WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Putin trở lại viễn Đông

Vladimir Putin đã trở lại vị trí đứng đầu nhà nước Nga hồi tuần trước. Đất nước này tương đối ổn định và thịnh vượng hơn khi ông lần đầu tiên đảm nhận chức vụ cao nhất này vào năm 2000. Tuy nhiên, nhiệm kỳ 6 năm tới của ông sẽ vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức lớn nhằm đem lại sự thịnh vượng cho đất nước và thúc đẩy mức tăng trưởng kinh tế vốn đang rất mong manh.

Trong bài phát biểu nhậm chức ngắn gọn, ông Putin nhận định Liên bang Nga “đang bước vào một giai đoạn mới trong quá trình phát triển đất nước”, giai đoạn phụ thuộc vào “quyết tâm của nước này trong việc phát triển những mảnh đất rộng lớn của mình trải dài từ biển Baltic tới Thái Bình Dương”.

Thực vậy, Moscow đã nhấn mạnh các ý định thúc đẩy sự phát triển của miền Đông Urals khi ký 27 hợp đồng tổng trị giá 15 tỷ USD với Bắc Kinh trong chuyến thăm Nga của Phó Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hồi tháng Tư vừa qua. Cùng với các tham vọng của Nga nhằm tăng cường xuất khẩu năng lượng sang Hàn Quốc và Nhật Bản, động thái trên mở ra một giai đoạn mới cho cam kết kinh tế tích cực của chính phủ mới của ông Putin đối với vùng viễn Đông của Nga.

Khai thác tại vùng Đông Siberia và viễn Đông là một ưu tiên quốc gia vì tài sản nằm dưới lòng đất bị lãng quên nơi đây có thể đem lại sức sống cho nền kinh tế Nga trong nhiều thập kỷ tới. Thực vậy, đến năm 2030 sản lượng khí tự nhiên khai thác tại phần lãnh thổ nằm tại châu Á này của Nga sẽ vượt qua sản lượng khai thác tại phần lãnh thổ của nước này nằm ở châu Âu.

Khi các nền kinh tế Đông Bắc Á đang tìm kiếm nguồn cung năng lượng, thì cơ hội phát triển và hợp tác trong khu vực là rất lớn. Nói một cách đơn giản thì đây là lợi thế của các nhà hoạch định chính sách tại Moscow về tài nguyên và các điều kiện tự nhiên so với các nước này.
Trung Quốc sẽ là đối tác kinh tế lớn của Nga trong khu vực và thương mại giữa hai nước sẽ bùng nổ. Nhật báo The Wall Street Journal cho biết kim ngạch thương mại giữa hai nước đã tăng hơn 40% năm 2011, đạt 12,6 tỷ USD. Tuy nhiên, như Đại sứ M K Bhadrakumar nói hồi tuần trước, Nga không muốn trở thành một nhà cung cấp tài nguyên thuần túy cho Trung Quốc, mà ngược lại, Trung Quốc sẽ tô điểm cho nhiệm kỳ tổng thống của ông Putin.

Dù thỏa thuận gần đây với Bắc Kinh bao gồm các dự án vận tải, viễn thông và nhiều đầu tư khác, nhưng từ nay tới khi các dự án này đạt tiến triển tại Vladivostok, thì xuất khẩu năng lượng sẽ vẫn là yếu tố chính trong quan hệ tương tác kinh tế của Nga tại Đông Bắc Á; và Moscow sẽ tìm cách đa dạng hóa nguồn khách hàng của mình. Nắm trong tay quyền kiểm soát xuất khẩu nguồn tài nguyên từ Trung Á kể từ sau khi Liên Xô tan rã, Nga hiểu hơn ai hết quyền lực của độc quyền – thị trường kiểu một người bán vạn người mua.

Và “thiên thời” đã điểm. Tình trạng bất ổn chung làm ảnh hưởng tới nguồn cung dầu từ Trung Đông đã làm gia tăng nhu cầu đối với nhiên liệu từ Nga. Thêm vào đó, Nhật Bản sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào dầu và khí tự nhiên khi 54 nhà máy điện hạt nhân của nước này phải ngừng hoạt động để kiểm tra độ an toàn. Dù Thủ tướng Yoshihiki Noda đưa ra ý định nối lại hoạt động của các nhà máy này sau các đợt kiểm tra hiện nay, nhưng hơn 1/2 dân số Nhật phản đối các biện pháp như vậy và 80% không tin vào các biện pháp an toàn của chính phủ. Điều này cho thấy Tokyo sẽ khó mà trở lại với năng lượng hạt nhân trong tương lai gần.

Chính phủ của ông Noda chắc chắn ý thức rõ sự cần thiết phải phát triển mối quan hệ năng lượng với Nga. Đầu tháng Năm, người phụ trách chính sách của Đảng Dân chủ Nhật Bản Seiji Maehara và Phó Chủ tịch Tập đoàn Khí tự nhiên Gazprom của Nga Alexander Medvedev đã nhất trí nghiên cứu khả năng đặt một đường ống dẫn khí nối đảo Hokkaido của Nhật Bản với đảo Saikhalin của Nga.

Một số chuyên gia phân tích đã bày tỏ lo ngại về tình trạng hợp tác kinh tế giữa Triều Tiên, Hàn Quốc và Nga sau khi Bình Nhưỡng thực hiện vụ phóng vệ tinh mà phương Tây cáo buộc là thử tên lửa trá hình hồi tháng Tư. Tuy nhiên, cuộc tấn công kép vào Hàn Quốc năm 2010 đã không làm chệch hướng các đề xuất xây dựng một đường ống dẫn khí liên Triều, đã được hai chính phủ ở Seoul và Bình Nhưỡng gật đầu đồng ý năm 2011.

Dù Moscow có một nhiệm vụ khó khăn phía trước là thu hút các nhà đầu tư từ Hàn Quốc, đồng thời phải duy trì một quan hệ tốt đẹp với Triều Tiên, nhưng việc thúc đẩy quan hệ kinh tế với Seoul và duy trì hợp tác với Bình Nhưỡng chứng tỏ tài khéo léo của Điện Kremlin trong trò chơi cân não này.

Còn nhiều thách thức khác ở phía trước, tuy nhiên, trở ngại lớn nhất đối với thành công của Nga tại viễn Đông không xuất phát từ các nhân tố bên ngoài như cách hành xử khiêu khích của Triều Tiên, mà chính từ sự không hiệu quả khi bàn tay nhà nước Moscow can thiệp quá lớn vào sự phát triển khu vực.

Năm 2006, đặc phái viên của Tổng thống Nga tại viễn Đông Kamil Iskhakov đã gợi ý thành lập một ủy ban nhà nước về viễn Đông do Thủ tướng trực tiếp giám sát (vị trí này đã được giao cho ông Putin khi ông nhậm chức Thủ tướng năm 2008).

Tháng Tư vừa qua, Bộ Phát triển Kinh tế đã soạn thảo một dự luật nhằm thành lập một tập đoàn nhà nước kiểm soát việc cấp giấy phép khai thác mỏ tại 16 khu vực Đông Siberia và viễn Đông của Nga. Mang tên “Cộng hòa viễn Đông”, tập đoàn này sẽ được miễn một phần việc tuân thủ các quy định của liên bang, hưởng miễn giảm thuế, hoạt động ngoài sự kiểm soát của chính quyền khu vực, và được chia sẻ các khoản đầu tư với các công ty nhà nước khác.

Tập đoàn này giống như đề xuất ban đầu của ông Iskhakov – chỉ khác là lần này dự án thuộc về Tổng thống, người sẽ có quyền chỉ định người đứng đầu tập đoàn và bộ nhiệm ban giám sát. Rõ ràng ông Vladimir Putin đang đánh cược sự nổi tiếng của mình bằng sự phát triển của vùng viễn Đông Nga. Và chắc chắn, tân Tổng thống sẽ nhấn mạnh vai trò của Nga tại châu Á – Thái Bình Dương khi ông đăng cai hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á -Thái Bình Dương (APEC) tại Vladivostok cuối năm nay.

Dù người ta nói rằng nhà nước Nga đang chứng tỏ mình bằng việc can dự vào sự phát triển của các khu vực kém phát triển nhất trên lãnh thổ Nga, nhưng cựu Bộ trưởng Tài chính Alexei Kurdin vẫn chỉ trích mạnh mẽ “Cộng hòa Viễn Đông”, rằng tập đoàn này sẽ phá hủy không khí đầu tư trong nước.

Theo ông Kurdin, việc tạo ra một tác nhân thị trường có khả năng thực thi mọi dự án tư nhân như vậy, liên quan đến các nguồn lực tài chính của nhà nước và các ưu đãi đặc biệt, sẽ đồng nghĩa với việc bất kỳ nhà đầu tư nào khác trong khu vực đều phải ý thức rằng có một người chơi khác với các ưu đãi đặc biệt, các nguồn lực hành chính đặc biệt và khả năng tiếp cận đặc biệt với nguồn tài chính có thể xuất hiện trên thị trường bất cứ lúc nào.

Sự can dự của nhà nước sẽ phá hủy vùng viễn Đông của Nga vì các điều kiện hiện đang rất thuận lợi để các doanh nghiệp tự do có thể hoạt động tích cực hơn. Khi 73% cổ phần của hải cảng Vanino tại Khabarovsk Krai được tư nhân hóa và đấu giá hồi tháng 5/2011, số tiền thu về là 10,8 tỷ rúp (354 triệu USD) trong khi giá ban đầu là 934 triệu rúp (30,6 triệu USD). Dù công ty thắng thầu cuối cùng bị sa lầy vào các vụ kiện tụng vì đã không thể thanh toán tiền thầu, nhưng đây cũng là ví dụ cho thấy các tài sản ở viễn Đông của Nga được thèm muốn như thế nào.

Vấn đề bắt nguồn từ tiếng xấu của đợt tư nhân hóa những năm 1990. Nhiều nhân vật có máu mặt đã chỉ ra rằng rắc rối trong những năm 1990 không đem lại sự phát triển cho viễn Đông, vì vậy họ cho rằng nhà nước nên tập trung và điều hành các dự án tại khu vực này.

Chính phủ tất nhiên có một vai trò trong việc kiềm chế các hoạt động tội phạm và tham nhũng tại khu vực này, nhưng việc đưa chính quyền và các công chức tới đây sẽ không giúp “cài lại số” cho hoạt động kinh doanh cần thiết để làm cho khu vực này trở nên năng động hơn. Trên thực tế, các nguồn tài nguyên dồi dào tại đây sẽ khiến các vấn đề hiện nay trở nên tồi tệ hơn.

Chính quyền của ông Putin có thể không muốn sự phát triển diễn ra một cách cơ học vì họ nhận thấy mối tương quan mật thiết giữa sự ủng hộ từ bên trong đối với chính phủ và con số tăng trưởng GDP thực tế; trong khi kinh tế Nga về bản chất gắn liền với xuất khẩu năng lượng.

Trong tâm trạng nóng vội và thiển cẩn, Điện Kremlin đang điều khiển tốc độ phát triển trong khu vực để Nga có thể nhanh chóng chạm tới nguồn tài dự trữ nguyên thiên nhiên. Nhưng nếu Nga muốn phát triển bền vững tại viễn Đông, các công ty của nước này phải tập trung nhiều hơn vào sản xuất.

Sự thay đổi như vậy sẽ đòi hỏi chính phủ tạo điều kiện thúc đẩy cạnh tranh trong thị trường nội địa, từ đó sẽ tăng hiệu quả và hoạt động kinh doanh, giữa các doanh nghiệp. Chính quyền của Tổng thống Dmitry Medvedev đã đi những bước nhỏ hướng tới việc giảm bớt sự kiểm soát của nhà nước đối với các công ty năng lượng, nhưng ít khả năng Tổng thống Putin sẽ tiếp tục các biện pháp này cùng với các kế hoạch lớn của ông tại viễn Đông.

Hiện thời, Moscow sẽ có thể tập trung phát triển cơ sở hạ tầng ở Vladivostok như một món quà cho Hội nghị APEC 2012. Việc cải thiện cơ sở hạ tầng và xây dựng nền công nghiệp tại thành phố buồn tẻ này sẽ được ca ngợi, và còn trở thành một hình mẫu cho phần còn lại của khu vực noi theo. Nhà nước Nga có thể có đủ nguồn lực để đầu tư vào thành phố quan trọng nhất trong khu vực, nhưng không thể cấp vốn để phát triển cả một khu vực chiếm tới 60% diện tích lãnh thổ Nga này.

Hướng tới tương lai nước Nga, ông Putin nên xem xét tạo cơ hội thứ hai cho tư nhân hóa, có thể đây là sự cá cược duy nhất mà nước Nga cần để có một tương lai thịnh vượng./.

Châu Giang (Tuần Việt Nam) dịch theo ATimes

 

Phản hồi