WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Người Mỹ nhận xét về người Việt Nam

Viện Nghiên Cứu Xã Hội Học Hoa Kỳ (American Institute for Social Research) sau khi nghiên cứu đã nói lên 10 đặc tính căn bản của người Việt, xin tạm dịch như sau:

1.- Cần cù lao động nhưng dễ thỏa mãn.

2.- Thông minh, sáng tạo khi phải đối phó với những khó khăn ngắn hạn, nhưng thiếu những khả năng suy tư dài hạn và linh hoạt.

3.- Khéo léo nhưng ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng các thành phẩm của mình.

4.- Vừa thực tế vừa có lý tưởng, nhưng lại không phát huy được xu hướng nào thành những nguyên lý.

5.- Yêu thích kiến thức và hiểu biết nhanh, nhưng ít khi học sự việc từ đầu đến cuối, nên kiến thức không có hệ thống hay căn bản. Ngoài ra, người Việt không học vì lợi ích của kiến thức (lúc nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện hay vì những công việc tốt).

[when small, they study because of their families; growing up, they study for the sake of prestige or good jobs]

6. Cởi mở và hiếu khách nhưng sự hiếu khách của họ không kéo dài.

7. Tiết kiệm, nhưng nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô nghĩa (vì sĩ diện hay muốn phô trương). [to save face or to show off].

8.- Có tinh thần đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau chủ yếu trong những tình huống khó khăn và nghèo đói, còn trong điều kiện tốt hơn, đặc tính này ít khi có.

9.- Yêu hòa bình và có thể chịu đựng mọi thứ, nhưng thường không thẳng thắn vì những lý do lặt vặt, vì thế hy sinh những mục tiêu quan trọng vì lợi ích của những mục tiêu nhỏ.

10.- Và sau cùng, thích tụ tập nhưng thiếu nối kết để tạo sức mạnh (một người có thể hoàn thành một nhiệm vụ xuất sắc; 2 người làm thì kém, 3 người làm thì hỏng việc).
[one person can complete a task excellently; 2 people do it poorly, and 3 people make a mess of it].

Những phân tích trên đây cho chúng ta thấy người Mỹ đã hiểu rất rõ người Việt. Tại sao người Việt lại có những đặc tính như thế này?

Người xưa cũng đã nhận ra

Học giả Trần Trọng Kim (1883 – 1953) khi viết bộ Việt Nam Sử Lược, ấn hành lần đầu tiên năm 1919, cũng đã phân tích khá rõ ràng những đặc tính của người Việt và những yếu tố tạo nên những đặc tính đó. Đa số người Việt lớn tuổi, khi còn nhỏ đều đã được học bộ sử này. Trong phạm vi một bài báo, chúng tôi chỉ xin trích lại dưới đây một số đoạn chính ông viết về đặc tính của người Việt.

Trong bài tựa, ông nói ngay:

“Người mình có ý lấy chuyện nước nhà làm nhỏ mọn không cần phải biết làm gì. Ấy cũng là vì xưa nay mình không có quốc văn, chung thân chỉ đi mượn tiếng người, chữ người mà học, việc gì cũng bị người ta cảm hóa, chứ tự mình thì không có cái gì là cái đặc sắc, thành ra thật rõ như câu phương ngôn: «Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng!»

Cái sự học vấn của mình như thế, cái cảm tình của người trong nước như thế, bảo rằng lòng vì dân vì nước mở mang ra làm sao được?”

“Thời đại Bắc thuộc dai dẳng đến hơn một nghìn năm, mà trong thời đại ấy dân tình thế tục ở nước mình thế nào, thì bấy giờ ta không rõ lắm, nhưng có một điều ta nên biết là từ đó trở đi, người mình nhiễm cái văn minh của Tàu một cách rất sâu xa, dẫu về sau có giải thoát được cái vòng phụ thuộc nước Tàu nữa, người mình vẫn phải chịu cái ảnh hưởng của Tàu. Cái ảnh hưởng ấy lâu ngày đã trở thành ra cái quốc túy của mình, dẫu ngày nay có muốn trừ bỏ đi, cũng chưa dễ một mai mà tẩy gội cho sạch được. Những nhà chính trị toan sự đổi cũ thay mới cũng nên lưu tâm về việc ấy, thì sự biến cải mới có công hiệu vậy.”

Ở Chương VI nói về “Kết Quả của Thời Bắc Thuộc”, ông có nhận định rõ hơn:
“Nguyên nước Tàu từ đời Tam Đại đã văn minh lắm, mà nhất là về đời nhà Chu thì cái học thuật lại càng rực rỡ lắm. Những học phái lớn như là Nho giáo và Lão giáo, đều khởi đầu từ đời ấy. Về sau đến đời nhà Hán, nhà Đường, những học phái ấy thịnh lên, lại có Phật giáo ở Ấn độ truyền sang, rồi cả ba đạo cùng truyền bá đi khắp cả mọi nơi trong nước. Từ đó trở về sau nước Tàu và những nước chịu ảnh hưởng của Tàu đều theo tông chỉ của những đạo ấy mà lập ra sự sùng tín, luân lý và phong tục tương tự như nhau cả…”

Khi những đạo Nho, đạo Khổng, đạo Phật phát đạt bên Tàu, thì đất Giao châu ta còn thuộc về nước Tàu, cho nên người mình cũng theo những đạo ấy. Về sau nước mình đã tự chủ rồi, những đạo ấy lại càng thịnh thêm, như là đạo Phật thì thịnh về đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý, mà đạo Nho thì thịnh từ đời nhà Trần trở đi.
“Phàm phong tục và chính trị là do sự học thuật và tông giáo mà ra. Mà người mình đã theo học thuật và Tông giáo của Tàu thì điều gì ta cũng noi theo Tàu hết cả. Nhưng xét ra thì điều gì mình cũng thua kém Tàu, mà tự người mình không thấy có tìm kiếm và bày đặt ra được cái gì cho xuất sắc, gọi là có cái tinh thần riêng của nòi giống mình, là tại làm sao? …

Người mà cả đời không đi đến đâu, mắt không trông thấy cái hay cái dở của người, thì tiến hóa làm sao được? Mà sự học của mình thì ai cũng yên trí rằng cái gì đã học của Tàu là hay, là tốt hơn cả: từ sự tư tưởng cho chí công việc làm, điều gì mình cũng lấy Tàu làm gương. Hễ ai bắt chước được Tàu là giỏi, không bắt chước được là dở. Cách mình sùng mộ văn minh của Tàu như thế, cho nên không chịu so sánh cái hơn cái kém, không tìm cách phát minh những điều hay tốt ra, chỉ đinh ninh rằng người ta hơn mình, mình chỉ bắt chước người ta là đủ.

“Địa thế nước mình như thế, tính chất và sự học vấn của người mình như thế, thì cái trình độ tiến hóa của mình tất là phải chậm chạp và việc gì cũng phải thua kém người ta vậy.

Đọc cuốn “Lều chõng”, một tiểu thuyết phóng sự của nhà văn Ngô Tất Tố (1894 – 1954), chúng ta có thể thấy rõ nền học vấn của người Tàu mà người Việt rập khuôn theo đã kềm hảm con người như thế nào. Ông vốn là một nhà Nho, đã từng tham dự các kỳ thi hương dưới triều Nguyễn, nên đã phản ánh một cách trung thực những oái ăm của các kỳ thi này và nêu lên sự sụp đổ tinh thần của những nho sĩ suốt đời lấy khoa cử làm con đường tiến thân nhưng lại bị hoàn toàn thất vọng.

“Trước là làm đẹp sau là ấm thân”

Nước Việt Nam bị Pháp đô hộ gần 100 năm, đã cởi bỏ nền học vấn của Trung Hoa, tiếp thu nền học vấn mới của phương Tây, nhưng vẫn còn giữ lại nhiều nét căn bản của nền văn hóa Trung Hoa. Có nhiều hủ tục trong quan, hôn, tang, tế mà cuộc Cách Mạng Văn Hoá của Trung Quốc đã phá sạch, nhưng nhiều người Việt vẫn cố giữ lại như những thứ “quốc hồn quốc túy”.

Bài tục giao sau đây vẫn còn là tiêu chuẩn và mục tiêu thăng tiến của gia đình và con người Việt Nam:

Con ơi! muốn nên thân người
Lắng tay nghe lấy những lời mẹ cha
Gái thì giữ việc trong nhà
Khi vào canh cửi khi ra thêu thùa
Trai thì đọc sách ngâm thơ
Dồi mài kinh sử để chờ kịp khoa
Mai sau nối được nghiệp nhà
Trước là đẹp mặt sau là ấm thân
Bây giờ người con gái không còn chỉ “giữ việc trong nhà”, và người con trai không còn chỉ “đọc sách ngâm thơ” mà đã đi vào khắp mọi lãnh vực của cuộc sống, nhưng mục tiêu cuối cùng vẫn chỉ là “Trước là đẹp mặt sau là ấm thân”.

Trong nước, tiêu chuẩn của cuộc sống là có nhà sang cửa rộng, có xe hơi, có con đi du học ngoại quốc… Tiêu chuẩn ở hải ngoại cũng thế thôi: Đi dâu cũng nghe khoe nhà trên cả triệu bạc, xe loại sang trọng nhất, con đang học bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư… Gần như không nghe ai khoe những công trình đang nghiên cứu hay thực hiện để đưa con người, cộng đồng và đất nước đi lên. Tất cả chỉ tập trung vào hai tiêu chuẩn là “đẹp mặt” và “ấm thân”.

Với mục tiêu như thế, chúng ta không ngạc nhiên khi nhìn ra phố Bolsa, thủ đô của VNCH nối dài, đa số các cơ sở kinh doanh lớn đều không phải của người Việt. Tuy bên ngoài người Việt gốc Hoa đứng tên, nhưng đàng sau là các bang hội của Tàu. Thương xá Phúc Lộc Thọ vốn được coi là “Quốc Hội VNCH” ở Bolsa, nhưng phía trước là tượng các danh nhân Trung Hoa và tên thương xá được viết vừa bằng chữ Tàu vừa bằng chữ Việt. Houston cũng thế thôi.

Nếu mỗi gia đình và mỗi cá nhân chỉ lấy những mục tiêu như trên làm mục tiêu của cuộc sống và truyền từ đời nọ sang đời kia, còn lâu cộng đồng và đất nước với ngóc đầu lên được.

Trong khi người Việt nhiễm văn hoá Trung Quốc đã trở thành như đã nói trên, người Hoa khi ra hải ngoại lại thích ứng rất nhanh nên vươn lên khá nhanh và khá cao. Những đặc tính của người Hoa ở hải ngoại được mô tả như sau:

1.- Cần cù, việc gì cũng làm
2.- Tiết kiệm, không sống khoe khoang hay xa hoa.
3.- Khởi sự từ buôn bán nhỏ.
4.- Đơn vị kinh tế gia đình: Gia trưởng đóng vai trò quan trọng. Tài sản có thể truyền từ đời nọ sang đới kia.
5.- Hình thành những xí nghiệp không theo một hình thức chặt chẽ, không theo những quy luật nhất định, tất cả đều dựa vào chữ TÍN.
6.- Không làm những công việc có tính cách phức tạp hay quá to lớn, chỉ thích kinh doanh vào những lãnh vực đơn giản. Khi cần làm ăn lớn thường chia ra làm nhiều công ty con.
7.- Móc nối với chính quyền và cá nhân khác rất giỏi. Không tham gia chính quyền hay đảng phái nào, nhưng thường nắm được các nhân vật có địa vị quan trọng có thể bao che hay hổ trợ cho làm ăn.
(Tại Indonesia, người Hoa chỉ chiếm từ 3% đến 4% dân số, nhưng làm chủ 70% tài sản ở đất nước này với khoảng 160 trong số 200 xí nghiệp lớn của Indonesia. Gia đình ông Liem Sioe Liong, làm chủ xí nghiệp Salim với số vốn khoảng 9 tỷ mỹ kim, nhờ quen biết lớn với Suharto).
8.- Không thích tranh tụng, kiện cáo. Thường tìm cách dàn xếp mỗi khi có đụng chạm hay bị bắt vì vi phạm luật pháp.
9.- Phạm vi hoạt động gần như không biên giới.
10.- Thích ứng rất nhanh với những biến đổi của thời cuộc.

Trong bài “Mạng lưới kinh tế của người Hoa hải ngoại”, ông Phạm Văn Tuấn đã nhận thấy như sau về các hoạt động kinh doanh của người Hoa ở hải ngoại:

Khi bắt đầu bước vào ngành thương mại, các người Hoa hải ngoại đã nhận được sự giúp đỡ từ các nhóm, các bang hay các cộng đồng của họ. Các hội tương trợ này được tổ chức căn cứ vào gia đình, hay nguồn gốc địa phương, hay thổ ngữ, chẳng hạn như các bang người Hẹ, Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến. Các hội hay các bang này đã hoạt động như một thứ ngân hàng nhờ đó người Hoa có thể mượn tiền, trao đổi tin tức, tuyển mộ nhân công, giới thiệu thương nghiệp, hay thương lượng các dịch vụ. Người Hoa hải ngoại thường tôn trọng chữ Tín, họ làm ăn bằng ước hẹn miệng và sự tin cẩn lẫn nhau, và họ không cần phải ký kết các văn bản, các giao kèo. Nếu một thương gia nào vi phạm lời hứa, người đó sẽ không bị truy tố ra pháp luật mà bị ghi vào sổ đen của các nhóm, các bang, đây là một tệ hại hơn, vì tất cả mạng lưới làm ăn của các cộng đồng người Hoa đều sẽ biết rõ sự việc, và việc kinh doanh của người vi phạm kể như bị chấm dứt.”

Số vốn của người Hoa hiện đang sống ở ngoại quốc được ước lượng khoảng 4.000 tỷ USD.

Cuộc kiểm tra năm 2010 cho thấy ở Mỹ hiện nay người Hoa chiếm 1%, còn người Việt là 0,5%, tức 1.548.449. Người Việt ở Cali là 581.946 nguời.

Tại Little Saigon ở Orange County, được coi thủ đô của VNCH nối dài, thành trì chống cộng của thế giới tự do và tiền đồn chống cộng ở Đông Nam Á, có đến 3 chính phủ và ba ban đại diện cộng đồng: Ba chính phủ là chính phủ Nguyễn Hữu Chánh, chính phủ Đào Minh Quân và chính phủ Hồ Văn Sinh (thay thế Nguyễn Bá Cẩn). Ba ban đại diện cộng đồng là cộng đồng Nguyễn Xuân Vinh, cộng đồng Nguyễn Tấn Lạc và cộng đồng Nguyễn Xuân Nghĩa. Cộng Đồng này đang chửi cộng đồng kia là tiếm danh.

Mặc dầu lực lượng hùng hậu như thế, nhưng khi nhóm VietWeekly chưa đến 10 người nổi lên ủng hộ Hà Nội giữa phố Little Saigon, chọc tức các đoàn thể chống cộng và cộng đồng mà chẳng ai làm gì được. Trong khi đó, các “chiến sĩ chống cộng” vẫn tiếp tục chụp mũ nhau không ngừng nghĩ trên các diễn đàn. Rất nhiều “nhân tài” của người Việt đang chuẩn bị ra tranh cử các chức vụ dân cử tại địa phương, thành phố, tiểu bang và có thể liên bang, trong cuộc bầu cử sắp đến. Mục tiêu được mô tả là để bảo vệ và nói lên tiếng nói của cộng đồng.

Trái lại, chúng tôi không thấy có một tổ chức chính trị nào của người Tàu hoạt động ở đây và không nghe nói họ sẽ đưa ai ra tranh cử.

Tôi nhớ lại trong cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ năm 2004, lúc đó liên danh George W. Bush đang tranh với liên danh John Kerry. Tôi có nhờ ông Tăng Kiến Hoa dẫn đến gặp một vài bang trưởng Tàu xem họ bầu cho ai. Họ cười và nói: Quy luật bầu cử là phù thịnh bất phù suy. Cứ thấy ai chắc thắng là đóng tiền cho người đó, không cần biết đường lối họ như thế nào. Họ đã nhận tiền là khi đắc cử họ sẽ giúp mình. Nếu hai người ngang ngữa, đóng tiền cho cả hai. Tôi hỏi người Tàu không có ai ra tranh cử dân biểu hay nghị sĩ gì sao. Họ cũng cười và nói: Người mình có vào được quốc hội cũng chẳng làm được chuyện mình muốn. Cứ thấy người nào có thế lực là đóng tiền cho người đó.

Thì ra người Tàu bầu cử bằng tiền chứ không phải bầu cử bằng phiếu như người Việt!
Tôi nhớ lại trong cuộc bầu cử năm 2000, vì hai liên danh George W. Bush và Albert A. Gore ngang ngữa, nên người Tàu đóng tiền cho cả hai. Tây An Tự và Thiền Sư Thanh Hải ở Los Angeles đã đóng tiền cho liên danh Gore nhưng lập danh sách giả những người góp tiền, bị đổ bể nên chúng ta mới biết được.

Chúng ta không mong người Việt có những nhà phát minh làm thay đổi nhân loại như John V. Blankenbaker (phát minh ra máy vi tính 1971), Bill Gates, Steve Jobs…, chúng ta chỉ mong người Việt biết quan tâm đến cộng đồng, đất nước và nhân loại nhiều hơn. Nhưng điều này quá khó. Đúng như người Mỹ đã nhận xét:

Người Việt vì những lý do vớ vẩn, có thể hy sinh những mục tiêu quan trọng vì lợi ích của những mục tiêu nhỏ (như kiếm chút danh chẳng hạn). [sacrifice important goals for the sake of small ones]

Người Việt thích tụ tập nhưng thiếu nối kết để tạo sức mạnh. Một người có thể hoàn thành một nhiệm vụ xuất sắc; 2 người làm thì kém, 3 người làm thì hỏng việc!

Chúng ta trông chờ vào thế hệ sắp đến, không bị vướng mắc với quá khứ, học được nhiều cái hay của xứ người, sẽ đưa cộng đồng và đất nước đi vào một hướng đi mới tốt đẹp hơn.

(Trích từ bài viết của tác giả Lữ Giang)

 

43 Phản hồi cho “Người Mỹ nhận xét về người Việt Nam”

  1. LUẬN VỀ NGƯỜI VIỆT

    Người Mỹ, hay bất kỳ người nước nào luận về người Việt, có thể khách quan, chính xác, nhưng chưa hẳn là hoàn toàn sâu sắc hay đầy đủ.

    Bởi vậy cần tìm xem chính người chúng ta luận về người chúng ta mà từ xa xưa cũng như thời cần đại đã có, như thế mới thật chuẩn mực và sâu sát nhất.

    Thực ra, luận về người Việt cũng là luận về con người nói chung trên thế giới này. Bởi loài người dù ở đâu, lúc nào, thời nào, cũng đều có những đặc điểm tương đồng na ná như nhau cả, chỉ khác nhau như những cá biệt đặc thù mỗi dân tộc, tùy hoàn cảnh địa lý, lịch sử, tùy sự cấu tạo chủng tộc qua thời gian khác nhau.

    Như vậy nói về người Việt phải nhận ra được những mặt mạnh, mặt yếu, mặt tích cực, mặt tiêu cực, tức mặt hay măt dở để đánh giá, rút ra kết luận về bài học và cách đi lên. Nói chung lại như thế này :

    1/ Phần lớn it kỹ luật và it đoàn kết. Tính chất tùy tiện trong nhiều mặt và tính cách chia rẽ nhau vẫn thường hay có.

    2/ Tính cách chủ quan, nông cạn, độc đoán. Cả ba tính cách này hay cùng đi đôi với nhau, chủ quan vì cái tôi cá nhân hơi nhiều nên dễ bị lệch lạc trong yêu cầu khách quan. Nông cạn vì hay sống cảm tính, tình cảm, nên dễ bị tuyên truyền, mua chuộc, lung lạc. Nhưng cũng vì những tính cách đó nên hay độc đoán, tin cái gì là tin chắc cú, it vận dụng suy nghĩ, phản tỉnh. Do đó dễ đi đến mê tín, mù quáng, cuồng tín.

    3/ Tinh thần sáng tạo và phiêu lưu kém. Do đó hay sống theo thói quen, lối mòn, hay tự mãn và hay bảo thủ. Đây là điểm yếu nhất. Đặc biệt trong thời kỳ phong kiến và thời kỳ ý thức hệ. Thời phong kiến chỉ tin vào Nho giáo, Thiên triều, coi thường Tây dương, kết quả là mất nước cho thực dân Pháp. Thời ý thức hệ, một số nào đó mãi cuồng tín mác xít, nên gây chiến tranh lâu dài và cuối cùng là tụt hậu rất nhiều so với thế giới. Cũng bởi tinh thần it mạo hiểm, nên trong quá khứ it vươn ra biển lớn, không đi xa hơn biển Đông. Tinh thần khám phá cũng it, nên chỉ học theo người mà it sáng tạo khoa học, không có những phát minh gì đáng kể về mọi lãnh vực so với phương Tây.

    4/ Tính cách thụ động, nên tự thỏa mãn, hay an nhiên tự tại, gặp việc mới đối phó, it nhìn xa trông rộng, chỉ bị gây hấn mới chống lại, chỉ bị tấn công mới phản kích, thiếu tích cực và sách lược trong sự phát triển hay tiên lieu. Từ đó mà khuynh hướng tiêu cực phần nhiều hay thắng khuynh hướng tích cực, thời kỳ nào cũng vậy, địa phương nào cũng vậy, cá nhân nào cũng vậy.

    5/ Tính cách mù quáng, cuồng tín. Tức tin ai thì tin chắc như đinh đóng, it có óc hoài nghi, nhất là óc hoài nghi khoa học hầu như hoàn toàn không có. Do đó khó phát triển được tư duy tự chủ, độc lập, về mặt lịch sử lẫn về mặt nghiên cứu khoa học đều rất dễ thấy. Ngay như người nổi danh thông minh gần đây là Trần Đức Thảo về mặt triết học cũng không hề có óc phê phán, trái lại óc nô lệ là chính vào tư duy của Mác, nó chỉ nói lên cái tệ hại của người Việt Nam trong tư duy khoa học và triết học.

    Tất nhiên trên đây chỉ khái quát một vài nét lớn, quan trọng, quyết định. Còn vô số các nhược điểm khác không quan trọng mấy hay chỉ phụ thuộc. Dĩ nhiên đây là mặt bản chất sâu xa. Tuy vậy điều đó không có nghĩa không bị ảnh hưởng, khống chế do hoàn cảnh địa lý, lịch sử, chính trị, bị vây bọc bời truyền thống xưa cũ, như đình làng, lũy tre, ao chuôm, ruộng đồng, ngoại xâm, nội loan, xã hội nông nghiệp, xã hội phong kiến, ưa thi thơ lãng mạn phi thực tế v.v… cũng là những mặt ảnh hưởng luôn luôn có sức nặng.

    Nhưng ưu điểm của người Việt Nam là gì, nói chung hay tương đối vẫn là lòng bao dung, tình tự dân tộc, sự ưa học hỏi, it kỹ luật sắt máu như vài dân tộc khác, có khuynh hướng nhân văn, có tinh thần yêu chuộng nghệ thuật, có lòng nhân ái, có tinh thần xã hội sâu xa v.v… Chính những điều này đã chế lại được nhiều nhược điểm, yếu điểm khác của người Việt Nam như trên đã nói.

    Tuy nhiên phải công nhận xã hội Việt Nam là xã hội nông nghiệp, thành phần nông dân nhiều, đầu óc nông dân ưa bảo thủ, trình độ dân trí nói chung không phổ biến như các nước công nghiệp văn minh, lại thường thiếu các thế hệ lãnh đạo có hiệu lực và có tâm huyết thật sự. Kiểu như Nguyễn Trãi từng nhận xét nhân tài như lá mùa thu, hào kiệt như sao buổi sớm. Tức chỉ đánh giặc giỏi, chịu hi sinh, anh dũng khi được tổ chức, được kích động, còn không hay có khuynh hướng mềm yếu, cá nhân, thậm chí coi thù là bạn nếu bị bưng bít, mua chuộc.

    Cho nên lịch sử một ngàn năm bị Trung Quốc đô hộ, trăm năm bị thực dân Pháp đô hộ, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến ý nghĩa dân trí và sức quật cường của người Việt Nam. Tức dễ thỏa hiệp, dễ tự mãn, it quyết tâm. Nhưng với thời gian dài như thế, ý nghĩa của nó về mặt tích cực là cuối cùng đều không bị đồng hóa và giành tự chủ được. Song ý nghĩa tiêu cực là phải chịu đựng lâu dài như vậy mà không phản kháng thành công sớm, cũng chứng tỏ cái nhược điểm hay phương diện tiêu cực nào đó của người Việt Nam nói chung.

    ĐẠI NGÀN
    (16/6/15)

  2. ÔGCVC (Ông già chống VC) says:

    Chà, kụ LGiang vẫn còn ngáp ngáp, tâm thần vẫn “minh mẫn”, chớ?

    Mợ ĐNương dạo này…khỏe không kụ, LG?

    Rình rình coi trự nào ở các diễn đàn hải ngoại “phóng uế bừa bãi” chửi thằng L Giang là “VC” thì…su (sue) thí mụ nội nó đi! hehehe

  3. Vũ văn Mộc says:

    “American Institute for Social Research” là cái Viện gì mà có bài nghiên cứu như tabloid cho vui thế ?
    Bài xuất xứ từ File nào ? ngày, tháng, năm ?.
    Dầu sao , dù bài này do người Việt phịa ra nhưng những đặc tính rất đúng và chắc chắn “Viện nghiên cứu Mĩ” không nhìn thấy nổi. Thêm vào đó, sao lại chỉ có 10 ? Còn gian ác, tàn nhẫn , ở bẩn thì sao ?
    Người Tầu đã có vài chục cái đặc tính rợn người rồi mà người Việt lại ít hơn à ?

  4. Lu Giang says:

    Bài này ăn cắp bài của tôi đăng trên motgoctroi.com dưới tên “Vì bản chat dân tộc?” rồi đổi tên thành “Người Mỹ nhận xét về người Việt Nam” và ký tên Trần Kinh Nghị.
    Xin cho biết ai đã làm chuyện này?
    Lữ Giang

    BBT: Thưa anh, BBT giật mình khi đọc được ý kiến của anh. Sau khi kiểm chứng link anh gửi thì đúng đây là 1 phần bài viết mà anh đã đăng tải trên mạng trước đó gần nửa năm.
    Bài này do 1 biên tập viên của Đàn Chim Việt lượm được ở đâu đó, hoặc do một người nào đó gửi tới BBT. Bài viết được đăng dưới cái tên “On the Net” cho thấy, chúng tôi không nhận được từ ‘chính chủ’. Thời gian đã 3 năm, chúng tôi không thể nhớ do đâu xuất hiện cái tên “Trần Kinh Nghị” nữa.
    Do khối lượng bài vở nhiều, không phải bao giờ chúng tôi cũng có thể kiểm tra, nên đã dẫn tới sai sót. Chân thành xin lỗi anh, mong anh cho phép chúng tôi chuyển lại tên tác giả là Lữ Giang.
    (Thỉnh thoảng Đàn Chim Việt vẫn đăng các bài viết của anh).
    Trân trọng
    BBT Đàn Chim Việt

  5. Huynh Tan Son says:

    Bài viết của tác giả Trần Kinh Nghi rất có giá trị thực tế, khách quan, đáng để mọi người VN nói chung và những chí sĩ VN yêu nước nói riêng suy gẫm. Tuy vậy, Bài viết còn thiếu sách lược, chiến lược và giải pháp để đạt tất cả giá trị Chơn, Thiện, Mỹ. Về việc đưa ra một vài ví dụ phản ánh quan điểm tư tưởng của người Hoa như một giải pháp tích cực thì cần nên xem xét lại. Bởi các quan điểm ấy nó không chứa đựng đặc tính “Chơn” mà chỉ chứa đựng đặc tính “Xảo”. Đồng thời tư tưởng Tam giáo trong thời đại ngày nay, cũng chưa hẵn hoàn toàn tất cả là tiêu cực. Có những tư tưởng tinh túy của Tam giáo trong thế đạo (xã hội loài người) vẫn còn mang giá trị tích cực để con người đạt hạnh phúc. Ví dụ như Chơn thật, Khiêm cung, Hòa ái, bác ái, vị tha, đạo phụ tử, mẫu tử, đạo phu thê, các triết lý về Sắc – Không, Bát chánh đạo hay đạo tu thân của Đạo Lão…nhiều và rất nhiều tư tưởng Chơn, Thiện, Mỹ mà các tiêu chuẩn về Quality of life của WHO đã hàm chứa.

  6. Tranvienkien says:

    Người MỶ nhận xét về người Việt

    Xin bàn thêm một tí về ” nhận định ” của Người Việt .
    1- Người Việt nói: HCM là danh nhân VH thế giới. Người Việt có thể cho biết những “tác phẩm VH của HCM ” mà đã đoạt giải thế giới không? Riêng tôi chỉ biết ” tác phẩm Đời Hoạt Động của bác Hồ ” do ” Trần Dân Tiên ” viết và đã đoạt giải ” LÁO ” ở Việtnam mà thôi.
    2- Vâng, HCM đã giải phóng khoãng 1–2 triệu thanh niên miền Bắc dọc đường Trường Sơn. Hiện giờ bầy con cháu của ổng tiếp tục giải phóng: cho đám Đại Hàn, Đài Loan . . . .vô Việtnam nắn, bóp,rờ, mó gái Việtnam như lựa Heo giống, giải phóng trẻ em Việtnam qua Campuchia ” học tập khầu dâm ” với khách làng chơi ! Còn nữa, nhưng rất tiếc tôi không theo kịp tin tức. Vậy Người Việt có thể bổ túc thêm những cuộc ” giải phóng vĩ đại ” khác không???

  7. Trần Viển Kiến says:

    Trả lời về VNCH nối dài của ông VỦ

    Ông VỦ nói đúng 100%. Ở Little Sàigon có chúc xíu mà năm phe, bảy đảng,rồi củng không điều khiển được Cộng Đồng, lại để họ biểu tình la ó om sòm. Chán chết đi thôi !
    Thấy ở Quê Nhà không, chỉ cần một Đảng thôi là dư sức đè đầu, cởi cổ 85,000.000 dân oan, dân ức.
    Đồng bào có thấy Đảng Cộng Sản VN anh hùng bất khuất không ? Tất cả mọi người Việtnam trên toàn thế giới có thấy không ???

  8. Phản hồi về VNCH nối dài của ông VỦ

    Ông VỦ nói đúng 100%. Chỉ ở Litle Sàigon chúc xíu mà năm phe, bảy Đảng rồi cũng không điều khiển được Cộng Đồng,để họ biểu tình om sòm. Chán chết đi !
    Thấy ở Quê Nhà mình không, chỉ cần một Đảng thôi là dư sức đè đầu,cởi cổ 85,000.000 dân oan,dân ức ! Đồng bào có thấy ĐCSVN tài giỏi anh hùng không? Hởi những người Việtnam trên toàn thế giới có thấy không ? ? ?

  9. BáchViệt says:

    Tôi nghĩ, thảo luận là chuyện bình thường; khác ý kiến nhau cũng là bình thường. Nhưng sự thật cần được tôn trọng. Do đó xin đề nghị bog Kami và ĐànchimViệt hãy chỉnh lại đúng tên tác giả của bài viết.Ít ra giữa những người “chơi blog” cũng nên có một tinh thần hiệp sĩ và tôn trong lẫn nhau. Cảm ơn.

Leave a Reply to Tranvienkien