WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Người Mỹ nhận xét về người Việt Nam

Viện Nghiên Cứu Xã Hội Học Hoa Kỳ (American Institute for Social Research) sau khi nghiên cứu đã nói lên 10 đặc tính căn bản của người Việt, xin tạm dịch như sau:

1.- Cần cù lao động nhưng dễ thỏa mãn.

2.- Thông minh, sáng tạo khi phải đối phó với những khó khăn ngắn hạn, nhưng thiếu những khả năng suy tư dài hạn và linh hoạt.

3.- Khéo léo nhưng ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng các thành phẩm của mình.

4.- Vừa thực tế vừa có lý tưởng, nhưng lại không phát huy được xu hướng nào thành những nguyên lý.

5.- Yêu thích kiến thức và hiểu biết nhanh, nhưng ít khi học sự việc từ đầu đến cuối, nên kiến thức không có hệ thống hay căn bản. Ngoài ra, người Việt không học vì lợi ích của kiến thức (lúc nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện hay vì những công việc tốt).

[when small, they study because of their families; growing up, they study for the sake of prestige or good jobs]

6. Cởi mở và hiếu khách nhưng sự hiếu khách của họ không kéo dài.

7. Tiết kiệm, nhưng nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô nghĩa (vì sĩ diện hay muốn phô trương). [to save face or to show off].

8.- Có tinh thần đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau chủ yếu trong những tình huống khó khăn và nghèo đói, còn trong điều kiện tốt hơn, đặc tính này ít khi có.

9.- Yêu hòa bình và có thể chịu đựng mọi thứ, nhưng thường không thẳng thắn vì những lý do lặt vặt, vì thế hy sinh những mục tiêu quan trọng vì lợi ích của những mục tiêu nhỏ.

10.- Và sau cùng, thích tụ tập nhưng thiếu nối kết để tạo sức mạnh (một người có thể hoàn thành một nhiệm vụ xuất sắc; 2 người làm thì kém, 3 người làm thì hỏng việc).
[one person can complete a task excellently; 2 people do it poorly, and 3 people make a mess of it].

Những phân tích trên đây cho chúng ta thấy người Mỹ đã hiểu rất rõ người Việt. Tại sao người Việt lại có những đặc tính như thế này?

Người xưa cũng đã nhận ra

Học giả Trần Trọng Kim (1883 – 1953) khi viết bộ Việt Nam Sử Lược, ấn hành lần đầu tiên năm 1919, cũng đã phân tích khá rõ ràng những đặc tính của người Việt và những yếu tố tạo nên những đặc tính đó. Đa số người Việt lớn tuổi, khi còn nhỏ đều đã được học bộ sử này. Trong phạm vi một bài báo, chúng tôi chỉ xin trích lại dưới đây một số đoạn chính ông viết về đặc tính của người Việt.

Trong bài tựa, ông nói ngay:

“Người mình có ý lấy chuyện nước nhà làm nhỏ mọn không cần phải biết làm gì. Ấy cũng là vì xưa nay mình không có quốc văn, chung thân chỉ đi mượn tiếng người, chữ người mà học, việc gì cũng bị người ta cảm hóa, chứ tự mình thì không có cái gì là cái đặc sắc, thành ra thật rõ như câu phương ngôn: «Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng!»

Cái sự học vấn của mình như thế, cái cảm tình của người trong nước như thế, bảo rằng lòng vì dân vì nước mở mang ra làm sao được?”

“Thời đại Bắc thuộc dai dẳng đến hơn một nghìn năm, mà trong thời đại ấy dân tình thế tục ở nước mình thế nào, thì bấy giờ ta không rõ lắm, nhưng có một điều ta nên biết là từ đó trở đi, người mình nhiễm cái văn minh của Tàu một cách rất sâu xa, dẫu về sau có giải thoát được cái vòng phụ thuộc nước Tàu nữa, người mình vẫn phải chịu cái ảnh hưởng của Tàu. Cái ảnh hưởng ấy lâu ngày đã trở thành ra cái quốc túy của mình, dẫu ngày nay có muốn trừ bỏ đi, cũng chưa dễ một mai mà tẩy gội cho sạch được. Những nhà chính trị toan sự đổi cũ thay mới cũng nên lưu tâm về việc ấy, thì sự biến cải mới có công hiệu vậy.”

Ở Chương VI nói về “Kết Quả của Thời Bắc Thuộc”, ông có nhận định rõ hơn:
“Nguyên nước Tàu từ đời Tam Đại đã văn minh lắm, mà nhất là về đời nhà Chu thì cái học thuật lại càng rực rỡ lắm. Những học phái lớn như là Nho giáo và Lão giáo, đều khởi đầu từ đời ấy. Về sau đến đời nhà Hán, nhà Đường, những học phái ấy thịnh lên, lại có Phật giáo ở Ấn độ truyền sang, rồi cả ba đạo cùng truyền bá đi khắp cả mọi nơi trong nước. Từ đó trở về sau nước Tàu và những nước chịu ảnh hưởng của Tàu đều theo tông chỉ của những đạo ấy mà lập ra sự sùng tín, luân lý và phong tục tương tự như nhau cả…”

Khi những đạo Nho, đạo Khổng, đạo Phật phát đạt bên Tàu, thì đất Giao châu ta còn thuộc về nước Tàu, cho nên người mình cũng theo những đạo ấy. Về sau nước mình đã tự chủ rồi, những đạo ấy lại càng thịnh thêm, như là đạo Phật thì thịnh về đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý, mà đạo Nho thì thịnh từ đời nhà Trần trở đi.
“Phàm phong tục và chính trị là do sự học thuật và tông giáo mà ra. Mà người mình đã theo học thuật và Tông giáo của Tàu thì điều gì ta cũng noi theo Tàu hết cả. Nhưng xét ra thì điều gì mình cũng thua kém Tàu, mà tự người mình không thấy có tìm kiếm và bày đặt ra được cái gì cho xuất sắc, gọi là có cái tinh thần riêng của nòi giống mình, là tại làm sao? …

Người mà cả đời không đi đến đâu, mắt không trông thấy cái hay cái dở của người, thì tiến hóa làm sao được? Mà sự học của mình thì ai cũng yên trí rằng cái gì đã học của Tàu là hay, là tốt hơn cả: từ sự tư tưởng cho chí công việc làm, điều gì mình cũng lấy Tàu làm gương. Hễ ai bắt chước được Tàu là giỏi, không bắt chước được là dở. Cách mình sùng mộ văn minh của Tàu như thế, cho nên không chịu so sánh cái hơn cái kém, không tìm cách phát minh những điều hay tốt ra, chỉ đinh ninh rằng người ta hơn mình, mình chỉ bắt chước người ta là đủ.

“Địa thế nước mình như thế, tính chất và sự học vấn của người mình như thế, thì cái trình độ tiến hóa của mình tất là phải chậm chạp và việc gì cũng phải thua kém người ta vậy.

Đọc cuốn “Lều chõng”, một tiểu thuyết phóng sự của nhà văn Ngô Tất Tố (1894 – 1954), chúng ta có thể thấy rõ nền học vấn của người Tàu mà người Việt rập khuôn theo đã kềm hảm con người như thế nào. Ông vốn là một nhà Nho, đã từng tham dự các kỳ thi hương dưới triều Nguyễn, nên đã phản ánh một cách trung thực những oái ăm của các kỳ thi này và nêu lên sự sụp đổ tinh thần của những nho sĩ suốt đời lấy khoa cử làm con đường tiến thân nhưng lại bị hoàn toàn thất vọng.

“Trước là làm đẹp sau là ấm thân”

Nước Việt Nam bị Pháp đô hộ gần 100 năm, đã cởi bỏ nền học vấn của Trung Hoa, tiếp thu nền học vấn mới của phương Tây, nhưng vẫn còn giữ lại nhiều nét căn bản của nền văn hóa Trung Hoa. Có nhiều hủ tục trong quan, hôn, tang, tế mà cuộc Cách Mạng Văn Hoá của Trung Quốc đã phá sạch, nhưng nhiều người Việt vẫn cố giữ lại như những thứ “quốc hồn quốc túy”.

Bài tục giao sau đây vẫn còn là tiêu chuẩn và mục tiêu thăng tiến của gia đình và con người Việt Nam:

Con ơi! muốn nên thân người
Lắng tay nghe lấy những lời mẹ cha
Gái thì giữ việc trong nhà
Khi vào canh cửi khi ra thêu thùa
Trai thì đọc sách ngâm thơ
Dồi mài kinh sử để chờ kịp khoa
Mai sau nối được nghiệp nhà
Trước là đẹp mặt sau là ấm thân
Bây giờ người con gái không còn chỉ “giữ việc trong nhà”, và người con trai không còn chỉ “đọc sách ngâm thơ” mà đã đi vào khắp mọi lãnh vực của cuộc sống, nhưng mục tiêu cuối cùng vẫn chỉ là “Trước là đẹp mặt sau là ấm thân”.

Trong nước, tiêu chuẩn của cuộc sống là có nhà sang cửa rộng, có xe hơi, có con đi du học ngoại quốc… Tiêu chuẩn ở hải ngoại cũng thế thôi: Đi dâu cũng nghe khoe nhà trên cả triệu bạc, xe loại sang trọng nhất, con đang học bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư… Gần như không nghe ai khoe những công trình đang nghiên cứu hay thực hiện để đưa con người, cộng đồng và đất nước đi lên. Tất cả chỉ tập trung vào hai tiêu chuẩn là “đẹp mặt” và “ấm thân”.

Với mục tiêu như thế, chúng ta không ngạc nhiên khi nhìn ra phố Bolsa, thủ đô của VNCH nối dài, đa số các cơ sở kinh doanh lớn đều không phải của người Việt. Tuy bên ngoài người Việt gốc Hoa đứng tên, nhưng đàng sau là các bang hội của Tàu. Thương xá Phúc Lộc Thọ vốn được coi là “Quốc Hội VNCH” ở Bolsa, nhưng phía trước là tượng các danh nhân Trung Hoa và tên thương xá được viết vừa bằng chữ Tàu vừa bằng chữ Việt. Houston cũng thế thôi.

Nếu mỗi gia đình và mỗi cá nhân chỉ lấy những mục tiêu như trên làm mục tiêu của cuộc sống và truyền từ đời nọ sang đời kia, còn lâu cộng đồng và đất nước với ngóc đầu lên được.

Trong khi người Việt nhiễm văn hoá Trung Quốc đã trở thành như đã nói trên, người Hoa khi ra hải ngoại lại thích ứng rất nhanh nên vươn lên khá nhanh và khá cao. Những đặc tính của người Hoa ở hải ngoại được mô tả như sau:

1.- Cần cù, việc gì cũng làm
2.- Tiết kiệm, không sống khoe khoang hay xa hoa.
3.- Khởi sự từ buôn bán nhỏ.
4.- Đơn vị kinh tế gia đình: Gia trưởng đóng vai trò quan trọng. Tài sản có thể truyền từ đời nọ sang đới kia.
5.- Hình thành những xí nghiệp không theo một hình thức chặt chẽ, không theo những quy luật nhất định, tất cả đều dựa vào chữ TÍN.
6.- Không làm những công việc có tính cách phức tạp hay quá to lớn, chỉ thích kinh doanh vào những lãnh vực đơn giản. Khi cần làm ăn lớn thường chia ra làm nhiều công ty con.
7.- Móc nối với chính quyền và cá nhân khác rất giỏi. Không tham gia chính quyền hay đảng phái nào, nhưng thường nắm được các nhân vật có địa vị quan trọng có thể bao che hay hổ trợ cho làm ăn.
(Tại Indonesia, người Hoa chỉ chiếm từ 3% đến 4% dân số, nhưng làm chủ 70% tài sản ở đất nước này với khoảng 160 trong số 200 xí nghiệp lớn của Indonesia. Gia đình ông Liem Sioe Liong, làm chủ xí nghiệp Salim với số vốn khoảng 9 tỷ mỹ kim, nhờ quen biết lớn với Suharto).
8.- Không thích tranh tụng, kiện cáo. Thường tìm cách dàn xếp mỗi khi có đụng chạm hay bị bắt vì vi phạm luật pháp.
9.- Phạm vi hoạt động gần như không biên giới.
10.- Thích ứng rất nhanh với những biến đổi của thời cuộc.

Trong bài “Mạng lưới kinh tế của người Hoa hải ngoại”, ông Phạm Văn Tuấn đã nhận thấy như sau về các hoạt động kinh doanh của người Hoa ở hải ngoại:

Khi bắt đầu bước vào ngành thương mại, các người Hoa hải ngoại đã nhận được sự giúp đỡ từ các nhóm, các bang hay các cộng đồng của họ. Các hội tương trợ này được tổ chức căn cứ vào gia đình, hay nguồn gốc địa phương, hay thổ ngữ, chẳng hạn như các bang người Hẹ, Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến. Các hội hay các bang này đã hoạt động như một thứ ngân hàng nhờ đó người Hoa có thể mượn tiền, trao đổi tin tức, tuyển mộ nhân công, giới thiệu thương nghiệp, hay thương lượng các dịch vụ. Người Hoa hải ngoại thường tôn trọng chữ Tín, họ làm ăn bằng ước hẹn miệng và sự tin cẩn lẫn nhau, và họ không cần phải ký kết các văn bản, các giao kèo. Nếu một thương gia nào vi phạm lời hứa, người đó sẽ không bị truy tố ra pháp luật mà bị ghi vào sổ đen của các nhóm, các bang, đây là một tệ hại hơn, vì tất cả mạng lưới làm ăn của các cộng đồng người Hoa đều sẽ biết rõ sự việc, và việc kinh doanh của người vi phạm kể như bị chấm dứt.”

Số vốn của người Hoa hiện đang sống ở ngoại quốc được ước lượng khoảng 4.000 tỷ USD.

Cuộc kiểm tra năm 2010 cho thấy ở Mỹ hiện nay người Hoa chiếm 1%, còn người Việt là 0,5%, tức 1.548.449. Người Việt ở Cali là 581.946 nguời.

Tại Little Saigon ở Orange County, được coi thủ đô của VNCH nối dài, thành trì chống cộng của thế giới tự do và tiền đồn chống cộng ở Đông Nam Á, có đến 3 chính phủ và ba ban đại diện cộng đồng: Ba chính phủ là chính phủ Nguyễn Hữu Chánh, chính phủ Đào Minh Quân và chính phủ Hồ Văn Sinh (thay thế Nguyễn Bá Cẩn). Ba ban đại diện cộng đồng là cộng đồng Nguyễn Xuân Vinh, cộng đồng Nguyễn Tấn Lạc và cộng đồng Nguyễn Xuân Nghĩa. Cộng Đồng này đang chửi cộng đồng kia là tiếm danh.

Mặc dầu lực lượng hùng hậu như thế, nhưng khi nhóm VietWeekly chưa đến 10 người nổi lên ủng hộ Hà Nội giữa phố Little Saigon, chọc tức các đoàn thể chống cộng và cộng đồng mà chẳng ai làm gì được. Trong khi đó, các “chiến sĩ chống cộng” vẫn tiếp tục chụp mũ nhau không ngừng nghĩ trên các diễn đàn. Rất nhiều “nhân tài” của người Việt đang chuẩn bị ra tranh cử các chức vụ dân cử tại địa phương, thành phố, tiểu bang và có thể liên bang, trong cuộc bầu cử sắp đến. Mục tiêu được mô tả là để bảo vệ và nói lên tiếng nói của cộng đồng.

Trái lại, chúng tôi không thấy có một tổ chức chính trị nào của người Tàu hoạt động ở đây và không nghe nói họ sẽ đưa ai ra tranh cử.

Tôi nhớ lại trong cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ năm 2004, lúc đó liên danh George W. Bush đang tranh với liên danh John Kerry. Tôi có nhờ ông Tăng Kiến Hoa dẫn đến gặp một vài bang trưởng Tàu xem họ bầu cho ai. Họ cười và nói: Quy luật bầu cử là phù thịnh bất phù suy. Cứ thấy ai chắc thắng là đóng tiền cho người đó, không cần biết đường lối họ như thế nào. Họ đã nhận tiền là khi đắc cử họ sẽ giúp mình. Nếu hai người ngang ngữa, đóng tiền cho cả hai. Tôi hỏi người Tàu không có ai ra tranh cử dân biểu hay nghị sĩ gì sao. Họ cũng cười và nói: Người mình có vào được quốc hội cũng chẳng làm được chuyện mình muốn. Cứ thấy người nào có thế lực là đóng tiền cho người đó.

Thì ra người Tàu bầu cử bằng tiền chứ không phải bầu cử bằng phiếu như người Việt!
Tôi nhớ lại trong cuộc bầu cử năm 2000, vì hai liên danh George W. Bush và Albert A. Gore ngang ngữa, nên người Tàu đóng tiền cho cả hai. Tây An Tự và Thiền Sư Thanh Hải ở Los Angeles đã đóng tiền cho liên danh Gore nhưng lập danh sách giả những người góp tiền, bị đổ bể nên chúng ta mới biết được.

Chúng ta không mong người Việt có những nhà phát minh làm thay đổi nhân loại như John V. Blankenbaker (phát minh ra máy vi tính 1971), Bill Gates, Steve Jobs…, chúng ta chỉ mong người Việt biết quan tâm đến cộng đồng, đất nước và nhân loại nhiều hơn. Nhưng điều này quá khó. Đúng như người Mỹ đã nhận xét:

Người Việt vì những lý do vớ vẩn, có thể hy sinh những mục tiêu quan trọng vì lợi ích của những mục tiêu nhỏ (như kiếm chút danh chẳng hạn). [sacrifice important goals for the sake of small ones]

Người Việt thích tụ tập nhưng thiếu nối kết để tạo sức mạnh. Một người có thể hoàn thành một nhiệm vụ xuất sắc; 2 người làm thì kém, 3 người làm thì hỏng việc!

Chúng ta trông chờ vào thế hệ sắp đến, không bị vướng mắc với quá khứ, học được nhiều cái hay của xứ người, sẽ đưa cộng đồng và đất nước đi vào một hướng đi mới tốt đẹp hơn.

(Trích từ bài viết của tác giả Lữ Giang)

 

43 Phản hồi cho “Người Mỹ nhận xét về người Việt Nam”

  1. bác đây con says:

    thật lòng mà nói người vn chúng ta Tệ bạc là có thậm chí còn hơn là 10 điều người mỷ nhận xét.không bảo thủ riêng Tui cố gắng phấn đấu bỏ bớt nhũng thói tệ hại mà mình cảm thấy có!!!nếu dân tộc VN nam ta oke thì đó sẽ là một đất nước sẽ được mọi người trân trong yêu quý,ngược lại thực tế như hiện nay……

  2. ĐẠI NGÀN says:

    DÂN TỘC TÍNH VÀ HOÀN CẢNH XÃ HỘI

    Dân tộc tính là bản chất khách quan, tự nhiên của một dân tộc. Dân tộc tính tất nhiên không thể không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi hoàn cảnh xã hội cũng như ngược lại. Dân tộc tính là tính chất của từng cá nhân trong xã hội hợp lại. Tính chất từng cá nhân trong xã hội trái lại cũng bị chính bản chất của dân tộc tính đó chi phối. Có nghĩa hoàn cảnh cụ thể, khách quan cùng với dân tộc tính luôn tác động quan lại cũng như làm điều kiện cho nhau. Nên nói đến các tính chất tiêu biểu hay nổi bật hoặc đặc trưng của người VN, xã hội VN, đồng thời cũng là nói các kết quả vốn có và tất yếu bị cả hoàn cảnh cụ thể, khách quan, cũng như bản chất của dân tộc tính chi phối. Đó chính là ý nghĩa không phải người Mỹ mà bất cứ ai hoặc kể cả chính người VN đều có thể nhận xét, đúc kết một cách tương đối như thế nào đó về các đặc điểm tiêu biểu hay nổi trội nhất của người VN.
    Nói cách khác đi, có thể có nhiều cách nhận xét, kết luận khác nhau, và kể cả sau đây cũng là một cách đúc kết đáng nói như thế.
    Đó là vấn đề số đông và số ít, vấn đề tính chất nhiều hay tính chất ít.
    Chẳng hạn phần đông người VN là thụ động, ít sáng tạo
    Phần đông người VN có tính hay bắt chước mà ít chủ động
    Phần đông người VN là tiêu cực hơn là tích cực
    Phần đông người VN là cầu an hơn là tranh đấu
    Phần đông người VN là mù quáng hơn là tự tín
    Phần đông người VN là cảm tính hơn là lý tính
    Phần đông người VN là thiển cận hơn là nhìn xa thấy rộng
    Phần đông người VN có tính viễn mơ hơn là thực tế
    Phần đông người VN chăm chỉ hơn là lười biếng
    Phần đông người VN bị hoàn cảnh chi phối hơn là vượt lên hoàn cảnh
    Phần đông người VN là nhút nhát hơn là quả cảm
    Phần đông người VN là vị kỷ hơn là vị tha
    Phần đông người VN là thực tế hơn là lý tưởng
    Phần đông người VN bị tự ái vặt hơn là tự ái chính đáng
    Phần đông người VN là cơ hội, biến báo hơn là khách quan và thẳng thắn
    Phần đông người VN ranh vặt, khôn lõi hơn là khôn ngoan thực chất đúng nghĩa
    Phần đông người VN hình thức, giả tạo hơn là thực chất và tự tín
    Phần đông người VN ưa sống phô trương, giả tạo hơn là thích sống thực chất và đúng nghĩa
    …………………………………………………………………………………………..
    Đấy ý nghĩa của phần đông và tính chất nhiều hay tính chất ít của người VN chính là như thế.
    Đây không phải chuyện vạch áo cho người xem lưng, mà là ý nghĩa tự đánh giá, xem xét thẳng thắn, khách quan để mà tự khắc phục hay để biết người biết mình một cách đúng mức và chủ động, sáng suốt, chính là như vậy.

    NGÀN KHƠI
    (29/5/12)

    • Trần Nam Định says:

      Những nhận định rất đúng.
      Cảm ơn Ngài Khơi đã giám nói thẳng.
      Trần Nam Định.

  3. Vincent Lee says:

    Anh Trần Khinh Nghị nói chuyện vớ vẩn đủ biết anh ta đang ở VN. Chỉ có người Việt được CSVN giáo dục mới có những đức tính vớ vẩn đó. Người Việt ở tại Mỹ và khắp nơi trên thế giới đã làm những người khắp năm châu phải dè dặt khi mở miệng phê bình. Dỉ nhiên ở đâu và dân tộc nào cũng có kẻ vớ vẩn bẩn thiểu trộm cắp nhưng nhiều người Việt vượt biên từ năm 1975 đến thập niên 1990s đã tạo sự nghiệp và có những đức tính tốt để cho bất cứ dân tộc nào cũng kính nể ngoại trừ những kẻ được dạy dổ tốt bợi bọn CSVN!

  4. Minh Đức says:

    Nhiều đặc tính quá mà nhiều thói xấu quá nên muốn sửa chữa không biết phải bắt đầu từ đâu. Tốt nhất là nên bắt đầu bằng việc làm giản dị. Đó là mỗi người làm cho tốt cái việc của mình làm. Làm việc gì, bất kỳ việc to, việc nhỏ đều làm cho có chất lượng, làm cho chu đáo, đến nơi đến chốn. Chỉ cần tất cả mọi người Việt làm một điều và chỉ một điều đó mà thôi. Bằng đó chưa phải là đủ nhưng hãy cứ bắt đầu làm một việc đó trước đã để xem làm được thì sẽ tính chuyện to tát hơn.

    Làm việc dù to dù nhỏ nếu làm cho chu đáo đều mệt hơn là làm sao miễn cho xong. Một người thợ ngồi may đôi giày nếu may cho chu đáo, đúng qui cách, đừng để lỗi thì mệt hơn là may miễn cho xong thì thôi, nếu có lệch lạc, hay có lỗi thì mặc kệ để cho những người kiểm phẩm tìm lỗi nếu họ không thấy thì thôi. Một người y tá hay y sĩ làm việc cho có chất lượng thì chăm lo cho bệnh nhân đến nơi đến chốn mà đừng vòi vĩnh bệnh nhân phải hối lộ. Tương tư, một ông thủ tướng làm việc cho có chất lượng thì dùng người phải theo tiêu chuẩn tài năng chứ đừng đem con cái, họ hàng mình đặt vào các địa vị béo bở, mà không dùng người có tài, cũng đừng dung túng cho kẻ dưới ăn cắp tiền của công quĩ. Đại khái là làm việc cho có chất lượng là như vậy. Không cần đòi hỏi nhiều điều, không cần cách mạng gì to tát, chỉ làm một điều đó mà thôi.

  5. Lâm Vũ says:

    Tác giả sao chép những “phân tích” về đặc tính của người Việt từ nhiếu nguồn khác nhau. Chuyện này không có gì đáng trách. Đáng trách chăng là ở sự gian dối (?!). Tại sao phải bầy đặt là của “American Institute for Social Research”? Có tổ chức nào tên như thế không?

    Tóm lại, bài viết này là một bằng chứng hùng hồn cho một đặc tính của người Việt mà tác giả “quên” không nhắc đến: tính “vọng ngoại” (nể nang người nước ngoài quá đáng).

  6. Giang Trọng Tín says:

    Tác giả Trần Kinh Nghị đặt tên cho bài viết của ông là :“Người Mỹ nhận xét về người Việt Nam” . Thực ra, nguồn gốc của mười “nhận xét” mà tác giả ghi lại nơi đầu bài của mình có nhiều khả năng là từ một cơ quan truyền thông Việt Nam, chứ không phải do một tổ chức nghiên cứu Mỹ. Dùng Google để kiếm : “American Institute for Social Research” không đưa tới kết quả nào cả. Ngày 16/09/2007 , trên diễn đàn X-Cafe người đăng bài : “Mười đặc điểm của người Việt Nam (Do Viện nghiên cứu xã hội Mỹ đánh giá) ” đã để lại lời nhắn sau đây: “Rất tiếc là em chưa tìm được nguồn gốc xuất phát là từ đâu mà nó được gán ghép do Viện nghiên cứu xã hội Mỹ đánh giá.Rất mong bác nào tìm ra nguồn gốc xuất phát của nó post lên hộ. Thanks “. Xin xem tại địa chỉ:
    http://v1.x-cafevn.org/forum/showthread.php?t=8823.

    Tiếp tục kiếm thì ta thấy bài trên trang Blog Diacritic.org của bà: Rich Streitmatter-Tran, đăng ngày 18/02/2007; bà Rich Streitmatter-Tran là thành viên của một nhóm nghệ sỹ tên là “Mogas station”, hồi đó nhóm gồm có tám nghệ sỹ: 6 người có quốc tịch : Mỹ, Pháp, Đức và 2 người có lẽ có quốc tịch Việt Nam. Trong bài viết bằng tiếng Anh với tiêu đề :” Lee Kwan Yew’s Advice to Vietnam” bà: Rich Streitmatter-Tran có viết một đoạn dài về “Đặc tính Việt Nam”; bà nói rất rõ là bà thấy trên báo : ” VietnamNet Bridge” (Bản Anh văn của báo VietnamNet) có môt bài hay về các ưu, khuyết điểm của người Việt Nam; sau đó bà mở dấu ngoặc và trích đăng đoạn văn về mười đặc điểm của người Việt Nam; bà đóng dấu ngoặc và cho địa chỉ hai bài báo của VietnamNet liên quan tới những điều bà viết; hiện nay hai địa chỉ này không đưa tới một bài nào cả. Sau đây là địa chỉ bài của bà Rich Streitmatter-Tran:

    http://www.diacritic.org/blog/archives/2007/02/lee_kwan_yews_a.htm

    Có hai người đã có lời bàn về bài viết trên đây; ý kiến của hai vị này phù hợp và bổ túc cho nhau; nội dung đại để như sau: nghĩ về đặc tính của cả một dân tộc là một đề tài rất khó, dễ đưa tới nhầm lẫn; danh sách mười ” đặc điểm” chỉ là một chuỗi các sáo ngữ lập lại một cách máy móc; có một vài điểm có thể đúng một phần nào, nhưng nó liên quan tới câc hoàn cảnh cục bộ nhiều hơn…

    Việc tìm kiếm trên Internet đưa tới VietnamNet và ngưng tại đây; có khả năng đây là một bài của cơ quan này, chứ không phải của một cơ quan nghiên cứu Mỹ; nếu tác giả là một tổ chức nghiên cứu Mỹ thì bình thường có một bản phúc trình vài chục hay một trăm trang , không thể chỉ có 10 dòng, mà không có gốc gác gì khác.

    Đọc 10 “nhận xêt” do tác giả Trần Kinh Nghị dịch và ghi lại , ta thấy các câu đều có bố cục kiểu:
    “Khá đây nhưng …”, một sự khéo léo rất Việt Nam. Đọc kỹ thì mình có cảm tưởng, đối với tác giả của 10 “nhận xét” đó, tại điểm nào dân ta cũng thiếu căn bản, chỉ nhìn thấy tiểu tiết, ngắn hạn, không thấy đại cục, dài hạn . ĐAU LẮM! Ai ơi! Sau cơn đau, tôi lại tự hỏi: Nếu dân ta như vậy, thì làm sao lại giữ được bờ cõi, từ cả ngàn năm nay ? Nghĩ tới đây, tự nhiên tôi thấy có một tia hy vọng : về căn bản, có lẽ người mình không đến nỗi thế đâu; các chuyện lỉnh kỉnh đều liên quan tới hoàn cảnh mà thôi ; quan trọng là mình đừng để cho thói quen trở thành cố tật. Được như vây, thì công gióng một tiếng chuông của tác giả Trần Kinh Nghị không phải là nhỏ.

    • Việt says:

      Không cần biết lời nhận xét ở đâu ra, cứ đọc nội dung và suy ngẫm soi lại mình xem có đúng hay không? . kể cả trường hợp do tác giả bịa ra nhưng xét thấy đúng vẫn OK. Ngược lại nếu đúng là nhận xét của tổ chức này nọ, nhưng xét thấy sai thì cũng chẳng có giá trị gì./.

  7. vtc says:

    Câu nào mình cũng thấy thật là đúng,để dể thấy nhất và thời sự nhất là những cuộc biểu tình của người việt mình gần đây,tụ tập rất là đông nhưng không hề liên kết để hiểu sâu sắc của vấn đề,nó giống như là sự a zua khích bác để làm cho bỏ ghét số người nào đó trong quá khứ mình đã gặp phải.chỉ cần CA hỏi một người dân biểu tình “mầy làm gì ở đây” là sẽ trả lời không dính dán gì tới sự tập trung đông đảo này…

  8. Trần Hữu Cách says:

    Tác giả Trần Kinh Nghị viết:

    “Rất nhiều “nhân tài” của người Việt đang chuẩn bị ra tranh cử các chức vụ dân cử tại địa phương, thành phố, tiểu bang và có thể liên bang, trong cuộc bầu cử sắp đến. Mục tiêu được mô tả là để bảo vệ và nói lên tiếng nói của cộng đồng.

    Trái lại, chúng tôi không thấy có một tổ chức chính trị nào của người Tàu hoạt động ở đây và không nghe nói họ sẽ đưa ai ra tranh cử.”

    Tôi không cho sự khác biệt này là có lợi cho các ứng viên gốc Việt hoặc phủ nhận thành công của người gốc Hoa trên chính trường Hoa Kỳ. Thử nhìn xem Đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh là người như thế nào. Trong khi đó, vị dân biểu liên bang đầu tiên người gốc Việt đã chứng tỏ tấm lòng của ông đối với cộng đồng nhưng không đủ bản lĩnh chính trị để trụ vững. Tôi cho rằng các ứng viên gốc Hoa hội nhập trọn vẹn vào xã hội dòng chính ở Mỹ hơn là các ứng viên gốc Việt, do đó ở họ yếu tố cộng đồng chỉ ngấm ngầm hiện hữu, và cũng nhờ đó ít làm các cộng đồng thiểu số khác xa lánh.

  9. nvtncs says:

    Theo thiển ý của tôi thì người VN chúng ta là người ngu xi, đần độn, độc ác, thô bạo nhất trên thế giới:

    - Không có một dân tộc nào lại bị một người, HCM, lừa trong 67 năm.

    - Không có một dân tộc nào trên thế giới, trong thế kỷ thứ XX, dùng khí giới tối tân, giết lẫn nhau xuốt 30 năm, và sau đó dùng trại cải tại và kính tế mới, tiếp tục giết sau khi đã có hòa bình.

    - Ít có dân tộc nào nói dối như dân VN

    - Cứ nhìn tình trạng nước VN ngày nay thì suy ra xem người VN giỏi hay dốt, khôn hay dại, hèn hay anh hùng, tự cường hay luồn cúi, nhờ cậy.

    • Builan says:

      Tôi xin chịu thua ông anh nvtncs _ thẳng mực tàu mà không sợ đau lòng gỗ ! Thế cho nên tôi chịu khó đánh giấy nhám cho bóng thêm thối

      Thử đi khắp , cùng.. coĩ ta bà thế giới, hang cùng ngõ hẽm…. Mở to con mắt ra mà nhìn- Thật thà tử tế công bằng ,trung thực mà nói chuyện với nhau, giữa người và người- Cha sinh mẹ dưỡng – Un đúc khí thiên sông nuí, ăn hột cơm trời , thở hít khí trời….

      _

    • Chẳng lẽ HCM lừa được cả thế giới, vì ông là danh nhân VH thế giới và anh hùng giải phóng dân tộc.Vậy chắc chắn nvtncs là kẻ ngu xi, đần độn nhất thế giới.

      • nvtncs says:

        Mỹ, Pháp, Anh, Úc, Stalin, Mao, khinh HCM như một thằng bồi:

        - HCM xin được yết kiến TT Wilson, bị từ chối.
        - CHM xin được học trường thuộc địa Pháp, bị từ chối.
        - Vợ Sainteny gọi HCM là người đóng kịch tuyệt vời.
        - Stalin khinh bỉ, bảo HCM, tôi chỉ là tổng thư ký ĐCSLX trong khi ông là chủ tịch nước VNDCCH, việc gì ông phải hỏi tôi; và giao cho TC việc giúp HCM.
        - ĐCSVN xin Unesco công nhận HCM là văn nhân nổi tiếng của thế giới, bị bác bỏ.
        - HCM đã từng làm bồi cho Tây trên tầu Latouche-Tréville.
        - HCM là loài cỏ dại của nhân loại, theo đức Dalai Lama
        - HCM là tội đồ nhân loại theo hội đồng Châu Âu.

        “Người Việt”, CAM có biết không?

        Đỉnh cao trí tuệ của loài người, thì phải biết sự thật và nói sự thật chứ.

      • T. says:

        Người Việt kiếm truyện ngắn ” Linh Nghiệm” của Trần Huy Quang do ông Buì Tín đã post trên website này để đọc, nhân vật trong truyện tên H..inh cũng giống “bác” của Người Việt lắm…

  10. says:

    Lời tác giả Trần Kinh Nghị ghi lại nhận định của người Mỹ về người VN: “Người Việt vì những lý do vớ vẩn, có thể hy sinh những mục tiêu quan trọng vì lợi ích của những mục tiêu nhỏ (như kiếm chút danh chẳng hạn). [sacrifice important goals for the sake of small ones]”

    Lời Bình: Câu này quá đúng . Ví dụ như một số vị ở Mỹ và Hải ngoại, vì căm hận CSVN quá nên mong cho TQ nó đánh thắng CSVN cho bõ ghét mà lại bỏ qua cái mục tiêu quan trọng là bảo vệ đất nước. Thế đấy./.

    • Builan says:

      Kinh nghiệm cuả ngưới xưa, dược đúc kết thành một câu:
      ” SUY BỤNG TA RA BỤNG NGƯỜI” Từ đó mà anh VŨ suy ra vô cùng ĐÚNG !
      Thế mơí biết “Hậu sinh khả úy” ! “Con hơn cha là nhà có phước”…
      Chúc mừng phước đức nhà anh mi >

    • Austin Pham says:

      Dốt mà bày đặt…gài người VNCH vô đây chỉ để bị chửi ngu mà còn nhe hàm răng đen mã tấu dòm thấy…ghê. Người ta chống cộng vì chủ nghĩa của tụi nó đã chết thúi rồi mà chỉ có cái “ghế” cũng không chịu bỏ cho dân nhờ. Bỏ cái ngu đi…Cam!!

    • Spicy says:

      Dù bị mất nước mà phải hy-sinh để tiêu diệt bè lũ chó chết vc…thì cũng nên để cho mất nước,
      “cái mục tiêu quan trọng là bảo vệ đất nước”,bảo vệ để cho ai đây.?Bảo vệ đất nước là kéo dài thêm sự thống khổ của người dân dưới tay bè lũ chó chết vc.?

Leave a Reply to Trần Nam Định