WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tiếng Việt nào?

Trong các buổi thuyết trình về tiếng Việt đây đó cũng như các buổi tu nghiệp dành cho giáo viên tiếng Việt tại Úc, một trong những câu hỏi tôi thường nghe nhất là: Có nên dạy “tiếng Việt của Việt Cộng” cho học sinh và sinh viên ở nước ngoài? Mới đây, tôi lại nghe một câu hỏi khác từ một người bạn làm trong ngành truyền thông: Thính giả của đài là người Việt trong nước, đài có nên sử dụng từ ngữ Việt Nam Cộng Hòa thời trước không?

Thú thực, nghe những câu hỏi như thế bao giờ tôi cũng có chút bối rối. Bối rối không phải vì không biết cách trả lời. Bối rối chỉ vì tôi hiểu những băn khoăn và day dứt trong lòng họ khi đặt ra những câu hỏi ấy. Rõ ràng đó không phải là những câu hỏi thuần túy học thuật. Những câu hỏi ấy xuất phát chủ yếu từ những dằn vặt về tâm lý, những ám ảnh về chính trị, và đặc biệt từ những ký ức khốn khổ của chiến tranh và của sự phân hóa.

Từ góc độ học thuật, không có cái gọi là từ ngữ Việt Cộng hay từ ngữ Việt Nam Cộng Hòa.

Lý do:

Thứ nhất, sự phân biệt giữa Việt Cộng và Việt Nam Cộng Hòa là sự phân biệt thuần túy chính trị. Mà ngôn ngữ, ở cấp độ từ vựng, lại không có tính chính trị. Những từ như “ngụy”, “cách mạng”, “giải phóng”, “cải tạo”, “đăng ký”, “khẩn trương”, “bộ đội”, “lính thủy đánh bộ”, v.v. tự chúng, chả có tội tình gì cả. Chúng là những yếu tố nằm trong kho từ vựng tiếng Việt. Phần lớn những từ ấy đã có từ lâu. Ngay một số từ ghép lạ tai với người miền Nam như “lính thủy đánh bộ” cũng bao gồm những từ tố quen thuộc vốn đã có sẵn trong tiếng Việt. Tính chính trị của từ không nằm trong bản thân của các từ ấy. Tính chính trị chỉ có trong các sử dụng. Chữ “giải phóng”, chẳng hạn, hoàn toàn phi chính trị. Nhưng dùng chữ “giải phóng” để chỉ ngày 30 tháng Tư, ví dụ: “ngày giải phóng”, “khi đất nước được giải phóng”, yếu tố chính trị mới xuất hiện.

Nhớ, đầu năm 1990, khi Mỹ và lực lượng Đồng minh (bao gồm 34 quốc gia khác nhau) đánh bật quân đội Iraq của Saddam Hussein ra khỏi Kuwait, nhiều người làm báo ở hải ngoại đã phân vân không biết dùng chữ gì để dịch khái niệm “liberation of Kuwait” vốn được sử dụng đầy dẫy trên các phương tiện truyền thông quốc tế. Dĩ nhiên ai cũng biết “liberation” là giải phóng. Nhưng người ta lại ngần ngại không muốn dùng chữ “giải phóng” vì, một phần nó gợi lại ấn tượng đau buồn ê chề của họ sau năm 1975; phần khác, vì nó phảng phất âm hưởng… Việt Cộng. Nhưng sự ngần ngại ấy không kéo dài được lâu. Tránh né cách gì, cuối cùng, người ta cũng bắt buộc phải dùng chữ “giải phóng” để chỉ việc quân đội của Saddam Hussein bị đánh bật ra khỏi Kuwait và việc người dân Kuwait hân hoan chào đón tự do và độc lập. Không có chữ gì khác. Dùng riết, trong bối cảnh ấy, chữ “giải phóng” bỗng trở lại nguyên nghĩa của nó. Mà như thế, kể cũng phải. Đứng một mình, chữ ấy hoàn toàn trong sáng. Và trong sạch. Đối với người dân Kuwait, chữ ấy vang lên như một tiếng reo. Nó chỉ trở thành nặng nề với người Việt ở miền Nam mà thôi. Nói cách khác, vấn đề ở đây chỉ là vấn đề cách sử dụng. Nghĩa là ở ngữ cảnh. Chỉ ở ngữ cảnh.

Tương tự như vậy, cách đây mấy năm, ở trong nước, khi dịch cuốn De la démocratie en Amériquecủa Alexis de Tocqueville, dịch giả Phạm Toàn phải sửa “Dân chủ ở Hoa Kỳ” thành “Nền dân trị ở Hoa Kỳ”. Lý do: Ông biết nhà nước Việt Nam hiện nay rất dị ứng với chữ “dân chủ”.

Thứ hai, không nên quá phóng đại vai trò của chính phủ hoặc đảng cầm quyền trong lãnh vực ngôn ngữ. Ngôn ngữ, tự bản chất, là một quy ước xã hội, hình thành từ sự đồng thuận của cả cộng đồng. Bản thân ông Hồ Chí Minh, với tư cách người có quyền lực cao nhất ở miền Bắc từ sau năm 1945, đã muốn “cải cách” chữ quốc ngữ với những cách viết như “kách mệnh” hay “zải phóng”, những kết hợp từ như “dân quân gái” hoặc “người lái” (phi công), cuối cùng cũng thất bại. Hơn nữa, theo dõi kỹ tình hình trong nước, chúnng ta có thể thấy ngay, từ mấy chục năm nay, chính quyền và đảng Cộng sản hầu như bỏ ngỏ lãnh vực ngôn ngữ. Có rất nhiều việc họ cần làm và nên làm, nhưng họ hoàn toàn không làm. Rõ nhất là về phương diện chính tả cũng như việc phiên âm nhân danh và địa danh nước ngoài. Phần lớn các đề nghị thay đổi đều có tính chất tự phát và nảy sinh từ một số cá nhân có thiện chí (có khi đúng có khi sai) hơn là từ một quyền lực chính trị nào.

Thứ ba, không nên quy các phương ngữ vào hai phạm trù Việt Cộng và Việt Nam Cộng Hòa. Sự khác biệt giữa một số từ vựng mà nhiều người hay lên tiếng hoặc để bênh vực hoặc để đả kích phần lớn đều thuộc phạm trù phương ngữ. Mà phương ngữ lại là một hiện tượng lâu đời ở Việt Nam. Từ lâu, một số từ vựng ở miền Nam, miền Bắc và miền Trung đã khác nhau. Hầu hết những khác biệt ấy đều có tính chất địa lý, xã hội và lịch sử hơn là chính trị. Nơi thì gọi “túc cầu”, nơi thì gọi “bóng đá”; nơi thì gọi “phi trường”, nơi thì gọi “sân bay”; nơi thì gọi “quan thuế”, nơi thì gọi “hải quan”; nơi thì gọi “trực thăng”, nơi thì gọi “máy bay lên thẳng”… Thì cũng bình thường. Như ngày trước, chúng ta đã có những khác biệt giữa “heo” và “lợn”, giữa “cha” và “bố”, giữa “cân” và “ký”, giữa “xe lửa” và “tàu hỏa”, “xe hơi” và “xe ô tô”, “xe đò” và “xe khách”, giữa “cá quả”, “cá lóc” và cá tràu”, v.v.

Thứ tư, ngôn ngữ, cũng giống như đời sống, không ngừng vận động và phát triển. Hễ trong xã hội xuất hiện những sản phẩm mới hoặc những hiện tượng mới, những nhận thức mới người ta lại có những nhu cầu đặt ra những từ mới. Nhớ, năm 1996, lần đầu tiên về nước, tôi cảm thấy rất thú vị khi nghe người ta gọi trà Lipton (loại trà bỏ trong gói nhỏ nhúng thẳng vào nước sôi để uống) là trà giật giật; cái robinet (đồ vặn nước ở bồn tắm hoặc bồn rửa mặt) loại mới là cái gật gù (chỉ cần đẩy lên hay xuống chứ không cần vặn theo chiều kim đồng hồ); bò beefsteak là bò né… Nghe, thoạt đầu, thấy ngồ ngộ; sau, ngẫm lại, thấy cũng hay hay. Tôi chẳng thấy có ông hay bà Việt Cộng nào trong những chữ ấy cả. Tôi chỉ thấy có cuộc đời.

Nói tóm lại, theo tôi, phần lớn những sự phân biệt giữa từ Việt Cộng và từ Việt Nam Cộng Hòa là những sự phân biệt giả. Đứng về phương diện từ vựng, đó là những sự khác biệt, một, có tính chất phương ngữ; hai, xuất phát từ những thay đổi trong đời sống. Không nên gắn chúng với một nội dung chính trị nào. Ví dụ, ở nhiều trường tiếng Việt ở hải ngoại hiện nay, nhiều người vẫn khăng khăng dùng chữ “văn phạm” thay cho chữ “ngữ pháp” với lý do chữ “văn phạm” là chữ của ta, còn chữ “ngữ pháp” là chữ của Việt Cộng. Người ta quên hoặc không biết, ở miền Nam, năm 1963, Nguyễn Hiến Lê và Trương Văn Chình đã có cuốn Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam (Nhà xuất Đại học Huế); năm 1968, Lê Văn Lý đã có cuốn Sơ thảo ngữ pháp Việt Nam (Bộ giáo dục xuất bản); năm 1970, Doãn Quốc Sỹ và Đoàn Quốc Bửu đã có cuốn Lược khảo về ngữ pháp Việt Nam (Trường Đại học Sư phạm Sài Gòn xuất bản), v.v. Sự chọn lựa giữa chữ văn phạm và chữ ngữ pháp, do đó, chỉ là một chọn lựa có tính học thuật: chữ “ngữ pháp” càng ngày càng được nhiều người sử dụng vì người ta nhận thấy nó chính xác hơn chữ “văn phạm” vì, một, đối tượng khảo sát của “grammar” chỉ dừng lại ở cấp độ từ, ngữ và câu chứ không phải là văn chương; và hai, ngôn ngữ, tự bản chất, chỉ có tính quy ước với một số cách thức (pháp) kết hợp chứ không có tính quy phạm (norm). Sự khác biệt giữa hai chữ “xa lộ” và “đường cao tốc” cũng nên được nhìn nhận như vậy: chữ sau hợp lý hơn vì ở thời đại ngày nay, sự phân biệt giữa các loại đường xá là ở tốc độ cho phép chứ không phải ở loại xe, nhất là giữa xe đạp và xe hơi như ngày xưa.

Tôi đề nghị nên xem một số khác biệt trong từ vựng hiện nay là những khác biệt có tính phương ngữ, vừa là ngôn ngữ địa phương vừa là phương ngữ xã hội.

Nhận định ấy dẫn đến mấy hệ luận chính:

Một, mọi phương ngữ đều bình đẳng. Không có phương ngữ nào là đúng hơn phương ngữ nào cả. Không thể nói chữ “heo” đứng hơn chữ “lợn”, “cha” hay “ba” đứng hơn “bố” hay “tía”; “mẹ” đúng hơn “má”. Cũng như trong tiếng Anh hiện nay, không ai nói tiếng Anh ở Anh thì đúng hơn tiếng Anh ở Mỹ hay ở Úc hoặc Canada. Khái niệm một thứ ngôn ngữ chuẩn (standard language) bị xem là đã lỗi thời.

Hai, mỗi phương ngữ, một mặt, có một vùng hoạt động riêng; mặt khác, không ngừng giao tiếp với nhau. Con vật người miền Nam và miền Trung gọi là con heo thì người  miền Bắc gọi là con lợn; nhưng ngay ở miền Nam và miền Trung, người ta cũng gọi là “bánh da lợn” chứ không phải “bánh da heo”, và ở miền Bắc, người ta cũng xem “phim con heo” chứ không phải “phim con lợn”.

Ba, giữa các phương ngữ không ngừng có cuộc cạnh tranh gay gắt để được chấp nhận và phổ biến trong cả nước. Các cuộc cạnh tranh ấy chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa. Chính trị chỉ là một phần. Từ năm 1975, chính quyền đặt tên Sài Gòn là thành phố Hồ Chí Minh, đến nay, dân chúng vẫn cứ gọi là Sài Gòn.

Bốn, sự tồn tại của các phương ngữ chỉ có tác dụng làm giàu cho tiếng Việt. Sự tồn tại của chữ “sân bay” bên cạnh chữ “phi trường” giống như sự tồn tại của chữ “nhà thơ” bên cạnh chữ “thi sĩ” hay “thi nhân”. Những chữ như “khẩn trương”, “bức xúc” hay “đăng ký”… đều hay nếu biết cách sử dụng (tình hình khẩn trương, không khí căng thẳng, hành động gấp gáp; tâm trạng bức xúc; đăng ký xe và ghi danh học, v.v.).

Vấn đề là ở cách dùng.

Chỉ ở cách dùng.

Blog Nguyễn Hưng Quốc (VOA)

 

101 Phản hồi cho “Tiếng Việt nào?”

  1. Vân Nam says:

    Theo tôi nghĩ ông NHQ có thiện chí nhưng đặt không đúng chỗ! Hiển nhiên là ngôn ngữ từ “cấp độ” từ vựng không mang “màu sắc” chính trị. Nhưng khi chính trị dùng ngôn ngữ với mục đích phục vụ nó thì ngôn ngữ đã không còn là ngôn ngữ ở cấp độ từ vựng! Ông nghĩ sao khi cùng là những chữ, tiếng Việt như Tự Do, Dân Chủ, những người không phải CS hiểu như chúng ta vẫn hiểu, còn người CS hiểu theo cách họ áp đặt. Chả thế mà người CS vẫn tuyên bố “tự do dân chủ cuả chúng ta không phải là tự do, dân chủ tư sản…”, và “nền dân chủ XHCN dân chủ gấp vạn lần dân chủ tư sản”… .Thế thì “Tự Do”, “Dân Chủ” (cuả họ) là gì? Có giống chúng ta nghĩ, nói… không? Có cần phải dẫn chứng?
    Xin nhớ rằng khi ngôn ngữ bị nền chính trị tồi bại “hiếp dâm” để sinh ra những quái thai nhằm phục vụ cho nó(chữ nghĩa lai căng, không còn nguyên nghĩa như khi chưa bị chính trị lợi dụng…) thì việc làm cuả những người có trách nhiệm là phục hồi ngôn ngữ cho đúng với tính cách “phi” chính trị cuả nó. Không thể đánh đồng những đứa con do cha mẹ sinh ra với những “quái thai” do bị hiếp dâm mà thành!

  2. Nhân đậu says:

    Dòng chử này của VC nô dịch theo Tàu là uyên thâm nhất !

    ” Bác Hồ sống mãi trong quần chúng ta ” nghe hay ra phết

  3. T. says:

    Thưa ông Nguyễn Hưng Quốc, một số chữ sau đây chắc cũng làm giầu cho tiếng Việt:
    - Ô sin,
    - Giải phóng mặt bằng,
    - Tổng thống Obama ” giao lưu” với dân chúng,
    - Công an Văn Hoá,
    - Công an Tôn giáo,
    - Trạm kiểm soát tất cả,
    - Cửa hàng Thanh niên,…

    • Ếch Giếng says:

      Đồng ý với T, có nhiều chữ cũa các nước khác có thể làm giàu cho tiếng Việt; nhiều tiếng Hán cũng có thể làm giàu tiếng Việt. Nhưng lạm dụng tiếng Hán Tàu, những tiếng lai căng này (nhớ cho rằng đây là âm mưu thâm độc đưa dân ta đến chỗ đồng hóa) thì gìàu vào chỗ nào?

  4. kbc3505 says:

    Aha, cám ơn Lamson72. Nhờ comment của ông tôi nhận ra được Nguyễn Hưng Quốc.

    Thì ra NH Quốc chính là Nguyễn Ngọc Tuấn, Tuấn năm xưa đã từng viết cuốn “Thượng Đế cũng nói láo”, học Vạn Hạnh ở đường Trương Minh Giảng. Tôi biết ông rồi nhưng không tiện tự giới thiệu mình trên diễn đàn. Trái đất này nhỏ thật!

    kbc3505

  5. vĩnh tiến says:

    Theo tôi thì những danh từ bắt nguồn từ tiếng Hán hoặc tiếng Pháp đả thành tiếng Việt thì nên vẫn dùng vì chúng làm giàu thêm cho tiếng Việt .

    Nguyễn hưng Quốc muốn xoá bõ ranh giới giữa tiếng Vẹm và tiếng Việt quốc gia để “hoà hợp hoà rãi” thì kệ lão ta, tôi tin chắc rằng những danh từ ngô nghê sau sẽ không bao giờ có trong cộng đồng tị nạn CS :

    “công ty công viên và cây xanh, công ty nghe nhìn, tên lữa, tàu sân bay , đồng chí, hoc tập cãi tạo , toà án nhân dân ,công an nhân dân , giặc lái , sơ tán , bệnh viện máy tính, nguỵ quân nguỵ quyền, điện thoại mẹ bồng con , tin học ,đánh người thành thương , bị hại ……. “

    • Nghịch Lý Thường says:

      Theo tôi thì ngôn ngữ không có biên giới, thêm một từ thì kho tàng tiếng việt sẽ giàu thêm.

      Đáng tiếc nhiều từ ngữ CSVN dùng hiện nay mà ông vĩnh tiến nêu ở trên “công ty công viên và cây xanh, công ty nghe nhìn, tên lữa, tàu sân bay, toà án nhân dân ,công an nhân dân, giặc lái , sơ tán , bệnh viện máy tính, nguỵ quân nguỵ quyền, điện thoại mẹ bồng con , tin học ,đánh người thành thương chỉ chiếm chật chỗ trong kho tàng chữ việt mà còn làm nó cũ kĩ, quê mùa. Nghe thì hiểu nhưng có lẽ không nên dùng, nó nói lên sự chia rẽ, quê mùa, ít học!

    • nvtncs says:

      Nói đến danh từ vừa ngô nghê vừa lai căng, tôi lại nhớ đến cách đây khoảng môt năm, ở ngoài bắc mưa to, lụt và tắc cống, phân nổi lềnh bềnh trên sân bay Gia Lâm, báo trong nước dùng chữ “phốt”. Loay hoay một lúc, mới đoán ra chữ “phốt” từ chữ “fosse d’aisance” hoặc “fosse septique” của Tây mà ra. Dịch ra tiếng Việt là: hố chứa phân bón ruộng, hoặc bể tự hoại.

  6. Tra^`n Tu+o+?ng says:

    Thu+a ca’c vi.

    To^i tha^.t tha^’t vo.ng khi ddo.c ddu+o+.c ba`i na`y . Bi`nh tho+ va(n ,o^ng NHQ nha^.y be’n bao
    nhie^u ; tra’i la.i bi`nh “chu+~ nghia~” ,o^ng la.i cu`n nhu.t ba^’y nhie^u

    Bai` vie^’t dda^`y ra^~y nhu+~ng sai la^`m , ma` nhu+~ng “sai la^`m ” na`y hi`nh nhu+ la` co’ su+.
    toan ti’nh va` co^’ y’ cua? ta’c gia?

    1. “Treo dda^`u de^, ba’n thi.t cho’ ” : Ngu+o+`i ta kho^ng xa`i “tu+` ngu+~ Vie^.t co^.ng ” kho^ng
    pha?i la` hoa`n toa`n vi` ca’i su+. “to^’i nghia~” cua? no’ , kho^ng pha?i hoa`n toa`n la` ye^’u to^’
    “chi’nh tri. ”
    Hay~ nghe o^ng cha’nh va(n pho`ng UBND Hu+ng Ye^n tra? lo+`i nha` ba’o : “Ca’i na`y UBND
    ti?nh ddang chi? dda.o co^ng an la`m ra’o rie^’t , ta^.p trung cao ddie^?m .” thu+? ho?i ca^u na`y
    mang ca’i “nghia~ ly’ ” gi` nhi? . “ta^.p trung cao ddie^?m ” la` ddu+’ng lo^’ nho^’ tre^n ddo^`i ho+?

    2. “Kho^ng ne^n pho’ng ddai. vai tro` cua? chi’nh phu? hoa(.c dda?ng ca^`m quye^`n trong la~nh
    vu+.c ngo^n ngu+~” theo lo+`i cua? o^ng NHQ

    Hie^.n nay Dda?ng ta ca^`m giu+~ ta^’t ca? ca’c to+` ba’o ,ta.p chi’ , nha` xua^’t ba?n ,…la`m gi`
    co’ ca’i chuye^.n “bo? ngo~ la~nh vu+.c ngo^n ngu+~” . Kho^ng co’ tu+. do tu+ tu+o+?ng thi` la`m
    gi` co’ ca’i chuye^.n la`m gia`u ,dde.p , la`m cho trong sa’ng ho+n tie^’ng Vie^.t . Ne^’u nga`y xua+
    cha’nh quye^`n Sg to’m tha^u ma^’y cai’ nha` ba’o va` ca? nha` xua^’t ba?n nu+a~ thi` ma^’y
    ca’i “tu+` ngu+~ ” di’ ddo?m ,de^~ thu+o+ng cua? nha` va(n Duye^n Anh … la`m sao co’ dda^’t
    so^’ng …

    3. Ddo^? thu+a ` cho ” phu+o+ng ngu+~ ” . Chu+~ na`y hi`nh nhu+ do ma^’y o^?ng “che^’ ”
    ra thi` pha?i . Ca’i na`y tui cu~ng cha`o thua luo^n . DDo^? thu+a` kie^?u na`y ,nghe no’ tra(‘ng
    tro+.n ” qua’ ;dda~ la` “tra(‘ng tro+.n ” ro^`i, kho?i pha?i ‘thanh minh,thanh nga ” gi` the^m nu+~a
    .Da. thu+a o^ng NHQ :” ba’nh da lo+.n ” la` mo^.t ca’i te^n , da^n mie^`n na`o cu~ng go.i nhu+
    the^’ ca? ,vi` ba’nh da heo la` ca’i thu+’ ba’nh kha’c . Cu~ng nhu+ “hu? tie^’u Nam Vang ” ,kho^ng
    le~ tui so^’ng o+? Mie^n ,tui pha?i go.i no’ la` : hu? tie^’u No^ng Pe^nh

    Ddu+`ng ddo^? thu+a` cho “phu+o+ng ngu+~” , o^ng o+i

    Tra^`n Tu+o+?ng

  7. Từ Du says:

    Theo tôi thì các vị không nên bài xích từ Hán, vì chữ (không phải “tiếng”, vì “tiếng” là nói) Việt vốn được ông Alexandre de Rhodes với ông Hàn Thuyên phiên âm, nên chữ Việt hiện nay chúng ta sử dụng đại đa số là chữ Nôm (phiên âm từ chữ Hán), số ít là chữ Pháp, chữ quốc ngữ chưa có nhiều. Chẳng hạn hổ (Nôm), cọp (Quốc Ngữ), nhân (Nôm), người (Quốc Ngữ), ký ức (Nôm), trí nhớ (Quốc Ngữ)… những từ như giải quyết, xử lý, đăng ký, hỏa xa, phi trường, điện thoại, truyền hình… đều là chữ Nôm, điều quan trọng là chúng ta phải phân biệt rõ chữ nào là Nôm, chữ nào là Quốc Ngữ, và cố gắng chuyển chữ Nôm sang Quốc Ngữ càng nhiều càng tốt, để cho chữ Việt Nam của chúng ta ngày thêm phong phú. Điển hình như phi trường đổi thành sân bay, hỏa xa thành xe lửa, phi cơ thành máy bay, điện thoại có thể đổi thành dây nói, ăng ten (thiên tuyến) có thể đổi thành dây trời… còn những chữ Nôm hiện chưa có từ thay thế thì cứ dùng tạm, chúng ta đã dùng hơn trăm năm nay rồi, chẳng gì phải mặc cảm cả. Chỉ đáng buồn trách là hiện nay có nhiều người có sẵn chữ Quốc Ngữ không dùng, lại dùng chữ Nôm, thậm chí còn dùng sai nữa. Chẳng hạn bệnh viêm phổi lại bảo là viêm phế quản (cuống phổi), trốn chạy bảo là đào thoát (trốn thoát) rồi lại bị bắt ngay sau đó (trên báo chí).

  8. Duy Nguyen says:

    Thưa quý vị và các bạn,
    Có thể nói đây là một đề tài lớn rất dễ gây tranh luận. Tuy nhiên với tư cách là một nguời từng nghiên cứu về ngôn ngữ học trên 40 năm (vô danh tiểu tốt) và hiện đang dạy tiếng Việt cho sinh viên Việt lẫn người không phải Việt, tôi xin có vài góp ý nho nhỏ:
    - Trước 1954, cả nước Việt đều dùng chung một loại ngôn ngữ, tôi gọi đó ngôn ngữ truyền thống bao gồm từ-ngữ Việt góp lại (từ tiếng Mã-lai, Chàm, Miên, Lào, Thái, H’mong, và các dân tộc thiểu số dọc Truờng Sơn cộng với khoảng 29% từ ngữ mượn của phương bắc gọi là chữ Nho). Học sinh các cấp đều học sách của Nhóm Tự Lực Văn Đoàn, của Tiến Đức Thư Xã, của cụ Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim, Huình Tịnh Của, Hoàng Xuân Hãn, … Lúc ấy mọi nguời đều chấp nhận như một lẽ đuơng nhiện, không tranh cãi.
    - Từ 1954 trở về sau, tiếng Việt bị chia cắt theo số phận của đất nước. Miền Bắc bắt đầu du nhập tiếng Tàu Quảng Đông vào để thi hành các chính sách do CS Tàu chủ xuớng. Nào là thủ truởng, hải quan, hộ lý, đại trà, đại táo … xuất hiện và lấn át dần những chữ từ truớc đã đuợc dụng. Trong khi đó miền Nam vẫn tiếp tục cái ngôn ngữ truyền thống ấy cho đến 1975.
    - Từ nam 1975 đến nay, vẫn theo chính sách lệ thuộc chính trị, quân sự, kinh tế của Tàu ngày truớc, tiếng Quảng Đông đuợc đưa thêm vào để nô lê luôn cả văn hoá nuớc Việt. Từ đó cả nước Việt Nam đang gánh chịu một loại ngôn ngữ “lai Quảng Đông”, nào là trợ lý (phụ tá), vận động viên (lực sĩ, nhà thể thao), hoành tráng (nguy nga, tráng lệ)… Tôi có làm một bản đối chiếu dài mấy trang so sánh tiếng Việt truyền thống với tiếng Việt lai QĐ này.
    Từ bối cảnh đó, chúng ta, những nguời nào có lòng với dân tộc nên suy nghĩ:
    - Quá khứ hơn 1000 năm bị giặc Tàu đô hộ đã để lại trong ngôn ngữ Việt một số luợng chữ mà theo một nhà nghiên cứu tiếng Việt trung cổ cho biết khoảng 29%. Chúng ta vẫn dùng với nghĩa riêng của nó. Như tống = tiễn = đưa. Tiếng gốc Hán: tống cựu nghinh tân (tiễn cái cũ đón cái mối) nghe không chói nhưng Tôi tống anh ra cửa thay vì Tôi tiễn anh ra cửa hoặc Tôi đưa anh ra cửa thì khác hẳn. Hoặc: anh ấy là nguời có khả năng, có thể làm đuợc nhiều việc nguời thường không làm đuợc. Khả năng (gốc Hán) có thể (Việt) dùng hai nghĩa khác nhau. Điều này cho thấy chúng ta dùng với sự dè dặt và có ý tứ.
    - Không như bậy giờ, vì cố rập khuôn theo tiếng Quảng Đông nên có những chữ chúng ta dùng nghe giống gốc Hán: xuất/nhập cảng (xuất/nhập khẩu), liên hệ (thay cho liên lạc), biểu diễn (thay cho trình diễn) Vì sao? Tiếng QĐ không có chữ liên lạc ‘contact’ mà chữ liên hệ dùng cho cả ‘contact’ và ‘relate’. Cũng như biểu diễn ‘demonstrate’ dùng cho cả trình diễn ‘perform’. Chẳng khác gì nguời Tàu chỉ có biết nếm chứ không biết ngửi. Họ chỉ có chữ “vị” mà không có chữ “mùi”.
    Đó là chưa kể, hàng ngàn học giả nguời Việt đã mù quáng khi nghiên cứu tiếng Việt mà chỉ biết Hán Việt. Trong khi tiếng Việt có bao nhiêu phần trăm tiếng Thái, Miên, Mã Lai, Chàm, Ấn Độ thì họ không hề biết đến. Và ngay chữ gọi là Hán Việt cũng không phân biết Hán-Việt, Việt-Hán, Hán-Hán, và Việt-Việt đều có mặt trong kho tàng ngôn ngữ Việt.
    Vài giòng góp ý cùng quý vị. Có điều gi sơ suất, mong quý vị luợng thứ.

    Duy Nguyên

    • Lâm Vũ says:

      Ý kiến của bạn Nguyễn Duy thật sâu sắc, đáng để suy ngẫm thêm.

  9. rau muong says:

    Đường Dây nói và Điện thoại ,Hoc sinh đai hoc bằng Sinh viên,,Trung tam giao duc thuong xuyen khác Trung tam giao duc gián đoạn, Cửa Hàng Chất đốt Thanh nien, Cửa Hang Thit Tươi Sống Phu Nữ.,Tổng thốlng khác Chủ Tịt.Tù nhân chính Trị bằng Tù nhân phản động,Cán Bộ khác xếp, Bộ đội khác Quân đội,Tô phở không nguoi lái tức phở không có thịt,Truong Tư Thục khác truong Phổ thông Dân lập,Bác sĩ chính qui khác bẵc sĩ chuyên tu, khác. BS đào tao Từ xa,khác Tai chức, khác BS vừa hoc vừa làm?.Oasinh tơn khac washington?…….Stupid!!!!

  10. Lamson72 says:

    “Lý lịch trích ngang” của ông NHQ :

    “Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc, tên thật là Nguyễn Ngọc Tuấn, Chủ nhiệm Ban Việt Học, khoa Truyền thông và Nghệ thuật, thuộc Đại học TH Victoria của Úc Ông sinh năm 1957, người Quảng Nam, vượt biên khỏi Việt Nam năm 1985, đầu tiên sang Pháp, sau đó định cư tại Úc từ năm 1991. Ông tốt nghiệp ngành sư phạm tại thành phố Hồ Chí Minh và lấy bằng tiến sĩ văn học tại ĐHTH Victoria, Úc. Tại ĐHTH Victoria, ông giảng dạy về ngôn ngữ, văn học, văn hóa và chiến tranh Việt Nam. ….”

    Đọc xong thì thấy ông NHQ đang làm chủ nhiệm Ban Việt Học. Nói thiệt là tui không rõ ông làm cái củ cải gì. Chủ nhiệm là làm cái chi? Có giống như chủ nhiệm hợp tác xã không nhẩy? Còn chủ nhiệm báo là làm chủ báo. Chủ nhiệm ban Việt Học có phải làm chủ cái Ban nầy không nhẩy? Tiếng Việt kiểu nầy quái đản quá. chữ giải phóng nào mà phi chính trị vậy ông TS? “Giải phóng mặt bằng” chăng?

    Tiếng Việt có nhiều loại nhừ Miền Trung Miền Bắc Miền Nam…Tiếng Việt của ba Tàu Chợ Lớn, và tiếng Việt của VC thì gọi là tiếng VC. Tiếng VC gồm nhiều loại : một loại tiếng Việt xài tầm bậy tầm bạ như liên hệ, cải tạo, khả năng .. một loại ghép chữ như ngoan cố là ngoan ngoản và cố gắng như giao lưu là giao hợp lưu động… một loại bỏ bớt như lệ phí thì còn phí thôi , quyết định thì bị giải phóng mất chữ định còn quyết… một loại có tính khủng bố như nghiêm trị , xử lý, kiên định, cải tạo… Chữ lính, chữ thủy chữ đánh chữ bộ là tiếng Việt nhưng Tiếng Việt không có chữ lính thủy đánh bộ.

    Đọc bài trên của NHQ tui rất thất vọng , với cái nhìn rất thiển cận với một lối lý luận rất tuỳ nghi thì làm sao mà lấy được bằng Tiến sĩ. Để phân tích bài viết trên của TS NHQ cần một bài dài không thích hợp cho một comment.

    Kể cho tác giả NHQ nghe một câu chuyện chữ nghĩa có lằn ranh Quốc – Cộng. Trong kỳ di tản từ Miền Trung , VC đã mặc đồ TQLC trà trộn vào đoàn quân đang rút lui. Viên Tr/úy ĐĐT nhìn thấy một chiến binh quân phục phù hiệu chỉnh tề. Nhưng có hàm răng cải mả. Nghi ngờ nhưng không chắc chắn bèn hỏi ” Mầy ở Trung Đội nào? Chiến binh trả lời : “Báo cáo Tr/úy em ở Tr/đội 1. Viên Tr/úy móc súng độp liền lập tức như Th/Tướng Loan độp Bảy Lém. Tên VC chết mà nó không hiễu lý do. Bởi vì Người lính VNCH không bao giờ mở mồm mà báo cáo. Chỉ có cán binh VC mới báo cáo thủ trưởng.

    Bài viết quá dở không hiễu tại sao một TS làm chủ một Ban Việt Học mà viết tệ như thế.

    • Thanh says:

      Tôi khoái chi tiết-”Báo cáo Tr/úy…viên Tr/úy móc súng độp liền lập tức như Tướng Loan xử Bảy Lém.” Những từ như”báo cáo,nhất trí, tồn tại…” ở trong tù nghe mãi ớn đến tân cổ rồi. Đ Đ (đả dảo) Cộng sản! Tôi muốn thay hai chữ cái ĐĐ bằng ĐM quá!

Phản hồi