WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tiếng Việt nào?

Trong các buổi thuyết trình về tiếng Việt đây đó cũng như các buổi tu nghiệp dành cho giáo viên tiếng Việt tại Úc, một trong những câu hỏi tôi thường nghe nhất là: Có nên dạy “tiếng Việt của Việt Cộng” cho học sinh và sinh viên ở nước ngoài? Mới đây, tôi lại nghe một câu hỏi khác từ một người bạn làm trong ngành truyền thông: Thính giả của đài là người Việt trong nước, đài có nên sử dụng từ ngữ Việt Nam Cộng Hòa thời trước không?

Thú thực, nghe những câu hỏi như thế bao giờ tôi cũng có chút bối rối. Bối rối không phải vì không biết cách trả lời. Bối rối chỉ vì tôi hiểu những băn khoăn và day dứt trong lòng họ khi đặt ra những câu hỏi ấy. Rõ ràng đó không phải là những câu hỏi thuần túy học thuật. Những câu hỏi ấy xuất phát chủ yếu từ những dằn vặt về tâm lý, những ám ảnh về chính trị, và đặc biệt từ những ký ức khốn khổ của chiến tranh và của sự phân hóa.

Từ góc độ học thuật, không có cái gọi là từ ngữ Việt Cộng hay từ ngữ Việt Nam Cộng Hòa.

Lý do:

Thứ nhất, sự phân biệt giữa Việt Cộng và Việt Nam Cộng Hòa là sự phân biệt thuần túy chính trị. Mà ngôn ngữ, ở cấp độ từ vựng, lại không có tính chính trị. Những từ như “ngụy”, “cách mạng”, “giải phóng”, “cải tạo”, “đăng ký”, “khẩn trương”, “bộ đội”, “lính thủy đánh bộ”, v.v. tự chúng, chả có tội tình gì cả. Chúng là những yếu tố nằm trong kho từ vựng tiếng Việt. Phần lớn những từ ấy đã có từ lâu. Ngay một số từ ghép lạ tai với người miền Nam như “lính thủy đánh bộ” cũng bao gồm những từ tố quen thuộc vốn đã có sẵn trong tiếng Việt. Tính chính trị của từ không nằm trong bản thân của các từ ấy. Tính chính trị chỉ có trong các sử dụng. Chữ “giải phóng”, chẳng hạn, hoàn toàn phi chính trị. Nhưng dùng chữ “giải phóng” để chỉ ngày 30 tháng Tư, ví dụ: “ngày giải phóng”, “khi đất nước được giải phóng”, yếu tố chính trị mới xuất hiện.

Nhớ, đầu năm 1990, khi Mỹ và lực lượng Đồng minh (bao gồm 34 quốc gia khác nhau) đánh bật quân đội Iraq của Saddam Hussein ra khỏi Kuwait, nhiều người làm báo ở hải ngoại đã phân vân không biết dùng chữ gì để dịch khái niệm “liberation of Kuwait” vốn được sử dụng đầy dẫy trên các phương tiện truyền thông quốc tế. Dĩ nhiên ai cũng biết “liberation” là giải phóng. Nhưng người ta lại ngần ngại không muốn dùng chữ “giải phóng” vì, một phần nó gợi lại ấn tượng đau buồn ê chề của họ sau năm 1975; phần khác, vì nó phảng phất âm hưởng… Việt Cộng. Nhưng sự ngần ngại ấy không kéo dài được lâu. Tránh né cách gì, cuối cùng, người ta cũng bắt buộc phải dùng chữ “giải phóng” để chỉ việc quân đội của Saddam Hussein bị đánh bật ra khỏi Kuwait và việc người dân Kuwait hân hoan chào đón tự do và độc lập. Không có chữ gì khác. Dùng riết, trong bối cảnh ấy, chữ “giải phóng” bỗng trở lại nguyên nghĩa của nó. Mà như thế, kể cũng phải. Đứng một mình, chữ ấy hoàn toàn trong sáng. Và trong sạch. Đối với người dân Kuwait, chữ ấy vang lên như một tiếng reo. Nó chỉ trở thành nặng nề với người Việt ở miền Nam mà thôi. Nói cách khác, vấn đề ở đây chỉ là vấn đề cách sử dụng. Nghĩa là ở ngữ cảnh. Chỉ ở ngữ cảnh.

Tương tự như vậy, cách đây mấy năm, ở trong nước, khi dịch cuốn De la démocratie en Amériquecủa Alexis de Tocqueville, dịch giả Phạm Toàn phải sửa “Dân chủ ở Hoa Kỳ” thành “Nền dân trị ở Hoa Kỳ”. Lý do: Ông biết nhà nước Việt Nam hiện nay rất dị ứng với chữ “dân chủ”.

Thứ hai, không nên quá phóng đại vai trò của chính phủ hoặc đảng cầm quyền trong lãnh vực ngôn ngữ. Ngôn ngữ, tự bản chất, là một quy ước xã hội, hình thành từ sự đồng thuận của cả cộng đồng. Bản thân ông Hồ Chí Minh, với tư cách người có quyền lực cao nhất ở miền Bắc từ sau năm 1945, đã muốn “cải cách” chữ quốc ngữ với những cách viết như “kách mệnh” hay “zải phóng”, những kết hợp từ như “dân quân gái” hoặc “người lái” (phi công), cuối cùng cũng thất bại. Hơn nữa, theo dõi kỹ tình hình trong nước, chúnng ta có thể thấy ngay, từ mấy chục năm nay, chính quyền và đảng Cộng sản hầu như bỏ ngỏ lãnh vực ngôn ngữ. Có rất nhiều việc họ cần làm và nên làm, nhưng họ hoàn toàn không làm. Rõ nhất là về phương diện chính tả cũng như việc phiên âm nhân danh và địa danh nước ngoài. Phần lớn các đề nghị thay đổi đều có tính chất tự phát và nảy sinh từ một số cá nhân có thiện chí (có khi đúng có khi sai) hơn là từ một quyền lực chính trị nào.

Thứ ba, không nên quy các phương ngữ vào hai phạm trù Việt Cộng và Việt Nam Cộng Hòa. Sự khác biệt giữa một số từ vựng mà nhiều người hay lên tiếng hoặc để bênh vực hoặc để đả kích phần lớn đều thuộc phạm trù phương ngữ. Mà phương ngữ lại là một hiện tượng lâu đời ở Việt Nam. Từ lâu, một số từ vựng ở miền Nam, miền Bắc và miền Trung đã khác nhau. Hầu hết những khác biệt ấy đều có tính chất địa lý, xã hội và lịch sử hơn là chính trị. Nơi thì gọi “túc cầu”, nơi thì gọi “bóng đá”; nơi thì gọi “phi trường”, nơi thì gọi “sân bay”; nơi thì gọi “quan thuế”, nơi thì gọi “hải quan”; nơi thì gọi “trực thăng”, nơi thì gọi “máy bay lên thẳng”… Thì cũng bình thường. Như ngày trước, chúng ta đã có những khác biệt giữa “heo” và “lợn”, giữa “cha” và “bố”, giữa “cân” và “ký”, giữa “xe lửa” và “tàu hỏa”, “xe hơi” và “xe ô tô”, “xe đò” và “xe khách”, giữa “cá quả”, “cá lóc” và cá tràu”, v.v.

Thứ tư, ngôn ngữ, cũng giống như đời sống, không ngừng vận động và phát triển. Hễ trong xã hội xuất hiện những sản phẩm mới hoặc những hiện tượng mới, những nhận thức mới người ta lại có những nhu cầu đặt ra những từ mới. Nhớ, năm 1996, lần đầu tiên về nước, tôi cảm thấy rất thú vị khi nghe người ta gọi trà Lipton (loại trà bỏ trong gói nhỏ nhúng thẳng vào nước sôi để uống) là trà giật giật; cái robinet (đồ vặn nước ở bồn tắm hoặc bồn rửa mặt) loại mới là cái gật gù (chỉ cần đẩy lên hay xuống chứ không cần vặn theo chiều kim đồng hồ); bò beefsteak là bò né… Nghe, thoạt đầu, thấy ngồ ngộ; sau, ngẫm lại, thấy cũng hay hay. Tôi chẳng thấy có ông hay bà Việt Cộng nào trong những chữ ấy cả. Tôi chỉ thấy có cuộc đời.

Nói tóm lại, theo tôi, phần lớn những sự phân biệt giữa từ Việt Cộng và từ Việt Nam Cộng Hòa là những sự phân biệt giả. Đứng về phương diện từ vựng, đó là những sự khác biệt, một, có tính chất phương ngữ; hai, xuất phát từ những thay đổi trong đời sống. Không nên gắn chúng với một nội dung chính trị nào. Ví dụ, ở nhiều trường tiếng Việt ở hải ngoại hiện nay, nhiều người vẫn khăng khăng dùng chữ “văn phạm” thay cho chữ “ngữ pháp” với lý do chữ “văn phạm” là chữ của ta, còn chữ “ngữ pháp” là chữ của Việt Cộng. Người ta quên hoặc không biết, ở miền Nam, năm 1963, Nguyễn Hiến Lê và Trương Văn Chình đã có cuốn Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam (Nhà xuất Đại học Huế); năm 1968, Lê Văn Lý đã có cuốn Sơ thảo ngữ pháp Việt Nam (Bộ giáo dục xuất bản); năm 1970, Doãn Quốc Sỹ và Đoàn Quốc Bửu đã có cuốn Lược khảo về ngữ pháp Việt Nam (Trường Đại học Sư phạm Sài Gòn xuất bản), v.v. Sự chọn lựa giữa chữ văn phạm và chữ ngữ pháp, do đó, chỉ là một chọn lựa có tính học thuật: chữ “ngữ pháp” càng ngày càng được nhiều người sử dụng vì người ta nhận thấy nó chính xác hơn chữ “văn phạm” vì, một, đối tượng khảo sát của “grammar” chỉ dừng lại ở cấp độ từ, ngữ và câu chứ không phải là văn chương; và hai, ngôn ngữ, tự bản chất, chỉ có tính quy ước với một số cách thức (pháp) kết hợp chứ không có tính quy phạm (norm). Sự khác biệt giữa hai chữ “xa lộ” và “đường cao tốc” cũng nên được nhìn nhận như vậy: chữ sau hợp lý hơn vì ở thời đại ngày nay, sự phân biệt giữa các loại đường xá là ở tốc độ cho phép chứ không phải ở loại xe, nhất là giữa xe đạp và xe hơi như ngày xưa.

Tôi đề nghị nên xem một số khác biệt trong từ vựng hiện nay là những khác biệt có tính phương ngữ, vừa là ngôn ngữ địa phương vừa là phương ngữ xã hội.

Nhận định ấy dẫn đến mấy hệ luận chính:

Một, mọi phương ngữ đều bình đẳng. Không có phương ngữ nào là đúng hơn phương ngữ nào cả. Không thể nói chữ “heo” đứng hơn chữ “lợn”, “cha” hay “ba” đứng hơn “bố” hay “tía”; “mẹ” đúng hơn “má”. Cũng như trong tiếng Anh hiện nay, không ai nói tiếng Anh ở Anh thì đúng hơn tiếng Anh ở Mỹ hay ở Úc hoặc Canada. Khái niệm một thứ ngôn ngữ chuẩn (standard language) bị xem là đã lỗi thời.

Hai, mỗi phương ngữ, một mặt, có một vùng hoạt động riêng; mặt khác, không ngừng giao tiếp với nhau. Con vật người miền Nam và miền Trung gọi là con heo thì người  miền Bắc gọi là con lợn; nhưng ngay ở miền Nam và miền Trung, người ta cũng gọi là “bánh da lợn” chứ không phải “bánh da heo”, và ở miền Bắc, người ta cũng xem “phim con heo” chứ không phải “phim con lợn”.

Ba, giữa các phương ngữ không ngừng có cuộc cạnh tranh gay gắt để được chấp nhận và phổ biến trong cả nước. Các cuộc cạnh tranh ấy chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa. Chính trị chỉ là một phần. Từ năm 1975, chính quyền đặt tên Sài Gòn là thành phố Hồ Chí Minh, đến nay, dân chúng vẫn cứ gọi là Sài Gòn.

Bốn, sự tồn tại của các phương ngữ chỉ có tác dụng làm giàu cho tiếng Việt. Sự tồn tại của chữ “sân bay” bên cạnh chữ “phi trường” giống như sự tồn tại của chữ “nhà thơ” bên cạnh chữ “thi sĩ” hay “thi nhân”. Những chữ như “khẩn trương”, “bức xúc” hay “đăng ký”… đều hay nếu biết cách sử dụng (tình hình khẩn trương, không khí căng thẳng, hành động gấp gáp; tâm trạng bức xúc; đăng ký xe và ghi danh học, v.v.).

Vấn đề là ở cách dùng.

Chỉ ở cách dùng.

Blog Nguyễn Hưng Quốc (VOA)

 

101 Phản hồi cho “Tiếng Việt nào?”

  1. Áo vải cờ đào says:

    Tác giả vốn xuất thân từ giảng đường ĐH XHCNCS. Thế nên, dù muốn hay không, thì những từ ngữ “lạ” ở VN sau 1975. Không nhiều thì ít cũng đã “bị” học và hành riết rồi tự…Phê cũng đâu có gì là lạ?! Cái lạ ở đây là…Trích Tg viết, “Từ góc độ học thuật, không có cái gọi từ ngữ Việt Cộng hay từ ngữ Việt Nam Cộng Hòa.”…Tg có quyền phủ nhận cuộc chiến “Quốc-Cộng”, sự hy sinh và những hệ lụy chiến tranh do lũ bạo quyền Việt Cộng (CSBV) gây ra, để bảo vệ cái…Học thuyết hay tà thuyết trời ơi đất hởi lồng trong đó những thứ ngôn ngữ (xin lỗi) rừng rú, man rợ như: Đấu tố, phản động, uống máu quân thù (quân nào vậy, dân VNCH hay Trung Cộng?), giết lầm hơn tha lầm v v và v v. Ngắn và gọn cùng Tg Nguyễn Hưng Quốc! Chữ Việt Cộng hãy để riêng cho VC xài, tương tự như…Tiền ma…Không chữ ký vậy. Đừng đem thứ ngôn ngữ VC áp đặ lên người khác, nghe nặng mùi xú uế…Làm tất cả người Việt trên thế giới phải…Nín thở chết hết!…Ngôn ngữ VC là đại diện cho sự tiêu biểu của áp đặ , khủng bố, tam tối, ngu dễ…Trị hay nói cách khác là “bần cố” và lạc hậu…Mãi ngàn năm!…Ngôn ngữ của chế độ QG VNCH, dù chưa tròn 21 năm (chinh chiến, chống cộng từng ngày!) nhưng đã thể hiện đa phần của sự tiến bộ về nhân sinh, xã hội, tinh thần thượng tôn pháp luật, bổn phận công dân, giáo dục học đường, tuổi trẻ hiếu học (không có chuyện hiệu trưởng mua dâm học sinh) biết kính trên nhường dưới, biết tỏ lòng tự trọng và luôn ghi nhớ…Cơm cha, áo mẹ, ơn thầy cũng như học hỏi trao dồi kiến thức theo các nước văn minh trên thế giới hầu phụng sự xã hội và đền ơn sanh dưỡng gia đình. (Chứ không phải thứ ngôn ngữ…Mang ơn “Bác” của VC!)…Theo tôi thì…VN tương lai sẽ có một ngôn ngữ “Việt Nam Dân Chủ và Tự Do”, ngày mà cái “cương thi” ở Ba Đình…Trở về cùng cát bụi!! Khi ấy, chúng ta sẽ cùng nhau nói một ngôn ngữ “không Việt Cộng, không Việt Nam Cộng Hòa” và không cộng sản, mong lắm VN ơi!!!…..Avcđ.

  2. T. says:

    Ông Quốc, tôi vừa nhận được e-mail có bài viết này, trong bài vi‰t có rất nhiều chữ làm cho tiếng Việt “giầu” hơn???

    Tiếng Việt mới (Truyện vui mà buồn)

    Đồng-hồ không người lái có cửa sổ của tôi chỉ ba giờ rưỡi chiều.
    Trong máy bay, ngồi nhìn ra cửa sổ bên ngoài, tôi lặng nhìn đất nước thân yêu, và tôi chợt thở dài. Thấy vậy, người hành-khách ngồi bên cạnh quay sang hỏi:
    - Trông anh có vẻ căng lắm? Ngồi trong nội-thất chiếc phi-cơ mà trông ông hình như bức-xúc làm sao?
    - Vâng thưa ông, tôi về Việt-Nam lần này là lần thứ nhất, sau bốn mươi năm xa nhà nên có phần hồi-hộp, tôi đáp.
    - À, ra thế, tâm-trạng ông hiển-thị trên nét mặt rõ lắm. Ông rời xứ lâu như vậy, tôi đoán lúc trước ông phải là du-sinh đichuyên tu ở đâu đó; người Việt mình vốntrọng-thị vấn đề học-vịlắm mà.
    - Vâng, ông đoán không sai, lúc trước, tôi có được đi du-học bên Pháp, nhưng thú thật với ông, riêng tôi không coi-trọng bằng cấp cho lắm, nhất là thời-buổi này- tôi nói tiếp.
    - Tôi thống nhất ông, chủ-yếu là phải biết triển-khai tính năng-nổ, rồi tranh-thủ vào đó, khẳng định tài-nghệ mình thì mới thành công một cách tiên-tiến được.
    - Ông muốn nói là ông đồng ý với tôi, điều quan trọng là mình phải khai-triển tính siêng năng tháo vát, cố gắng sao cho tài-nghệ mình được công nhận để có thể thành công mỹ-mãn? tôi hỏi lại cho chắc.
    - Đúng vậy. À này, ông cũng nên cập-nhật lại ngôn-ngữ văn-hoá hiện-đại của mình đi thì hơn.Chúc ông thư-giãn và đi tham-quan tốt những cảnh-quan nước nhà.
    - Cám ơn ông.

    Một lúc sau, gần đến cửa khẩu Tân Sơn Nhất, người lái cho biết Trung tâm quản lý đường bay đã cho phép phi-cơ đáp xuống đường băng. Chúng tôi đã đến Sài-Gòn.
    Vào đến trạm kiểm tra, người cán-bộ hỏi tôi:
    - Hộ-chiếu đâu?
    - Dạ thưa, hộ-chiếu là gì ạ? tôi ngớ ngẩn hỏi lại.
    - Giấy tờ du-lịch do cơ-quan chủ quản cấp chứ là gì nữa? Xin ông nghiêm-túc một chút – người cán-bộ sẵng giọng.
    Tôi chìa sổ thông-hành ra.
    - Ông sống bên Mỹ à? Bang nào? người cán-bộ hỏi tiếp.
    - Dạ thưa , tiểu bang New Jersey .
    - Đem vào bao nhiêu kiều-hối?
    - Dạ thưa, kiều-hối là gì ạ? tội lại ú ớ.
    - Ông không biết từ này à? Ông đừng có linh tinh nữa, khẩn trương lên đi, người cán-bộ bắt đầu sốt ruột.
    Hoảng quá, chắc ông ta nói tôi vớ-vẩn và dục tôi phải nhanh lên. Nghĩ đến chữ “hối-xuất”, tôi đoán mò.
    - Dạ, ngoại-tệ tôi có 1000 mỹ-kim.
    - Thôi được rồi, ông đi đi. Có vấn nạn gì thì cứ đến Phòng công-tác người nước ngoài mà hỏi.
    - Cám ơn Ngài.

    Lấy hành-lý xong, qua trạm hải-quan, không có gì để khai quan-thuế, tôi bước ra ngoài.
    Tôi thở phào, nhẹ nhõm. Mới đến có vài giờ mà đã ấn-tượng như vậy.
    Dáo dác nhìn quanh, tôi vẫy một cái tắc-xi để về khách sạn.
    Thấy cái mặt “nai vàng ngơ ngác” của tôi, bác tài-xế chào hỏi:
    - Hoan nghênh ông, chắc ông là Việt-Kiều về thăm nhà? Lần này về, ông có dự-kiếnlàm gì không, em chỉ giúp cho?
    - Ờ, xem nào, ăn ngon thì ông đề-nghị đi đâu?
    - Muốn ăn ngon thì em xin đề-xuất nhà hàng này, em đảm-bảo chất-lượng, thực đơn cao-cấp, giá rẻ, ông có thể ăn uống vô-tư, chứ đừng có mà đi tìm những nơihoành-tráng khác, có khả năng đắt khủng lắm, bình quân 100 Đô-La một người đó, nhất là nếu ông là người nước ngoài.
    - Ui chao,có thể trung bình 100 Đô? Quả nhiên đắt khủng khiếp thật.
    - Nhưng ngược lại, ông vào mấy tiệm chui thì cũng có khả-năng bị chũm lắm đấy.
    Đúng rồi, những nơi lén lút, không ai kiểm-soát, bị gạt là cái chắc.
    - Thi thoảng, ông có muốn đi tươi mát để hộ lý cho khoẻ không? bác tài hỏi tới.
    - Tươi mát? Hộ lý? ông muốn nói gì? Tôi hỏi lại
    - Thì chuyện quan-hệ đàn ông – đàn bà đó mà? Về Việt-Nam, ai mà không biết cái đó? bác tài cười mỉm chi.
    - Thôi, cám ơn ông, chắc không cần đâu. À về đến khách sạn tôi có xa không? tôi ngượng-nghịu đánh trống lảng.
    - Từ đây vào thành phố không có đường cao tốc, nhưng đi giờ này không sợ ùn-tắc đâu, nếu không gặp tai tệ nạn trong một sự cố giao-thông gì, sẽ nhanh lắm.
    - Không có xa-lộ, nhưng giờ này, nếu không gặp tại nạn xe cộ hay cản trở lưu-thông gì thì chả sợ kẹt đường, sẽ nhanh thôi. Tôi lẩm bẩm trong đầu như để học khoá cấp-tốc tiếng Việt mới.
    Bác tài-xế nói xong, phóng vun vút và chẳng bao lâu tôi về đến khách sạn.Đăng ký xong, tôi lên phòng nằm xem chiếu bóng hộp chỉ được năm phút là lăn quay ra ngủ một mạch đến sáng.
    Mấy hôm sau, một người bạn sinh-sống tại đây liên-hệ với tôi và đề-nghị:
    - Tụi tao có quy-hoạch một buổi tiểu-trà để chiêu-đãi mày thứ bẩy này nhé.
    - Cám ơn tụi mày đã định làm một buổi tiệc nhỏ để thết-đãi tao. Về đây chơi, có thổ-công như tụi mày thì nhất rồi.
    Tối hôm đó, tôi đến nơi hẹn. Nhà hàng này cũng nhỏ, nhưng rất sạch-sẽ, tươm-tất, có cả một ban nhạc sống nữa. Không biết mấy thằng bạn quỷ có mưu mô gì nhưng chúng đã bố-trí mộtcuộc gặp, cho tôi ngồi cạnh M., một cô gái xinh trẻ, rồi lấy máy ảnh kỹ-thuật số ra chụp tôi với em.

    Nói chuyện, ăn uống một lúc, tôi làm ly cà-phê cái nồi ngồi trên cái cốc, còn đang miên man suy-nghĩ thì M. lay tôi, gọi:
    - Anh ơi (cô ấy chỉ bằng tuổi con tôi mà dám gọi tôi bằng “anh”), anh đang tư duygì vậy? Bên kia, mấy người nghệ-nhân đang chơi nhạc kìa, mình ra hát đôiđi, hay là anh thích múa đôi ?
    Mấy thằng bạn cũng đốc vào nên tôi cũng đành ra sàn nhẩy với M.
    - Anh ơi, bên Mỹ, anh làm nghề gì, thu-nhập tầm được bao nhiêu? M. bắt đầu hỏi chuyện.
    Trời ơi, tiền lương tôi khoảng bao nhiêu, cô ấy hỏi làm gì? Tôi trả-lời qua loa cho xong, nhưng M. tiến-côngtiếp:
    - Anh ơi, em phát-hiện là em cảm thấy rất hứng-thú với anh. Anh là đối-tượng của em rồi, emhồ-hởi quá. Hay là anh quản-lý đời em đi anh?
    - Tôi quản-lý đời cô hay cô quản-lý đời tôi đây? Nhưng thí-dụ như tôi chịu thì mình như thế nào? Tôi hỏi đùa.
    - Trước hết, mình phải tuyên-bố.
    - Tuyên bố gì?
    - Tuyền bố là lễ hứa-hôn đó anh. Sau đó, anh mua cho em một căn hộ; và lần hồi, mình sẽ đả-thông nhau, rồi mình sẽ…
    - Trời ơi, tôi làm gì có tiền mua nhà cho cô?
    - Em nghe nói bên Mỹ, ai cũng sở-hữu một căn hộ mà, anh bán nó đi rồi sang đây mua hộ cho em. Sang bên này, anh bảo-quản tốt cho em, em sẽ ủng-hộ anh triệt để. Anh xử-lý cho em đi, nhe?
    (Quan-hệ, ủng-hộ kiểu này thì hệ-quả chắc phải bị cao huyết áp, tai-biến mạch máu não sớm !!!)
    Cứ thế cô tích-cực tiến-công tôi hầu gia tăng sức ép đến mức tầm cỡ:
    - Anh ơi, anh đừng có chảnh với em mà, em giản đơn lắm.
    Chảnh? Lần đầu tiên trong đời, tôi nghe chữ này, hỏi ra, mới biết là “làm bộ”, “làm eo”.
    Cuối cùng, M. đột-xuất ra chiêu độc:
    - Anh ơi, bú mồm em đi.
    Xốc quá, choáng quá, tôi bất-tỉnh tại chỗ.

    Vài hôm sau, tôi muốn ra Huế chơi. Hỏi dưới văn-phòng khách-sạn xem trạm xe-lửa ở đâu, người tiếp-viên cho tôi biết:
    - Cục đường sắt gần đây thôi. Ông đi bộ cho mát, hôm nay đài thuỷ-văn cho biết trời đẹp lắm.
    Ngoài nhà ga, tôi mua một vé đi Huế.
    - Một vé tầu-lửa đi Huế? Ghế mềm hay ghế cứng?
    - Cứng thì bao nhiêu? Mềm bao nhiêu? tôi hỏi lại.
    Rốt cuộc, giá không xê-xích bao nhiêu nên tôi mua ghế mềm, ngồi cho sướng … bàn toạ.
    Đến nơi, tôi đi thăm vài danh lam, thắng cảnh xong, ngồi nghỉ chân một lúc rồi tôi phải hỏi một ông khách qua đường.
    - Xin lỗi ông, tôi đang đau bụng quá, gần đây có chỗ nào cho tôi đi không ạ?
    Ông khách chỉ sang bên nọ và trả-lời:
    - Cuối đường có cái nhà ỉa kia, ông lại đó đi. Nhưng còn tuỳ ông đi nặng hay đi nhẹnữa, vì đi nặng thì dịch-vụ đắt tiền hơn.
    - Trời!!!
    ………

    Đến đây, tôi chợt thức tỉnh. Hoá ra chỉ là một giấc mơ, nhưng sao hãi-hùng quá. Lâu lắm rồi, tôi không được về thăm nhà, bây giờ có về, không lẽ tôi phải có thông-dịch viên đi theo sao?
    Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời…
    Tiếng nước tôi, tiếng nói đồng-bào tôi mà sao nghe lạ tai quá? Bây giờ, khi xem phim với phụ-đề tiếng Việt, tôi lại còn khó hiểu hơn là không có phụ-đề nữa; đọc những bài thâu lượm trên Internet thì nhiều khi cứ phải đoán mò, và khó chịu làm sao khi đọc chữ “Y” cứ bị thay thế bằng “I”.
    Nhưng điều tôi không thể hiểu nổi là tại sao có những tờ báo Việt-Nam bên Mỹ này cũng hùa theo cái “phong-trào” ấy, như để “khoe” là mình “văn minh hiện đại” (?)
    Vẫn biết sinh-ngữ nào chả biến-đổi cho thích-hợp với thời-đại nhưng sao thay đổi “khủng” quá? Không biết cụ Nguyễn Du hay cụ Trần Trọng Kim, nếu còn sống sẽ nghĩ gì về tiếng Việt mới này? Hay có lẽ chúng tôi quá “cổ hủ”? Dầu sao đi nữa, chúng tôi sẽ không cầm bút để viết lịch-sử Việt-Nam nên chúng tôi chắc chắn là sai lầm.

    Nhưng thôi, đất nước tôi không còn là đất nước tôi, tôi cũng không còn thẩm-quyền gì để phê-bình, tôi chỉ có quyền buồn (ít ra, cái tư-do này, không có chính-quyền nào có thể cấm-đoán được).
    Tôi buồn, nhưng thôi, như đã chia-xẻ trong bài “Thế-hệ bánh mì kẹp”, chỉ vài mươi năm nữa, vấn-đề này sẽ không còn là vấn-đề nữa, một khi chúng tôi sẽ lũ-lượt rủ nhau đi hết. Lúc đó, chúng tôi sẽ lại được nói lại “tiếng Việt cũ” với bố mẹ, ông bà chúng tôi.
    Ôi, tiếng nước tôi.
    Yên Hà
    tháng năm, 2012

  3. Người San Jose says:

    Đề đền Trần Hưng Đạo.
    Cũng tai, cũng mắt, cũng đao cung.
    Bác tôi, tôi bác cũng anh-hùng.
    Bác đuỗi quân Nguyên thanh kiếm bạc.
    Tôi trừ giặc Pháp ngọn cờ hồng.
    Bác đưa một nước qua nô-lệ.
    Tôi dắt năm châu đến đại-đồng.
    Bác có khôn-thiêng cười một tiếng.
    Mừng tôi cách-mạng đã thành-công.
    Hồ Chí Minh

    Bài thơ trên đây là tiếng Việt của Hồ-chí-Minh.
    Bài chủ” Tiếng Việt nào?” Là tiếng Việt của tiến-sỷ Nguyển Hưng Quốc.
    Cái comment này là tiếng Việt của Người San Jose.

    Người San Jose

  4. Người San Jose says:

    Đề đền Trần Hưng Đạo.
    Cũng tai, cũng mắt, cũng đao cung.
    Bác tôi, tôi bác cũng anh-hùng.
    Bác đuỗi quân Nguyên thanh kiếm bạc.
    Tôi trừ giặc Pháp ngọn cờ hồng.
    Bác đưa một nước qua nô-lệ.
    Tôi dắt năm châu đến đại-đồng.
    Bác có khôn-thiêng cười một tiếng.
    Mừng tôi cách-mạng đã thành-công.
    Hồ Chí Minh
    Bài thơ trên đây là tiếng Việt của Hồ-chí-Minh.
    Bài chủ” Tiếng Việt nào?” Là tiếng Việt của tiến-sỷ Nguyển Hưng Quốc.
    Cái comment này là tiếng Việt của Người San Jose.

  5. nvtncs says:

    Muốn học tiếng VN dưới chế độ CS, xin nhắc quý đọc giả cần biết hai chữ mới:

    Suối Lênin và núi Các Mác,

    Hai chữ mà chúng ta có thể vô cùng hãnh diện.
    ————————————-
    “Được nhân dân địa phương hướng dẫn, ngày 8/2/1941, Bác chọn hang Cốc Bó (tiếng địa phương nghĩa là “đầu nguồn”, còn gọi Pác Bó là tên làng) từ hang có con đường dẫn sang bên kia biên giới và phía dưới chân núi có một con suối chảy ngang…

    Nhìn dòng suối, Bác nói với mọi người: “Mình vừa nẩy ra cái ý hay, dòng suối này của ta đẹp quá, trong xanh như ngọc, lại bắt nguồn từ đây, nên đặt tên là suối Lê Nin. Còn ngọn núi hùng vĩ phía sau, bên phải kia, chúng ta gọi là núi Các Mác…”.
    ————————————-
    Nguồn:
    http://www.baomoi.com/Ngay-82-nguon-goc-cua-ten-suoi-Le-Nin-hang-Pac-Bo/121/3849442.epi

  6. MINH says:

    Tôi đã từng đọc 1 bài báo ( hoặc trên truyền hình ) của CS trong nước với 1 nội dung : Họ đang có 1 chương trình mang sách giáo khoa tại VN ra hải ngoại để dạy cho các con em của hải ngoại học với lý do : sách giáo khoa ở hải ngoại không phong phú bằng sách của “Ta” và sợ các em lớn lên …mất gốc ! Có nghĩa là đã đến giai đoạn họ phải ra tay …xỏ mủi các thế hệ trẻ Hải ngoại ! Dĩ nhiên với mục đích gì thì các bạn cũng hiểu.

    • ngọctoác says:

      Vậy có phải tác giả viết bài này,bênh vực cho bọn CS dùng chử tàu nhiều hơn chử Việt .và mổi chử mổi câu có chử của Vc đều phải giải thích ,Có cả tư điển giải thich( đọc bài cử hán tàu viêt trên DCV (tiếng chử Việt hántáu) là ủng hộ cho tuị Việt công phản quốcđem sách dạy itếng Việt hán tàu qua đầu độc thế hệ trẻ VN.hải ngoại
      Và đây là bài viết đầu tiên ,tiếng chuông ‘rè’ của một trí thức bị VC thất sủng ,không còn dịp mổi năm về bù khú với khỉ rừng TS, để lập công chuộc tội ?
      Trí thức chồn l…(chử của Duyên Anh) ?????????

  7. NGÀN KHƠI says:

    Ý NGHĨA CỦA NGÔN NGỮ TRONG SỰ KIỀM KẸP CỦA CHÍNH TRỊ
    VÀ Ở TRONG VÒNG TAY CỦA XÃ HỘI

    Ngôn ngữ là tiếng nói thiết yếu của con người. Ngôn ngữ như vậy là sản phẩm chung của xã hội. Không cá nhân nào sáng tạo ra ngôn ngữ hoàn toàn riêng biệt, đặc thù, mà ý nghĩa của ngôn ngữ vẫn là sản phẩm chung của toàn thể xã hội, của mọi người. Cho nên ngôn ngữ vẫn có thể phát sinh phần nào từ lịch sử, nhưng cuối cùng cũng phải qua rây lọc, hay sự đào thải và gạn lọc chung của sự phát triển toàn xã hội. Chính trị vẫn thường tạo khung cho xã hội. Bởi thế trong những môi trường cụ thể nhất thời nào đó, ngôn ngữ có thể bị chính trị tác động, và khung theo các ý đồ riêng biệt tạm thời hay nhất thời nào đó của chính trị. Có nghĩa những cá nhân có thể sáng tạo ra ngôn ngữ, nhưng chỉ khi nào được xã hội chấp nhận, nhất là trong dài hạn, khi đó các khái niệm, các từ ngữ nói chung nào đó mới thật sự có được chân đứng trong toàn xã hội.
    Xã hội miền Nam và xã hội miền Bắc trước kia, trước 1975, rõ ràng có hai kho tàng ngôn ngữ khác nhau, có những dị biệt cũng như những phong phú của riêng nhau, nhưng đều cùng xây dựng trên nền tảng chung là ngôn ngữ đất nước hay dân tộc VN có tính lịch sử. Dầu vậy, nhìn chung kho từ vựng của miền Nam mang tính chất truyền thống, xã hội nhiều hơn. Trong khi đó kho từ vựng miền Bắc lại nhiều màu sắc chính trị và ý nghĩa thời sự xã hội nhiều hơn. Bên cạnh đó, miền Bắc cũng có những khuyết điểm về mặt ngôn ngữ mang tính bình dân, nôm na thái quá, mà tại miền Nam hoàn toàn không có. Các cách viết “kách mệnh”, “dzân chủ”, “dzải phóng” là hoàn toàn phá rào, ngô nghê, mách qué, không thể nào chấp nhận được. Tương tự như vậy, những cách viết hay nói “bộ đội gái”, “dzân quân dzu kích” … đều là kịch cỡm, tầm thường, xoảng xỉnh, cũng không thể nào chấp nhận được. Yếu tố bình dân hóa là điều tốt, nhưng khi nó trở nên quá đáng để trở thành mị dân, xoàng xỉnh hóa các giá trị xã hội, cũng là những sự tệ hại mang tính lộ liễu, giả dối.
    Cho nên, nói tới ngôn ngữ là nói tới chuyện dài, hoàn toàn dài hơn, nhiêu khê, phức tạp. Không thể chỉ một buổi, một ngày hay một thời nào là tát cạn. Tính cách xã hội của ngôn ngữ chính là như thế, còn tính cách chính trị hóa ngôn ngữ theo kiểu áp đặt, mùa vụ, cũng chính là như thế. Dẫn chứng như chuyên ông Phạm Toàn, do sự sợ hãi chính trị bị dị ứng với từ “dân chủ”, mà phải dịch thành “dân trị”, cho khái niệm démocratique, thì quả thật quá ngốc nghếch và hèn kém.
    Bởi vậy nói chung lại, không thể có cái gì gọi là ngôn ngữ của VC và ngôn ngữ của VNCH, mà chỉ có ngôn ngữ VN truyền thống, trong sáng, bác học, phổ biến, hay thứ ngôn ngữ bị chính trị hóa, bị kiềm nén bởi chính trị để khiến nó trở thành nhất thời, nôm na, giả tạo, tầm thường, bất chấp, tùy tiện, giả tạo hoặc chỉ có tính cách mị dân mà thôi, khi ngôn ngữ bị lạm dụng, lợi dụng để trở thành như một thứ lợi khí hay như một thứ vũ khí nhằm mục đích thuần túy tuyên truyền chính trị một cách nhất thời, ức chế, hoặc áp chế.

    NON NGÀN
    (27/5/12)

  8. F 361 says:

    Chưa thấy cái blog, web nào mà tính bầy đàn như cái đàn chim việt này.
    Thì đúng như tên của nó : đàn và chim. Đừng có nói đàn là đàn ghi ta nhá. Còn chim là chim ở trong quần nhá! Mà chim ở trong quần thì càng tốt. Giống như chơi cái trò swinging.

    Chuyện tiếng Việt này tôi đã viết nhiều, khi con mẹ Hàn Lệ Nhân đả động chuyện tiếng Việt VNCH, từ cuối thế kỷ trước. Vậy mà vẫn không chừa. Càng lâu, càng hối tiếc! Thôi ráng mà nói cho hết đời, cho ù tai, rụng răng.

    Có muốn “hội đồng” tiếng Việt trong nước, thì về VN mà bắt bẻ. Chưa mở miệng thì đã ăn đòn rồi.

    Nè mấy ông bà già khú đế chợ chiều Bolsa! Cứ giử lấy cái tiếng Việt VNCH này nói cho hết đời này đi. Để rồi còn xuống lổ mà nói với nhau, còn nhận diện được nhau!

    Tụi con cháu mấy ông bà, chúng đâu có nói tiếng Việt, hay có nói thì cũng phải nói tiếng Việt của nước VN – khi về VN, chứ ở Mỹ thì nói tiếng Việt với đầu gối à!

    Rỏ là một ngôn ngữ chết mà chơi chi Năm cho tự sướng! Thời gian không đứng về phía mấy người!

    • nvtncs says:

      “thì về VN mà bắt bẻ. Chưa mở miệng thì đã ăn đòn rồi.”

      Quan niệm Tự do ngôn luận, từ miệng người F 361, là thế đấy.

      “Nè mấy ông bà già khú đế chợ chiều Bolsa!

      Ông F361 à, chẳng bao lâu, rồi ông cũng già, và cũng chết, cuộc đời nó trôi qua nhanh hơn ông biết, và có thể ông chết trước chúng tôi; đừng vội nói nhé. Sống chết không ai định trước được.

      “nói thì cũng phải nói tiếng Việt của nước VN”

      Tiếng Việt của nước VN dưới chế độ CS là tiếng Việt của đỉnh cao trí tuệ đấy, tiếng Việt ngày càng lai chữ Tầu. Còn tiếng Việt của tổ tiên thì sẽ chết đi; đó là một điều buồn cho tương lai dân tộc VN đang bị hán hóa, sông trong tình trạng văn hóa suy đồi.

      Chỉ tội nghiệp dân tộc tôi, nói là dân tộc tôi, tuy chúng tôi ở xa, mà không phải là dân tộc ông F 631, tuy ông ở gần, bị ông nhồi sọ, bóc lột, cướp đất, mày tắt mặt tối, lo phờ râu chạy gạo ngày ba bữa, thời giờ đâu mà nghĩ đến chuyện ngôn ngữ.

      “Thời gian không đứng về phía mấy người!”

      Thời gian cũng không đứng về phía ông F 361, thời gian cũng không đứng về nước VN khi còn quằn quại dưới gót giầy của công an đảng.

      Chuyện chúng tôi thì đã sắp xếp rồi, và các ông rồi cũng tiêu như mây khói, nhưng phận nước thì còn đang nghiêng ngửa trước mối đe dọa quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa của giặc phương bắc.

      • Nghệ An says:

        Có mấy lỗi chính tả vì viết theo giọng dân Nghệ An,con cháu của Cáo có khác.

      • nguyenha says:

        Bạn F361(CA mạng),sao bạn” quá dại”,viết phản hồi mà không chịu dọc các phản hồi dã có.Bạn Nhân dậu dã nói “Bác hồ sống mải trong quần chúng ta”! Nay thì CHÍNG bẠN NÓI;”Chim ở trong quần”! Cân bằng theo Tóan học thì Rõ-ràng “Bac Hồ chính là con CHIM”. Chưa bao giờ gậy Ông trở lại dập lưng Ông như bây giờ. Dất nước dến hồi mạt vận chăng??

      • F 361 says:

        Thật đúng như có người nói: Dân Bolsa chuyên môn dựng nên một hình nộm, rồi ra sức quật ngã các hình nộm đó. Tâm thức hận thù của mấy người đặt ra mấy câu nói, rồi đay nghiến nó cho hã lòng hận thù, nhưng làm gì được ai?
        Các ông bà có ra sức bảo vệ cái tiếng Việt, thôi cứ tạm gọi là Tiếng Việt Bolsa, thí cái thứ tiếng này cũng không có tương lai. Cứ nói viết cho hết đời đi! Còn để mà nhận diện nhau dưới âm phủ (nếu là Phất tử), hoặc dưới địa ngục (nếu là con chiên).
        Nghe giọng viết của nvtncs thì thấy ông đang rất lo sợ cho viễn cảnh chầu tiên tổ của ông, vì ông đã sống hoài, sống phí, ăn bám ở xứ người mà chẵng làm được cái nước mẹ gì hết. Cho nên chỉ cần nhắc tới sự chấm dứt cuộc đời của thế hệ di tản buồn như ông, là ông lo chết mẹ. Vì con cái mấy ông bà không nói cái thứ tiếng Việt Bolsa. Chừng mười năm nửa là những kẻ Mohican cuối cùng sẽ thều thào với nhau, hoặc với cái đầu gối của mình bằng cái tiếng Việt Bolsa.
        Thời gian không đứng về phía các ông! Nhắc lại một lần nữa! Vì sao thì phần trên đã nói rồi. Còn thời gian đứng về phía chúng tôi, về người dân và đất nước VN. Do đó những lời đạo đức giả của mấy ông về vận nước nghiêng ngã thì chúng tôi không cần. Chính chúng tôi đã oánh tụi Tàu chạy mất dép, chứ không phải các ông, những người di tản và HO. Các ông chỉ lo phá những cố gắng của người dân trong nước. Hãy nhìn các chiến hữu cũa các ông : Võ Đại Tôn, Hoàng Cơ Minh, Trần Văn Bá, Mai Văn Hạnh…
        Đất nước này có mạt vận hay không thì mấy ông cũng không phải là Lốc Cốc tử đoán mò được! Duy một điều chắc chắn, là cái chết thể xác của mấy ông ở một xó nào trên đất Mỹ sẽ kéo theo luôn cái chết của cái thứ tiếng Việt Bolsa. Và một điều cũng chắc chắn không kém là không một ai sẽ khai quật cái tử ngữ Việt Bolsa này, để nghiên cứu, để học nói, học viết theo.
        Thôi thì thắp trước nén nhang cho cái tiếng Việt Bolsa và các hình nhân xương xẩu cuối cùng đang tung hô thứ đó.

        Chúc các ông bà tiếp tục tự sướng bằng chị Năm với cái tử ngữ Việt Bolsa, đến tận ngày xuống lổ.

      • Ếch Giếng says:

        Đọc hai bài viết cũa “F361″,không chỉ riêng tôi mà có lẽ với các người khác, tôi nhận thấy “F361″ xuất thân từ nền giáo dục cũa nước CHXHCN Việt Nam “ĐỘC LẬP,TỰ DO, HẠNH PHÚC” khi”F361″ bày tỏ quan điểm cũa mình và trả lời các ý tưỏng khác với ý nghĩ cũa “F361″.
        Tôi chỉ có một nhận xét thế thôi, “F361″ đúng hay sai thì tôi không dám bàn!
        Hoan hô nền giáo dục cũa CHXHCN Việt Nam!

      • Lâm Vũ says:

        Chỉ cần mấy chữ mở đầu “Thật đúng như có người nói…” cũng cho thấy giá trị của ý kiến của F 361!

        Tại sao không thể nhận điều đang nói là của chính mình, mà cứ phải của người nào đó… hay của “nhân dân”, “thương phế binh… nặng”…?!

        TB. Đồng ý là, theo luật tự nhiên, tiếng Việt ở ngoài nước sẽ dần dần teo lại và biến mất. Làm sao tránh được? Nhưng vấn đề mà nhiều ý kiến nói đến là: tiếng Việt trong nước có nguy cơ Hán (hay “Quảng Đông-”) hóa v.v.

        Điều khá nghịch lý là, khi người Việt hải ngoại tỏ ra quan ngại về một vấn đề nào đó của đất nước VN, thì ắt có một số người, như F 361, chụp ngay cho cái mũ “ngụy”, “thù hận” v.v. lắm khi nguyền rủa là sắp xuống lỗ (địa ngục hay hỏa ngục) đến nơi rồi mà còn nỏ mồm v.v. Cho thấy rõ ràng, ai là người thật sự yêu nước, còn thành phần nào chỉ bo bo nghĩ đến quyền lợi bè nhóm… “còn đảng còn mình”!

      • nvtncs says:

        “Nghe giọng viết của nvtncs thì thấy ông đang rất lo sợ cho viễn cảnh chầu tiên tổ của ông, vì ông đã sống hoài, sống phí, ăn bám ở xứ người mà chẵng làm được cái nước MẸ gì hết.”

        “Chính chúng tôi đã OÁNH tụi Tàu chạy mất dép”

    • Nghịch Lý Thường says:

      Chữ Việt rất phong phú.
      Nhưng chữ VC dùng thì quá cù lần và lụn bại, nói thì hiểu, nhưng truyền đạt thì không nên.

      Nếu ông (F 361) cho rằng web ĐànChimViệt này là ‘bầy đàn’ thì ông vào đây làm gì, rồi ăn nói lăng nhăng chói tai nghịch lý thế, hay ông cũng thích nhập ĐànChimViệt tự hồi nào mà không biết?

  9. Hoa Bìm Bịp says:

    Trích : “Còn ngôn ngữ, chắc như cua gạch, nó không có “ngôn ngữ Việt Cộng hay ngôn ngữ VNCH” đâu. Tiếng việt là một sinh ngữ, nó biến đổi từng ngày…”
    Ối giời ơi ! Ngôn ngữ đã chắc như cua gạch mà nó lại biến đổi từng ngày thì chết lũ con nít VN rồi.!!! Làm sao mà nhét hết cái ngôn ngữ của bọn thiến heo đây? Thật là tội nghiệp cho con cháu của dân VN còn sống dưới tay bọn quỷ đỏ!
    Đây có phải là Hoa Lan của TBN và thầy Thích Như Điên trong “Chuyện tình Liên Hoa Hòa Thượng” đã đưa lên DCV không đây ?
    http://old.danchimviet.info/archives/57001
    Nếu đúng thì xin đổi dùm thành Hoa cứt lợn có lẽ đúng nhất.

  10. Gật gù says:

    Cái ông NHQ hơi rảnh không việc gì làm nên mới nghỉ ra chuyện đặt câu hỏi trớ trêu này . Có lẽ bởi vì ông không hiểu CS cũng muốn có những danh từ đặc biệt dành riêng cho chế độ . Cũng giống như trong mỗi tôn giáo sẽ có những từ ngữ đặc biệt khi xử dụng .

    CS là một chế độ không giống ai đương nhiên sẽ có những từ ngữ không giống ai . Đương nhiên khi chế độ CS này tiêu Tùng , thì cái mớ từ ngữ không giống ai này cũng tiêu Tùng theo , đâu có gì Cần phải bận tâm .

    • hoàng says:

      Gật gù đừng vội nóng giận ai đó…cái tên nhq chỉ là chim cò mồi cho csvn đang dùng cái chức vị là tiến sỉ chó hay tiến sỉ mèo nào đó.
      Nguyễn hưng Quốc chỉ là tên giặc mồn cho bon csvn,hắn chỉ nói nhưng hắn không biết hắn đang nói gì về cái gì,người dân bên Úc cho là hắn bị thần kinh vì cs tẩy nảo mà nảo hắn không được sạch cho lắm.
      Hắn từng là tay sai cho bọn bắc bộ phủ,ăn chia không đều nên đôi khi lên cơn. Ai có rảnh/quởn mà đọc các bài hắn viết thì biết hắn là loại người như thế nào.

Leave a Reply to Hoa Bìm Bịp