WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hiến Pháp 1967 của VNCH [1]

LTS: Mấy năm gần đây, Việt Nam bàn đi tính lại về việc sửa đổi Hiến Pháp, có người đề nghị quay lại bản Hiến Pháp 1946. Giới nhân sĩ trí thức, luật học cũng đưa ra nhiều ý kiến, nhưng quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam là vẫn giữ nguyên điều IV.

Để bạn đọc có thêm thông tin tham khảo, chúng tôi cho đăng tải Hiến Pháp (sau cùng) của Việt Nam Cộng Hòa.

——————————————–

Ảnh mang tính minh họa

Lời mở đầu:

Tin tưởng rằng lòng ái quốc, chí quật cường, truyền thống đấu tranh của dân tộc bảo đảm tương lai huy hoàng của đất nước.

Ý thức rằng sau bao năm ngoại thuộc, kế đến lãnh thổ qua phân, độc tài và chiến tranh, dân tộc Việt Nam phải lãnh lấy sứ mạng lịch sử, tiếp nối ý chí tự cường, đồng thời đón nhận những tư tưởng tiến bộ để thiết lập một chánh thể Cộng Hòa của dân, do dân và vì dân, nhằm mục đích đoàn kết dân tộc, thống nhất lãnh thổ, bảo đảm Độc Lập Tự Do Dân Chủ trong công bằng, bác ái cho các thế hệ hiện tại và mai sau.

Chúng tôi một trăm mười bảy (117) Dân Biểu Quốc Hội Lập Hiến đại diện nhân dân Việt Nam, sau khi   thảo luận, chầp thuận Bản Hiến Pháp sau đây:

Chương I:

Điều khoản căn bản

ĐIỀU 1
1- VIỆT NAM là một nước CỘNG HÒA, độc lập, thống nhất, lãnh thổ bất khả phân
2- Chủ quyền Quốc Gia thuộc về toàn dân

ĐIỀU 2
1- Quốc gia công nhận và bảo đảm những quyền căn bản của mọi công dân
2- Quốc Gia chủ trương sự bìng đẳng giữa các công dân không phân biệt nam nữ, tôn giáo, sắc tộc, đảng phái. Đồng bào thiểu số được đặc biệt ,nâng đỡ để theo kịp đà tiến hóa chung của dân tộc
3- Mọi công dân có nghĩa vụ góp phần phục vụ quyền lợi quốc gia dân tộc

ĐIỀU 3
Ba cơ quan Lập Pháp, Hành Pháp và Tư Pháp phải được phân nhiệm và phân quyền rõ rệt. Sự hoạt động của ba cơ quan công quyền phải được phối hợp và điều hòa để thực hiện trật tự xã hội và thịnh vượng chung trên căn bản Tự Do, Dân Chủ và Công Bằng Xã Hội

ĐIỀU 4
1- Việt Nam Cộng Hòa chống lại chủ nghĩa cộng sản dưới mọi hình thức
2- Mọi hành vi nhằm mục đích tuyên truyền hay thực hiện chủ nghĩa cộng sản đều bị cấm chỉ

ĐIỀU 5
1- Việt Nam Cộng Hòa chấp nhận các nguyên tắc quốc tế pháp không trái với chủ quyền quốc gia và sự bình đẳng giữa các dân tộc
2- Việt Nam Cộng Hòa cương quyết chống lại mọi hình thức xâm lược và nỗ lực góp phần xay dựng nền an ninh và hòa bình thế giới

Chương II: Quyền lợi và Nghĩa vụ công dân

ĐIỀU 6
1- Quốc Gia tôn trọng nhân phẩm
2- Luật pháp bảo vệ tự do, sinh mạng, tài sản và danh dự của mọi công dân

ĐIỀU 7
1- Quốc Gia tôn trọng và bảo vệ quyền an toàn cá nhân và quyền biện hộ
2- Không ai có thể bị bắt bớ, giam giữ nếu không có mệnh lệnh hợp pháp của cơ quan có thẩm quyền luật định, ngoại trừ trường hợp quả tang phạm pháp
3- Bị can và thân nhân phải được thông báo tội trạng trong thờ hạn luật định. Mọi sự câu lưu phải đặt dưới quyền kiểm soát của cơ quan Tư Pháp
4- Không ai có thể bị tra tấn, đe dọa hay cưỡng bách thú tội. Sự nhận tội vì tra tấn. Đe dọa hay cưỡng bách không được coi là bằng chứng buộc tội
5- Bị can phải được xét xử công khai và mau chóng
6- Bị can có quyền được luật sư biện hộ dự kiến trong moi giai đoạn thẩm vấn kể cả trong cuộc điều tra sơ vấn
7- Bị can về các tội Tiểu Hình, chưa có tiền án quá ba (3) tháng tù về các tội phạm cố ý, có thể được tại ngoại hầu tra nếu có nghề nghiệp và địa chỉ chắc chắn. Nữ bị can về các tội tiểu hình. Có nghề nghiệp và địa chỉ chắc chắn, nếu có thai trên ba (3) tháng
8- Bị can được suy đoán là vô tội cho đến khi bản án xác nhận tội trạng trở thành nhất định.
Sự nghi vấn có lợi cho bị can
9- Bị can bị bắt giữ oan ức, sau khi được tuyên bố vô tội, có quyền đòi Quốc Gia bồi Thường thiệt hại trong những điều kiện luật định
10- Không ai có thể bị câu thúc thân thể vì thiếu nợ

ĐIỀU 8
1- Đời tư, nhà cửa và thư tín của công dân phải được tôn trọng
2- Không ai được quyền xâm nhập, khám xét nơi cư trú và tịch thâu đồ vật của người dân, trừ khi có lệnh của Tòa Aùn hoặc cần bảo vệ an ninh và trật tự công cộng trong phạm vi luật định
3- Luật pháp bảo vệ tánh cách riêng tư của thư tín, những hạn chế, nếu có phải do một (1) đạo luật qui định

ĐIỀU 9
1- Quốc Gia tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tự do truyền giáo và hành đạo của mọi công dân miễn là không xâm phạm đến quyền lợi quốc gia, không phương hại đến an ninh, trật tự công cộng và không trái với thuần phong mỹ tục
2- Quốc Gia không thừa nhận một tôn giáo nào là Quốc Giáo. Quốc Gia vô tư đối với sự phát triển của các tôn giáo

ĐIỀU 10
1- Quốc Gia công nhận quyền tự do giáo dục
2- Nền giáo dục cơ bản có tính cách cưỡng bách và miễn phí
3- Nền giáo dục Đại Học được tự trị
4- Những người có khả năng mà không có phương tiện sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn
5- Quốc Gia khuyến khích và nâng đỡ các công dân trong việc nghiên cứu và sáng tác về khoa học, văn học và nghệ thuật

ĐIỀU 11
1- Văn hóa giáo dục phải được đặt vào hàng quốc sách trên căn bản dân tộc, khoa học và nhân bản
2- Một ngân sách thích đáng phải được dành cho việc phát triển văn hóa giáo dục

ĐIỀU 12
1- Quốc Gia tôn trọng quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, báo chí và xuất bản, miễn là sự hành xử các quyền này không phương hại đến danh dự cá nhân, an ninh quốc phòng hay thuần phong mỹ tục
2- Chế độ kiểm duyệt không được chấp nhận, ngoại trừ các bộ môn điện ảnh và kịch trường
3- Một đạo luật sẽ ấn định qui chế báo chí

ĐIỀU 13
1- Mọi công dân đều có quyền tự do hội họp và lập hội trong phạm vi luật định
2- Mọi công dân đều có quyền bầu cử , ứng cử và tham gia công vụ trên căn bản bình đẳng theo điều kiện và thể thức luật định
3- Quốc Gia tôn trọng các quyền chính trị của mọi công dân kể cả quyền tự do thỉnh nguyện, quyền đối lập công khai bất bạo động và hợp pháp

ĐIỀU 14
Mọi công dân đều có quyền tự do cư trú, đi lại, xuất ngoại và hồi hương, ngoại trừ trường hợp luật pháp hạn chế vì lý do y tế, an ninh và quốc phòng

ĐIỀU 15
1- Mọi công dân đều có quyền, có bổn phận làm việc và được hưởng thù lao tương xứng để bảo đảm cho bản thân và gia đình một đời sống hợp với nhân phẩm
2- Quốc Gia nỗ lực tạo công việc làm cho mọi công dân

ĐIỀU 16
Quyền tự do nghiệp đoàn và quyền đình công được tôn trọng trong phạm vi và thể thức luật định

ĐIỀU 17
1- Quốc Gia công nhận gia đình là nền tảng của xã hội. Quốc Gia khuyến khích, nâng đỡ sự thành lập gia đình, săn sóc sản phụ và thai nhi
2- Hôn nhân được đặt căn bản trên sự ưng thuận, sự bình đẳng và sự hợp tác giữa vợ chồng
3- Quốc Gia tán trợ sự thuần nhất gia đình

ĐIỀU 18
1- Quốc Gia nỗ lực thiết lập chế độ an ninh xã hội
2- Quốc Gia có nhiệm vụ thiết lập chế độ cứu trợ xã hội và y tế công cộng
3- Quốc Gia có nhiệm vụ nâng đỡ đời sống tinh thần và vật chất của các chiến sĩ quốc gia, bảo trợ và dưỡng dục các quốc gia nghĩa tử

ĐIỀU 19
1- Quốc Gia công nhận và bảo đảm quyền tư hữu
2- Quốc Gia chủ trương hữu sản hóa nhân dân
3- Sở hữu chủ các tài sản bị truất hữu hoặc trưng dụng vì lý do công ích phải được bồi thường nhanh chóng và thoả đáng theo thời giá

ĐIỀU 20
1- Qsuyền tự do kinh doanh và cạnh tranh được công nhận nhưng không được hành xử để nắm giữ độc quyền, độc chiếm hay thao túng thị trường
2- Quốc Gia khuyến khích và tán trợ sự hợp tác kinh tế có tánh cách tương trợ
3- Quốc Gia đặc biệt nâng đỡ những thành phần xã hội yếu kém về kinh tế

ĐIỀU 21
Quốc Gia chủ trương nâng cao đời sống nông dân và đặc biệt giúp đỡ nông dân có ruộng đất canh tác

ĐIỀU 22
Trên nguyên tắc quân bình giữa nghĩa vụ và quyền lợi, công nhân có quyền cử đại biểu tham gia quản trị xí nghiệp, đặc biệt về những vấn đề liên quan đến lương bổng và điều kiện làm việc trong phạm vi và thể thức luật định

ĐIỀU 23
1- Quân Nhân đắc cử vào các chức vụ dân cử, hay tham chánh tại cấp bậc trung ương phải được giải ngũ hay nghỉ giả hạn không lương, tuỳ theo sự lựa chọn của đương sự
2- Quân Nhân tại ngũ không được sinh hoạt đảng phái

ĐIỀU 24
1- Quốc Gia công nhận sự hiện hữu của các sắc tộc thiểu số trong cộng đồng Việt Nam
2- Quốc Gia tôn trọng phong tục tập quán của đồng bào thiểu số. Các tòa án phong tục phải được thiết lập để xét xử một số các vụ án phong tục giữa các đồng bào thiểu số
3- Một đạo luật sẽ qui định những quyền lợi đặc biệt để nâng đỡ đồng bào thiểu số

ĐIỀU 25
Mọi công dân đều có nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc và chánh thể Cộng Hòa

ĐIỀU 26
Mọi công dân đều có nghĩa vụ bảo vệ Hiến Pháp và tôn trọng luật pháp

ĐIỀU 27
Mọi công dân đều có nghĩa vụ thi hành quân dịch theo luật định

ĐIỀU 28
Mọi công dân đều có nghĩa vụ đóng thuế theo luật định

ĐIỀU 29
Mọi sự hạn chế các quyền công dân căn bản phải được qui định bởi một đạo luật có ấn định rõ phạm vi áp dụng trong thời gian và không gian. Tuy nhiên trong mọi trường hợp, tánh cách thiết yếu của các quyền công dân căn bản vẫn không được vi phạm.

Chương III: Lập Pháp

ĐIỀU 30
Quyền Lập Pháp được quốc dân ủy nhiệm cho Quốc Hội.
Quốc Hội gồm hai viện :
- Hạ Nghị Viện
- Thượng Nghị Viện

ĐIỀU 31
Hạ Nghị Viện gồm từ một trăm (100) đến hai trăm (200) Dân Biểu
1- Dân Biểu được bầu theo lối phổ thông đầu phiếu trực tiếp và kín theo thể thức đơn danh, trong từng đơn vị lớn nhất là tỉnh
2- Nhiệm kỳ Dân Biểu là bốn (4) năm. Dân Biểu có thể được tái cử
3- Cuộc bầu cử tân Hạ Nghị Viện sẽ được kết thúc chậm nhất là một (1) tháng trước khi pháp nhiệm cũ chấm dứt

ĐIỀU 32
Được quyền ứng cử Dân Biểu những công dân :
1- Có Việt tịch từ khi mới sanh, hoặc đã nhập Việt tịch ít nhất bảy (7) năm, hoặc đã thủ đắc hoặc hồi phục Việt tịch ít nhất năm (5) năm tính đến ngày bầu cử
2- Đủ hai mươi lăm (25) tuổi tính đến ngày bầu cử
3- Được hưởng các quyền công dân
4- Ở trong tình trạng hợp lệ quân dịch
5- Hội đủ những điều kiện khác dự liệu trong đạo luật bầu cử Dân Biểu

ĐIỀU 33
Thượng Nghị Viện gồm từ ba mươi (30) đến sáu mươi (60) Nghị Sĩ
1- Nghị Sĩ được cử tri đoàn toàn quốc bầu lên trong một cuộc phổ thông đầu phiếu trực tiếp và kín theo thể thức Liên Danh đa số. Mỗi Liên Danh gồm từ một phần sáu (1/6) đến một phần ba (1/3) tổng số Nghị Sĩ
2- Nhiệm kỳ Nghị Sĩ là sáu (6) năm, mỗi ba (3) năm bầu lại phân nửa (1/2). Nghị Sĩ có thể được tái cử
3- Các Nghị Sĩ trong pháp nhiệm đầu tiên sẽ được chia làm hai nhóm đều nhau, theo thể thức rút thăm. Nhóm thứ nhất có nhiệm kỳ sáu (6) năm, nhóm thứ hai có nhiệm kỳ ba (3) năm
4- Cuộc bầu cử các tân Nghị Sĩ phải được tổ chức chậm nhất là một (1) tháng trước khi phân nửa (1/2) tổng số Nghị Sĩ chấm dứt pháp nhiệm

ĐIỀU 34
Được quyền ứng cử Nghị Sĩ những công dân đủ ba mươi (30) tuổi tính đến ngày bầu cử, hội đủ các điều kiện dự liệu trong đạo luật bầu cử Nghị Sĩ và các điều kiện qui định ở Điều 32

ĐIỀU 35
1- Trong trường hợp khống khuyết Dân Biểu vì bất cứ nguyên nhân nào, cuộc bầu cử thay thế sẽ được tổ chức trong hạn ba (3) tháng, nếu sự khống khuyết xảy ra trên hai (2) năm trước ngày chấm dứt pháp nhiệm
2- Trong trường hợp khô&ng khuyết Nghị Sĩ vì bất cứ nguyên nhân nào, cuộc bầu cử thay thế sẽ được tổ chức chung với cuộc bầu cử phân nửa (1/2) tổng số Nghị Sĩ gần nhất

ĐIỀU 36
Các thể thức và điều kiện ứng cử, bầu cử Dân Biểu và Nghị Sĩ, kể cả Dân Biểu đồng bào Thiểu số, sẽ do những đạo luật quy định

ĐIỀU 37
1- Không thể truy tố, tầm nã, bắt giam hay xét xử một Dân Biểu hay Nghị Sĩ vì những sự phát biểu và biểu quyết tại Quốc Hộ
2- Trong suốt thời gian pháp nhiệm, ngoại trừ trường hợp quả tang phạm pháp, không thể truy tố, tầm nã, bắt giam hay xét xử một Dân Biểu hay Nghị Sĩ, nếu không có sự chấp thuận của ba phần tư (3/4) tổng số Dân Biểu hay Nghị Sĩ
3- Trong trường hợp quả tang phạm pháp, sự truy tố hay bắt giam sẽ được đình chỉ nếu có sự yêu cầu của Viện sở quan
4- Dân Biểu và Nghị Sĩ có quyền bảo mật về xuất xứ các tài liệu trình bày trước Quốc Hội
5- Dân Biểu và Nghị Sĩ không thể kiêm nhiệm một chức vụ công cử hay dân cử nào khác
6- Dân Biểu và Nghị Sĩ có thể phụ trách giảng huấn tại các trường đại học và cao đẳng kỹ thuật
7- Dân Biểu, Nghị Sĩ và người hôn phối không thể tham dự những cuộc đấu thầu hay ký hợp đồng với các cơ quan công quyền

ĐIỀU 38
1- Trong trường hợp can tội phản quốc hay các trọng tội khác, Dân Biểu hay Nghị Sĩ có thể bị Viện sở quan truất quyền
2- Sự truất quyền phải được hai phần ba (2/3) tổng số Dân Biểu hay Nghị Sĩ đề nghị
3- Quyết định truất quyền phải được ba phần tư (3/4) tổng số Dân Biểu hay Nghị Sĩ chấp thuận
4- Đương sự được quyền biện hộ trong mọi giai đoạn của thủ tục truất quyền

ĐIỀU 39
Quốc Hội có thẩm quyền :
1- Biểu quyết các đạo luật
2- Phê chuẩn các hiệp ước và hiệp định quốc tế
3- Quyết định việc tuyên chiến và nghị hòa
4- Quyết định việc tuyên bố tình trạng chiến tranh
5- Kiểm soát chính phủ trong việc thi hành chánh sách Quốc Gia
6- Trong phạm vi mỗi viện, quyết định hợp thức hóa sự đắc cử của các Dân Biểu hay Nghị Sĩ

ĐIỀU 40
1- Mỗi viện với một phần ba (1/3) tổng số Dân Biểu hay Nghị Sĩ có quyền yêu cầu Thủ Tướng hay các nhân viên chính phủ ra trước Viện sở quan để trả lời các câu chất vấn về sự thi hành chánh sách quốc gia
2- Chủ tịch Uũy Ban của mỗi viện có quyền yêu cầu các nhân viên chánh phủ tham dự các phiên họp của Uũy Ban để trình bày về các vấn đề liên quan đến Bộ sở quan

ĐIỀU 41
Thượng Nghị Viện có quyền mở cuộc điều tra về sự thi hành chánh sách quốc gia và yêu cầu các cơ quan công quyền xuất trình các tài liệu cần thiết cho cuộc điều tra này

ĐIỀU 42
1- Quốc Hội có quyền khuyến cáo thay thế từng phần hay toàn thể Chánh phủ với đa số hai phần ba (2/3) tổng số Dân Biểu và Nghị Sĩ
2- Nếu Tổng Thống không có lý do đặc biệt để khước từ, sự khuyến cáo sẽ có hiệu lực
3- Trong trường hợp Tổng Thống khước từ, Quốc Hội có quyền chung quyết sự khuyến cáo với đa số ba phần tư (3/4) tổng số Dân Biểu và Nghị Sĩ. Sự khuyến cáo sau này của Quốc Hội có hiệu lực kể từ ngày chung quyết

ĐIỀU 43
1- Dân Biểu và Nghị Sĩ có quyền đề nghị các dự án luật
2- Tổng Thống có quyền đề nghị các dự thảo luật
3- Các dự án luật và dự thảo luật, gọi chung là dự luật phải được đệ nạp tại văn phòng Hạ Nghị Viện
4- Trong mọi trường hợp Hạ Nghị Viện chấp thuận hoặc bác bỏ một dự luật. Viện này đều chuyển dự luật sang văn phòng Thượng Nghị Viện trong thời hạn ba (3) ngày tròn
5- Nếu Thượng Nghị Viện đồng quan điểm với Hạ Nghị Viện, dự luật sẽ được chuyển sang Tổng Thống để ban hành hoặc sẽ bị bác bỏ
6- Nếu Thượng Nghị Viện không đồng quan điểm với Hạ Nghị Viện, dự luật sẽ được gởi về văn phòng Hạ Nghị Viện trong thời hạn ba (3) ngày tròn, kèm theo quyết nghị có viện dẫn lý do
7- Trong trường hợp sau này, Hạ Nghị Viện có quyền chung quyết dự luật với đa số hai phần ba (2/3) tổng số Dân Biểu
8- Nếu Hạ Nghị Viện không hội đủ đa số hai phần ba (2/3) nói trên, quan điểm của Thượng Nghị Viện được coi là chung quyết
9- Thời gian thảo luận và biểu quyết một dự luật tại Thượng Nghị Viện chỉ có thể bằng phân nửa (1/2) thời gian thảo luận và biểu quyết tại Hạ Nghị Viện. Thời gian thảo luận và chung quyết một dự luật tại Hạ Nghị Viện chỉ có thể gấp đôi thời gian thảo luận và biểu quyết tại Thượng Nghị Viện

ĐIỀU 44
1- Các dự luật được Quốc Hội chung quyết sẽ được chuyển sang Tổng Thống trong thời hạn ba (3) ngày tròn
2- Thời gian ban hành là mười lăm (15) ngày tròn kể từ ngày Tổng Thống tiếp nhận dự luật
3- Trong trường hợp khẩn cấp do Quốc Hội thẩm định, thời hạn ban hành là bảy (7) ngày tròn
4- Nếu Tổng Thống không ban hành trong các thời hạn kể trên, dự luật đã được Quốc Hội biểu quyết đương nhiên thành luật và sẽ được Chủ Tịch Thượng Nghị Viện ban hành

ĐIỀU 45
1- Trong thời hạn ban hành, Tổng Thống có quyền gởi thông điệp có viện dẫn lý do yêu cầu Quốc Hội phúc nghị một hay nhiều điều khoản của dự luật
2- Trong trường hợp này, Quốc Hội sẽ họp khoáng đại lưỡng viện để chung quyết dự luật vớ đa số quá bán (1/2) tổng số Dân Biểu và Nghị Sĩ. Nếu Quốc Hội chung quyết bác bỏ lời yêu cầu phúc nghị của Tổng Thống, dự luật đương nhiên thành luật và được chuyển sang Tổng Thống để ban hành

ĐIỀU 46
1- Dự thảo ngân sách được đệ nạp tại văn phòng Hạ Nghị Viện trước ngày ba mươi tháng chín (30-09)
2- Dân Biểu và Nghị Sĩ có quyền đề nghị các khoản chi mới nhưng đồng thời phải đề nghị các khoản thu tương đương
3- Hạ Nghị Viện phải biểu quyết dự thảo ngân sách trước ngày ba mươi tháng mười một (30-11) và chuyển bản văn đã được chấp thuận đến văn phòng Thượng Nghị Viện chậm nhất là ngày một tháng mười hai (1-12)
4- Thượng Nghị Viện phải biểu quyết dự thảo ngân sách trước ngày ba mươi mốt tháng mười hai (31-12)
5- Trong thời hạn nói trên, nếu Thượng Nghị Viện yêu cầu Hạ Nghị Viện phúc nghị một hay nhiều điều khoản trong dự thảo ngân sách, thủ tục qui định tại điều 43 phải được áp dụng. Trường hợp này Tổng Thống có quyền ký sắc luật cho thi hành từng phần ngân sách tương đương với một phần mười hai (1/12) ngân sách thuộc tài khoá trước cho đến khi Hạ Nghị Viện chung quyết xong dự thảo ngân sách

ĐIỀU 47
1- Mỗi Viện họp những khóa thường lệ và những khóa ba^’t thường
2- Hằng năm mỗi viện họp hai khóa thường lệ. Một khóa họp bắt đầu ngày thứ Hai đầu tiên trong tháng Tư dương lịch, một khóa họp bắt đầu ngày thứ hai đầu tiên trong tháng Mười dương lịch. Mỗi khóa họp thường lệ không thể lâu quá chín mươi (90) ngày. Tuy nhiên Hạ Nghị Viện có thể triển hạn khóa họp để chung quyết dự thảo ngân sách
3- Mỗi viện có thể triệu tập các khóa họp bất thường khi có sự yêu cầu của Tổng Thống hoặc một phần ba (1/3) tổng số Dân Biểu hay Nghị Sĩ. Nế khóa họp bất thường do Tổng Thống yêu cầu triệu tập, nghị trình khóa họp do Tổng Thống ấn định

ĐIỀU 48
1- Quốc Hội họp công khai trừ khi quá bán (1/2) tổng số Dân Biểu hay Nghị Sĩ hiện diện yêu cầu họp kín
2- Trong các phiên họp công khai, biên bản tường thuật toàn vẹn cuộc thảo luận và các tài liệu trình bày tại Quốc Hội sẽ được đăng trên Công Báo

ĐIỀU 49
1- Mỗi viện bầu Chủ Tịch và các nhân viên văn phòng
2- Mỗi viện thành lập các Uũy Ban thường trực và các Uũy Ban đặc biệt
3- Mỗi viện trọn quyền ấn định nội quy
4- Văn phòng hai (2) viện ấn định thủ tục liên lạc và sinh hoạt giữa hai (2) viện

ĐIỀU 50
1- Chủ Tịch Thượng Nghị Viện triệu tập và chủ tọa các phiên họp khoáng đại lưỡng viện
2- Trường hợp Chủ Tịch Thượng Nghị Viện bị ngăn trở, Chủ Tịch Hạ Nghị Viện sẽ thay thế Chủ Tịch Thượng Nghị Viện trong nhiệm vụ này.

Theo Vietlaw

(Còn nữa)

 

20 Phản hồi cho “Hiến Pháp 1967 của VNCH [1]”

  1. NON NGÀN says:

    THỬ SUY NGHĨ LẠI HIẾN PHÁP 1967 CỦA VNCH

    Hiến pháp là một việc, việc thực hiện hiến pháp đó như thế nào lại là việc khác.
    Người lãnh đạo hiến pháp là một việc, người thực thi sự lãnh đạo hiến pháp đó như thế nào lại là việc khác. Nói như thế có nghĩa hiến pháp có hai phương diện, phương diện lý thuyết và phương diện thực thi hay thực tế, tức thực hành. Cho nên phê phán hiến pháp là môt việc, còn phê phán xã hội thực tế theo hiến pháp đó hay do hiến pháp đó chi phối lại cũng là một việc.
    Thời kỳ hiến pháp năm 1967 của xã hội miền Nam lúc đó là thời kỳ chiến tranh. Đây cũng là thời kỳ của một xã hội đầy nhiễu nhương và phức tạp trong thực tế, mà nguyên nhân và hoàn cảnh chủ yếu chính là do chiến tranh hay các sự bất ổn chính trị xã hội được kéo theo từng tạo ra. Có nghĩa phê phán xã hội miền Nam khi ấy là sự phê phán về mặt cụ thể, thực tại. Trong khi đó sự phê phán hiến pháp 1967 của miền Nam hay Việt Nam Cộng hòa lúc vào hoàn cảnh đó lại là sự phê phán về mặt lý thuyết của bản hiến pháp.
    Rõ ràng hiến pháp 1967 của miền Nam khi ấy mà nếu ai đọc kỷ và hoàn toàn công tâm, sẽ thấy được ngay rằng đây là một bản hiến pháp đầy chất lý tưởng dân chủ, đơn giản, tự nhiên, mang nhiều ý nghĩa khoa học, hiện đại và tiến bộ. Nói cụ thể hơn, điều đáng khen chính là kỹ thuật hay kỹ năng của ban chuyên viên soạn thảo hiến pháp 1967 lúc bấy giờ. Ngôn ngữ và văn mạch hoàn toàn giản dị, đơn sơ, nhưng thật sự gãy gọn, đầy đủ, hệ thống, sâu xa và súc tích. Đó chính là những ưu điểm về mặt hình thức và nội dung của hiến pháp 1967 tại miền Nam lúc đó mà ai cũng có thể thấy nếu có cái nhìn khách quan, chân thực.
    Hiến pháp 1967 của miền Nam chỉ nhấn mạnh hai chủ thể căn bản của Hiến pháp là Quốc gia và công dân. Đây hoàn toàn là ý nghĩa then chốt nhất. Quốc gia là ý nghĩa, khái niệm hay tập hợp chung của các công dân. Quốc gia có nghĩa vụ, trách nhiệm mọi mặt đối với công dân một cách cần thiết, tốt đẹp. Và về phía các công dân cũng tương ứng như vậy một cách hỗ tương và ngược lại. Có nghĩa hiến pháp 1967 tuy giản dị, nhưng sâu sắc, tiêu biểu, nên có thể áp dụng được bất kỳ ở đâu, trong hoàn cảnh hay điều kiện như thế nào về tất cả mọi điều giản dị mà sâu xa, bao quát của nó.
    Thế nhưng chỉ có điều duy nhất cần nói tới là Điều 4 : “Việt Nam Cộng Hòa chống lại chủ nghĩa cộng sản dưới mọi hình thức. Mọi hành vi nhằm mục đích tuyên truyền hay thực hiện chủ nghĩa cộng sản đều bị cấm chỉ”. Đây chính là ý nghĩa “chống cộng” trong chính sách chính trị chung của miền Nam trong quá khứ.
    Điều này hoàn toàn đi ngược lại với hiến pháp hiện nay cũng ở Điều 4 của VN hiện nay là hoàn toàn tuyên dương chủ nghĩa cộng sản, vai trò của đảng CS lãnh đạo, và ý nghĩa của việc nhằm thực thi trong tương lại của xã hội CN đối với chủ nghĩa cộng sản.
    Đấy nói đến cái cốt lõi của hai hiến pháp của hai ý thức hệ đối lập, chống đối nhau chính là như thế.
    Giờ thì gần nửa thế kỷ trôi qua kể từ ngày có hiến pháp 1967 tại miền Nam cũng như kể từ ngày có hiến pháp 1980, rồi 1992 cho đến nay, sau ngày đất nước đã được thống nhất trong thể chế chủ nghĩa cộng sản.
    Nhưng lịch sử vẫn luôn biến chuyển, chuyện vật đổi sao dời trong cuộc đời vẫn là điều không tránh khỏi. Ngày nay nhìn lại các hiến pháp 1946 khi tranh chấp quốc cộng còn chưa công khai, rõ nét; đến hiến pháp 1967 của miền Nam khi chiến tranh đã mở rộng và tình hình chia cắt vì ý thức hệ; rồi đến hiến pháp 1980 khi chủ nghĩa cộng sản đã hoàn toàn thắng thế trong cả nước; đến hiến pháp 1992 khi trên toàn thế giới chủ nghĩa cộng sản đã bắt đầu thoái trào trong thực tế, nhướng bước dần dần cho nền kinh tế thị trường và việc toàn cầu hóa trên toàn thế giới sau khi thế giới các quốc gia cộng sản của loài người đã hoàn toàn tan rã và sụp đổ, quả thật người ta mới thật sự thấm thía thế nào là ý nghĩa của ý thức hệ từng một thời làm mưa làm gió, thấm thía ý nghĩa của sự độc lập dân tộc, sự tự do dân chủ của toàn thể nhân dân thật sự ra sao.
    Cho nên suy nghĩ lại hiến pháp 1967 của miền Nam hay VNCH trước đây cũng là điều hay. Nó nói lên khái niệm “Quốc gia” và “công dân” một cách rất cụ thể, khách quan, đơn giản, tự nhiên, truyền thống. Trong khi đó quan niệm “Nhà nước”, “chủ nghĩa” rõ ràng là đầy tính chất chính trị kiểu ý thức hệ cách mạng một cách thật sự võ đoán, cứng nhắc, đầy tính “lãnh đạo” của một thiểu số cá nhân nào đó, mà hoàn toàn không mang tính cách hồn nhiên, tự nhiên, giản dị, khách quan của một thể chế quốc gia, dân tộc có tính thật sự dân chủ, bình đẳng, tự do, bao quát của mối quan hệ truyền thống “đất nước”, “dân tộc”, “quốc gia”, hoàn toàn đại chúng, phổ biến, tự nhiên, khách quan, mà bất kỳ ai cũng đều cảm thấy tự nhiên, thoải mái, đơn giản, tất yếu, và cũng hoàn toàn thật sự cụ thể, thực tế và rõ nghĩa.

    ĐẠI NGÀN
    (27/5/12)

  2. lang thang says:

    Một bàn Hiến phap vẩn con mang tính nhân văn ,dân tôc ,đại chúng ma tôi được biết

  3. nvtncs says:

    Nói gì thì nói chứ cái nền tự do, dân chủ của VNDCCH, tốt đẹp gấp bộn lần tự do dân chủ trong Nam.
    Vì sao?
    Vì đảng cử phần tử ưu tú trong xã hội ra ứng cử dân biểu quốc hội, và họ được dân bầu những với những tỷ lệ => 99% thì thử hỏi trên trái đấy này, có chính phủ tư bản nào hoàn hảo như chính phủ “TA” không?

  4. nvtncs says:

    VNCH, từ năm 1954 đến năm 1975, dù đầy sai lầm, đầy khuyết điểm, đầy tham nhũng, đầy non nớt, đầy gì nữa, ấy thế mà là thời vàng son của dân tộc Việt Nam qua hơn bốn nghìn năm lịch sử của dân tộc.

    Vì sao? Vì lần đầu tiên, sau 80 năm bị Pháp đô hộ, người Nam Việt Nam có độc lập, nhất là dưới thời TT NĐDiệm, và lần đầu tiên sau 4000 lịch sử, người dân Nam Việt Nam có tự do dân chủ, một nền tự do dân chủ chưa hoàn hảo, nhưng đầy hứa hẹn.

    Bây giờ nhìn lại mới thấy tiếc, thì đã muộn rồi; mới thấy thằng DV Minh, thằng ám sát ông Diệm, là thằng lính thời Tây dốt nát, thằng phản bội dân tộc miền Nam.

    Mỹ có câu: ” You don’t know what you’ve got, till its gone.”

    Than ôi, cái tỉnh Đà Lạt hiền hoà, cái bãi sau Vũng Tầu, yêu dấu của tôi thời học sinh trung học, nay chỉ còn trong ký ức.

    ” You can never go home again.”

  5. Truc Bach says:

    Vẫn còn có người – có thể là do kém tri thức, hoặc với dụng ý, đã nhập nhằng, đánh đồng tính chất “độc tài, độc đảng” của điều 4 HP/ CS với điều 4/HP/VNCH CHỉ ngăn ngừa MỘT chủ nghĩa CS trong một xã hội Đa Nguyên, Đa Đảng … Những người như thế, cụ thể là anh Gà Hen có biết :

    Tại sao VNCH chấp nhận đa nguyên, đa đảng mà lại “cấm chỉ” CS (và chỉ cấm cs mà thôi) ?

    Để anh Gà Hen tự trả lời, tôi xin hỏi lại anh Gà Hen :

    - Vào lúc mà con cáo lông đỏ đang nhe nanh múa vuốt, thò tay thò chân vào chuồng gà, cào cấu lung tung, quyết sơi tái đám gà hen đần độn ; Vậy thì anh Gà Hen có vui vẻ mở cửa chuồng để mời bạn cáo đỏ vào không ? Hay là anh sẽ cùng đám gà hen trong chuồng – bằng mọi cách – ngăn chặn con cáo lông đỏ xông vào chuồng , đồng thời cấm chỉ đám gà hen đần độn không được nghe lời dụ dỗ ngon ngọt của con cáo lông đỏ ?

    Anh Gà Hen có biết là sau khi hạ bệ được dảng cs cầm quyền, các chính phủ dân cử tại các nước cựu cs Đông Âu và vùng Baltic … đã có luật cấm chỉ tuyên truyền chủ nghĩa CS, buộc các đảng cs phải đổi tên và từ bỏ “bạo lực” không ?

  6. Hàn-Giang says:

    Sự thật rồi cuối cùng cũng sẽ sáng tỏ, và được trả lại cho lịch sử.

    Dù chỉ được sống vài năm tiểu học ở Việt Nam Cộng Hòa, đọc bản hiến pháp của miền Nam tôi thấy hãnh diện và thật may mắn là mình đã được sinh ra ở đó.

    Nhưng để công bằng thì tôi nghĩ quí vị ở miền Bắc xã nghiã cũng có cái tự hào của riêng họ: Được có… bác Trần Dân Tiên – aka. bác Hồ, 3 củ khoai, và (ôi cũng thật là may mắn) được hô rất nhiều khẩu hiệu!

  7. MAI says:

    Đúng là đồ ” GÀ HEN ” khò khè ! Một nước theo thể chế dân chủ thì đương nhiện phải chống lại cái chủ nghĩa đang xâm lược đất nước của họ. Nếu mang hiến pháp của Hàn Quốc thì cũng sẽ có câu như thế. Hiến pháp VNCH quá hay ! Mơ rằng 1 sáng thức dậy thấy hiến pháp của VNCS biến mất và bù lại là bản hiến pháp của VNCH ! Một giấc mơ VÀNG !

  8. Gà Hen says:

    Điều 4 của bản Hiến pháp này nghe cũng sặc mùi “máu”. Điều 4 này làm nảy sinh điều 4 kia. Cũng vị kỷ giống nhau cả thôi, chỉ khác về ý thức hệ và động cơ vị kỷ: một đằng thì muốn tiêu diệt người khác, một đằng thì gồng lên tự khẳng định mình để ko bị tiêu diệt.

    Chừng nào mà còn hằm hè, cắn xé nhau, thù hận nhau thì chừng đó chúng ta còn chung tay dìm nước Mẹ xuống bùn đen!

    “Chung quy là tại vua Hùng…”

    • NAM KỲ says:

      Tôi lại thích cái Điều 4 (VNCH). Đã sống trong chế độ CS gần 40 năm qua tôi thấy cần phải dứt khoát như vậy, vì CS là sự xấu xa nhất, chúng tồn tại được chỉ nhờ vào gian xảo và đàn áp. Dân biểu lúc bấy giờ chắc chắn là đại diện cho ý chí của nhân dân, Hiến pháp VNCH là của nhân dân miền Nam. Không giống như hiện nay, hiến pháp là của ĐCS, hoàn toàn không phải của nhân dân.

    • Tran says:

      Đây là cái HP vào năm 1967, khi cái quốc gia VNCH này đang bị họa cộng sản nó lúc nào cũng có uyền đập bỏ. Chắc anh bạn muốn trong HP đó có câu ” chấp nhận cộng sản” ?
      Có thấy bị quê không ?
      Anh bạn so sánh với cái điều 4 của CHXHCN VN hôm nay khi đã ” thống nhất” và “sạch bóng quân thù” và cho nó là như nhau và tại vua Hùng ?
      Tại cái tri thức của bạn thì đúng hơn.

      • Gà Hen says:

        Nước Mỹ chấp nhận CS sao VN lại ko chấp nhận? Hãy để mọi trào lưu tư tưởng được bộc lộ để tự thể hiện sự ưu việt hay thoái trào của nó. Đấy là bản chất của dân chủ.

        Dân chủ không phải là cái gì hợp với ý bạn thì là dân chủ! Bạn đừng biến cái đầu mình thành củ su-hào! Nghĩa là bạn cần phải biết suy nghĩ trước khi nói. Không biết bạn học đến lớp mấy và biết mấy câu tiếng Tây, nhưng tớ thấy bạn có xu hướng độc tài thất thế nên kêu gọi dân chủ để “không ăn được thì đạp đổ”. Đừng tự huyễn hoặc mình bằng chiêu bài dân chủ, bạn nhé! Nếu không bạn cũng chẳng khác gì mấy lãnh đạo CS là nói dối lăng nhăng cốt được việc mình!

      • Vân Nam says:

        Này Gà Hen, thế Mỹ đang có chiến tranh với LX hay TQ à? Hay là dân trí Mỹ tương tự như những người nông dân chưa biết đọc, biết viết ở miền Nam VN khi mà lực lượng BV đang ùn ùn kéo vào xâm chiếm miền Nam?
        Thế trong thế giới thứ 2, khi đang có chiến tranh với Nhật thì chính phủ Mỹ “thả rông” người Nhật đang sống ở nước Mỹ hay họ gom những người này vào những trại đặc biệt?
        Định khoe dốt ra hay là định đánh đồng gạo với sạn đây?

    • T. says:

      Cả hai miền Nam, Bắc trước 1975 đều có hiến pháp, nhưng ở miền Nam không có người nào dám chỉ vào chính mình mà nói” Luật là tao đây” như Xã Hỏ̀i Cướp Ngày (XHCN) hiện nay, để rồi đánh chết người như không? Qua các vụ cướp đất ở Tiên Lãng, Cồn Dầu, Nam Định,… Nói chung bọn chính quyền điạ phương hiện nay đều ngồi xổm trên luật pháp. Chắc Gà Hen cũng đã từng….

  9. Nguyễn Hà Huy says:

    Làm gì phải sửa đổi nhiều . Hãy lấy phần lớn tinh thần của bản Hiến pháp của Cộng hòa Miền Nam VN là đã văn minh gấp nhiều lần của bản Hiến pháp hiện hành của ĐCS ấn định cho dân .

    • Vân Nam says:

      Ông/bà có phân biệt được Việt Nam Cộng Hoà với “Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam” không?

  10. Trúc Bach says:

    Nếu đem so sanh bản hiến pháp 1967 của VNCH và 1946 của VNDCCH thì cả hai đều rất “nhân bản”; Tuy nhiên các chinh quyền VNCH đã tôn trong đến 70 – 80 % tinh thần bản HP của minh; Trong khi chính phủ VNDCCH thì gần như không tôn trong bất cứ một điều khoàn nào trong bản HP của minh – đặc biệt về quyền tự do, dân chủ ….

    Còn nếu đem so bản HP của VNCH với các bản HP của CHXHCNVN thì HP/VNCH là của Người làm ra, còn HP/CHXHCN là HP của “trại xúc vật” do những con “Nợn” làm ra!

    • ghhncc says:

      Bạn nói sai rồi! Vừa rồi con mẹ Doan, phó chủ tịt nước CHXHCN Vn đã nói rằng: Việt nam có nền tự do, dân chủ gấp ngàn lần bọn xã hội tư bản,

      • Trần văn Minh says:

        Con mẹ DOAN mở mồm là phun ra thứ bẩn, mất vệ sinh.

Phản hồi