WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tiếng Việt nào?

Trong các buổi thuyết trình về tiếng Việt đây đó cũng như các buổi tu nghiệp dành cho giáo viên tiếng Việt tại Úc, một trong những câu hỏi tôi thường nghe nhất là: Có nên dạy “tiếng Việt của Việt Cộng” cho học sinh và sinh viên ở nước ngoài? Mới đây, tôi lại nghe một câu hỏi khác từ một người bạn làm trong ngành truyền thông: Thính giả của đài là người Việt trong nước, đài có nên sử dụng từ ngữ Việt Nam Cộng Hòa thời trước không?

Thú thực, nghe những câu hỏi như thế bao giờ tôi cũng có chút bối rối. Bối rối không phải vì không biết cách trả lời. Bối rối chỉ vì tôi hiểu những băn khoăn và day dứt trong lòng họ khi đặt ra những câu hỏi ấy. Rõ ràng đó không phải là những câu hỏi thuần túy học thuật. Những câu hỏi ấy xuất phát chủ yếu từ những dằn vặt về tâm lý, những ám ảnh về chính trị, và đặc biệt từ những ký ức khốn khổ của chiến tranh và của sự phân hóa.

Từ góc độ học thuật, không có cái gọi là từ ngữ Việt Cộng hay từ ngữ Việt Nam Cộng Hòa.

Lý do:

Thứ nhất, sự phân biệt giữa Việt Cộng và Việt Nam Cộng Hòa là sự phân biệt thuần túy chính trị. Mà ngôn ngữ, ở cấp độ từ vựng, lại không có tính chính trị. Những từ như “ngụy”, “cách mạng”, “giải phóng”, “cải tạo”, “đăng ký”, “khẩn trương”, “bộ đội”, “lính thủy đánh bộ”, v.v. tự chúng, chả có tội tình gì cả. Chúng là những yếu tố nằm trong kho từ vựng tiếng Việt. Phần lớn những từ ấy đã có từ lâu. Ngay một số từ ghép lạ tai với người miền Nam như “lính thủy đánh bộ” cũng bao gồm những từ tố quen thuộc vốn đã có sẵn trong tiếng Việt. Tính chính trị của từ không nằm trong bản thân của các từ ấy. Tính chính trị chỉ có trong các sử dụng. Chữ “giải phóng”, chẳng hạn, hoàn toàn phi chính trị. Nhưng dùng chữ “giải phóng” để chỉ ngày 30 tháng Tư, ví dụ: “ngày giải phóng”, “khi đất nước được giải phóng”, yếu tố chính trị mới xuất hiện.

Nhớ, đầu năm 1990, khi Mỹ và lực lượng Đồng minh (bao gồm 34 quốc gia khác nhau) đánh bật quân đội Iraq của Saddam Hussein ra khỏi Kuwait, nhiều người làm báo ở hải ngoại đã phân vân không biết dùng chữ gì để dịch khái niệm “liberation of Kuwait” vốn được sử dụng đầy dẫy trên các phương tiện truyền thông quốc tế. Dĩ nhiên ai cũng biết “liberation” là giải phóng. Nhưng người ta lại ngần ngại không muốn dùng chữ “giải phóng” vì, một phần nó gợi lại ấn tượng đau buồn ê chề của họ sau năm 1975; phần khác, vì nó phảng phất âm hưởng… Việt Cộng. Nhưng sự ngần ngại ấy không kéo dài được lâu. Tránh né cách gì, cuối cùng, người ta cũng bắt buộc phải dùng chữ “giải phóng” để chỉ việc quân đội của Saddam Hussein bị đánh bật ra khỏi Kuwait và việc người dân Kuwait hân hoan chào đón tự do và độc lập. Không có chữ gì khác. Dùng riết, trong bối cảnh ấy, chữ “giải phóng” bỗng trở lại nguyên nghĩa của nó. Mà như thế, kể cũng phải. Đứng một mình, chữ ấy hoàn toàn trong sáng. Và trong sạch. Đối với người dân Kuwait, chữ ấy vang lên như một tiếng reo. Nó chỉ trở thành nặng nề với người Việt ở miền Nam mà thôi. Nói cách khác, vấn đề ở đây chỉ là vấn đề cách sử dụng. Nghĩa là ở ngữ cảnh. Chỉ ở ngữ cảnh.

Tương tự như vậy, cách đây mấy năm, ở trong nước, khi dịch cuốn De la démocratie en Amériquecủa Alexis de Tocqueville, dịch giả Phạm Toàn phải sửa “Dân chủ ở Hoa Kỳ” thành “Nền dân trị ở Hoa Kỳ”. Lý do: Ông biết nhà nước Việt Nam hiện nay rất dị ứng với chữ “dân chủ”.

Thứ hai, không nên quá phóng đại vai trò của chính phủ hoặc đảng cầm quyền trong lãnh vực ngôn ngữ. Ngôn ngữ, tự bản chất, là một quy ước xã hội, hình thành từ sự đồng thuận của cả cộng đồng. Bản thân ông Hồ Chí Minh, với tư cách người có quyền lực cao nhất ở miền Bắc từ sau năm 1945, đã muốn “cải cách” chữ quốc ngữ với những cách viết như “kách mệnh” hay “zải phóng”, những kết hợp từ như “dân quân gái” hoặc “người lái” (phi công), cuối cùng cũng thất bại. Hơn nữa, theo dõi kỹ tình hình trong nước, chúnng ta có thể thấy ngay, từ mấy chục năm nay, chính quyền và đảng Cộng sản hầu như bỏ ngỏ lãnh vực ngôn ngữ. Có rất nhiều việc họ cần làm và nên làm, nhưng họ hoàn toàn không làm. Rõ nhất là về phương diện chính tả cũng như việc phiên âm nhân danh và địa danh nước ngoài. Phần lớn các đề nghị thay đổi đều có tính chất tự phát và nảy sinh từ một số cá nhân có thiện chí (có khi đúng có khi sai) hơn là từ một quyền lực chính trị nào.

Thứ ba, không nên quy các phương ngữ vào hai phạm trù Việt Cộng và Việt Nam Cộng Hòa. Sự khác biệt giữa một số từ vựng mà nhiều người hay lên tiếng hoặc để bênh vực hoặc để đả kích phần lớn đều thuộc phạm trù phương ngữ. Mà phương ngữ lại là một hiện tượng lâu đời ở Việt Nam. Từ lâu, một số từ vựng ở miền Nam, miền Bắc và miền Trung đã khác nhau. Hầu hết những khác biệt ấy đều có tính chất địa lý, xã hội và lịch sử hơn là chính trị. Nơi thì gọi “túc cầu”, nơi thì gọi “bóng đá”; nơi thì gọi “phi trường”, nơi thì gọi “sân bay”; nơi thì gọi “quan thuế”, nơi thì gọi “hải quan”; nơi thì gọi “trực thăng”, nơi thì gọi “máy bay lên thẳng”… Thì cũng bình thường. Như ngày trước, chúng ta đã có những khác biệt giữa “heo” và “lợn”, giữa “cha” và “bố”, giữa “cân” và “ký”, giữa “xe lửa” và “tàu hỏa”, “xe hơi” và “xe ô tô”, “xe đò” và “xe khách”, giữa “cá quả”, “cá lóc” và cá tràu”, v.v.

Thứ tư, ngôn ngữ, cũng giống như đời sống, không ngừng vận động và phát triển. Hễ trong xã hội xuất hiện những sản phẩm mới hoặc những hiện tượng mới, những nhận thức mới người ta lại có những nhu cầu đặt ra những từ mới. Nhớ, năm 1996, lần đầu tiên về nước, tôi cảm thấy rất thú vị khi nghe người ta gọi trà Lipton (loại trà bỏ trong gói nhỏ nhúng thẳng vào nước sôi để uống) là trà giật giật; cái robinet (đồ vặn nước ở bồn tắm hoặc bồn rửa mặt) loại mới là cái gật gù (chỉ cần đẩy lên hay xuống chứ không cần vặn theo chiều kim đồng hồ); bò beefsteak là bò né… Nghe, thoạt đầu, thấy ngồ ngộ; sau, ngẫm lại, thấy cũng hay hay. Tôi chẳng thấy có ông hay bà Việt Cộng nào trong những chữ ấy cả. Tôi chỉ thấy có cuộc đời.

Nói tóm lại, theo tôi, phần lớn những sự phân biệt giữa từ Việt Cộng và từ Việt Nam Cộng Hòa là những sự phân biệt giả. Đứng về phương diện từ vựng, đó là những sự khác biệt, một, có tính chất phương ngữ; hai, xuất phát từ những thay đổi trong đời sống. Không nên gắn chúng với một nội dung chính trị nào. Ví dụ, ở nhiều trường tiếng Việt ở hải ngoại hiện nay, nhiều người vẫn khăng khăng dùng chữ “văn phạm” thay cho chữ “ngữ pháp” với lý do chữ “văn phạm” là chữ của ta, còn chữ “ngữ pháp” là chữ của Việt Cộng. Người ta quên hoặc không biết, ở miền Nam, năm 1963, Nguyễn Hiến Lê và Trương Văn Chình đã có cuốn Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam (Nhà xuất Đại học Huế); năm 1968, Lê Văn Lý đã có cuốn Sơ thảo ngữ pháp Việt Nam (Bộ giáo dục xuất bản); năm 1970, Doãn Quốc Sỹ và Đoàn Quốc Bửu đã có cuốn Lược khảo về ngữ pháp Việt Nam (Trường Đại học Sư phạm Sài Gòn xuất bản), v.v. Sự chọn lựa giữa chữ văn phạm và chữ ngữ pháp, do đó, chỉ là một chọn lựa có tính học thuật: chữ “ngữ pháp” càng ngày càng được nhiều người sử dụng vì người ta nhận thấy nó chính xác hơn chữ “văn phạm” vì, một, đối tượng khảo sát của “grammar” chỉ dừng lại ở cấp độ từ, ngữ và câu chứ không phải là văn chương; và hai, ngôn ngữ, tự bản chất, chỉ có tính quy ước với một số cách thức (pháp) kết hợp chứ không có tính quy phạm (norm). Sự khác biệt giữa hai chữ “xa lộ” và “đường cao tốc” cũng nên được nhìn nhận như vậy: chữ sau hợp lý hơn vì ở thời đại ngày nay, sự phân biệt giữa các loại đường xá là ở tốc độ cho phép chứ không phải ở loại xe, nhất là giữa xe đạp và xe hơi như ngày xưa.

Tôi đề nghị nên xem một số khác biệt trong từ vựng hiện nay là những khác biệt có tính phương ngữ, vừa là ngôn ngữ địa phương vừa là phương ngữ xã hội.

Nhận định ấy dẫn đến mấy hệ luận chính:

Một, mọi phương ngữ đều bình đẳng. Không có phương ngữ nào là đúng hơn phương ngữ nào cả. Không thể nói chữ “heo” đứng hơn chữ “lợn”, “cha” hay “ba” đứng hơn “bố” hay “tía”; “mẹ” đúng hơn “má”. Cũng như trong tiếng Anh hiện nay, không ai nói tiếng Anh ở Anh thì đúng hơn tiếng Anh ở Mỹ hay ở Úc hoặc Canada. Khái niệm một thứ ngôn ngữ chuẩn (standard language) bị xem là đã lỗi thời.

Hai, mỗi phương ngữ, một mặt, có một vùng hoạt động riêng; mặt khác, không ngừng giao tiếp với nhau. Con vật người miền Nam và miền Trung gọi là con heo thì người  miền Bắc gọi là con lợn; nhưng ngay ở miền Nam và miền Trung, người ta cũng gọi là “bánh da lợn” chứ không phải “bánh da heo”, và ở miền Bắc, người ta cũng xem “phim con heo” chứ không phải “phim con lợn”.

Ba, giữa các phương ngữ không ngừng có cuộc cạnh tranh gay gắt để được chấp nhận và phổ biến trong cả nước. Các cuộc cạnh tranh ấy chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa. Chính trị chỉ là một phần. Từ năm 1975, chính quyền đặt tên Sài Gòn là thành phố Hồ Chí Minh, đến nay, dân chúng vẫn cứ gọi là Sài Gòn.

Bốn, sự tồn tại của các phương ngữ chỉ có tác dụng làm giàu cho tiếng Việt. Sự tồn tại của chữ “sân bay” bên cạnh chữ “phi trường” giống như sự tồn tại của chữ “nhà thơ” bên cạnh chữ “thi sĩ” hay “thi nhân”. Những chữ như “khẩn trương”, “bức xúc” hay “đăng ký”… đều hay nếu biết cách sử dụng (tình hình khẩn trương, không khí căng thẳng, hành động gấp gáp; tâm trạng bức xúc; đăng ký xe và ghi danh học, v.v.).

Vấn đề là ở cách dùng.

Chỉ ở cách dùng.

Blog Nguyễn Hưng Quốc (VOA)

 

101 Phản hồi cho “Tiếng Việt nào?”

  1. Ngụy Quân Tử - Hồ Chí Ngu says:

    Dưới chế độ côn đồ CA toàn trị XHCN VN thì có việc gì mà không dính líu đến chính trị? Việc giáo dục, truyền thông báo chí, văn hóa nghệ thuật, cũng đều không thóat khỏi bị chính trị chi phối. Và ngôn ngữ hàng ngày tại VN bị ảnh huởng lớn nhất đến từ 3 mặt đó: giáo dục, truyền thông báo chí, văn hóa nghệ thuật. Những chữ sặc mùi tuyên truyền rỗng tuếch, đậm đà bản sắc nô dịch cho Tàu, dần lan truyền ngay cả dân miền Nam cũ cũng không tránh khỏi bị lây nhiễm ít nhiều. Mới đầu họ dùng lập lại ngụ ý nhạo báng, nhưng lâu dần thành quen, và thói quen chưa chắc là luôn đúng và hay. Để cho tiếng Việt trở lại trong sáng như thời thơ văn tiền chiến thời Khái Hưng, Nhất Linh, với Tự Lực Văn Đoàn, chúng ta cần phải mất rất nhiều công sức sau này để dọn dẹp cái đống rác rưởi chữ nghĩa thời Đồ Đểu này đi. Số đông không phải bao giờ cũng là chân lý, nhưng làm nhiệm vụ truyền thông ngoài trách nhiệm thông tin trung thực, các cơ quan truyền thông phải có thêm trách nhiệm “huớng dẫn dư luận”. Một việc làm trong những trách nhiệm “huớng dẫn dư luận” đó là dùng tiếng Việt cho chuẩn, trong sáng, không lạm dụng từ Hán Việt khi tiếng Việt có chữ tương đương. Tập cho những người trong nước nghe bản tin với tiếng Việt trong sáng của VNCH trước 1975, là việc làm đúng đắn. Người trong nước phải lắng nghe và tập làm quen với tiếng Việt trong sáng này, vì đó là những nguồn thông tin trung thực mà họ cần nghe. Vì cần thiết, nên họ phải học hỏi và làm quen. Còn các nhà làm tin cứ sợ rằng người VN trong nước không hiểu được bản tin của mình, mà chạy theo dùng chữ nghĩa kiểu nô dịch của bọn VC, là đánh giá sai tình hình “ai cần ai” và coi rẻ những người đã đóng thuế để cho họ có quỹ làm truyền thông. Đây là điều mà đài RFA, RFI, BBC, v.v. cần phải coi lại. Ai nuôi ai????? Ai nuôi các anh lớn, để các anh làm việc và phục vụ cho ai?????

  2. kbc3505 says:

    Ngôn ngữ của chú Vẹm là ngôn ngữ từ khỉ lên làm người. Và vì là độc đảng toàn trị nên chú Vẹm nhà ta áp đặt người dân phải nói và viết theo những gì chúng muốn nhưng chúng lại dốt ngôn ngữ và văn hóa nên cái tốt không được lưu truyền hay giữ lại mà lại học cái xấu. Gọi nhà bảo sanh là xưởng đẻ thì đâu khác gì coi con người là cái máy hay tệ hơn là như súc vật?

    Ông Nguyễn Hưng Quốc muốn gì ở đây? Có phải ông muốn người Việt tị nạn cộng sản chúng tôi dùng ngôn ngữ Vẹm cho quen để rồi tiến tới giao lưu văn hóa và rồi từ từ sẽ trở thành một cộng đồng hải ngoại dưới sự lèo lái của Đảng cộng sản theo nghị quyết 36 của chú Vẹm?

    kbc3505

    • Dân Hố Nai says:

      Hồi còn đi học trường trung học tôi cũng đã từng trải qua cái vấn nạn này nên đồng ý với kbc3505,tôi thường nhận điểm thấp với lý do rất ư vớ vẩn là không dùng “từ ngữ mới”.Giải phóng quái gì khi trước ăn gạo tám thơm giờ nhai bo bo mòn răng,từ ngữ mới gì mà học trò đứa nào đứa nấy lè lưỡi méo mặt.Chúng tôi bị lũ quái ngoài kia vào nhồi nhét văn hoá rừng rú đến thui chột bao thế hệ.Cho đến tận ngày hôm nay thử hỏi bao nhiêu người miền nam từ hải ngoại trở về chịu được cái loại ngôn ngữ ấy ? dĩ nhiên là dân trong nước thì no table..miễn bàn,vì họ không có sự lựa chọn.

      • TĐKSG says:

        Tôi tìm được trong comment của Dân Hố Nai các từ “mới” sau đây:

        Vấn nạn, Thui chột, No table miễn bàn

        Còn kbc3505 thì có các từ “mới” (vì không để trong quote nên tôi hiểu là người viết dùng như chính của mình): Giao lưu văn hóa, lèo lái

        Kể ra cũng khá nhiều

  3. Doisoente says:

    Ngôn ngữ như giòng sửa mẹ.Trên nguyên tắc ngôn ngữ là của dân tộc.Nhưng khi người mẹ bị bỏ thuốc độc,uống trụ sinh quá nhiều thì giòng sửa đó không còn tốt nữa.Mẹ Việt Nam bị thuốc độc mác-lê-mao-hồ xú uế vô thần duy vật không còn được lành mạnh như xưa nữa.Chính vì thế là người cha trong gia đình chúng ta phải biết chọn lựa thứ sữa tốt bổ để nuôi con,không nói bá láp như tác giả.
    Không để con bú sửa mẹ đang bệnh hoạn.

    Phải thấy rằng ngôn từ của bất cứ dân tộc nào theo cộng sản đều kêu to và rỗng, rất mị dân làm nhiều người lầm to cũng như tác giả.Cộng sản lấy “chuyên chính vô sản” để áp đặt từ ngữ và bắt dân chúng phải dùng theo,dân tộc ta thường chế biến nhiều từ trước hết theo cá nhân rồi theo năm tháng từ ngữ đó được chấp nhận và được nhiều người sử dụng chứ không có áp đặt kiểu độc tài cộng sản.Con người cộng sản rất cao ngạo cho chúng là đỉnh cao trí tuệ loài người cho dầu trong lưng chỉ cuộn một mảnh bằng mua, hoặc được cấp theo lệnh hay lời nhắn gởi của một nhân vật chính trị đảng.Ví dụ dân ta thường nói trình diễn một màn văn nghệ hay trình bày một bài hát, con người cộng sản bao giờ cũng hay nên họ chỉ biểu diển cho ta coi…

    Trong ngôn từ ta cũng có thể phân biệt được những ngành nghề riêng biệt -cơ khí, điện tử,ngành nông nghiệp hay ngư nghiệp, hoặc những từ tôn giáo nhà Phật, nhà Chúa, hoặc ngôn ngữ của cao bồi du đảng …thì tại sao lại không có thể ngôn từ việt cộng và quốc gia? Sự phân biệt này là do việt cộng chủ trương trước tiên khi chúng xâm chiếm miền nam…Tác giả còn cho rằng chuẩn ngữ là lổi thời ? Ở trên đời luôn luôn có một cái gì đó là chuẩn tuy không cứng nhắc không tuyệt đối. Không có chuẩn thì loạn rồi.Tiếng Mỹ có chuẩn của nó,tiếng Anh có chuẩn của nó,tiếng Canada cũng có cái chuẩn của nó theo kiểu Canada.Và tiếng việt không cộng sản có cái chuẩn của tiếng Việt hồn dân tộc khiêm tốn,không lường gạt mị dân,không cao ngạo ,tiếng Việt đó có thể là sản phẩm dân tộc dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa hoặc của người dân trong nước hiện nay (-nhưng không dính dấp gì tới bọn mác-lê-mao-hồ-), tiếng Việt đó chúng tôi những kẻ đã là nạn nhân của bọn lường gạt dân tộc có bổn phận duy trì và cùng đồng bào trong nước phát huy cho con cháu.
    Nhất là giới truyền thông càng phải ý thức được nhiệm vụ cao cả này.

  4. hoàngdung says:

    “Có nên dạy “tiếng Việt của Việt Cộng” cho học sinh và sinh viên ở nước ngoài?” Tào lao . Làm gì có tiếng Việt của VC. Chỉ có tiếng Việt của người VN cho hết thảy ngươi VN dùng mà thôi !
    Còn VC chỉ dùng một số từ lệ thuôc tàu trong lúc tiếng Việt hầu như có đủ để thay thê.Tại sao ta không thay các tiếng đó băng tiếng Việt trong sáng mà mọi người đả xử dụng và đả trau chuốt,đả quen thuôc từ khi đổi chử hán ra mẩu từ Latinh kia chứ? Hơn nửa VC dùng các chử hán đó nhiều khi không hợp cảnh ,không hợp ý hợp lời,và làm cho câu văn hóa ngây ngô dể tức cười .Nó gióng như câu :”nó chỉ tồn ba đồng” có vẻ khôi hài của kẻ ít học mà thích nói chử ,Tai sao không nói “nó chỉ còn ba đồng” Có phải sáng sủa và dể hểu hơn không ? .Các từ khác củng vậy .Nó không sai trong cái chử mà SAI hay LỐ BICH trong cách dùng của bọn VC.Hơn nửa đả có săn tiếng việt thay thế tại sao ta không dùng nó để ai củng hiểu.?Cho nên SAI khi đặt câu hỏi trên.
    Kẻ góp ý nhớ là hồi đi học có họcmột số chửhán thường dùng hăng ngày,tong văn chương sách vở.Nhưng hầu như không nhớ,chỉ biết dùng như một thói quen…Còn một số chử tàu khác ,có vẻ bác học,it xử dụng ,hay không xử dụng thường xuyên như tuị VC bây giờ. Thử tưởng tương một anh đi ăn màynói với người cho “anh cho ít vậy thì không lôgic chút nào” hay “anh liên lạc với em chiêu nay chúng ta liên hệ với đối tác đểcung dùng bửa ăn “hoành tráng”.Hay “con đó nhảy “hoành tráng” thiệt làm mình củng “bức xúc”
    Vây có nên dạy cái tiếng Việt kiểu đó không ,nếu không muốn nói chử đó là của VC…(Câu trả lời chắc chắn là KHÔNG}
    ” Ngày mai tôi sẽ “liên hệ “với vợ anh để cho vợ anh biết sự “quan hệ” bà con giữa anh và tôi….”
    Tai sao không viết: “ngày mai tôi tới gặp vơ anh để nói chị biết chúng ta là bà con ..”
    Kết lại là chúng ta không thể để cho con cháu chúng ta học cái “tiếng Việt của VC” tốimò và đầy vẻ lê thuôc Tàu đó. Riêng về NHQ,tôi củng có ý nghỉ như một góp ý trên đây ,là ông ta,sau vụ viết gì đó ,bị VC đuổi về khi đem sv,ông dạy qua trao đổi văn hoá với VC (được biết năm nào củng đi,kết hợp về bù khú với mấy tay CA,CB VC mà được lòng cp vn,được lợi tua nghỉ hè không tốn tiền. Có người thắc mắc sao năm naò nhq củng đem sv mình về vn mà không các nước khác ? Câu này để người đọc trà lời !
    Còn nhq là trí thức vv và vv… thì rỏ ràng ông là trí thức ….rồi!

  5. Lý Chính Luận says:

    Tôi thấy có lẽ ông NHQ và quí vị hơi lo xa thì phải?

    Chúng ta cứ mãi đặt những định luật và định lệ, mãi bàn cãi ai đúng ai sai, ai hay ai dở vv…, mà quên hẳn một điều tối quan trọng nhưng lại vô cùng đơn giản, đó là lòng dân, lòng người, tức là LUẬT ĐÀO THẢI TỰ NHIÊN trong xã hội.

    Nhân dân VN mới chính là người lựa chọn nói sao cho “hay” và “đúng”.

    Tôi xin trưng dẫn những thí dụ, cũng là những bằng chứng thật hùng hồn cho định luật ấy:

    – Sau khi chiếm trọn miền Nam, nhà đương cục VC đã đổi tên thành phố Sài-Gòn là “TP Hồ Chí Minh”. Cái tên TPHCM thật ra chỉ thấy trong ngôn ngữ hành chánh của chính quyền VC và các cán bộ VC với nhau, còn trong ngôn ngữ thuờng ngày thì tôi thấy ai cũng dùng chữ “Sài gòn”. Ngay cả các cán bộ VC và gia đình, thân thích con em của họ sanh đẻ sau này, ở cả miền Nam lẫn miền Bắc, hầu như ai cũng dùng chữ Sài gòn chứ chả thấy ai nói chuyện với nhau mà dùng chữ TPHCM bao giờ! Theo đúng luật đào thải của xã hội thì, nói một cách không chính thức, cái tên TPHCM coi như đã bị toàn dân VN cho sang ngang vào sọt rác không một chút thương tiếc!

    – Ngay từ những năm còn chiến tranh VN và từ ngày chiếm trọn miền Nam đến nay, nhà đương cục VC vẫn gọi chính quyền VNCH là “ngụy”. Thế nhưng mới đây, vì nhu cầu chủ quyền biển đảo trong cuộc tranh chấp lãnh hải với TQ, họ đã đổi giọng, công khai gọi chính quyền miền Nam là VNCH. Nhấn mạnh đến chi tiết TQ đã cướp đảo Hoàng Sa từ tay chính quyền VNCH vào năm 1956 và 1974, thủ tuớng NTD đã không dám dùng chữ “ngụy” nữa, mà gọi là VNCH một cách hẳn hòi. Thiết tuởng không có bằng chứng nào hùng hồn hơn để nói lên tính hợp pháp và chính nghĩa của chế độ VNCH mà họ đã manh tâm thủ tiêu năm nào! Xin quí vị xem y phát biểu trong đoạn video clip của youtube duới đây, phút thứ 4:35 đến phút thứ 4:50 :

    http://youtu.be/BQh8ehPaeW0

    Ngoài ra, ngay trong giới bình dân VN từ Nam ra Bắc, tôi thấy ít ai dùng chữ “ngụy” để ám chỉ chế độ VNCH. Thuờng thì họ nói “chính quyền truớc ngày giải phóng” để không sợ phải mích lòng nhau. Trái lại, hình như chữ “ngụy” càng ngày càng được nguời dân VN dùng để ám chỉ nhà đương cục VC hiện nay thì phải?

    – Sau ngày mất nuớc 30 tháng 4 năm 1975, nhà đương cục VC (lại VC nữa!) đã lên án nhạc vàng của nền văn hoá VNCH là “văn hóa đồi trụy, phản động”. Bởi thế, chúng cấm đoán triệt để và ra sức thủ tiêu nhạc vàng. Thay vào đó, chúng mở máy toàn bộ hệ thống tuyên truyền thông tin độc quyền để phổ biến thứ “văn hóa cách mạng” bệnh hoạn, thứ văn nghệ “Trường Sơn đông, Trường Sơn Tây” sặc mùi máu lửa của chúng. Nhưng chính toàn dân VN tuy âm thầm, nhưng vô cùng quyết liệt, đã dần dần khai tử thứ văn hóa nài ép ấy của VC để bây giờ bắt chúng phải trở về chỗ đứng của chúng: văn hoá tuyên truyền một chiều. Ngược lại, nhạc vàng của VNCH lạị được hồi sinh và vẫn tồn tại, vẫn được đại bộ phận toàn dân VN yêu chuộng và tiếp tục phổ biến.

    Tôi cho rằng tiếng Việt, dù là của VC hoặc VNCH và dù phổ biến cái nào của ai đi nữa thì cũng không phải là vấn đề. Vấn đề ở chỗ là chúng ta phải khuyến khích nguời nói lẫn nguời nghe phải biết quyền lọc lựa cách dùng chữ, cách nghe của chính mình. Chỉ có họ, cùng với thời gian và luật đào thải thì mới quyết định được cái hay và dở, cái đúng và sai trong ngôn ngữ nuớc ta, theo đà tiến hóa tự nhiên của đất nước.

    • Ếch Giếng says:

      “Nhân dân VN mới chính là người lựa chọn nói sao cho “hay” và “đúng”.Nhân dân VN nào vậy? Chính bọn ngụy thời nay (nhà đưong cục VC hiện nay) đã và đang cố tình ép dân Việt trong nước, và với mưu mô quỷ quyệt cũa “nghị quyết 36″ cho dân Việt ở nước ngoài (tôi không dùng chữ “Việt Kiều” cho dù tôi đang ở trong khúc ruột ngàn dặm) cưởng ép toàn dân Việt trong và ngoài phải dùng những “ngôn từ Hán Tàu” lai căng, mất gốc, rõ ràng là không đưọc quyền lựa chọn. Có phải là VC và Trung Cọng đang cố tình đồng hóa và nô lệ dân ta! Rõ ràng là bọn ngụy đương thời là tay sai cũa Tàu Cọng! Thử nhớ lại lịch sữ Việt, trong một ngàn năm nô lê giặc Tàu, dân việt ta không bị đồng hóa, chắc chắn là thời đó chúng ta không có bọn ngụy như đương thời, cam tâm làm tay sai cho giặc.
      Lòng dân, lòng người với luật đào thải tự nhiên! Dân Việt trong nước bị kềm kẹp, dân Việt nước ngoài nếu thờ ơ thì cũng sẽ bị vào rọ. Chừng nào bọn ngụy đương thời (tôi thích chữ này lắm!) bị hũy diệt thì cái văn hóa phản động đó mới bị đào thải.Hiện nay dân có được những gì, quá nhiều cái bánh vẽ, như dân có đất đai?
      Người dân, kể cả ơ bên ngoài, phải nghe phải đọc quá nhiều “ngôn ngữ Hán Tàu”, bọn ngụy đương thời đã và đang thâm nhập vào báo chí, đài phát thanh để đầu độc, tẫy nảo.
      Tiếng Việt VC hay tiếng Việt VNCH có thành vấn đề, cứ cho rằng tiếng Việt VNCH đã chết vì quốc gia VNCH đã mất, có người không muốn cho nó sông lại, cũng được đi, như vậy có phải vì quan điểm chính trị không?
      Nhưng phải nhận ra “ngôn ngữ Hán Tàu” đang bành trướng hết cở.Nếu tôi nhận ra thì có phải tôi có một quan điểm chính trị khác với những người không nhận ra không?
      Tiếng chữ, bất cứ ở nước nào, cũng có thay đổi theo hướng tốt, nhưng tiếng chữ Việt biến đổi “không thể nào đảo ngược” theo hướng Hán Tàu có phải là quá đáng không, có người sẽ cho rằng vì ta ở gần Tàu, và suy nghĩ một cách nguy hiểm là có nền văn hóa gần giống nhau. Than ôí. Vậy sao ta không có được mấy chữ tiếng Miên, Lào. Thì ra ta bị “đế quốc phương Bắc” thống trị, có lẽ dân Miên, dân Lào dùng nhiều tiếng chữ ta.
      Thực sự tôi chẳng biết cách nào để không dùng “ngôn ngữ Hán Tàu” vì nó đã thâm nhập quá sâu trong tôi, nghe và đọc luôn là cách tuyên truyền hữu hiệu nhất, khi mà nhận Email hằng ngày với toàn những “ngôn từ Hán Tàu”.
      Xin làm ơn mà nghĩ rằng “DÙNG NHIỀU NGÔN NGỮ HÁN TÀU LÀ LỆ THUỘC TÀU CỌNG”

      • Lý Chính Luận says:

        Cám ơn bác đã đọc bài. Tôi rất tôn trọng ý kiến của bác. Tôi chỉ có một góp ý nhỏ với phát biểu này của bác: “DÙNG NHIỀU NGÔN NGỮ HÁN TÀU LÀ LỆ THUỘC TÀU CỌNG”…

        Dùng tiếng nước ngoài để làm giàu ngữ vựng của mình chưa chắc đã là một bằng chứng mình bị lệ thuộc. Điển hình là trong tiếng Anh. Tôi không ngờ ngữ vựng Anh vay mượn chữ từ rất nhiều ngoại ngữ, mà đáng kể nhất là tiếng Pháp. Lịch sử cho thấy không phải vì thế mà tinh thần độc lập và bản chất văn hóa của nhân dân nước Anh bị sói mòn. Ngược lại, văn hóa Anh còn mạnh hơn cả văn hóa Pháp mới là đáng kể. Thử so sánh số quốc gia dùng tiếng Anh với số những nước dùng tiếng Pháp trên thế giới thì sẽ thấy!

        Xin bổ túc ý kiến của bác: dùng nhiều tiếng Hán-Tàu tuy không nên khích lệ, nhưng cũng không phải là điều xấu. Cái ăn thua là phải để cho người dân được quyền tự do ăn nói, báo chí có quyền phát biểu, mọi người đều có quyền độc lập trong sự chọn lựa chữ nói và chữ viết mà mình cho là “đúng”, cũng như có quyền từ chối không nghe, không nói, không viết những chữ mà mình thấy chối tai hoặc không đúng! Có làm như thế thì dù có dùng nhiều chữ Hán hoặc chữ nước nào đi nữa đã không những mình làm cho tiếng nước mình giàu hơn, mà sẽ còn làm văn hóa mình cao hơn và chắc chắn là tinh thần độc lập tự chủ của nước mình sẽ mạnh hơn, như tổ tiên ta đã chứng minh điều đó!

        Nhưng biết đến bao giờ thì nhân dân VN mới có quyền tự do ăn nói, báo chí VN có quyền viết lách một cách độc lập, không bị chi phối bở những “lề phải, lề trái” vô lý như tình hình hiện nay?

        Câu trả lời là bao lâu mà cái đảng côn đồ hiện thời còn cai trị nhân dân VN thì bấy lâu nhân dân ta sẽ còn bị tước đoạt cái quyền phát biểu một cách tự do và độc lập ấy!

        Xin hỏi: thằng nào đã phát biểu câu :”KHÔNG CÓ GÌ QUÍ HƠN ĐỘC LẬP, TỰ DO”?

      • Ếch Giếng says:

        Xin cám ơn ông đã đưa góp ý về “DUNG NHIEU NGON NGU HAN TAU LA LE THUOC TAU CONG”. Có thể ông cho là quá đáng.
        Đúng ra tôi nên nói “Dùng nhiều ngôn ngữ Hán Tàu là vô tình sa bẩy vào âm mưu thâm độc cũa VC và TC đưa đến đồng hóa và nô lệ Tàu Cọng”.
        Tôi dùng câu này làm lời kết cũa những suy nghĩ mang tính âu lo.
        Nếu tôi nói ” Dùng tiếng Pháp (Anh, Mỹ, Nhật…) là lệ thuộc Pháp (Anh, Mỹ, Nhật…)” thì đúng là quá đáng và đáng nên trách. Có thể vào thời Pháp thuộc, cũng có những người yêu nước chống Pháp đã nêu lên suy nghĩ này chăng! Nhưng thời đó, chỉ có những người có đi học thì có nói thêm tiếng Pháp, chứ toàn dân Việt thì đâu có bị ảnh hưởng.
        Tôi cũng có biết người Anh dùng rất nhiều chữ tiếng cũa rất nhiề nước khác, làm giàu cho ngôn ngữ Anh đến tận ngày nay, vì dân Anh có đưọc tự do. Còn tiếng Hán Tàu đối với tiếng Việt, vấn đề này thật khác nhiều.
        Chống Cọng có nhiều cách, tôi chống Cọng bằng cách chồng văn hóa Việt Cọng qua âm mưu nham hiễm cũa cả VC và Tàu Cọng.
        “Tiếng Việt còn, người Việt còn”
        “…làm văn hóa mà lầm thì hại muôn đời”.

      • jason t. says:

        J. nghỉ thô thiển rằng thời Phạm Quỳnh ông ta viết văn có quá nhiều chử Hán,vì chử Việt lúc đó chưa phát triển nhiều.Nhưng đến sau này,thời TLVĐ tiếng Việt đả trong sáng hơn,gọn gàng hơn và đả cố gắng ít dùng hán tự mà dùng nhiều chử Việt (chử nômphiên âm qua La tinh…). Cáí hay là các nhà văn ,học già xưa ai củng được đáo luyên nói và viết tiếng Pháp,nhưng khi viết tiếng Việt không ai chêm tiếng Pháp hay tiếng Anh vào bài văn hay cuốn truyện của họ (khác với nhà văn miền Bắc hay chêm tiếng ngoại quốc (như PTHoài) hay giải thích tiếng Việt bàng tiếng Pháp,
        Củng vậy , đảng CSVN bị tàu thuôc nhiều nêncủng không tránh ảnh hưởng của chúng,viết văn dùng nhiều chừ tàu,
        nói củng nhiều chử tàu thì coi như kẻ có trí thức. Đả gọi là đỉnh cao trí tuê,cho nên một chị gánh phân,một tên ăn mày củng nói “chử” tự nhiên.
        Ngoai ra còn nhu cầu chính trị nói cho khác vơi cách nói miền Nam (nhưng lai tỏ ra lệ thuôc Tàu).HCM và PVĐ dều khuyên :viết “tiếng Việt trong sáng” Nhưng có lẻ mấy tên VC thấy trong sáng quá hoá tầm thường ,mặc cảm không gíóng trí thức,nên viết sao cho kêu,dùng chử tàu nhiều để tỏ có trí tuệ (như sau 75.học sinh ngử anh pháp và thế là cứ dùng anh pháp trong bài văn mình vô tội vạ !)
        Nhắclại một lời đả góp ý là không có tiếng việt của VNCH và của VC…NHQ không phải không biết ,nhưng có lẻcó thể vì vấn đề chính trị ,vì nhu cầlơi lộc bản thân nê mới pân bi65t như vậy vả cố găng hòa hợp cái chử tàu vô tiếng Việt như vây .
        Nhớ hình như Pháp thấy tiếng Pháp vay mượn quá nhiều từ mới do nhửng phát minh mới (như computer) cúa anh ,mỷ nên thủ tướng đả bắt dùng tếng Pháp …
        Tại sao chúng ta không coi đó mà bắt chước. ?

    • hoàng says:

      Tôi thật cảm phục anh Duy Nguyên..bài viết của anh thật ngắn và gọn gàng biết bao.Nọ hàm chứa đủ để hiểu cái đúng cái sai trong ngôn ngữ Việt.Nó nói lên cái bộ mặt của một tiến sỉ
      dốt nát của bọn cộng phỉ đang tiếp tục lừa dối dân tộc.
      Nguyễn tiến Hưng chỉ là kẻ lừa bịp thiện hạ với học vị là tiến sỉ…vâng đúng là tiến sỉ vc vì hắn là đồng bọn với bộ chinh trị cs đang bán nước buôn dân và làm băng hoại những thế hệ trẻ sau nầy…Như Việt Khang đã cảnh báo…rằng bản đồ VN sẻ biến mất trên mặt địa cầu nầy…cũng vì bọn tiến sỉ giấy nầy.
      Chỉ có chút chữ hơn người là bắt đầu mị dân rồi…chém chết mấy cái thằng tiến sỉ nầy.cho dân tộc bớt khổ đau.

    • hoàng says:

      Vấn đề ở chổ là chúng ta phải khuyến khích người nói lẩn người nghe phải biết quyền lọc lựa cách dùng chữ….Nghe câu nầy sao giống như bọn vc tuyên truyền…không có thực tế chút nào,nếu như câu nầy đúng thì cái đám truyền thông ở little saigon phải sập tiệm quá,cái đám truyền thông nầy luôn dùng từ ngữ của bọn csvn…dù có ý kiến gì chúng cũng không tả lời ,chúng cho là dùng để cho những thế hệ vc sau nầy hiểu.
      Những lời khuyên nầy không thiết thực chút nào…

  6. TĐKSG says:

    Thân gửi Lâm Vũ

    Câu chuyện ông Phạm Toàn dùng từ Dân Trị và giải thích tại sao như vậy do chính ông Phạm Toàn nói ra trong một cuộc phỏng vấn, tôi nhớ chắc là như vậy.

    Tôi cho rằng ông Quốc rất phải chăng trong bài viết của ông ấy. Tiếng Việt hiện nay được dùng bởi 80 triệu người trong nước và 4 triệu người ở nước ngoài. Muốn hay không muốn thì cũng có dị biệt ngôn ngữ giữa hai cộng đồng đó, do lịch sử, do ranh giới địa lý xã hội,… Nhưng sự dị biệt ấy, muốn hay không muốn, dần dần được thu hẹp lại. Hôn nhân, Di dân, Internet,…là nguyên nhân tạo ra sự thu hẹp ấy.

    Trong sự phát triển của tiếng Việt thì chắc chắn 80 triệu người trong nước tham gia nhiều hơn. Bốn triệu người Việt ở khắp nơi trên thế giới phải dùng các ngôn ngữ khác trong đời sống hàng ngày, sự khó khăn trong việc phát triển tiếng Việt là điều dễ hiểu. 80 triệu người trong nước sẽ nói theo cái cách họ thích, sẽ chọn từ ngữ mà họ cho là hợp lý, ngay cả chính quyền VN hiện tại cũng không thể bắt họ làm theo mình được. Ngôn ngữ bình dân tại VN hiện tại, bao gồm cả tiếng lóng tiếng láy, phát triển rất mãnh liệt, nó sẽ định hình tiếng Việt tương lai, sự định hình đó có cả sự ảnh hưởng của người nào nắm quyền ở VN, của các ngôn ngữ nước ngoài, của cả tiếng Việt được nói ở hải ngoại.

    Love it or Leave it. Muốn hay không muốn trái đất vẫn quay và tiếng Việt vẫn phát triển.

    • Lâm Vũ says:

      Cám ơn bạn đã giải thích thêm vài điều còn mù mờ trong bài viết. Tuy nhiên, tôi thấy những điều bạn nói đều thuộc “chủ nghĩa huề tiền”.
      - Bài viết nói ông PT dịch “democracy” thành “dân trị”, vì nhà nước dị ứng với từ “dân chủ”, mà không hề dẫn chứng dù là dẫn chứng… xa xa (điều này tối kỵ với một người cầm bút, huống chi lại có bằng TS). Nay ông lại bảo chắc chắn có “nghe trong một cuộc phỏng vấn”. Tôi chỉ còn biết là “tin” cả hai vị chứ biết làm sao hơn nữa bây giờ?
      - Bạn viết: “Muốn hay không muốn trái đất vẫn quay và tiếng Việt vẫn phát triển”.
      Trái đất mà hết quay thì dân Việt cũng quay-cu-lơ, làm sao phát triển được nữa?! Đùa tí thôi, chứ tôi hiểu điều bạn muốn nói. “Tiếng Việt vẫn tiếp tục biến đổi” là một… “truism”, tiếng nào – Anh, Pháp, Nga.. Congo.. – cũng thế.

      Nhưng đề tài ở đây là: có những từ ngữ “việt cộng” hay không? Có thế thôi!

      • TĐKSG says:

        Ông Phạm Toàn trả lời cho BBC thì phải, có thể kiểm tra được.

        Chuyện “từ ngữ VC” thì ông Quốc cũng có định nghĩa rồi chứ. Tôi nghĩ rằng bây giờ đảng cs cầm quyền thì kiểu cách ăn nói của họ ít hay nhiều cũng ảnh hưởng lên tiếng Việt nói chung. Tôi có thể nhặt ra trong comment của nhiều vị ở hải ngoại chống lại cs những từ của cs hay dùng, huống hồ chi người trong nước. Bạn mà đọc kỹ bài của “người quen cũ của chúng ta” là cô HTV đi, cũng nhiều lắm.

  7. nvtncs says:

    Tiếng Việt của những kẻ đốt sách, là thứ tiếng Việt gì?

    Trong lịch sử cận đại có hai chế độ đốt sách mà tôi được biết:

    ́Đức quốc Xã và VNDCCH.

    Trên phương diện văn hóa, việc đốt sách là một hành động của kẻ không có chữ nghĩa, không chấp nhận chữ của người khác, không chấp nhận ý nghĩ của người khác; vậy thì học và dùng chữ của họ nghĩa là dần dần học tư tưởng và ý nghĩ của họ?

  8. nvtncs says:

    Trích:

    “một trong những câu hỏi tôi thường nghe nhất là: Có nên dạy “tiếng Việt của Việt Cộng” cho học sinh và sinh viên ở nước ngoài? Mới đây, tôi lại nghe một câu hỏi khác từ một người bạn làm trong ngành truyền thông: Thính giả của đài là người Việt trong nước, đài có nên sử dụng từ ngữ Việt Nam Cộng Hòa thời trước không?”
    ——————————————-

    Tên NHQ là một tên gian trá; hắn đã mở đầu bằng việc chính trị hóa một vấn đề văn hoá cổ truyền của dân tộc bằng cách dùng hai chữ tiếng Việt của “Vịệt Công” và tiếng Việt của “Việt Nam Công Hoà”.

    Phải nói cho rõ như sau:

    Tiếng Vịêt dưới thời CS từ năm 1954 ở ngoài Bắc so sánh với tiếng Việt từ thời Alexandre de Rhodes phiên âm và dùng alphabet Pháp cùng với dấu Việt Nam, và gần đây hơn là tiếng Việt thời TTKim trong Vịêt Nam Sử Lược, thời Tự Lực Văn Đoàn, Khái Hưng, Nhất Linh, tiếng trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư, và sau này tiếng Việt từ những người di cư vào Nam cùng với tiếng Việt trong Nam.

    Vậy thì tạm nghĩ rằng tiệ́ng Vịêt chúng tôi nói và viết không thể riêng gọi là tiếng Việt của VNCH mà trái lại và hơn nữa là tiếng Việt từ trước thời CSVN lên cầm quyền ở Bắc Việt, kéo dài đến năm 1975 rồi sau này tiếp tục viết và nói ở hải ngoại.

    Tiếng Việt dưới thời CSVN là một thứ tiếng Việt lai căng vì dùng rất nhiều chữ gốcTầu đến nỗi có lúc đọc, thật sự tôi chẳng hiểu gì cả. Dạo này lại lai cả tiếng Mỹ, khi tôi rất khó chịu gặp chữ “logic” và chữ “shock”. Nế́u muốn dùng ngoại ngữ, hãy viết luôn tiếng đó, xin đừng pha trộn.

    Trở về ban đầu, theo cảm tưởng riêng của tôi, NH Quốc thiếu trung thực, đánh lộn con đen và như vậy không phải người trí thức mà chỉ là một tên bồi bút, buôn và lợi dụng chữ.

    Tôi viết tuy không văn vẻ vì Việt văn tôi kém, nhưng rấr rõ ràng, không úp úp, mở mở, không lừa gạt, không có những chữ to lớn nhưng rỗng tuếch và làm người đọc hiểu nhầm tôi muốn nói gì.

    • S.Lam says:

      Thưa ông nvtncs.
      Rất buồn là bây giờ vẫn còn những người chống cộng quá khích như ông : hễ cứ cái gì của VNCH đều là hay,là giỏi hơn chế độ bây giờ !Tôi là người miền nam,vượt biên sau 75 vì thù ghét bọn CSVN man rợ,ngu xuẩn,nhưng cái gì đúng thì ta nói đúng ,còn cái gì không có thì không nên nói láo hoặc bịa ra,như thế là không trung thực,và nhất là nên lịch sự với những tác giả nào viết ra những điều không hợp ý mình.,không nên vì quan điểm chính trị mà hạ nhục người khác,làm giảm đi “chính nghĩa” của mình.Vài lời góp ý,xin đa tạ.

      • nvtncs says:

        Gử̉i ông S. Lam:

        Ông viết:

        “hễ cứ cái gì của VNCH đều là hay,là giỏi hơn chế độ bây giờ !”

        và NHQ viết:

        “từ ngữ Việt Nam Cộng Hòa thời trước”

        Nay tôi viết ngắn để ông không hiểu sai, hiểu lầm, và để ông dễ chú ý:

        ̣b>Tiếng Việt mà người Nam trước năm 1975, nói và viết, không phải của VNCH. Tiếng đó đã có từ trước thời VNCH, trước khi nước bị cắt đôi, trước khi có CSVN.
        Sau năm 1954 ở ngoài Bắc, và sau 1975 ở trong Nam, đã xuất hiện một thứ “tiếng Việt” có chữ mới, với gốc Tầu, thay thế những chữ cũ của tiếng Việt của bậc cha, anh.

        Những chữ mới của tiếng Việt dưới chế độ CSVN, đã được dẫn trích trong một bình luận khác của tôi.

        Một lần nữa, tiếng Việt chúng tôi, người Việt Hải Ngoại dùng, không phải của VNCH; nó đã có từ trước chế độ VNCH. Nó của toàn thể dân Việt Nam từ bắc chí nam.

        Vậy NHQ gọi tiếng Việt chúng tôi dùng là tiếng Việt của VNCH, là sai; sai thì phải chữa lại cho ngay thẳng, cho đúng.

        NHQ viết thêm:

        “Mà ngôn ngữ, ở cấp độ từ vựng, lại không có tính chính trị.

        Dĩ nhiên ngôn ngữ chỉ là thể vật, dụng cụ ( objet, instrument ), nhưng người tạo ra và dùng những chữ mới với gốcTầu, là con người chính trị, dùng chữ với mục đích chính tri, với một khuynh hướng chính trí rõ ràng ( chữ ngụy chẳng hạn ), nhận ảnh hưởng chính trị và văn hóaTầu mà nhập cảng chữ Tầu vào tiếng Việt.

        Có thể nói, vì chính trị mà tiếng Việt đã bị Hán hóa.

    • Builan says:

      Kính anh nvtvcs
      Vốn rất quý mến anh, nhưng không thể làm lơ trướ câu chữ;
      Tên NHQ là một tên gian trá; hắn đã mở đầu bằng việc chính trị hóa một vấn đề văn hoá cổ truyền của dân tộc bằng cách dùng hai chữ tiếng Việt của “Vịệt Công” và tiếng Việt của “Việt Nam Công Hoà”.

      Tôi trộm nghĩ : trong tranh biện, nên tránh những từ “chì chiết nặng nề” nhất là dối với tác giả bài chủ ! Câu chữ trich dẩn trên xem ra không cần thiết – tránh được vẫn là tốt hơn !
      Trừ khi mình biết rõ, chính xác người viết là “cán binh đặc nhiệm” !!
      Kính anh
      Kính

      • nvtncs says:

        Cám ơn ông/bà Builan đã có nhã ý khuyên tôi một cách rất đúng lý.
        Vâng, vì bực mình nên tôi quá lời.

        Vốn bị cái tính thẳng, có một thì nói là một, trắng gọi là trắng, nên tôi hay cáu kỉnh, nhưng không bao giờ có ác ý. Tôi cũng yêu chuộng lối viết bình dân, danh từ rõ ràng, có tính chất cụ thể, thức chất.
        Vì thẳng, nên không thích những lý luận mập mờ, những danh từ nổ, với ý nghĩa bao la, trừu tượng ( abstract ),
        khiến lòng người VN mình, chuyên môn đã bị lừa, đâm ra thêm nghi kỵ,
        Nếu t/g muốn khuyên chúng ta hãy dùng chữ mới của chế độ CSVN sau 37 năm, xin mời t/g cứ việc nói thẳng, và dùng từ ngữ mà người bình dân như tôi có thể hiểu được rõ ràng ý ông ta là gì.

        Đọc bài của t/g, tôi thấy trong lòng khó chịu làm sao ấy, nhất là khi t/g gọi tiếng Việt mà dân tộc VN dùng từ mấy thế kỷ, là tiếng Việt của VNCH; cũng như đọc bài của các ông NGKiểng, NHLiêm. Có lẽ trình độ học vấn của họ quá cao nên tôi cứ hiểu lầm mỗi khi đọc bài của những vị này chăng?

        Khi t/g gán tiếng Việt truyền thống từ bao nhiêu thế hệ với cụm từ VNCH, thì t/g có ẩn ý gì đây?

      • Builan says:

        Chân thành cảm ơn anh nvtncs
        Thật mát lòng được cùng trò chuyện với anh trên tinh thần tương kính
        Những lời giaỉ thích cuả anh làm cho tôi thêm sáng lòng !

        Tôi cũng hơi théc méc ; không hiểu sao ông NHQ laị vấp phaỉ caí lỗi -_ lẽ ra không có với một trí thức như ông ! Tôi mà “vụng về” như vậy ! Hẳn sẽ được nhiều người bỏ qua ! Không biết Tg có nhận ra…. không nhĩ ?
        “..Khi t/g gán tiếng Việt truyền thống từ bao nhiêu thế hệ với cụm từ VNCH, thì t/g có ẩn ý gì đây?”

        -Tôi nhơ không lầm : Ít nhất là 2 lần, Tg bị VC giở trò lưu manh “trục xuất” ??????
        chào quý kính

      • Tra^`n Tu+o+?ng says:

        “cu.m tu+` VNCH ” .
        Chu+~: cu.m tu+` ” la` cua? ma^’y o^?ng che^’ ra ddo’
        Xai` rie^’t ro^`i cu~ng quen , mu+a la^u tha^’m dda^’t

        Co`n chu+~ nu+a~ : “cu.m …da^n pho^’ ” ,Da^n ma` cu~ng co’ …cu.m nu+a~ … hehehe

      • Tra^`n Tu+o+?ng says:

        “cu.m tu+` VNCH ” .
        Chu+~: cu.m tu+` ” la` cua? ma^’y o^?ng che^’ ra ddo’
        Xai` rie^’t ro^`i cu~ng quen , mu+a la^u tha^’m dda^’t

        Co`n chu+~ nu+a~ : “cu.m …da^n pho^’ ” ,Da^n ma` cu~ng co’ …cu.m nu+a~ … hehehe

    • hoàng says:

      tôi đồng ý với anh vô điều kiện.

  9. Khinh Binh says:

    Hầu hết, nếu không nói là tất cả, các chữ “Việt cộng” thì thời VNCH đều có chớ có phải chưa có đâu. Nhưng cốt lõi là ở chỗ bọn Vẹm nó dùng sai chỗ hóa ra sai nghĩa hay tối nghĩa. Cái mình mắng bọn VC là nó cố tạo ra tính cách riêng của nó (tức là thâm ý nó lồng tính chính trị trong đó) như già Hồ anh dzũng mần kách mệnh vậy, nhưng mà nó tạo ngu.

    Khi CS vào nó cố tình tạo sự thay đổi để xóa đi cái cũ trong mọi lãnh vực. Phần lớn để nó rinh từ đàn anh Tàu hay Nga về rồi dịch ra rất tùy tiện như viện sĩ, nguyên soái,..

    (Ngay cả địa danh nó cũng muốn thay luôn. Các làng xã (nơi quê tôi) đều lấy lại tên thời Việt Minh, sáp nhập các tỉnh như Bình Trị Thiên, Phú Khánh… là nhằm xóa cái cũ.)

    Thôi bắt chước cụ Lại Mạnh Cường, viết tràn giang đại hải như thế rồi phán một câu xanh dờn:”vắn tắt vài dòng cho quí hữu” để …phản hồi. Tóm lại với VC, cái gì nó cũng lồng chính trị cả, kể cả cái lồng không “gờ”. Gờ là tiếng VC, tiếng “ta” là “g”. Nó chả làm giàu mà ngược lại làm nghèo đi tiếng Việt. Nhà nôn ngữ ngẫm mà coi!

  10. Nguyễn Tha Hương says:

    Xin lỗi tôi đã đánh sai họ của Ông Nguyễn Hưng Quốc là Đoàn Hưng Quốc.

Phản hồi