Phiên tòa lịch sử: Thành viên kiện chủ tịch cộng đồng
Trạng sư bên phía Cộng đồng cũng nhấn mạnh đến những từ ngữ liên quan đến từ cộng sản (communist). Như đã trình bày phía bên trên do đương đơn kiện ông Nguyễn Thế Phong đã tuyên bố ông là cộng sản, là tay sai cộng sản và đánh phá cộng đồng. Để tránh trường hợp trạng sư bên ông Anh chứng minh rằng ông Phong đã “ám chỉ” ông Anh như trên. Về phía Cộng đồng mọi người biết rất rõ đây chỉ là những điều vu cáo không có bằng chứng cụ thể. Suốt phiên tòa, từ ngữ “cộng sản” đã trở thành trọng tâm của vụ kiện.
Cũng cần nói ngày thứ tư tuần lễ kế tiếp 17-3-2010, ông Nguyễn thế Phong được tòa mời lên làm chứng về những cáo buộc. ông Phong đã phải giải thích rõ ràng cho câu hỏi bà quan toà về sự khác biệt giữa 2 từ ngữ “làm lợi cho cộng sản” (benefiting communist) và “tay sai cộng sản” (communist henchman). Ông phong cũng giải thích từ “phá họai” trong tiếng Việt chỉ nghĩa là làm giảm tiềm năng (undermining) chứ không phải là phá vỡ hay phá đổ (sabotage) như phía đưa đơn đã dùng.
Tiếp đến ông Võ Ngọc Anh đã đựơc mời lên để làm chứng trước tòa mọi dữ kiện đưa đơn. Ông Anh cho biết ông là một cựu sỹ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Sau năm 1975, ông bị tù cải tạo và sau đó bị đuổi đi vùng kinh tế mới. Ông đến Úc và từ lâu đã tham dự các sinh họat cộng đồng. Ông là Chủ tịch Hội Thiện Chí Tỵ Nạn Việt Nam …
Ông cho biết theo lời kêu gọi của ông Nguyễn thế Phong, ông tham dự một cuộc biểu tình tại Dallas Brook Hall ( Duyên Dáng Việt Nam ) với trên 3,000 người tham dự. Ông cho biết cuộc biểu tình đã xảy ra xô sát (sự thực là một người đàn bà bị ngất xỉu vì trời hôm đó quá nóng, và một cậu bé đã bị an ninh của cộng sản đánh khi em vào bên trong hội trường và hô to các khẩu hiệu “Freedom for Vietnam”, “Democracy for Vietnam”, “Human Rights for Vietnam”). Ông cũng cho biết không tham dự nhưng tới xem ba đêm biểu tình tại nhà hàng Đại Dương vào tháng 6-2008.
Ông cho biết trước ngày 16-2-2009, ông và bốn người bạn có ý định vào ngày này sẽ đến nhà hàng tại Crown Casino dùng bữa. Ông lên website Ánh Dương và biết đựơc có cuộc biểu tình. Các bạn ông đề nghị ông gọi điện thọai đến nơi này để xem nhà hàng có mở cửa hay không? Ông gọi lại và nhân viên giữ máy có thể không hiểu ông nói gì nên đã ghi sai những điều ông đã nói về lý do cuộc biểu tình. ( Theo ghi chú từ nhân viên giữ cuộc biểu tình chỉ do một nhóm người Việt chống việc cờ bạc. Đây chính là lý do ông Nguyễn Thế Phong triệu tập cuộc họp.)
Ông Anh cho biết ông không tham dự cuộc họp ngày 15-3- 2009. Nhưng có một số người đã gọi điện thọai báo cho ông rằng trong cuộc họp ông Phong tuyên bố ông là cộng sản, là tay sai cộng sản và đánh phá cộng đồng. Như vậy bằng chứng của ông Anh có thể chỉ từ các nhân chứng tham dự cuộc họp nói trên.
Theo ông Anh việc khép ông như trên là một phỉ bang danh dự cá nhân ông. Theo ông khi bị khép như trên người bị khép có thể gặp vấn đề với các thành viên khác trong cộng đồng. Tại các quốc gia Tây Phương khác người bị khép như vậy còn bị tấn công. Vì thế ông đã phải ngủ qua đêm tại các nhà người quen bạn bè … Trong thời gian qua ông bị suy thoái tinh thần, ăn ngủ không được …
Một chuyện đáng tiếc đã xẩy ra. Gần 4 giờ chiều, bà chánh án đột nhiên lên tiếng đại khái “đây không phải là chỗ giải trí để ngồi mà mỉm cười, nếu quý vị không thể ngồi thẳng lên, thì xin mời qúy vị rời khỏi phiên tòa” Người viết giật mình biết bà chánh án nói về mình, vì người viết ngồi trong góc nghiêng mình hẳn sang một bên để có thể thấy ông Anh đang được trạng sư của ông chất vấn, tay ghi những điểm chánh ông Anh đang trình bày trước tòa. Bà chánh án nhìn người viết và báo cho biết “phải rời khỏi tòa ngay tức thì”. Người viết đã tuân thủ lời bà và được biết sau đó bà tuyên bố chấm dứt phiên tòa ngày hôm ấy. Nhiều người nhận xét khuôn mặt của người viết luôn luôn nở một nụ cười. Có lẽ bà chánh án có cảm tưởng là người viết không nghiêm trang tôn trọng tòa án. Là lần đầu tiên dự tòa, người viết nhận đây là điều vô tình đáng tiếc. Người viết thật buồn và biết lỗi do mình gây ra để không tái phạm trong ba ngày sau đó.
Ngày thứ năm 11/3/2010, ông Võ long Anh lại được mời lên tiếp tục làm chứng cho vụ kiện và được trạng sư hai bên chất vấn về các bằng chứng và dữ kiện. Sau đó là nhân chứng của bên đưa đơn lên làm chứng. Chứng cớ duy nhất là một biên bản do ông Trần Đức Vũ (còn được biết dưới tên Vương Thiên Vũ) viết trong cuộc họp và sau cuộc họp. Tuy vậy khi được trạng sư Cộng đồng chất vấn, ông Vũ đã không chứng minh được đây là một biên bản đáng tin cậy. Nói cách khác những lời chứng của ông không đáng tin cậy để có thể sử dụng phán xét vụ kiện. Sau này bà chánh án đã quyết định chứng cớ này không có giá trị để sử dụng trong phiên tòa.
Phía đưa đơn cũng mời một nhân chứng khác là ông Nguyễn Hải Đăng người cũng đã tham dự buổi họp ngày 15-3-2009 lên làm chứng. Ông Đăng cho biết đã không nghe ông Phong nói ông Võ Ngọc Anh là cộng sản, là tay sai cộng sản và đánh phá cộng đồng. Bắt đầu buổi họp ông Phong có dùng từ tay sai, nhưng đến khi bàn thảo về việc làm của ông Võ ngọc Anh, ông Phong đã không còn dùng từ này. Vào ngày 22-03-2010, phán quyết cuối cùng của Bồi thẩm đòan đã dựa trên lời thẩm vấn của hai ông Nguyễn Thế Phong (bị đơn) và Nguyễn Hải Đăng (nhân chứng phía nguyên đơn). Các lời chứng khác đều đáng tin cậy và minh bạch, các bồi thẩm viên muốn xét thật kỹ hai lời thẩm vấn trên để đối chiếu các bằng chứng.
Sau đó đến phiên ông Phong và các nhân chứng phía Cộng Đồng được gọi lên. Tất cả đều xác nhận không một người nào nói ông Võ Ngọc Anh là cộng sản, là tay sai cộng sản và đánh phá cộng đồng. Cô Mai Lan Cựu Tổng thư ký đã được chất vấn khá kỹ về biên bản của buổi họp ngày 15-3-2009, để minh xác đây là một biên bản trung thực đáng tin cậy để có thể sử dụng trong phiên tòa.
Ngày thứ sáu 19-3-2010, trạng sư hai bên tóm tắt và trình bày đến bồi thẩm đòan nhằm thuyết phục các bồi thẩm viên mang lẽ phải về phía mình. Trạng sư bên Cộng đồng tiến sỹ Matthew Collins đã mở đầu đại khái như sau: trong những ngày qua ông đã rất vui khi đại diện cho cộng đồng một tập thể trong đó có nhiều người đã đổi sinh mạng của mình chỉ để được hưởng quyền tự do ngôn luận và hôm nay trước tòa ông đại diện cho cộng đồng này để bảo vệ quyền tự do ngôn luận của họ trên nước Úc …
Buổi sáng ngày thứ hai, 21-3-2010, đến phiên bà chánh án chính thức giải thích vai trò của người bồi thẩm viên trong việc phán xét, thủ tục để phán xét và tóm tắt cho bồi thẩm đòan những điểm chính hai bên đương đơn và bị đơn để có thể quyết định phán xét của mình.
Sau đó các bồi thẩm đòan vào phòng thảo luận để tìm đến một phán quyết tuyệt đối cả sáu vị đều phải đồng thuận.
Sau 4 tiếng đồng hồ chờ đợi các thành viên trong cộng đồng có nhiều cơ hội hơn để tìm hiểu lẫn nhau. Tới phút này mọi người tham dự đều đã nhận rõ bộ mặt nổi của phiên tòa. Mọi người đều tin vào kết qủa của phiên tòa sẽ có lợi cho phía cộng đồng. Tuy nhiên mọi người đều nhận ra một điều kết quả cuối cùng sẽ là quyết định của Bồi thẩm đòan. Những người này lại gần như không có mấy hiểu biết về cộng đồng của chúng ta. Nhiều người, trong đó có người viết, chỉ còn biết dựa vào niềm tin Thượng Đế, Phật, Trời hay hồng ân Quốc Tổ cho phán xét cuối cùng.
Chừng 4 giờ chiều mọi người được mời dự lại phiên tòa để được biết các vị bồi thẩm viên cần hiểu rõ hơn là tòan câu hay chỉ một phần của câu “nói ông Võ Ngọc Anh là cộng sản, là tay sai cộng sản và đánh phá cộng đồng”. Bà chánh án cho biết chỉ cần một phần của câu như “tay sai cộng sản” là có thể trả lời có. Tại Úc nếu bồi thẩm đoàn trả lời có thì họ sẽ tiếp tục trả lời các câu hỏi kế tiếp và căn cứ trên các trả lời kế tiếp mà chánh án sẽ quyết định việc bồi thường danh dự, hay bồi thường các tổn thương về thể xác hay tinh thần và các chi phí pháp luật.
Sau đó bà chánh án hỏi bồi thẩm đòan có cần bản chuyển âm của vụ kiện hay không? Bà trưởng Bồi thẩm đòan cho biết cần, bà Chánh án thu xếp với các bồi thẩm đòan trở lại ngày hôm sau lúc 9 giờ 30 phút để có được bản chuyển âm của hai ông Nguyễn thế Phong (bị đơn) và ông Nguyễn Hải Đăng (nhân chứng phía đưa đơn) để các vị này đọc lại, đối chiếu và phán xét. Ngọai trừ lời chứng của ông Trần Thiên Vũ đáng tin cậy để dùng trước tòa. Các lời chứng khác đều đáng tin cậy và minh bạch, các bồi thẩm viên chỉ muốn xét thật kỹ lời thẩm vấn của hai ông trên để đối chiếu các bằng chứng.
Lại một đêm không ngủ cho nhiều người. Thú thật đêm ấy người viết chỉ thiếp đi chưa đến một tiếng đồng hồ. Sau đó người viết đầu thì nghĩ, tay lại tiếp tục gõ bài viết này, tự tin vào phán quyết công lý, đôi khi nhìn ra sân nhà lên bầu trời mà mong nhờ hồng ân Quốc Tổ.
Sáng thứ ba 22-3-2010, chừng 11 giờ phiên tòa mở lại, sau chừng 10 phút thủ tục, sau câu hỏi của cô thư ký phiên tòa về việc ông Nguyễn Thế Phong (đại diện cộng đồng) có nói ông Võ ngọc Anh là cộng sản, là tay sai cộng sản và đánh phá cộng đồng hay không? Bà trưởng bồi thẩm đòan đã trả lời không.
Phòng xử vẫn im lặng như tờ. Khi bồi thẩm đòan rời phòng xử, ông trạng sư Cộng đồng đứng lên xin phép nói chuyện tài chánh. Bà chánh án quay xuống phía dưới tuyên bố đại khái như sau: “như vậy là quý vị đã biết kết quả, bây giờ chỉ còn bàn về vấn đề kỹ thuật, ai muốn rời phiên tòa thì cứ rời”. Lạ một điều là mọi ngồi im như cả chục ngày nay. Bà chánh án mỉm cừơi. Tôi nhận thấy bà rất thích thú nắm vai trò chánh án phiên tòa và cũng rất vui về phán quyết của Bồi thẩm đòan. Xong một phiên tòa vô cùng phức tạp, một sinh viên luật đến từ Tân Tây Lan cho biết anh tham dự phiên tòa vì xứ anh chưa bao giờ xảy ra việc này, và cũng có thể tại Úc.
Trạng sư bị cáo khi ấy mới cho biết biên bản buổi họp 15-3-2009 chưa được bên nào dịch ra tiếng Anh. Ông lấy lý do trên để xin chỉ phải trả một phần chi phí pháp lý cho phía Cộng đồng. Bà chánh án cho rằng biên bản là một chứng cớ quan trọng lại không được dịch ra để cung cấp cho tòa. Để tránh phải mở lại phiên tòa khác bà cho phép bên nguyên đơn chỉ phải trả một phần chi phí pháp lý cho phía Cộng đồng.
Mọi người rời khỏi phòng xử, có đồng hương lớn tuổi đến hỏi về kết quả ông Phong mừng rỡ trả “thắng rồi chị”. Một số đồng hương tham dự phiên tòa ủng hộ ông Phong chỉ với một niềm tin tuyệt đối vào cá nhân ông Phong một người (ngay cả chỉ tuần trước đây khi phiên tòa đang diễn biến) luôn luôn tuyên bố trước công chúng “Cộng đồng Úc châu là một cộng đồng chống cộng”. Xin nhắc lại ông Nguyễn Thế Phong hiện là chủ tịch Cộng đồng Người Việt Tự Do tại Úc châu. Người ngồi bên cạnh hôm quyết án, đi song song với viết rời phiên xử đã nói với người viết “có lẽ việc mọi người răm rắp theo anh Phong, bà chánh án có thể nghĩ cộng đồng mình là một cộng đồng rất kỷ luật, do đó bà đã mỉm cười”.
Vài bài học rút ra từ phiên tòa lịch sử này
Nếu không có một vị trạng sư tài giỏi như tiến sỹ Matthew Collins và vị luật sư tận tâm Bernard Moore chưa chắc kết quả đã được như trên. Có ngồi tòa mới thấy rõ vai trò của hai vị nói trên. Trong thời gian tới bản chuyển âm (transcript) của vụ kiện sẽ được công khai hóa đến công chúng. Lúc đó chúng ta sẽ có trong tay một tập tài liệu, một chứng cứ hùng hồn giúp cho mọi người thấy rỏ trắng đen trong phiên tòa lịch sử “thành viên kiện chủ tịch cộng đồng”. Và thấy rõ khả năng đối ứng của tiến sỹ Matthew Collins, vị trạng sư của Cộng đồng.
Xuyên suốt phiên tòa, số người tham dự luôn vượt quá số ghế phòng xử án. Nhận ra điều này bà chánh án đã phải cho phép mang thêm một hàng ghế ở ngòai vào. Ngày đầu còn từ hai phía. Các ngày sau đại đa số là các thành viên cộng đồng. Nhiều đồng hương đã phải xin nghỉ việc nhiều ngày để có thể tham dự phiên tòa. Điều này nói lên sự quan tâm và đoàn kết ủng hộ Cộng Đồng.
Đây là một điều vô cùng khích lệ cho những người trẻ đã và đang có ý đem tâm sức ra gánh vác Cộng Đồng.
Một bạn trẻ cũng chỉ vừa 30 tuổi, xin nghỉ để tham dự chín ngày tòa, đã tâm sự với người viết cô chưa bao giờ sinh họat cộng đồng. Nhưng nhờ phiên tòa cô đã hiểu thêm rất nhiều về cộng đồng, cũng nhờ phiên tòa cô biết thêm nhiều anh chị và hiểu rõ tình đồng hương trong những lúc khó khăn. Tôi tự tin sẽ gặp cô sau này trong các sinh họat của cộng đồng sắp tới.
Chiều thứ sáu 19/3/2010, tôi nhận thấy có 4 bạn rất trẻ có thể là sinh viên tham dự. Người viết định sau phiên tòa sẽ hỏi xem các bạn là du sinh hay con em trong cộng đồng và lý do tham dự. Nhưng các em đã vội vàng rời ngay khi phiên tòa chấm dứt. Có lẽ như tôi các em này cũng đóan ngày ấy là ngày cuối phiên tòa nên đến xem kết quả.
Phía đương đơn ông Anh trong ngày đầu còn một số thân hữu tham dự. Phiên tòa kéo dài nhiều vị không còn thấy xuất hiện hay chỉ xuất hiện giây lát rồi biến mất. Ông Anh trong những lúc nghỉ trưa thường ngồi một mình. Một đôi lần người viết đã muốn đến trò chuyện với ông. Nhưng lại sợ ông không hiểu thiện ý. Người viết biết ông nhưng chưa bao giờ nói chuyện cùng ông.
Ông Anh vì đã trên 70 tuổi, theo quan sát của người viết với độ tuổi ấy một vụ kiện kéo dài đến 10 ngày đã quá sức ông có thể chịu đựng. Ngày thứ sáu 12-03-2010, sau giờ ăn trưa ông Võ Ngọc Anh xin phép bà chánh án được ra về với lý do mệt mỏi và căng thẳng trước sự ngỡ ngàng của mọi người. Tại Úc , nguyên đơn phải có mặt trong tòa suốt vụ kiện. Ngược lại ông Nguyễn Thế Phong còn trẻ chưa đến 50 tuổi lại được hưởng sự hổ trợ hết mình của đồng hương vụ kiện càng kéo dài lại càng thấy vui vẻ trẻ trung hơn.
Nhờ uyên bác cả hai ngôn ngữ và kiến thức về luật pháp, ông Phong và các nhân chứng trẻ phía Cộng đồng đã góp phần không ít vào kết quả vụ kiện.
Một sự khác biệt rất lớn về tuổi tác giữa phía người đưa đơn và ủng hộ (trên dưới 70 tuổi) và những người trẻ đang gánh vác cộng đồng. Người viết cho rằng vụ án có thể xuất phát từ những xung đột giữa các thế hệ trong cộng đồng.
Các thành viên tích cực trong cộng đồng hiện tại bao gồm ba thế hệ. Thế hệ đàn anh (60-70 tuổi), thế hệ chúng tôi (40-50 tuổi) và thế hệ các bạn trẻ hơn. Mọi chuyện xẩy ra có thể phát xuất từ những bất đồng trong phương cách suy nghĩ, phương cách làm việc, phương cách ứng xử. Rồi đi dần đến việc đối đầu nhau thay vì tìm cách hòa giải vấn đề. Qua kinh nghiệm sinh họat cộng đồng, một số người trong thế hệ đi trước thường quy kết nhau là Việt cộng. Có lẽ cũng vì suy nghĩ bị quy kết như trên mà phía nguyên đơn mới muốn việc được giải quyết trước tòa.
Ở thế hệ người viết sự kiện này đã giảm đi rất nhiều. Ôn hòa bất bạo động và tôn trọng luật pháp là kỷ cương hàng đầu của thế hệ chúng tôi. Tìm hiểu và tôn trọng sự khác biệt giữa các thành viên trong cộng đồng là quan tâm của những người đại diện cộng đồng.
Ở thế hệ trẻ hơn 20-30 tuổi, thế hệ của những người hiện đang gánh vác đang lãnh đạo cộng đồng tại Victoria , Úc châu. Nếu ông Nguyễn thế Phong nói ông Võ ngọc Anh như trên (không bằng chứng) sẽ bị quý vị này coi thường và từ chối hổ trợ vụ kiện tụng. Cũng cần nói thêm chỉ vài ngày trước khi chấm dứt nhiệm kỳ, tháng 8-2009, ông Phong đã ra một thông cáo báo chí khác với những bằng chứng rõ ràng về một thành viên khác. Trong những năm đầu 1990, thành viên này đã là quyền chủ tịch CĐNVTD tại Victoria , nay đã có những bằng chứng rõ ràng không tuân thủ Nội quy Cộng đồng. Mong sự vụ đơn gỉan chỉ là những xung đột giữa các thế hệ trong cộng đồng.
Người viết cũng nhận thấy những khó khăn mà phía cộng đồng phải gánh chịu. Các anh chị vừa phải tiếp tục duy trì mọi sinh họat cộng đồng. Năm nay, cộng đồng tại Victoria đã đưa ra một chương trình để kỷ niệm 35 năm ngày Thành lập Cộng đồng. Để hòan tất tốt đẹp chương trình này đã khó, lại còn phải đương đầu với hai cuộc kiện tụng nói trên. Nhưng cũng nhờ thế mà mọi người tới gần nhau hơn, gát bỏ chuyện riêng tư, để cáng đáng cộng đồng qua những ngày kiện tụng. Khó khăn thường giúp chúng ta trưởng thành.
Việc có nhân viên tình báo cộng sản trực tiếp đằng sau vụ kiện này không ? là một câu hỏi ngòai khả năng người viết. Có lẽ chỉ khi chế độ cộng sản sụp đổ chúng ta mới hy vọng trả lời được câu hỏi này. Tuy nhiên như người viết đã trình bày có nhiều dấu hiệu cho thấy an ninh cộng sản đã lợi dụng sự phân hóa của cộng đồng để làm gỉam uy tín, giảm sự hổ trợ của đồng hương trong vụ kiện.
Chắc chắn rằng phải có an ninh ccộng sản tại Victoria . Thí dụ như theo cuộc điều tra của báo The Age, cảnh sát liên bang Úc nghi ngờ ông Lương Ngọc Anh (không phải là ông Võ Ngọc Anh nguyên đơn) đóng vai trò trung gian chính yếu mua sắm trang bị máy móc cho Bộ Công An. Công ty Phát Triển Công Nghệ do ông Anh làm tổng giám đốc có thể chính là một công ty tư nhân thành lập với tiền của Bộ Công An và nhiều viên chức quyền thế của chế độ cộng sản Việt Nam. Ông Anh bị nghi ngờ là một nhân viên an ninh cao cấp có nhiệm vụ kiểm soát an ninh tình báo tại Úc. Ông Anh là một thường trú nhân và có công ty tại Victoria Úc Châu.
Hay theo báo Người Việt, sáng 29-10-2008, có 3 nhân viên FBI đã đến nói chuyện với các nhà báo ở Little Saigon tại quận Cam, họ đã báo động về việc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã gởi nhiều cán bộ tình báo sang Hoa Kỳ để thâu nhận tin tức. Với những tin tức này, cộng sản Việt Nam dùng để tuyển mộ những người làm việc có lợi cho cộng sản Việt Nam . Tại cuộc họp báo nầy, ký giả Đỗ Sơn có hỏi rằng theo FBI, “cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ có những nhược điểm nào khiến cộng sản Việt Nam dễ xâm nhập ?” Một nhân viên FBI trả lời rằng, “một trong những nhược điểm quan trọng nhất là sự chia rẽ !”
Cũng thế tại Hoa Kỳ, ngày 20.11.2008, Uỷ Ban Thẩm Định Kinh Tế và An Ninh Mỹ – Trung (U.S.-China Economic and Security Review Commission) của Hoa Kỳ đã trình lên Quốc Hội một bản báo cáo nhấn mạnh đến việc Trung Quốc đang thực hiện chương trình tình báo đặc biệt nhắm vào hệ thống tin học của Mỹ. Bản báo cáo có phần ghi về tình trạng hiện nay Trung Cộng và phe thân Trung Cộng trong đảng Cộng sản Việt Nam và ngành an ninh Việt Nam (Tổng Cục 4) đã nhắm vào cộng đồng người Việt tỵ nạn tại Hoa Kỳ và người Hoa định cư tại Mỹ để phát triển mạng lưới tình báo.
Kết
Ngay sau rời khỏi phiên tòa, người viết có dịp để nói chuyện với ông Phong, được ông cho biết “Trong vụ kiện này người thiệt hại nhiều nhất chính là cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản, về tài lực cũng như về nhân lực, vì nó đã làm cho sự đòan kết và sức mạnh của cộng đồng bị sứt mẻ. Kẻ vui mừng và đắc chí chính là cộng sản Việt Nam .” Người viết hòan tòan đồng ý với ông Phong.
Người viết nhớ lại 30-4-2009, lần đầu tiên người viết có dịp nói chuyện với ông Nguyễn Văn Bon, khi ấy là phó chủ tịch, nay là chủ tịch CĐNVTD tại Victoria, khi ông đựơc hỏi “Bon nghĩ sao về cộng đồng của mình”. Ông Bon một người trẻ sinh sau 30-4-1975 thong thả trả lời “em nghĩ cũng như miền Nam trước đây, Việt cộng đánh riết mà mình thì không được quyền đánh trả cho đến khi hết sức chống trả thì chúng chiếm miền Nam”. Lúc ấy tôi nghĩ ông Bon nói đúng thực tế nhưng hơi bi quan.
Một năm qua tôi biết thêm về ông Bon. Ông không phải là một người bi quan. Ngược lại ông Bon đã chuyển cho người viết một tín hiệu các cuộc tấn công Cộng đồng Hải ngọai sẽ chỉ chấm dứt khi Việt Nam trở thành một quốc gia tự do dân chủ. Và muốn làm được điều này chỉ có một phương cách duy nhất là những người, những hội đòan đảng phái yêu chuộng tự do trong và ngòai nước phải liên kết, đồng thuận phương cách đấu tranh, phân công tác, dồn tổng lực để mang lại tự do và dân chủ cho Việt Nam – Quê hương của chúng ta.
© Nguyễn Quang Duy
© Đàn Chim Việt Online
Melbourne, Úc Đại Lợi
Pages: 1 2
“Khong nghi ngo gi nua ,Su that da ro rang. CS khi nao cung muon danh pha tat ca cac CDVNHN tren the gioi nham nang cao Vi The cua Dang CS va de Ton Tai Cai tri Nhan Dan VN.” quote Nhu vay ban Nhat Lan va Nong Dan muon noi nhung nguoi trong hoi cua ong VO NGOC ANH deu la CS moi xui ong ta di thua kien chu gi?
Người Việt ở Úc đang chờ đi dự một “phiên toà lịch sử” thứ hai: Nhà Tu kiện Nhà báo vì đăng bài của Nhà Văn:
– Nguyên đơn: Hòa Thượng Thích Như Huệ ( chùa Pháp Hoa, Nam Úc), Hội chủ Giáo hội Phật giáo hải ngoại Úc Đại Lợi – Tân Tây Lan, người mà HT Thích Quảng Độ đã chỉ mặt gọi thẳng là ‘Tiếm danh” (trong thông báo số 9 của văn phòng Viện Hóa Đạo- GHPGTN).
– Bị đơn: Bán TB Việt Luận (Sydney), TB Nam Úc (Adelaide) và Nhà văn Phùng Nhân (Syney).
Tửng tui hiện sống tại Nam Úc, đang chờ coi và không chừng (tửng tửng) sẽ tường trình đầy đủ đến độc giả của ĐCV về vụ kiện (cũng lịch sử) nầy.
Trong lúc chờ đợi, người Việt tại Úc đang truyền miệng nhau câu ca dao (mới đặt) sau đây:
“Nhà Tu, nhà Báo, nhà Văn.
Để coi ba đứa, nhăn răng đứa nào?”
Người Việt ở Úc đang chờ đi dự một “phiên toà lịch sử” thứ hai: Nhà Tu kiện Nhà báo vì đăng bài của Nhà Văn:
– Nguyên đơn: Hòa Thượng Thích Như Huệ ( chùa Pháp Hoa, Nam Úc), Hội chủ Giáo hội Phật giáo hải ngoại Úc Đại Lợi – Tân Tây Lan, người mà HT Thích Quảng Độ đã chỉ mặt gọi thẳng là ‘Tiếm danh” (trong thông báo số 9 của văn phòng Viện Hóa Đạo- GHPGTN).
– Bị đơn: Bán TB Việt Luận (Sydney), TB Nam Úc (Adelaide) và Nhà văn Phùng Nhân (Syney).
Tửng tui hiện sống tại Nam Úc, đang chờ coi và không chừng (tửng tửng) sẽ tường trình đầy đủ đến độc giả của ĐCV về vụ kiện (cũng lịch sử) nầy.
Trong lúc chờ đợi, người Việt tại Úc đang truyền miệng nhau câu ca dao 9mới đặt) sau đây:
“Nhà Tu, nhà Báo, nhà Văn.
Để coi ba đứa, nhăn răng đứa nào?”