WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cách mạng Tân Hợi 10-10-1911: Góp ý với báo chí Việt Nam RFI và BBC

Thượng Hải trong cuộc Cách mạng Tân Hợi 1911. Ảnh Wikipedia

1/ RFI trong bài “Đài Loan bác bỏ đề nghị thống nhất cuả Bắc Kinh“:

Trích: “Đúng một trăm năm trước, cuộc Cách mạng Tân Hợi ngày 10/10/1911 do Quốc dân đảng lãnh đạo nổ ra tại Vũ Xương, đã làm sụp đổ hoàn toàn chế độ phong kiến nhà Thanh, khai sinh ra nước cộng hòa Trung Hoa Dân Quốc. Đến năm 1949 do bị thua trong cuộc nội chiến Quốc – Cộng, phe Quốc dân đảng và khoảng hai triệu người quốc gia phải chạy ra đảo Đài Loan, còn Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.”  Hết trích.

Quốc Dân Đảng không hề “cầm đầu” cuộc cách mạng Vũ Xương. Thực ra cuộc “cách mạng vũ Xương” là một cuộc nổi dậy của một đội “tân binh” mới tuyển mộ đóng ở trại Vũ Xương, theo chương trình hiện đại hóa quân đội trong thời kỳ nhà Thanh đang suy. Sự nổi dậy ngày 10 tháng 10 năm 1911 không gặp sự đàn áp của triều đình do đó lan rộng khắp các địa phương thuộc tỉnh Hồ Bắc. Trong một ngày quân « cách mạng » kiểm soát toàn tỉnh. Lý Nguyên Hồng nhân cơ hội nắm lấy lãnh đạo và tuyên bố ly khai, thành lập nền cộng hòa đồng thời kêu gọi các tỉnh khác nổi dậy.

Trong khi đó Tôn Dật Tiên vẫn còn đang bôn ba ở hải ngoại (Denver, Hoa Kỳ). Nghe được tin Vũ Xương nổi dậy, ông tức tốc đi sang Anh, Pháp thuyết phục nước này ủng hộ chính phủ cách mạng. Ông về Thượng Hải vào tháng 12 năm 1911; ngày 29 thì được lãnh tụ 16 tỉnh ly khai bầu làm Tổng Thống lâm thời Cộng Hòa Trung Hoa, đặt bản doanh tại Quảng Châu (Quảng Đông). Nước “Cộng Hòa Trung Hoa” đầu tiên được chính thức thành lập ngày 1 tháng giêng năm 1912. Nhưng ngày 12 tháng giêng 1912 hoàng đế Thanh triều thoái vị với điều kiện phải để Viên Thế Khải lên làm Tổng Thống. Tôn Dật Tiên vì không có thế lực phải thoái lui. Từ lúc đó, ông ý thức được sự cần thiết của một đảng chính trị. Tháng 8 năm 1912 ông thành lập Quốc Dân Đảng, sau đó du hành trong các tỉnh để phổ biến Tam Dân chủ nghĩa.

Cuộc cách mạng Vũ Xương 10-10-1911 thành công, không sử gia nào phản đối là không do công trình của Tôn Dật Tiên, nhờ những cuộc diễn thuyết, các bài báo, tiểu luận… loan truyền Dân Tộc chủ nghĩa, là một trong ba nguyên tắc cơ bản của Tam Dân chủ nghĩa. Nhưng nói đó là do “Quốc Dân Đảng” lãnh đạo thì không đúng.

Cũng như khi nói cuộc cách mạng Vũ Xương khai sinh ra “Cộng Hòa Dân Quốc. Đến năm 1949 do bị thua trong cuộc nội chiến Quốc – Cộng…” thì cũng không đúng. Vì nền cộng hòa dân quốc do Tôn Dật Tiên lãnh đạo chỉ tồn tại có vài ngày.

Sau khi nhà Thanh thoái vị, Viên Thế Khải lên làm Tổng Thống và có ý định tái lập đế chế như không thành. Tôn Dật Tiên không cộng tác phải đi lưu vong. Đến ngày 6-6-1916 thì họ Viên đột tử. Tôn Dật Tiên trở về lập “chính phủ quân phiệt” ở Quảng Đông mà ông là Đại Nguyên Soái. Lúc này Trung quốc chia rẻ trầm trọng do nạn “sứ quân”, mỗi sứ quân cát cứ một vùng (mà Tôn Dật Tiên là một, tại Quảng Đông). Năm 1921 Quảng Đông trở thành một nước cộng hòa độc lập do Tôn Dật Tiên làm tổng thống. Cho đến khi mất 12-3-1925 Tôn Dật Tiên chưa bao giờ được làm Tổng thống một nước Trung Hoa thống nhất.

2/ BBC: Trích “Cách mạng Tân Hợi 10/10/2011 và tư tưởng của Tôn Trung Sơn đã có những di sản lịch sử to lớn, tuy Trung Quốc đi theo chủ nghĩa cộng sản, còn Đài Loan vốn trung thành với đường lối dân chủ tư sản (dân tộc, dân chủ, dân sinh) của Tôn Trung Sơn, trở thành một quốc gia theo thể chế dân chủ”. Hết trích.

Ý nghĩa của câu vừa trích, nếu không lầm, thì Đài Loan nhờ “trung thành với đường lối dân chủ tư sản (dân tộc, dân chủ, dân sinh) của Tôn Trung Sơn”, nên mới “trở thành một quốc gia theo thể chế dân chủ.”

Nếu vậy thì không đúng.

Tam Dân chủ nghĩa không hề có chủ trương xây dựng một chế độ cộng hòa trên nền tảng tự do dân chủ như đã thấy hiện nay tại Đài Loan. Đài Loan chỉ mới được dân chủ hóa vào thập niên 90, qua nhân vật Lý Đăng Huy, tuy thuộc Quốc Dân Đảng, nhưng là người gốc Đài Loan. Trong hai nhiệm kỳ (1992-2000), ông này đã thỏa mãn một số đòi hỏi của trí thức Đài Loan về vấn đề chính trị. Đài Loan thực sự dân chủ sau khi ông Trần Thủy Biển đảng Dân Tiến thắng cử vào năm 2000.

Tam Dân chủ nghĩa của Tôn Dân Tiên chủ trương xây dựng nền cộng hòa qua ba thời kỳ, trong đó có thời kỳ quân phiệt, thời kỳ chuyển tiếp và cuối cùng là thời kỳ hiến định. Có hai giai đoạn Trung Hoa được áp dụng gắt gao chủ nghĩa Tam Dân là nhà nước Nam Kinh và nhà nước (Đài Loan) đều do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo. Ta thấy cả hai nhà nước này đều là nhà nước độc tài, đảng trị và gia đình trị. Khi Tưởng Giới Thạch chết (5-4-1975), con là Tưởng Kinh Quốc lên nắm quyền, vẫn do gia đình họ Tưởng và quốc Dân đảng lãnh đạo.

Hiện nay, đã có nhiều tiếng nói từ trí thức Đài Loan cảnh báo sự trở lại của nền độc tài, do việc Quốc Dân Đảng đang tìm cách thống trị trở lại sinh hoạt chính trị tại Đài Loan.

3/ BBC: Trích: “Cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ 20, từ nhà yêu nước Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh cho tới Hồ Chí Minh, đều chịu tác động của tư tưởng Tôn Trung Sơn” . Hết trích.

Tôi cho rằng ở đây có thể có ngộ nhận vì cụ Phan Châu Trinh, theo tôi, chịu nhiều ảnh hưởng của Khang Hữu Vi hơn là ảnh hưởng của Tôn Trung Sơn. Ta thấy Phan Châu Trinh theo khuynh hướng duy tân, tranh đấu ôn hòa, nương vào thực dân Pháp để nâng cao dân trí và phát triển (hạ tầng cơ sở) đất nước, tức ảnh hưởng lý thuyết của Khang Hữu Vi. Trong khi Phan Bội Châu thì chủ trương làm cách mạng, đấu tranh bạo động, tức theo khuynh hướng của Tôn Dật Tiên.

Khang Hữu Vi chủ trương canh tân đất nước và cải cách chế độ, từ quân chủ chuyên chế thành quân chủ lập hiến với mô hình của Anh Quốc. Ông là cha đẻ của cuộc “cách mạng 100 ngày”. Trong khi Tôn Dật Tiên chủ trương “cách mạng”, lật đổ Thanh triều để xây dựng một nền cộng hòa. Chữ “cách mạng” ở đây (có nguồn gốc Nhật Bản) có ý nghĩa là lấy lại cái “thiên mạng”. Hai ông Tôn và Khang đã từng bút chiến với nhau về vấn đề “cách mạng”. Khang Hữu Vi nhắc kinh nghiệm của cuộc cách mạng Pháp 1789 để cảnh cáo về một sự đổ vỡ toàn diện của nước Trung Hoa. Thực tế thì cuộc cách mạng Tân Hợi đã gây ra đỗ vỡ ghê gớm, vì đã tạo nên nạn sứ quân trong suốt một thời kỳ dài khoảng 4 thập niên. Mức độ đổ vỡ này tuy vậy cũng đã dịu bớt do cuộc Thế giới đại chiến 1914-1917.
Dầu thế nào, khi nói rằng cụ Phan Châu Trinh chịu ảnh hưởng của Tôn Văn, theo tôi, là điều gượng ép.

4/ Tôi nhận thấy rằng hiện nay một số trí thức, học giả, báo chí Việt Nam… ca ngợi Tôn Dật Tiên và Tam Dân chủ nghĩa một cách quá mức, vượt mọi giới hạn của thực tế cũng như sự thật lịch sử. Theo tôi dây là điều không nên làm.

© Trương Nhân Tuấn

© Đàn Chim Việt

5 Phản hồi cho “Cách mạng Tân Hợi 10-10-1911: Góp ý với báo chí Việt Nam RFI và BBC”

  1. Minh Đức says:

    Trích: Tôi nhận thấy rằng hiện nay một số trí thức, học giả, báo chí Việt Nam… ca ngợi Tôn Dật Tiên và Tam Dân chủ nghĩa một cách quá mức, vượt mọi giới hạn của thực tế cũng như sự thật lịch sử.

    Đề cao Tam Dân Chủ Nghĩa có lẽ là vì Tam Dân Chủ Nghĩa vẽ ra một cái thiên đường treo, nghĩa là hứa hẹn sẽ tiến đến dân chủ, nhưng phải đi qua giai đoạn độc tài trước đã. Tam Dân Chủ Nghĩa như thế phù hợp với chủ trương “dân chủ tiệm tiến” của chính quyền CSVN hiện nay. Thời xưa bó cỏ trước mặt con lừa là thiên đường Cộng Sản. Ngày nay được thay bằng bó cỏ mới, Dân Chủ của Tam Dân Chủ Nghĩa.

    Ông Lý Quang Diệu không hứa hẹn dân chủ trong tương lai với dân Singapore, nhưng ông bắt người của ông phải trong sạch, không tham nhũng ngay trong hiện tại.

  2. Minh Đức says:

    3/ BBC: Trích: “Cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ 20, từ nhà yêu nước Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh cho tới Hồ Chí Minh, đều chịu tác động của tư tưởng Tôn Trung Sơn” .

    Phan Bội Châu nhìn vào Nhật Bản duy tân nên sang Nhật cầu việc và gửi thành niên qua Nhật học về võ bị. Còn Phan Chu Trinh cũng theo gương Nhật mà mở mang dân trí. Khang Hữu Vi thì cũng theo gương Nhật mà muốn canh tân Trung Hoa. Các ông họ Phan hoạt động trước khi Cách Mạng Tân Hợi thành công năm 1911. Cách Mạng Tân Hợi có thể làm các ông này phấn khởi nhưng trước đó họ đã có ý định canh tân đất nước. Hồ Chí Minh ra đi năm 1912 nhưng không phải vì do thấy Cách Mạng Tân Hợi thành công mà ra đi. Ông Hồ chỉ muốn tìm nước lớn để dựa vào mà đánh Pháp rồi sau chọn chủ nghĩa Cộng sản. Khi đã chọn chủ nghĩa CS thì xem tất cả các chủ nghĩa khác đều là phản động. Người chịu ảnh hưởng của Tam Dân Chủ Nghĩa và Cách Mạng Tân Hợi nhiều nhất là Nguyễn Thái Học. Nguyễn Thái Học lập Việt Nam Quốc Dân Đảng năm 1927 với mục tiêu đánh đuổi Pháp, dùng Tam Dân Chủ Nghĩa là tư tưởng chủ đạo.

  3. Minh Đức says:

    Trích: Tam Dân chủ nghĩa không hề có chủ trương xây dựng một chế độ cộng hòa trên nền tảng tự do dân chủ

    Nói rằng Tam Dân Chủ Nghĩa chủ trương xây dựng chế độ cộng hòa trên nền tảng tự do dân chủ tôi cho là không sai. Mục đích cuối cùng của Tam Dân Chủ Nghĩa là xây dựng một chế độ Ngũ Quyền Phân Lập, trong đó có các quyền Hành Pháp, Tư Pháp, Lập Pháp như các nước Tây Phương và thêm hai quyền Khảo Thí và Giám Sát. Đây là mục tiêu của Tam Dân Chủ Nghĩa. Về cách thực hiện thì qua 3 giai đoạn: Quân Chính, Huấn Chính và Hiến Chính. Quân Chính là thời kỳ còn loạn lên dùng quân đội cai trị, Huấn Chính là thời kỳ giáo dục cho dân biết về dân chủ, Hiến Chính là thời kỳ dân chủ cho dân được các quyền tự do. Việc Tưởng Giới Thạch cai trị độc tài được biện minh là vì còn loạn nên ở trong giai đoạn Quân Chính. Nhưng ngay cả trong giai đoạn Quân Chính thì cái tương lai Dân Chủ vẫn là sự hứa hẹn của chế độ Đài Loan với dân. Vì thế mà dân Đài Loan tranh đấu đòi dân chủ là đòi đi đến giai đoạn Hiến Chính mà Tam Dân Chủ Nghĩa đã hứa hẹn. Chữ “chủ trương” ở đây có nghĩa là người soạn ra Tam Dân Chủ Nghĩa có ý muốn như thế. Vì Tưởng Giới Thạch nuôi mộng tái chiếm Hoa Lục nên trì hoãn giai đoạn Huấn Chính mà kéo dài giai đoạn Quân Chính. Thực ra vào giữa thập niên 1920, có lúc Tưởng Giới Thạch lúc đó còn ở Hoa Lục tuyên bố sẽ bước qua giai đoạn Huấn Chính vì thấy các sứ quân đã phục tùnh mình, nhưng rồi xảy ra tranh chấp Quốc Cộng nên giai đoạn Huấn Chính bị hoãn lại.

    Vào giai đoạn Tưởng Giới Thạch cai trị Đài Loan thì quốc hội Đài Loan toàn là đảng viên Quốc Dân Đảng. Đó là lối quốc hội hình thức theo kiểu các chế độ độc tài của Phát Xít Ý, Đức Quốc Xã, Liên Xô… Nhưng ông Tôn Dật Tiên soạn Tam Dân Chủ Nghĩa trước khi Lê Nin, Mussolini và Hitler xuất hiện và lên cầm quyền, nghĩa là trước lúc có trò ma giáo lập quốc hội giả thì ông ta đâu có ý định là Lập Pháp chỉ là quốc hội giả vờ mà ông ta muốn có quốc hội do dân bầu lên thật như ông ta đã thấy lúc đó tại các nước Tây Phương, nghĩa là chủ trương có một nước dân chủ.

  4. Vương Khiết says:

    Đúng vậy,chẳng có gì phải ca ngợi Tôn Dật Tiên một cách thái quá cả.Ở Trung quốc, dù là Tần thủy hoàng hay Tôn Dật Tiên,Mao trạch Đông hay Hồ cẩm Đào .v.v. đều mang trong mình tư tưởng bành trướng đại hán như nhau cả.Việt Nam ta phải luôn luôn cảnh giác .

    • Người San Jose says:

      Khi nói đến Việt Nam thì Tần-thỉ-Hoàng và Tôn-dật-Tiên cùng nhất-trí với nhau.

Leave a Reply to Vương Khiết