỗ trong một nền giáo dục đầy nhân bản, nơi cha mẹ em không phải đi tết lễ, đút lót thầy cô để em được đối xử tốt hơn, được điểm cao hơn, không bị liếm ghế khi phạm lỗi; nơi thầy hiệu trưởng của em không mua dâm hàng chục học trò; nơi giáo viên không chửi học sinh như hát hay bằng những từ “thằng nọ”, “con kia”; nơi các anh chị lớp trên không đấm đá hội đồng, giật tóc, lột áo nhau trong những giờ ra chơi; nơi em đi học không phải qua những con đường xây ẩu đầy hổ tử thần bẫy người hay những cây cầu bị rút ruột thay bằng xi măng cốt tre bởi những quan chức như Huỳnh Ngọc Sĩ.v.v.
Người dân Việt Nam chắc chắn sẽ tốt hơn, nhường nhịn, trật tự và tương thân tương ái hơn nếu họ không sống trong một xã hội chụp giật, mua quan bán chức, tham nhũng từ trên xuống dưới; nơi kẻ có quyền hành tha hồ vơ vét cho đầy túi tham; nơi quan chức sở hữu hàng hecta đất, nhà nọ nhà kia, mỗi căn hàng triệu đô mà trẻ em phải đu dây đi học; nơi quan bố chưa nhấc đít khỏi ghế, quan con đã nhăm nhắm ngồi vào; nơi vào cửa đồn công an thì ra cửa nghĩa địa, công an đánh chết dân như đập ruồi; nơi mỗi mét rừng đầu nguồn bị đám quan tham đem bán bằng những món tiền ít hơn tiền mua mớ rau muống.v.v. Quan như thế, sao đòi hỏi dân phải mẫu mực, phải liêm khiết, không hôi của, không cướp giật?
Người dân Nhật như vậy vì họ đượng hưởng nền giáo dục nghiêm khắc và trong sạch; vì họ có những quan chức biết đau nỗi đau của dân, biết khóc cùng dân như ông giám đốc sở Điện lực Tokyo dù sự cố xảy ra là do thiên tai, chứ không phải do lỗi ở ông; vì họ có những vị bộ trưởng như Ngoại trưởng Seiji Maehara, từ chức và xin lỗi dân vì đã nhận số tiền ủng hộ của một nữ doanh nhân nước ngoài trị giá (chỉ có) 610 đô la trong một hoạt động gây quỹ; bởi họ có vị thủ tướng rớm rớm nước mắt từ xin từ chức vì không thực hiện được một trong các cam kết của mình… Ở Việt Nam có những quan chức mẫu mực như vậy không? Câu trả lời là một ngàn lần không! Thủ tướng Việt Nam vẫn tại vị sau hàng loạt các bê bối. Quan chức ta không ai chịu trách nhiệm khi thủy điện xả lũ chết dân, khi dân hàng ngày sập bẫy tử thần. Ông Lê Đức Thúy vẫn là chủ tịch Ủy Ban Giám sát Tài chính Quốc gia và lên Ti vi trả lời phỏng vấn về chính sách tiền tệ khi báo chí Úc đã không ít lần nhắc tên ông trong vụ nhận hối lộ 10 triệu đô la in tiền Polymer. Bác Nguyễn Trường Tô vẫn đủ can đảm ngày ngày xách cặp tới cơ quan làm việc khi cả nước biết chuyện chủ tịch tỉnh cởi truồng…
Thôi, đừng trách móc, đừng đòi hỏi ở người dân những phẩm chất mà ngay cả quan chức cũng không có! Đúng là nhà dột từ nóc dột xuống!
Còn tại sao ư?
Hồ Chí Minh khi sinh thời từng nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Dân tộc ta đã 81 “có” đảng. Như vậy, đại đa số dân chúng Việt Nam hiện nay là những người sinh ra và trưởng thành – như cách chúng ta thường nghe- “dưới ánh sáng của đảng”, “dưới sự lãnh đạo tài tình của đảng”. Vậy họ là sản phẩm từ sự gieo trồng của đảng mà ra. Không lẽ nói rằng tại đế quốc hay thế lực thù nghịch ư? Không lẽ ‘thành tích’ đánh đuổi đế quốc, thực dân , giành độc lập dân tộc, tăng trưởng kinh tế… là do đảng lãnh đạo, còn suy đồi đạo đức là do thiên tai? Xưa rồi, bây giờ không phải thời kỳ nói lấy được mà người ta vẫn tin.
Nghịch lý của Việt Nam là đời sống kinh tế càng đi lên thì nền đạo đức xã hội lại càng đi xuống.
Đó là bi kịch của dân tộc.
Chẳng biết bi kịch đó còn làm ai băn khoăn nữa không?
© Đàn Chim Việt
Dân trí VN thấp quá nên chúng ta thua kém Nhật Bản và nhiều nước kha’c. Bất kể chế độ nào cầm quyền đều không mang nhiều thay đổi nếu dân trí còn quá thâp.
Nếu bình tĩnh không tự ái thì phải chấp nhận sự thật là không chỉ hiện tại mà ngay cả thời “tổ tiên” chúng ta dân trí VN vẫn thấp kém so với thế giợi
Nhận thức sự thật không phải là điều xấu mà đó là bước đầu cần phải có cho sự tiến lên – nếu muốn.
Một câu nói ” bất hủ ” cũa tên cựu Tổng giám đốc VietNam Airline đã làm ngao ngán nhiều người : ” Tôi không thích ….Tôi chưa thích …” . Rồi , tên đương kim Chủ tịch Nguyễn Minh Triết nước nổ : ” Cuba ngủ , Viet Nam thức ….” . Đó là sự khác biệt giữa hai dân tộc Nhật và Việt Nam .
Thủ tướng CSVN Võ văn Kiệt , một nhân vật CS mà nhiều người Việt trong cũng như ngoài nước xem như là một nhân vật có tư tưởng tiến bộ , cỡi mở …Nhưng trước khi chết , ông này vẫn dối trá , không một chút xấu hổ ăn năn ” học tập tư tưởng đạo đức Bác Hồ . Tôi tin rằng , không thể tìm một người Nhật từ giới bình dân cho đến những nhà lãnh đạo có những hành động …(BBT cắt) như HCM khi tự ngồi viết một cuốn sách tự nâng bi mình như : ” Bác không có thời gian để nói về mình ( chỉ nói về mình thôi nha chứ chưa phải tự nâng bi mình đâu nhá ) ….15 tuổi Bác đã nhìn thấy những sai lầm cũa các Bậc Cha Chú như Nguyễn Trung Trực , Phan Bội Châu ….Bác vĩ đại hơn các bậc tiền nhân ….Bác là cha già dân tộc …17 tuổi Bác xuống tàu đi tìm đường cứu nước ….” , Rồi Bác chỉ tay lên ảnh cũa Mao và Stalin tuyên bố một câu nịnh bợ một cách bịnh hoạn , ngu xuẩn : ” Tôi bão đãm với các đồng chí , tôi có thể sai lầm nhưng hai đồng chí Mao , Stalin không bao giờ sai lầm …” , Khiếp !!! Tư tưởng và đạo đức để cho dân tộc VN noi gương và học hỏi đấy . Đạo đức cũa lãnh tụ như vậy nên mới có những đàn em nịnh bợ , hèn hạ …. (BBT cắt)
(BBT: Đề nghị bạn không gọi những người lớn tuổi đã khuất bằng “tên này”, “thằng nọ”)
So sánh Nhật Bán với VN nào?
Tôi đề nghị khi so sánh Việt Nam và Nhật Bản chúng ta nên nói rõ ràng đó là là VN dưới chế độ XHCN. Cá nhân tôi vẫn còn hãnh diện về nhiều hình ảnh và kỷ niệm tốt đẹp của Việt Nam yêu dấu dưới hai chính thể VNCH (miền Nam trước 1975). Chỉ trong vòng 20 năm ngắn ngủi nền giáo dục VN (cộng thêm văn hoá, âm nhạc) vẫn khởi sắc phát triển hơn hẳn 35 năm dưới chế độ CS này. Tuy đất nước lúc đó đang bị chiến tranh tàn phá nhưng đạo đức xã hội không bị suy đồi tàn tệ như thời buổi này. Không hề có cảnh nữ sinh đánh nhau ngoài đường và quay video tung lên Mạng, nam sinh đâm chém nhau, học trò đón đường đánh thầy giáo, bỏ thuốc độc hại Thầy Cô như bây giờ. Ngày xưa (VNCH) không hề có nạn “bằng giả, bằng đểu, bằng dỏm” như bây giờ.
Nói tóm lại, chế độ trong 35 năm CS đã dìm trí tuệ con người xuống bùn đen, nhân phẩm con người bị tha hoá cùng cực chỉ vì quan niệm “vô sản chuyên chính, đấu tranh giai cấp”.
Khi chủ nghĩa CS.đòi hỏi con người mới XHCN.thì tất cả cái gì thuộc về chế độ cũ đều phải bị tiêu diệt,
dù tốt đẹp đến đâu đi nữa.Điều đó có nghĩa là gì ? Nghĩa là đảng tạo nên 1 nền Văn hóa MỚI từ quyền
lực Chính trị của họ với 1 hệ thống được họng súng bảo vệ như Mao phán quyền lực sinh ra từ nòng
súng.Đây là điều TRÁI TỰ NHIÊN khi VC.cố sức dùng Chính trị để áp đặt cho bằng được thứ Văn hóa
mà chúng nhắm đến trong chế độ chuyên chế CS.
Do đó,hậu qủa không thể tránh được là văn hóa phải rập khuôn và mang đồng phục với chế độ chính
trị.Chính trị CS.dựa trên khủng bố bằng bạo lực và xảo trá bằng tuyên truyền nhồi sọ.Vậy thì điều sẽ
phải xảy ra là văn hóa không thể thoát khỏi nền tảng chính trị tạo ra nó.Thành thử không có gì lạ khi
cách xử sự của Nhật không cộng sản và VC.khác nhau 1 trời 1 vực.
Cái sai lầm nhất của VC.là tưởng rằng mình thắng trận nhờ thủ đoạn dối trá,gian manh nên trong thời
bình,VC. vẫn không chịu thay đổi cách hoạt động cho phù hợp với tình thế mới mà vẫn ngoan cố áp bức
đàn áp,nhất là nói “một đàng làm một nẻo” với chính người dân của mình.
Dù lý thuyết có tốt đẹp đến đâu mà thực tế trái ngược hoàn toàn thì làm sao người dân còn ngoan
ngoãn nghe theo được.Do đó,họ phải “nổi loạn” ở những lãnh vực không liên can gì tới tội phản động hay lật đổ cướp mất đặc quyền đặc lợi của VC.mà chúng luôn sẵn sàng tiêu diệt ai chống chúng.
Nói cho cùng,”thượng bất chánh,hạ tất loạn”.Quyền lực chính trị không đàng hoàng,được tổ chức như một hội kín kiểu mafia,thảo khấu.Đảng viên CS.chỉ chiếm 3 triệu người trên 80 triệu dân mà Quốc Hội
gọi là cơ quan quyền lực cao nhất thuộc về dân lại cho phép hơn 90% là đảng viên thì sao gọi được
một cách ngược ngaọ như thế cơ chứ ? LỪA và KHINH dân trắng trợn !
Trách nhiệm này hoàn toàn thuộc về nhà cầm quyền đã làm dân mất niềm tin vào cuộc sống LƯƠNG
THIỆN cũng như mất niềm tin vào giá trị đạo đức làm người bình thường.
Nhật họ dạy con cháu sống trong Thực Tế,VN dạy con cháu sống trong Hoang Tưởng.
Lão tữ nói : làm thầy thuốc sai , chết 1 người
Làm chính trị sai , chết một thời.
Làm văn hóa sai , chết một dân tộc.
ĐCSVN đã làm hai cái sai : chính trị và văn hóa. Phải thấy được điều này , bài trừ đảng cướp cộng sản thì dân tộc mình mới tránh khỏi thảm kịch được.
Nói, phê bình, ý kiến… thì dễ lắm. Cứ đến phi trường LA hay SF sẽ thấy những người về thăm quê hương lên máy bay như thế nào. Xin đừng chụp cái nón cối lên đầu tôi như bác Vìện đã làm. Tôi đã dùng búa đập vào nón cối từ năm 1975.
MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HÓA, VÀ ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
Kinh tế, xã hội đời sống, và văn hóa luôn luôn tương tác với nhau.
Kinh tế đặt nền tảng trên xã hội, đời sống đặt nền tảng trên văn hóa, đó là chuyện hiển nhiên, thường tình. Nhưng xã hội là gì, đó là thực tại tập hợp những con người đáng sống, một cách khách quan.
Nhưng con người đang sống đó, tất nhiên bị ràng buộc bởi chính trị, bởi pháp luật, bởi dư luận xã hội, nói chung là bởi thế giới cụ thể và thực tiển. Tất cả cái khung đó, nổi bật lên nhất, hay có tính bản lề và quyết định nhất, vẫn không nói được là không có sự quy thuộc, hay sự đóng khung bởi chính trị. Bởi chính trị là mọi khía cạnh thực thi quyền lực chung của xã hội. Con người làm chính trị để quy định lại con người. Thế nên nếu hiểu chính trị một cách nhẹ nhàng, thoải mái, tức là sự định hướng tổng quan cho xã hội, chính trị đó trở nên linh hoạt, gần với sự dân chủ tự do hơn.
Ngược lại, nếu hiểu chính trị là cái gì ghê gớm, như một hàng rào thép để khu xử con người, chính trị đó thành trở nên nặng nề, hắc ám, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội.
Nói cách giản đơn dễ hiểu, chính trị là công cụ để phục vụ mọi mục đích tốt, cần thiết cho kinh tế, văn hóa, mà ý nghĩa cao nhất và cuối cùng vẫn là văn hóa. Chính trị tự nó không có mục đích riêng, tự thân, mà chỉ có văn hóa mới có mục đích tự thân, xa nhất, cao nhất.
Nên xem văn hóa có thể biết hoặc đánh giá về chính trị mà không thể ngược lại. Đó là quy luật tự nhiên của mọi nước, mọi thời, mọi nơi cũng vậy.
Coi dòng sông thì có có thể biết được nguồn chảy, đó là lẽ tự nhiên.
Cho nên luôn luôn phải xây dựng một nền chính trị tốt, để có được một xã hội tốt, một nền kinh tế tốt, và một nền văn hóa tốt. Đó là trách vụ cũng như yêu cầu góp phần của tất cả mọi người, không trừ một ai, mà không phải chỉ của riêng ai, trong toàn thể đời sống xã hội, ở đâu, quốc gia nào, và thời đại nào cũng thế.
VHT
Võ Hưng Thanh viết: “Cho nên luôn luôn phải xây dựng một nền chính trị tốt, để có được một xã hội tốt, một nền kinh tế tốt, và một nền văn hóa tốt.”
Quan niệm xây dựng chính trị tốt để có xã hội tốt, kinh tế tốt, văn hóa tốt đã đưa đến kết quả là xã hội vô đạo đức tại Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam. Chính trị tốt chỉ có khi có con người tốt. Có con người tốt khi có văn hóa tốt. Còn theo nghĩ theo kiểu phải có chính trị tốt trước thì dùng mọi thủ đoạn để đoạt lấy chính quyền để xây dựng chính trị tốt rồi sau mới có kinh tế tốt, văn hóa tốt. Khi dùng mọi thủ đoạn để đoạt và giữ quyền hành thì sẽ xem văn hóa chỉ là công cụ cho chính trị thì sẽ xuyên tạc văn hóa để phục vụ cho việc bảo vệ quyền hành, xem đạo đức chỉ là phương tiện để phục vụ cho quyền lãnh đạo của đảng mình mà không xem đạo đức là điều nghiêm túc mà mọi người phải tuân thủ. Từ đó dẫn đến tình trạng đảng mình làm điều xấu thì được, còn người khác làm thì lên án, bỏ tù. Quan niệm phải có chính trị tốt để có văn hóa tốt là quan niệm lộn ngược, lấy gốc làm ngọn lấy ngọn làm gốc.
Có một cụ già trước đây làm việc cho Hải Quan tại miền Nam trước 75 khi nghe kể chuyện dân Nhật bị thiên tai mà không thấy ai đi hôi của đã kể rằng trong mấy chục năm làm việc tại Hải Quan Cảng Sài Gòn ông ta thấy các tàu vận tải hàng hóa của Nhật chẳng bao giờ bị phạt về tội chở hàng lậu. Người Nhật nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ như vậy. Không bao giờ buôn lậu nhưng nước Nhật có vì thế mà nghèo đâu! Nhật bị chiến tranh tàn phá, dân không mánh mung buôn lậu mà thu nhập bình quân đầu người vẫn cao nhất Á Châu. Họ làm giàu là nhờ mỗi người cần cù làm việc. Làm một cách lương thiện. Làm một cách tận tâm. Làm việc có thực chất chứ không bày vẽ rồi báo cáo láo. Làm việc tận tâm, để ý lo đến từng chi tiết để làm cho chu đáo thì mệt hơn là làm láo lếu cho nhanh rồi bỏ đi chơi. Nhưng họ xây dựng sự giàu có của nước họ bằng cách đó.