WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Trí Quang Tự Truyện: Không vẫn hoàn không

Trong đạo lập thân của người xưa – lập công, lập đức, lập ngôn – thì lập ngôn thường được cho là quan trọng nhất, vì đó là phần “hình nhi thượng”, là tinh hoa tư tưởng cá biệt của một dòng đời mang tính truyền thừa lâu dài và sâu xa cho hậu thế. Người đem hết năng lực tinh thần và tri thức của đời mình để lập ngôn thì thành nhà tư tưởng, triết gia. Người đem chất liệu đời mình để viết lại thì thành tác giả tự truyện, hồi ký. Người đem tiểu sử đời mình ra đánh bóng, trang hoàng, rao bán thì thành nhà… chính trị kinh doanh! Nhưng dẫu ở mức độ nào thì cũng khó lòng đem ra so sánh, cân đo khi không có cùng mẫu số. Cũng đều xuất phát từ con người làm điểm tựa, nhưng sẽ thiếu công bằng nếu đem những tứ đại kỳ thư, những áng kim cổ hùng văn hay thiên hạ danh văn để so với những bài thơ Thằng Bờm có cái quạt mo, những bài ca dao truyền miệng… vì mẫu số chung của cảm tính văn nghệ chẳng tương đồng. Tuy nhiên, trong ý nghĩa tinh túy nhất mà cũng rất thường tình của nhân sinh, “cái thích” hay sự cảm thụ và sáng tạo văn chương nghệ thuật thì không ai giống ai vì cái ngã sở chắn đường bít ngõ theo lối mòn một chiều“có thì có tự mảy may, khi không cả thế gian này cũng không!”. Từ đó dẫn tới cái thương, cái ghét càng lúc càng xa với những gì hiện thực “thương ai thương cả đường đi, ghét ai ghét cả tông chi họ hàng!”

Tác phẩm nghệ thuật thường được ví von như những cơn mưa. Có những trận mưa – mưa rào, mưa tình, mưa pháp – mà con người và muôn vật được hưởng lợi lạc hay phải chịu đựng cơn mưa phù hợp với căn tính của từng đối tượng: Con dế mèn ca hát rát cổ hưởng được một giọt mưa ngọt lịm; con chim non bị ướt tổ lạnh run; con kiến cỏ bị chết trôi chới với; người nông dân có được nước đầy đồng… Chẳng ai giống ai. Bởi vậy, mọi giá trị của vạn vật đều tương đối. Nhưng trong tương đối đã có sẵn một điều tuyệt đối, đó là sự khác biệt và đồng nhất đều cùng một thể: “Không lại hoàn không!”

Và, đó cũng là kết luận của “Trí Quang Tự Truyện”. Đây là một tác phẩm hồi ký của hòa thượng Thích Trí Quang, một danh tăng Phật giáo thế hệ Chiến tranh Việt Nam đang bước vào độ tuổi 90.

Có thể nói mà không phải dè dặt rằng, trong số các hồi ký của những nhân vật lịch sử, trong cũng như ngoài nước, có liên quan đến dòng lịch sử Chiến tranh Việt Nam thì hồi ký của thầy Trí Quang là một trong những tác phẩm được chờ đợi nhiều nhất.
Văn chương tự cổ không bằng cớ, nên khen hay chê tự nó không quan trọng mà quan trọng là mức độ khách quan, công bằng và tính trong sáng của sự khen chê. Và, quần chúng nói về một đối tượng sao bằng chính đối tượng được nhắc nhở đó tự nói về mình. Trí Quang Tự Truyện là những điều thầy Thích Trí Quang tự nói về mình.
Từ đầu năm 2011, tuy đã được đọc các bài giới thiệu và trích đoạn của tập sách nầy trên mạng lưới truyền thông nhưng mãi đến khi về thăm quê vào tháng 3-2012 tôi mới đọc được bản chính toàn tập. Sách dày 216 trang, nhà xuất bản Tổng Hợp tại Sài Gòn. In 3000 cuốn, xong ngày 22-7-2011. Tác giả viết xong ngày 24-4-2011. Sách không chia thành chương, mục mà được phân thành 47 đoạn viết theo lối hồi ức, tự truyện. Không có một hình ảnh nào minh họa từ bìa đến nội dung.

Trí Quang Tự Truyện đã gây ra những luồng phản ứng tuy không sôi nổi theo kiểu… “siêu sao”; nhưng tương đối rộng rãi đối với quần chúng trong cũng như ngoài nước; đặc biệt là đối với giới trí thức và Phật tử lớn tuổi đã từng sống trong chiến tranh và trải nghiệm thực tế qua những biến cố lịch sử đầy thăng trầm của đất nước. Đa số bày tỏ sự thất vọng vì hồi ký không “ngang tầm” với tác giả. Người ta chờ đợi một thiên hồi ký có “tầm vóc thời đại”. Nghĩa là những pho sách dày với những công bố phơi bày nhiều bí ẩn lịch sử, những “giải mã” sự kiện còn nằm trong góc khuất, những lý giải hùng hồn về các hiện tượng đầy thâm cung bí sử, những biện minh đầy thuyết phục nỗi oan khuất của đạo pháp và dân tộc, những chứng lý rạch ròi thân phận nhược tiểu trên bàn cờ quốc tế… Nghĩa là với tầm vóc của một nhân vật tu sĩ Phật giáo đã từng là khuôn mặt trung tâm cho cuộc tranh đấu đòi tự do, bình đẳng tôn giáo của Phật giáo năm 1963 và những cuộc biểu tình đòi cải cách chính trị thời 1966 đã làm chấn động Việt Nam và dư luận thế giới như thầy Thích Trí Quang thì sẽ có cả một kho tàng dữ liệu và vô số lý giải cho cả một thời kỳ đầy biến động chiến tranh, chính trị và xã hội để viết ra trong hồi ký. Thêm vào đó, thầy Trí Quang còn là tác giả, dịch giả, luận giả uyên bác và đáng tin cậy của nhiều tác phẩm Phật học nội điển và luận thư trong khoảng 70 năm qua. Bề dày của những công trình biên dịch và tham luận có giá trị là những điều kiện “ắt có và đủ” cho một tác phẩm hồi ký lớn của Thầy ra đời. Hoặc ít lắm thì cũng là những hồi ức đầy “thương hiệu thành danh” của ta và của người vào hàng Retrospect của Robert McNamara hay Political Memoirs của Malcom Fraser… và của nhiều nhân vật danh tiếng Việt Nam đã xuất bản chẳng hạn.
Nhưng Trí Quang Tự Truyện đã thanh thản ra đời như một cô gái Việt chân quê trên diễn trường hoa hậu quốc tế làm cho người ta ngạc nhiên.

Những ngày mưa tháng Hai của Huế, lên chùa Châu Lâm không cách xa chùa Từ Đàm là mấy, được ăn cơm chay với thầy Thiện Phước trong vườn lan đủ màu tự trồng, tự tưới của Thầy, trưa vào nghỉ ở nhà tịnh của chùa và đọc Trí Quang Tự Truyện nguyên bản in của anh Trần Tuấn Mẫn báo Văn Hóa Phật Giáo gởi cho, tôi cảm thấy an tịnh và gần gũi với tập sách hơn.

Trong khu vườn thiền lâm, thầy Trí Quang là một hành giả với bút lực dồi dào từ khi còn trẻ tới hồi đại lão như hôm nay. Nói về công phu biên dịch kinh sách, chỉ riêng năm 2011 thôi, thầy Trí Quang đã hoàn thành nhiều công trình trước tác thâm uyên với 3 bộ sách đã in ấn và phát hành là: Tổng Tập Giới Pháp Xuất Gia gồm 2 tập, mỗi tập hơn nghìn trang và Nhiếp Luận, 334 trang. Bởi vậy, khi cầm Trí Quang Tự Truyện trên tay, có lẽ tôi không nên trịnh trọng gọi đây là một tác phẩm hồi ký đầy chữ nghĩa to tát mà nên gọi đây là những dòng tâm bút của một sơn tăng giữa thị thành đang sống với tánh thường rỗng lặng “không vẫn hoàn không”.

So với những tác phẩm mang tính nội điển mà thầy Trí Quang đã cẩn trọng biên dịch – nghiêm cẩn trong từng cụm từ và chỉnh chu trong từng luận giải – thì Trí Quang Tự Truyện nhẹ như tơ hào. Tác giả viết ra những sự kiện, kể lại chuyện đời mình bằng một lối văn chân phương – lại có khi rề rà không trau chuốt – dễ dãi như người bình dân ngồi kể chuyện Tấm Cám.

Trong suốt 50 năm qua, nhân vật Thích Trí Quang thường được (hay bị) môi trường truyền thông đại chúng trong cũng như ngoài nước nhắc nhở khá sôi nổi và không ít thường xuyên trong hàng tu sĩ Phật giáo Việt Nam đương thời. Sự nhắc nhở xuất hiện dưới nhiều dạng thức và từ nhiều góc độ: Giữa đường, lề phải, lề trái, trên mây, dưới hố… Nhưng không phải vì lời khen hay chê mà một dòng sông trở thành trong hay đục. Chẳng phải vì được ca tụng hay bị đả kích qua ngõ thị phi mà một nhân vật trở thành thánh hay phàm. Đâu phải vì yêu hay ghét mà một tác phẩm trở thành hay hoặc dở. Thầy Trí Quang – cũng như mọi nhân vật cộng đồng tên tuổi đã thành danh – có một vị trí và thế đứng riêng trong lòng người và trong lịch sử. Nhưng trong tự truyện, sau khi kể chuyện đời mình từ nhỏ đến lớn; từ thân chú tiểu mới xuất gia cho đến vai trò lãnh đạo Phật giáo thành tựu, tác giả tự kết luận về đời mình: “…cuộc đời tôi ‘không vẫn hoàn không’, không có gì đáng nhớ, đáng nói. Ngay như sự tự truyện này, vì không thể không có, nên phải viết và phải in, mà thôi. ‘Không vẫn hoàn không’ là Phật cho, tôi mới được như vậy.”

Chính vì “chân không” mà cuộc đời thành “diệu hữu”. Nhà tu thật ngôn là người hành động trong vô vi; nghĩa là thỏng tay vào chợ mà không dính mắc, đối mặt với sấm sét giữa đời mà coi như hoa đóm giữa hư không.

Khuynh hướng nhất quán về “không” có mặt trên từng trang sách của Trí Quang Tự Truyện. Nội dung tự truyện kể lại nhiều biến cố và hành động trong chặng đời 90 năm của một hành giả đứng giữa gọng kềm lịch sử như thầy Trí Quang mà vẫn mang một phong vị tĩnh lặng an nhiên. Sự an nhiên có được khi yếu tố tác nghiệp không hoành hành. Đó là khi nhu cầu biện minh, giải thích, thuyết phục, khen chê, vinh danh, bài xích… không thể hiện qua ngòi bút và chữ nghĩa, ngôn từ của người viết. Nhờ vậy, người đọc tự truyện cảm thấy thanh thản theo dõi những gì xảy ra và được tác giả ghi lại mà tâm không bị động bởi những cảm xúc dấy bụi nhất thời.

Đạo Phật là con đường đưa đến giải thoát. Đó là một trạng thái tự do đứng ngay chính giữa hai bờ đối đãi của yêu-ghét, vui-buồn, khen-chê, sống-chết… Tuyệt nhiên không còn bị dính mắc vào hệ lụy của phóng tâm biên kiến đời thường đầy phiền não. Tâm Phật là tâm không không rỗng lặng. Chỉ trong không không rỗng lặng nầy – tinh thần “không trung vô hữu tuyệt đối” của Bát Nhã – thì Phật và chúng sanh mới thành nhất thể. Vì như thiền sư Thường Định Kaido Ashahi Nhật Bản nói trong Thiền Tập Quán Niệm Trên Núi Tuyết rằng: “Một đời đi qua, nếu còn một hạt bụi ngã nhân nào vướng lại ở trần gian nầy thì kẻ tác tạo hạt bụi đó vẫn còn bị cột buộc. Người đó còn phải quay lại trả nghiệp cho đến khi hạt bụi kia chẳng còn vướng vất giữa trần thế, trong tâm thức và giữa hư không…thì mới mong thấy được khung cửa nghìn xưa quay về nẻo Đạo.” Phải chăng vì muốn phủi sạch đôi “hạt bụi ngã nhân” còn vương trên khung cửa nghìn xưa quay về nẻo đạo mà Hòa thượng Trí Quang phải miễn cưỡng bận lòng trong Tiểu Truyện Tự Ghi, rằng: “Truyện của tôi không đáng gì mà phải ghi. Chỉ vì truyện ấy, hơn vài thập kỷ trước thập kỷ 2530 (1975-1985), có liên quan đến Phật giáo VN, lại bị hư cấu truyện và phim sai quá nên phải ghi. Nhưng ghi như dưới đây thì chỉ là có còn hơn không mà thôi.”

Xác định về một thái độ hành xử như thế, thầy Trí Quang làm cho những người học Phật đời sau nhớ tới tinh thần tùy duyên hành đạo và sống đạo của Phật giáo đời Trần. Vua Trần Nhân Tông khi đã gác kiếm chống quân Nguyên, thay chiến bào bằng áo cà sa, nghe thị giả hỏi rằng, đâu là chỗ khác nhau giữa việc đời bôn ba và việc đạo an nhiên tự tại, đã đọc bài kệ:

Sống đời vui đạo cứ tùy duyên
Khi đói thì ăn, mệt ngủ yên
Của quý đầy nhà đâu phải kiếm
Thấy cảnh lòng không khỏi hỏi thiền
(Cư trần lạc đạo thả tùy duyên
Cơ tắc xan hề, khốn tắc miên
Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền)

Như thế phải chăng “vô tâm tức là đạo?” Khi có người hỏi về khái niệm nầy, Tuệ Trung Thượng Sỹ, thầy của Phật hoàng Trần Nhân Tông đã đọc bài kệ:

Vô tâm là vô đạo
Có đạo chẳng vô tâm
Tâm đạo đều trống rỗng
Biết nơi đâu mà tầm?
(Bổn vô tâm vô đạo
Hữu đạo bất vô tâm
Tâm đạo nguyên hư tịch
Hà xứ cánh truy tầm?)


Điều Tuệ Trung muốn nói là cần đập vỡ những khái niệm tương tác không có thật giữa củ khoai và con kiến. Làm gì có con kiến mà kiện củ khoai. Làm gì có tâm và đạo hiện hữu như hai đối thể phân biệt khi tâm và đạo là nhất thể. Tâm và đạo không phải là hai hình tướng để mô tả và phân biệt mà cần thực chứng trong rỗng lặng, an nhiên qua một trong nhiều phương tiện quán chiếu thiện xảo nhất của Phật giáo là thiền định. Đạo Phật là con đường thực chứng cuộc đời chứ không phải phủ nhận hay xa lánh cuộc đời như ngộ nhận. Đạo giữa đời và đời giữa đạo. Bình thường giai thị đạo.

Nhà tu là một người phàm trang bị tính thánh chứ không phải là thánh. Bởi thế, tu hành cũng là một quá trình vật lộn với chính mình vì nghiệp và luân hồi là một chân lý vận hành khách quan. Bất luận Phật tử xuất gia hay tại gia, đã tu mấy đời hay nhiều đại kiếp, khi chưa đắc đạo thành Như lai, Bồ tát, Thanh văn, Duyên giác… thì vẫn còn trực tiếp chịu sự chi phối của Nghiệp. Mục Kiền Liên là đại đệ tử đệ nhất thần thông của đức Phật đã tu qua nhiều đại kiếp, đã từng xuống tận địa ngục A Tỳ cứu Mẹ mà trong kiếp cuối cùng, trước khi đắc đạo, vẫn phải trả Nghiệp tiền kiếp. Ngài đã bao lâu ẩn tàng, mặc cho bọn cướp vây quanh tha hồ biếm nhẻ. Nhưng chỉ một phút tác động của Nghiệp đã để lộ nguyên hình cho bọn cướp ùa tới phanh thây. Tên cướp và thiền sư khác nhau ở chỗ là ai đang tạo nghiệp và ai đang giải nghiệp mà thôi.

Bởi thế, “tùy duyên…” là phong thái hành hoạt của người theo đạo Phật. Tất cả đều có sẵn tự thân tâm. Làm vua gặp quân xâm lăng: Đánh! Làm thầy gặp chuyện bất bằng: Chống! Gặp đời phiền não: Tu! Hết một đời: Thản nhiên ra đi như thay áo. Gặp chuyện thị phi đời thường: Im lặng như chánh pháp. Khi cần lập ngôn: Nói năng như chánh pháp. Có gì quan trọng – khi một tơ hào cũng không còn hiện hữu trong tánh không rỗng lặng – đâu mà phải cần hư vọng, hư danh như bia đá đề tên, lưu danh sử sánh, bỉ thử khen chê.

Trong khung cảnh Phật giáo, Trí Quang Tự Truyện viết ra để ghi lại những chuyện đời thường của chính tác giả. Nhưng tất cả đều không vượt ra ngoài tự tánh của chư pháp “không lại hoàn không” và tác giả đã hành xử; đã sống và viết trong cái không mênh mông rỗng lặng đó. Tiếng chuông công phu khuya từ chùa Hàn Sơn ngày xưa dóng lên từ một sơn tăng đã trở về với tự tánh rỗng lặng. Nhưng Trương Kế và muôn vạn đời sau đã “bắt gặp” và cảm nhận như thế nào là cả một hợp duyên “thân báo” muôn màu muôn vẻ khó thể nghĩ bàn. Khi tiếng chuông tự nó là tiếng chuông thì sẽ không khứ, không lai, không thừa, không thiếu. Tiếng chuông cũng chỉ là một pháp… không lại hoàn không.

Huế – Cali., mùa Phật Đản 2556 (2012)

© Trần Kiêm Đoàn

© Đàn Chim Việt

68 Phản hồi cho “Trí Quang Tự Truyện: Không vẫn hoàn không”

  1. Minh Triết says:

    Trí Quang Tự Truyện đã ‘Không vẫn hoàn không’ thì ông Trần Kiêm Đoàn phóng bút tô điểm liệu có ích gì?

    Ông đã biết rằng ‘không phải vì lời khen hay chê mà một dòng sông trở thành trong hay đục. Chẳng phải vì được ca tụng hay bị đả kích qua ngõ thị phi mà một nhân vật trở thành thánh hay phàm, và ‘đâu phải vì yêu hay ghét mà một tác phẩm trở thành hay hoặc dở‘. Vậy thì than vãn làm gì khi đọc ‘Trí Quang tự truyện’?

    Cuộc đời tu hành của “Thầy” Trí Quang vốn dĩ như một dòng sông đã bị quẫy đục ngầu, ông TKĐ có cố gắng nói gì đi nữa thì cũng không thể biến đục thành trong được, vì như “Thầy” đã tự kết luận về đời mình: “…cuộc đời tôi ‘không vẫn hoàn không’, không có gì đáng nhớ, đáng nói. Ngay như sự tự truyện này, vì không thể không có, nên phải viết và phải in, mà thôi.

    Ông TKĐ không nên thần thoại hoá “Thầy” Trí Quang khi đem chuyện Vua Trần Nhân Tông ‘khi đã gác kiếm chống quân Nguyên, thay chiến bào bằng áo cà sa, nghe thị giả hỏi rằng, đâu là chỗ khác nhau giữa việc đời bôn ba và việc đạo an nhiên tự tại.

    Đem chuyện Trí Quang làm loạn, chống chính quyền VNCH ví với vua Trần Nhân Tông xuất kiếm chống quân Nguyên là ông Trần Kiêm Đoàn đã để lộ tim đen, lật con bài ngửa của mình?

    Ông Đoàn viết: ‘Đa số bày tỏ sự thất vọng vì hồi ký không “ngang tầm” với tác giả. Người ta chờ đợi một thiên hồi ký có “tầm vóc thời đại”‘.

    Mong đợi làm gì và thất vọng làm chi hỡi ông TKĐ, con người của “Thầy” (Trí Quang) chỉ có thế, ai bảo ông thần thánh hoá “Thầy” làm gì, để rồi bi chừ thất vọng vì hồi ký không “ngang tầm” với tác giả?

    • Vô Vi says:

      Ông Trần Kiêm Đoàn mong thầy Thích Trí Quang ngang tầm gì?
      Thầy Trí Quang đã bảo rằng: ‘cuộc đời tôi ‘không vẫn hoàn không’, không có gì đáng nhớ, đáng nói. Ngay như sự tự truyện này, vì không thể không có, nên phải viết và phải in, mà thôi.‘

      Thầy đã biết xấu hổ với quá khứ của mình. Ông Trần Kiêm Đoàn hãy để cho Thầy được yên tịnh trong chốn thiền môn, xin đừng khơi dậy dĩ vãng đau thương, tội lỗi của Thầy!

    • Lâm Vũ says:

      Điều nên nói ở đây phải liên quan đến bài viết – của TKĐ – này hơn là “thầy” Trí Quang.

      Điều đập vào mắt tôi, trước tiên là những “mâu thuẫn” – rất thường xảy ra – khi tác giả đứng trên quan điểm “tánh không” của đạo Bụt. Như bạn đọc Minh Triết nói ở trên, “đã ‘Không vẫn hoàn không’ thì [...] tô điểm liệu có ích gì?”.

      Mà quả thật, tác gỉa TKĐ không bỏ lỡ cơ hội nào để tô điểm cho “đối tượng” – hay để cho mình? Tỉ dụ:
      - “… chỉ riêng năm 2011 thôi, thầy Trí Quang đã hoàn thành nhiều công trình trước tác thâm uyên với 3 bộ sách đã in ấn và phát hành…”
      - “… thầy Trí Quang còn là tác giả, dịch giả, luận giả uyên bác và đáng tin cậy của nhiều tác phẩm Phật học nội điển và luận thư…”

      Những chữ tôi cố tình in đậm không những chỉ làm giảm hiệu lực của câu văn mà còn phản ý chính của bài viết rằng “tất cả là… không”!

      Tác giả TKĐ còn có thói quen gán cho “khách thể” (ở đây là độc giả nói chung) những cảm nghĩ thường chỉ có thể nói cho chính cá nhân mình. Chẳng hạn:
      “… người đọc tự truyện cảm thấy thanh thản theo dõi những gì xảy ra và được tác giả ghi lại mà tâm không bị động bởi những cảm xúc dấy bụi nhất thời…”
      - “Đa số bày tỏ sự thất vọng vì hồi ký không “ngang tầm” với tác giả.
      - “Người ta chờ đợi một thiên hồi ký có “tầm vóc thời đại”…”

      Ngoài ra, tác giả cũng nói về cảm nghĩ của người khác – ở đây là “thầy” Trí Quang – như là đang đi guốc trong bụng nhà sư vậy.

      Noí tóm lại, có lẽ bài viết của TKĐ không đạt được điều ông muốn người đọc tin, chẳng hạn như: “.. tất cả đều không vượt ra ngoài tự tánh của chư pháp “không lại hoàn không” và tác giả đã hành xử; đã sống và viết trong cái không mênh mông rỗng lặng đó. Tiếng chuông công phu khuya từ chùa Hàn Sơn ngày xưa dóng lên từ một sơn tăng đã trở về với tự tánh rỗng lặng…”.

      Người ta có thể nói về “không” với tính cách ồn ào nào nhiệt…

      LV

  2. Trúc Bach says:

    Hết Bình Nam tới Kiêm Đoàn
    Hai chàng quỳ trước Trí Quang “bồ đài”
    Cùng khen :
    “Vừa đẹp, vừa dài…
    Vừa xum xuê lại….
    Cả hai cùng…tròn .”
    Tay nâng niu, lưng lom khom,
    Hít ha khen mãi hai hòn (từ)….. biiiii .
    Sắc-Không là cái chi chi ?
    Đã chui vào tối,
    Quạy làm gì…
    Cho khổ thân ?

  3. Lâm Vũ says:

    “Không vẫn hoàn không”? Xét cho cùng thì “thầy” Trí Quang không cần phải viết “tự truyện”, “cụ” Kiêm Đoàn không cần bài viết bài giời thiệu, phân bua hay đánh xia-ra… Sau cũng tôi cũng không phải viết những lời “thị phi” này.

    LV

  4. Choi Song Djong says:

    A ha,sau TBN thì ông TKĐ là luật sư bào chữa thứ 2 của “Danh tăng phật giáo thời chiến tranh”.Hãi quá bà con ơi,Bao nhiêu người vô tội đã nằm xuống một cách oan uổng và bây giờ nói là “không vẫn hoàn không” à.Dân chơi cầu 3 cẳng hả.

  5. Lão Ngoan Đồng says:

    Ông bạn và bà con tui ui,

    Thượng toạ Thích Trí Quang đã đóng trọn vai trò lịch sử của mình trong Việt sử hiện đại.
    Chả khác gì cựu hoàng Bảo Đại, các cụ Hồ, Diệm, các ông Kỳ, Thiệu, Khiêm, Hương …
    Thôi thôi, ta nên để cho họ … MỒ YÊN MẢ ĐẸP !

    Tất cả chỉ là con cờ của bàn cờ thế giới mà thôi.
    Đó là THÂN PHẬN NHƯỢC TIỂU, như nhà cách mạng lão thành, kiêm nhà báo đã quá cố Phạm Thái Nguyễn Ngọc Tân, trong Phong trào Thống nhất Dân tộc và Xây dựng Dân chủ của ông Nguyễn Đình Huy đã viết trong một tác phẩm cuối đời.

    Ông Trí Quang ngây thơ chính trị quá cỡ thợ mộc, nên tạo cơ hội tốt cho CS quây rối chính trường miền Nam.
    Than ôi thời đó NHÀ CHÚA và NHÀ CHÙA, tức cửa Thiền, HÔI TANH MÙI SÔI THỊT TRẦN TỤC, khiến người dân cả miền Nam buồn mửa buồn nôn khi nhắc đến.

    Dân gian phản ánh đúng thời thế đó bằng câu: NHẤT ĐĨ, NHÌ SƯ, TAM CHA, TỨ TƯỚNG !

    Thôi thội cho tôi xin các cha các thày, nói chung các ngài tu sĩ mọi tôn giáo, tha cho dân Việt, khi các ngài muốn dấy máu ăn phần vào chuyện nước non.

    Việt sử hiện đại minh chứng cho thấy, tuyệt đại đa số các ngài lòng trần chưa dứt, cũng như rất ấu trĩ trong sân chơi chính trị, hệ quả là thường tạo thêm nhiều oan nghiệt, hơn là cứu nhân độ thế.

    Cứ xem mấy ông phản chiến, tầm cỡ bên Kitô như Ngọc Lan, Chân Tín chẳng hạn; bên Phật giáo có hai ông sừng sỏ Tâm Châu, phe thân chính quyền, và Trí Quang, phe chống chính quyền, … múa may quay cuồng ra sao giờ ai cũng rõ.

    Bực cái (cửa nhà) mình, nên tôi phát tiết mọi xú uế ra đây.
    Mong bà con thông cổ nhớ :-) !

    Lão (chưa) Ngoan

    • Lão Ngoan Đồng says:

      TĐKSG says:
      18/05/2012 at 09:24

      Tôi nhớ lời thầy Trí Quang như thế này: Tôi muốn cho người ta (?) biết là nước Việt còn một chút này.

      Sẽ phiền não vô cùng nếu nhìn lại thời gian đó bằng một nỗi thị phi. Mà trong cái cảnh giới đầy thị phi này “người ta” ngóng mong mọi lời giải.

      =====

      Sorry, định “gây sự” với anh bạn già TĐKSG qua phát biểu trên, ai dè “thiên bất dung gian” phản đề của tôi lại nằm trơ trọi một mình như ri !

      Mong TĐKSG cho nghe cao kiến nhớ :-) !

      Lão (chưa) Ngoan.

    • Nguyễn Thanh Tâm says:

      Thưa bác Lão (chưa) Ngoan.
      Đúng là bác chưa đủ NGOAN!.Chuyện bác bực cái cửa …nhà bác là chuyện riêng của bác,là quyền tuyệt đối của bác, nhưng bác không có quyền phát tiết nó ra đây, e nó không thơm tho.
      Anyway, have a good weekend. Cheers

    • hoàngdung says:

      Thật là góp ý trên đây rất hay vì cao quá không hiểu,vì xa quá không vói tới,vì người viết góp ý đứng trên ,đứng trước ,đạt được cái đạo cao như núi thái sơn nên …
      Trí quang là Ma tăng .30 nămtrước làm một trận long trời lởdất,giết ,giết giếtbàn tay nhuốm máu như vậy màbây giờ,chưa chịu niệm adiđà xin Ngài tha thứ.đểlương tâm không bị cắn rứt Gieo nhân gặt quả,sở dỉ chưa thấy “báo ứng’ là cái duyên chưa tới. Đạo chăng ? không đạo rồi .Vì theo phật đều là sắc không ,đều là bào ẳnh,đều là tam bợ vậy thì có cần phải “la” lênnhư vậy không ?Hay chỉ ngậm ngùithấy giờ đây các sư con sư cháu đều vài cái chúa cao,tièn bạc xênh xang mà tuyên bố như vậy chăng ? .30 năm im hơi lặng tiếng ,nghe có người nói “thầy” sám hối ,tịnh tu tịnh khẩu để ăn năn trườc phật đài,nhưng không . Thầy viết.Chẳng có gì,còn đổ thừa hay vọng ngôn,xảo ngôn.Hai ông Nam và Đoàn muốn thầy viết nhiều hơn ,muốn thầy ghi lại kinh nghiệm ,truyền cái uy lực của thầy cho thầy có tầm cở (như HCM) nhưng thầy không viết ,không được phép viết hay chẳng có gì để viết.Còn cúng lắm thì tự “nâng bi” như HCM,hay như ĐM…(sao có thể so sánh con cu đất vớiloài chim hồng ,chim hạc được nhỉ ?) .
      Còn người góp ý trên thì bàn cả triết đông ,triết tây,phật chúa và cả lich sử Âu cơ. ..thì nghe gióng nhu nói về Cao Đài. Sao không đem Ông Đạo Dừa vô luôn? Nhưng tất cả chỉ đi đến kết luân “ngạo mạn” Buồn Nôn,muốn Mửa…Và tất cả đều cá mè một lứaPhải chăng ai củng “Say” chỉ mình ta “Tỉnh”…..?
      Kế luận:Ma tăng vẩn chỉ là Matăng. Nói gi thì củng chỉ vậy mà thôi !
      “SỐNG ĐỂ TRẲ NỢ”

  6. DÂN OAN says:

    ECOPARK …VĂN GIANG TỰ TRUYỆN

    “Trí Quang Tự Truyện” cuả Thích Trí Quang tuởng đưa lên cac blog còn tò mò bõ công , phí giờ đọc chơi , chớ “Trí Quang Tự Truyện ” lên đuờng từ “Tỗng Hợp “, một loại chiến khu Cách mạng
    thì chắc không thua gì các truyện xưa tích cũ như anh hùng Lê Văn Tám Nhà Bè , anh hùng Nguyễn Văn Bé Đồng nai thì chuyện nỗi lông gà trên da là cái chắc ….
    Giới thiệu cuốn “Tự truyện” này thì e chừng cũng như muớn một miếng đất trên nguyệt san Play Boy quảng cáo cho “Dự Án Ecopark ” ở Văn Giang…hic hic…

  7. Lão Ngoan Đồng says:

    Thưa bà con,

    Trong đạo lập thân của người xưa – lập công, lập đức, lập ngôn – thì lập ngôn thường được cho là quan trọng nhất, vì đó là phần “hình nhi thượng”, là tinh hoa tư tưởng cá biệt của một dòng đời mang tính truyền thừa lâu dài và sâu xa cho hậu thế. Người đem hết năng lực tinh thần và tri thức của đời mình để lập ngôn thì thành nhà tư tưởng, triết gia. Người đem chất liệu đời mình để viết lại thì thành tác giả tự truyện, hồi ký. Người đem tiểu sử đời mình ra đánh bóng, trang hoàng, rao bán thì thành nhà… chính trị kinh doanh! Nhưng dẫu ở mức độ nào thì cũng khó lòng đem ra so sánh, cân đo khi không có cùng mẫu số. (sic)

    Đọc ngay từ dòng chữ đầu tiên tôi đã “BẤT MÃN CHÍNH PHỦ”, bởi chưng thấy các ông học thức nhà ta chịu ảnh hưởng nặng của Khổng giáo, nên xét cái chi cũng theo tiêu chuẩn đó. Cho nên ông đề cao hết mức cái ổng gọi là hình nhi thượng, LẬP NGÔN, còn chê lập công lập đức thuộc hàng dưới (nếu tôi không lầm thì gọi là hình nhi hạ) !

    Nói nào ngay các ông học Triết, thần học phương Tây cũng phát ngôn nhiều lúc ngang phè phè, khiến mình “buồn nôn” (chả khác gì La Nausée của Jean-Paul Sartres).

    Có một ông vốn Kitô hữu thuần thành, Bắc Kỳ ri cư 54 sống ở Bảo Lộc, xin tạm dấu tên, nghe nói là thày giáo dậy Triết ở một trường trung học tư ở đó, tị nạn ở một thành phố lớn phía Đông Nam Hòa Lan, có lần cao hứng tâm tình thân mật với tôi như sau: “Tôi thờ cả hai ông Phật và Jesus, nhưng tôi để tượng Phật dưới ảnh Chúa. Bởi ông Phật chỉ là người trần mắt thịt, một nhà thông thái không hơn không kém, do ổng nói ai tu cũng thành Phật ! Trong khi đó Chúa Jesus thuộc về thế giới thánh thần, không ai có thể tu tập mà thành Chúa được !”

    Ối trời đất ui, ổng đem cái concept về ĐẠO, aka tôn giáo, của Phương Đông ra để sống chung hòa bình thật thoải mái với concept Thần học phương Tây, thú thật đúng là “thày chạy” luôn.

    Và theo tôi nó cũng từa tựa như đem concept về Thận ở Đông Y ra so sánh với concept về trái thận ở Tây Y. Tây Y thì chứng minh qua môn Sinh lý học (Physiology), hai trái thận chủ yếu có chức năng bài tiết chất độc, cụ thể là urea, trong đó có ammoniac !
    Trong khi Đông Y lại cho rằng thận chủ cả về chức năng bài tiết lẫn tình dục (sex). Anh nào “yếu thận” thì libido kém, trên bảo dưới không nghe là chuyện thường gặp! Dường như khái niệm Thận ở đây bao gồm luôn cả hai nang thượng thận (Les Glandes Surrénales)

    Internet:

    Il y a deux glandes surrénales, situées chacune au dessus d’un rein. Elles sont formées de deux glandes, associées anatomiquement, mais dont l’origine et la fonction sont différentes : lorsqu’on coupe transversalement une glande surrénale, on voit à la périphérie une zone jaunâtre assez ferme, le cortex surrénalien, ou “cortico-surrénale “et une zone centrale rougeâtre, très vascularisée: la “médullo-surrénale “.

    Anh bạn đồng chí trẻ ngày xưa của tôi ở Hòa Lan Nguyễn Hữu Đức, đã move sang Mỹ hoạt động toàn thời gian từ mấy năm rồi, lúc xưa hay khoái chí ngâm nga: Nước còn đạo còn; Nước mất đạo ở với ai !?

    Vâng có nước có dân thì còn tiếng Việt, văn hóa Việt, cũng với các tôn giáo như Phật, Kitô, Lão, Khổng …, và các tín ngưỡng dân tộc khác, như tập tục thờ cúng ông bà (người bình dân gọi là đạo ông bà). Nước mất vào tay người thì hầu như chắc chắn xoá sổ bộ đời. Xem ra cái công DỰNG NƯỚC và CỨU NƯỚC của tiền nhân là CĂN BẢN cho mọi thứ trên cõi đời này.

    Thử tưởng tượng:

    - không có Lạc Long Quân và bà Âu Cơ sanh ra trăm trứng thì có VN ngày nay chăng ? Hỏi nhưng đã có câu trả lời trong đó rồi phải ko ạ.

    - vua Quang Trung không đánh thắng quân Thanh, thì hẳn là nước ta lại rơi vào vòng Bắc thuộc cách nay vài thế kỷ.

    - trước đó Ngô Vương, tự Quyền, không đánh thắng quân xâm lược Bắc triều thì ta còn nằm trong vòng tay phong kiến phương Bắc và không chừng đến giờ vẫn là thuộc quốc như Tân Cương, Nội Mông, Mãn Thanh, Tây Tạng …

    Wikipedia:
    Ngô Quyền (chữ Hán: 吳權, 898 – 944), còn được biết đến với tên gọi Tiền Ngô Vương (前吳王), là vị vua đầu tiên của nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam. Năm 938, ông là người lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng nổi tiếng, chính thức kết thúc hơn một thiên niên kỉ Bắc thuộc, mở ra một thời kì độc lập lâu dài của Việt Nam. Sau chiến thắng này, ông lên ngôi vua, trị vì từ năm 939 đến năm 944.

    Nói thẳng ra, có thằng con (mất dậy) Việt Nam nào dám khẳng định rằng, công lao vĩ đại của Ngô Vương, Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, của Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ … chỉ là thứ hình nhi hạ chăng ! Còn Nho, Lão, Phật, ngay cả chủ nghĩa Cộng Sản, thuyết Hiện Sinh bla bla bla chính là phần hình nhi thượng, thuộc đẳng cấp trên cao !

    Thiệt là các anh học nhiều, nhưng thuộc loại học vẹt, chỉ là các con mọt sách, hay một thứ bò nhai lại, làm tôi buồn mửa !

    Lão Ngoan

    • hoàngdung says:

      Thật là thông thái hết ý…luôn…
      “biết rồi,khổ lăm,nói mải…’
      Không thua gì tiến sỉ TKĐ mấy.(hơn hẳn chứ lỵ !!!!
      Hay.Nhung không hiểu.Hay không cần hiểu vì góp ý quá thông thái. Đạo nào củng có ,ông nào củng dính phần,triết lý nào củng rao giảng…phải chăng là đạo Cao Đài ?
      …Và quả thận củng chí 2 (có ông Mỷ giúp cho người hư thận 01 quả ,nói rằng 01 quả củng không chết. Không biết cho qủả thân đông (y) hay tây (y)…?)
      …trực tràng…

    • Bùi Tân Phong says:

      Còn có câu:
      “Lập thân tối hạ – thị văn chương.”
      mà!

      Thân mến.

  8. iBi says:

    Mảnh ao nhỏ sau chùa ráng phản chiếu cảnh trí vào buổi chiều thấp thoáng. Cảnh vật chiều tà tĩnh lặng quá, âm u quá. Vừa níu kéo quá khứ vào phản chiếu hiện tại, vừa làm cho cảnh đó thật “tĩnh”, sao cho được như chánh pháp, sao cho có đó mà cũng như không. Mà này, cảnh phản chiếu qua ao nhỏ có thật không, hay chỉ là ảo ảnh qua bóng mặt nước ao tù ?

  9. TĐKSG says:

    Tôi nhớ lời thầy Trí Quang như thế này: Tôi muốn cho người ta (?) biết là nước Việt còn một chút này.

    Sẽ phiền não vô cùng nếu nhìn lại thời gian đó bằng một nỗi thị phi. Mà trong cái cảnh giới đầy thị phi này “người ta” ngóng mong mọi lời giải.

  10. Lê trần Nguyễn says:

    Thích trí Quang chỉ nên gọi là: Thằng giặc trọc ăn cơm quốc gia thờ ma việt cộng..một loại tay sai không có gì phải nói tới nó.

Phản hồi