Những tác phẩm, những con người.
Trong cuộc đời chúng ta đã sống, chúng ta đọc, xem, nghe, nhìn nhiều thứ. Có thể là cuốn sách, có thể là gặp một con người. Trong những trường hợp đó, sự nghe, xem, đọc để lại trong chúng ta mỗi người một điều khác nhau.
Và những điều đó có giúp gì chúng ta không? Trong cả cuộc đời hay trong một khoảng thời gian nào đó trong đời?
Lửa Yêu Thương, Lửa Ngục Tù của Re Mác là cuốn sách xuất bản tại Nam Việt Nam trước năm 1975. Sau này không tái bản, nội dung kề về một người tù trong trại tập trung của Đức Quốc Xã. Người tù chỉ có số hiệu 505, tác phẩm không hề đề đến tên anh ta là có chủ ý. Tác giả muốn xây dựng nhân vật của mình trong con mắt bạn đọc là một nhân vật bình dị, không phải là anh hùng. Với ý đồ như vậy, 505 sống một cuộc sống khắc nghiệt trong vòng kiềm tỏa nghiệt ngã, khốc liệt của chế độ phát xít Đức, cách sống anh ta bình dị, nhẩn nha, lặng lẽ. Không hề oán thán, không hề phản đối , 505 như người câm điếc để đi qua những năm tháng đọa đày khắc nghiệt đó với một hình ảnh khắc sâu vào trong tâm trí người đọc, hình ảnh của một con người bình dị trước gian nan.
Quần Đảo Gu Lắc hay còn gọi là Tầng Đầu Địa Ngục của nhà văn Nga đoạt giải Nobel năm 1973 cùng với tác phẩm Một Ngày Trong Đời của I Van .. Tác giả Zốt Nít Xin cũng miêu tả nhân vật của mình đối mặt và vượt qua đọa đầy khắc nghiệt bằng một sự bình thản, một thái độ nhẹ nhàng trước những gian lao.
Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn cũng tương tự như vậy, nhân vật Tuấn trong tác phẩm trải qua 5 năm trong nhà tù với một tinh thần hiền hòa, trong trẻo. Tuấn không hề oán thán, không hề bức xúc , nóng nảy trước những điều phi lý. 5 năm trong tù vì tội viết một tác phẩm mà người ta cho là có hàm ý không tốt là một quãng thời gian chua chát cho kẻ có vợ dại, con thơ. Nhưng không vì thế mà nhân vật trong CKN200 một lần nào thể hiện sự bất mãn, sự gay gắt. Tuấn nhìn sự việc đau đớn mà anh trải qua bằng con mắt bình tĩnh như đó là một quy luật của cuộc đời.
Những con người ở trong những tác phẩm danh tiếng nêu trên đều có chung một sự mềm mỏng, ôn hòa và bình thản đón nhận những điều mà những người khác khó có thể kiềm chế bức xúc. Nhưng nếu chúng ta hiểu hoàn cảnh, thời thế mà họ đã sống, chúng ta mới thấy thái độ của họ chính là cái quý nhất để những tác phẩm này trở nên vô giá.
Trong muôn vàn các nhà sư mà tôi đã gặp. Sư ông Minh Tri là người gây ấn tượng nhất, sư ông khiêm tốn, giản dị vô cùng. Sư ông hay làm việc thiện, sau bao năm tu hành khi nhiều người đồng trang đã trở thành trụ trì ở những ngôi chùa đầy bổng lộc, có xe hơi, đồ đùng đắt tiền, tiền tiêu xênh xang. Thì sư ông Minh Tri vẫn lặng lẽ miệt mài bên kinh sách. Thái độ lúc nào cũng ung dung, nhẹ nhàng với nụ cười tủm tỉm trên môi. Không bao giờ sư ông giận hay có những lời nói hơi nặng với ai. Mỗi lời sư ông nói đều mang tính nhân bản, hướng tới cái thiện. Không bao giờ thấy sư ông vội vã trong cử chỉ , lời nói. Cảm giác như ngài đứng bên ngoài mọi sự để nhìn chúng dịch chuyển. Hàm dưỡng tâm đến mức ấy quả là thiên hạ ít người có được.
Người cũng làm tôi nhớ đến là Linh Mục Nguyễn Ngọc Nam Phong, vị linh mục luôn có nụ cười thường trực trên môi. Đến nỗi Tí Hớn nhà tôi về nhà hỏi bố rằng.
- Bố ơi sao Cha Phong lúc nào cũng cười thế.
Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong là người giản dị, từ những bộ quần áo ông mang trên người đến đôi dép xăng đan. Có lẽ quần áo của ông không quá ba bộ. Quanh năm chỉ thấy ông mặc hai cái quần ka ki mầu sậm, hai cái áo phông, một cái áo len sọc ngang, một cái áo khoác mùa đông của bộ đội. Năm nay thấy linh mục có thêm cái áo khoác màu đen cũ, chắc của ai cho. Dù nắng hay rét đến mấy, linh mục Phong vẫn đi đôi dép xăng đan. Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong cũng chú tâm làm việc từ thiện, chăm chút cho những người tàn tật, khó khăn như sư ông Minh Tri. Cả hai ngài đều khiêm tốn, bình dị. Chưa bao giờ thấy họ nói những lời to tát, hoa mỹ, khoa trương. Những lời của họ đều hòa nhã, khiêm nhường. Trước mọi sự việc họ đều cẩn trọng đón nhận và xử lý với thái độ khiêm nhường, thiện ý.
Có lẽ trong quãng thời gian dài ở lại Sài Gòn này, tôi sẽ tìm một chỗ yên tĩnh để ngẫm nghĩ về những tác phẩm đã đọc, những con người mà tôi đã gặp. Một quãng thời gian để chiêm nghiệm kỹ về những cách sống trên đời.
© Người Buôn Gió
Này bác Nguyễn Hữu Viện, Có “Tếu” thì cũng nên vừa phải thôi đấy nhé! Nếu bác tiếp tục như ri thì khó mong có “chiếu khán” để vào xứ VIỆT đâu đấy!
Chúc bác khỏe để TẾU dài dài.
Trang Thuận Phong
Tự trong đời sống mất mác xã hội và nhân sinh, của một quốc gia đầy rẫy diễn biến chính trị, tạo nên một số bộ phận con người, có những trước tác hiển hách là điều hiển nhiên!
Người Buôn Gió… Lành (như lời ông Nguyễn Hữu Viện), cũng là một điển hình.
Vũ Đình Kh.
Trân trọng tặng Người Buôn Gió
Góp thêm chút gió cho người,
Là thêm chút nghĩa cho đời đó chăng?
Nhân sinh đâu phải vĩnh hằng,
Một câu nhân ái cũng bằng trăm năm.
Bùi Tân Phong
11:35, 2010-03-12