WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tức nước vỡ bờ

Khiêng quan tài Nguyễn Anh Tuấn đòi công lý ở Vĩnh Phúc

Khiêng quan tài Nguyễn Tuấn Anh đòi công lý ở Vĩnh Phúc

Tạp Chí Dân Chủ (Journal of Democracy) mới ra một số đặc biệt với chủ đề là “Trung Quốc tới cảnh tức nước vỡ bờ,” trong tiếng Anh viết là “China at the Tipping Point.” Tipping Point là sắp lật đến nơi, một ẩn dụ về tình trạng một vật nặng (thí dụ, hòn đá, tảng tuyết) nghiêng dần dần tới một độ nghiêng nào đó thì trọng tâm lệch ra ngoài và lật đổ, kéo theo những hòn đá hay các đám tuyết khác. Trong tiếng Việt chúng ta dùng hình ảnh tức nước vỡ bờ; khi nước dâng lên cao quá sẽ tới lúc bờ đê phải sụp đổ.

Tình trạng sắp lật đến nơi của cộng sản Trung Quốc cũng không khác gì ở Việt Nam. Khối người dân uất ức, chán ghét và khinh bỉ chế độ ngày càng đông hơn. Hiện nay đại đa số dân Việt cũng như dân Trung Quốc đã chán và khinh đám quan chức nắm quyền rồi. Nhưng nhiều người còn sợ, đại đa số thì thờ ơ, lãnh đạm. Nhưng đến lúc số người uất ức đông đúc hơn, nỗi phẫn uất của họ mạnh hơn và vượt lên trên nỗi sợ hãi, thì số người dân công khai đòi thay đổi các chính sách của đảng sẽ lên cao, lôi cuốn theo những người khác, giúp họ hết sợ. Và phong trào này sẽ đưa tới những đòi hỏi phải thay đổi cả chế độ. Các đảng cộng sản ở Trung Quốc và Việt Nam biết như vậy, và họ đang tìm cách ngăn không cho hiện tượng đó xẩy ra, càng lâu càng tốt. Họ ngăn cản được bao lâu, điều này không thể đoán trước được. Nhưng một điều ai cũng thấy, là lòng dân đang ngày càng phẫn uất, như mực nước ngày càng dâng cao hơn.

Cuộc biểu tình tại Vĩnh Phúc trong mấy ngày qua cho thấy lòng phẫn uất đã đưa tới hành động. Cái chết của anh Nguyễn Tuấn Anh cũng chỉ một trong trăm, ngàn cái chết oan khuất khác đã xẩy ra,. Một số được đăng trên báo chí từ mấy năm qua. Ông Trịnh Xuân Tùng bị một trung tá công an đả thương đến nỗi thiệt mạng. Ông Nguyễn Lập Phương chết một cách bí ẩn trong đồn công an ở Hải Phòng sau bốn ngày bị giam. Ông Ðặng Ngọc Trung chết một ngày sau khi bị bắt giam ở đồn công an Bình Phước. Cả ba vụ đều xẩy ra vào đầu năm 2011. Nhưng ba vụ này chưa gây ra những cuộc biểu tình đông đảo khiến chế độ phải đưa hàng ngàn công an tới trấn áp như trong vụ Vĩnh Phú này.

Trong vụ Vĩnh Phú, có đủ những sự kiện tiêu biểu cho các tội ác của chế độ cộng sản hiện nay, ở Việt Nam cũng như ở Trung Quốc. Thứ nhất là đám con cái các quan chức lộng hành, tự coi họ có quyền sống bất chấp pháp luật. Giống như Lý Khải Minh, một sinh viên Trung Hoa lái xe cán chết người trong một trường đại học thuộc tỉnh Hà Bắc trong năm 2010. Sau đó Lý Khải Minh còn đưa tay dọa những người bạn của nạn nhân tới ngăn không cho hắn bỏ đi: “Có giỏi thì kiện đi! Bố tao là Lý Cương!” Lý Cương là phó giám đốc công an địa phương. Một vụ cãi nhau trong quán rượu đã khiến anh Nguyễn Tuấn Anh tử vong, chỉ vì anh đụng phải con cái của bọn cường hào. Vì họ nghĩ rằng cả các khâu điều tra, truy tố và xét xử của bộ máy tư pháp sẽ không dám đụng tới họ.

Thứ hai, là cả bộ máy chính quyền, công an, tòa án nằm trong tay một đảng cộng sản, từ trên xuống dưới. Họ đồng lõa với nhau ăn gian nói dối, bất chấp công lý và đạo đức, để bảo vệ đặc quyền của các quan chức và gia đình họ. Trong vụ Vĩnh Phúc, các bác sĩ hay y tá của tổ chức pháp y đã làm giấy chứng nhận là anh Nguyễn Tuấn Anh chết vì say rượu rồi ngã xuống nước chết đuối. Nhưng gia đình cho biết thi thể nạn nhân có nhiều vết tích bầm tím, miệng thì gẫy răng, cho thấy anh đã bị đánh gần chết trước khi bị đẩy xuống nước. Khi gia đình phẫn uất kêu oan thì cả bộ máy công an được sử dụng để đàn áp.

Từ trước đến nay, người dân có thể thờ ơ, lãnh đạm trước những nỗi khổ của những người phải kêu oan khi bị mất ruộng, mất đất, hay bị bắt giam vô lý. Nhưng có dân chúng nước nào có thể chịu đựng cảnh lộng hành của một giai cấp quyền thế coi mạng người như rác mãi hay không? Có người dân ở đâu có thể thản nhiên trước cảnh cả guồng máy cai trị được sử dụng chỉ để bảo vệ đặc quyền của một nhóm quan chức tham ô mãi hay không? Hàng ngàn công an từ Hà Nội kéo nhau về Vĩnh Phú đàn áp một gia đình mất con là một hình ảnh đánh thức lương tâm của tất cả mọi người dân Việt Nam.

Một vụ Vĩnh Phúc khiến người ta nhớ lại tất cả những vụ giết người trước đó. Ai cũng phải tự hỏi bao giờ sẽ đến lượt mình? Ai sẽ là nạn nhân sắp tới, chịu số phận giống như Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Lập Phương, hay Trịnh Xuân Tùng? Nếu vụ Vĩnh Phúc chưa là lúc tức nước vỡ bờ thì sẽ còn nhiều vụ khác.

Tại Trung Quốc, đảng cộng sản biết phản ứng nhanh chóng để làm dịu nỗi phẫn uất của dân. Trong vụ Lý Cương năm 2010, sau khi các công dân mạng khắp nước phản đối, Cương được lệnh phải lên ngay truyền hình toàn quốc khóc lóc nhận lỗi đã không biết dậy con. Nhưng từ đó tới nay, còn bao nhiêu chuyện khác xẩy ra và được đưa lên mạng, lòng người dân vừa ghét, vừa khinh đảng cộng sản ngày càng lên cao. Trong tuần trước, 500 triệu người Trung Hoa trong lục địa vào mạng coi hình ảnh hàng ngàn con heo chết trôi trên con sông ở Thượng Hải. Đó chính là một hình ảnh tiêu biểu cho một chế độ chỉ biết làm giầu mà không thèm bảo vệ môi trường sống của người dân. Dân Trung Quốc lên mạng cũng phơi bầy cảnh chênh lệch giầu nghèo khiến nỗi bất mãn ngày càng sâu xa.

Năm nay, các đại biểu quốc hội Trung Quốc đi dự phiên họp đầu tiên đã ăn mặc rất khiêm tốn, vì năm năm trước các công dân mạng đã trình ầy hình ảnh của các đại biểu với những bộ y phục đắt tiền, những đồng hồ của đàn ông và ví sách tay đắt tiền của phụ nữ.

Tuần báo Economist tuần này cho biết trong Quốc hội Trung Cộng có 70 người là tỷ phú đô la Mỹ; còn trong quốc hội Mỹ không ai có tài sản đến một tỷ đô la. Người giầu nhất Trung Quốc hiện nay, với tài sản 13 tỷ, cũng là một đại biểu quốc hội từ năm 2002. Ông Tống Khánh Hậu (Zong Qinghou, 宗慶後) vốn là một người tự lập thân ở tỉnh Triết Giang. Chỉ được đi học trung học, ông đi làm công việc lao động ở một trường học tại Hàng Châu; rồi mở quán bán nước ngọt trong trường. Chung vốn với hai giáo sư, ông mở một công ty bán sữa, từ đó tiến tới một đại công ty tên là Wahaha (Oa Cáp Cáp, nghĩa là cô gái uống nước, 娃哈哈). Tống Khánh Hậu dùng quan hệ với đảng Cộng sản để mua bán với một công ty sữa lớn của Pháp là Groupe Danone, rồi dùng quan hệ với Danone để làm các cán bộ đảng kính trọng. Năm 1996 Wahaha liên kết với Danone mở nhiều công ty chung, trong đó Danone bỏ vốn 70 tỷ đô la Mỹ và được cho 51% cổ phần. Nhưng đến năm 2007, Danone tố cáo Tống Khánh Hậu đã đem tiền của các công ty chung đó mở các xí nghiệp riêng, cùng bán một thứ sản phẩm sữa. Vụ này được đưa lên báo chí khắp thế giới. Hai bên đi tới thỏa hiệp để khỏi phải ra tòa. Tạp chí Kinh Tài ở Trung Quốc còn cho biết Tống Khánh Hậu bị công an hỏi thăm về tội trốn thuế. Nhưng Tống Khánh Hậu đã trở thành một đảng viên cộng sản ngay khi đảng này mở cửa nhận các nhà tư bản, và đắc cử đại biểu quốc hội từ năm 2002, cho nên không ai nói đến tội trốn thuế nữa.

Không biết đi học lại từ lúc nào mà trong tiểu sử của ông ghi ông có bằng MBA của Đại học Triết Giang. Năm 2008, mấy tờ báo loan tin cả Tống Khánh Hậu  và vợ là Thi Ấu Trân (Shi Youzhen, 施幼珍) đều có “thẻ xanh,” tức là di dân thường trú ở Mỹ; và con gái hai người,  Kelly Zong (Tống Phức Lợi, 宗馥莉) là công dân nước Mỹ. Điều này không đáng ngạc nhiên. Trong năm 2011 đã có 150,000 người dân Trung Cộng xin làm di dân thường trú ở Mỹ. Theo Nhật báo Wall Street Journal thì trong 12 tháng, tính đến tháng Chín năm 2012 đã có 225 tỷ đô la được chuyển từ Trung Quốc sang các nước Mỹ, Canada, Úc, vân vân. Trong khi đó thì luật lệ chỉ cho phép mỗi người dân Trung Cộng được đem ra ngoài mỗi năm tối đa 50,000 đô la!

Tại Trung Quốc cũng như ở Việt Nam, các nhà tư bản đỏ đang chuyển tiền bạc ra nước ngoài, cho con cái đi du học nước ngoài, lấy vợ hay chồng ngoại quốc, trở thành dân thường trú và lấy quốc tịch ngoại quốc. Nơi nhận được nhiều tiền và đông người nhất là nước Mỹ. Con cái ông Nguyễn Tấn Dũng đã đi theo con đường du học và kết hôn đó; và chắc còn nhiều trường hợp khác. Tại Hương Cảng, khi các đại biểu đối lập tố cáo mấy nhân viên cấp “phó chưởng quan” trong chính quyền đang giữ quy chế di dân thường trú tại Mỹ, nhiều người đã xin trả lại “thẻ xanh” cho chính phủ Mỹ. Ở Trung Quốc và Việt Nam chưa thấy trường hợp nào.

Đây có thể coi là là một chiến thuật trong kế hoạch rút dù, hay hạ cánh an toàn, của các lãnh tụ cộng sản. Cô Huỳnh Thục Vi coi đó là một cảnh “tháo chạy” của họ để chuẩn bị cho ngày chế độ sụp đổ. Chắc họ chưa lâm vào cảnh “tháo chạy;” nhưng vẫn cẩn thận, chuẩn bi sẵn sàng. Bởi vì họ cũng đầy đủ tin tức và có trí thông minh để hiểu rằng chế độ này không thể tồn tại mãi được. Nỗi bất mãn ngày càng gia tăng, sẽ đưa tới cảnh tức nước vỡ bờ.

Hai đảng cộng sản ở Trung Quốc và Việt Nam đang tìm cách thay đổi chế độ cho bớt tàn ác, giảm bớt niềm uất hận của dân. Nhưng họ sẽ lâm vào một thế lưỡng nan. Thế lưỡng nan là: Không thay đổi thì sẽ đến cảnh tức nước vỡ bờ; nhưng nếu thay đổi thì lại mở đường cho dân đòi hỏi thay đổi nhiều hơn. Đây là một bài học của chế độ quân chủ Pháp trước cuộc cách mạng 1789. Như Alexis de Tocqueville đã nhận xét, trong cuốn “Chế độ cũ và Cách mạng” (L’Ancien Régime et la Révolution, 1856), chế độ quân chủ sụp đổ không phải vì vua Louis XVI chống lại việc thay đổi, mà vì ông ta chấp nhận thay đổi. Dân Việt Nam và dân Trung Hoa hiện nay có trình độ cao hơn dân Pháp vào thế kỷ 18. Các mạng lưới thông tin trên internet của họ cũng rộng lớn hơn. Nỗi uất ức của họ mạnh không kém. Không ai đoán trước được lúc nào sẽ đến cảnh tức nước vỡ bờ. Nhưng không cách nào tránh được.

© Ngô Nhân Dụng

Nguồn: NV

 

10 Phản hồi cho “Tức nước vỡ bờ”

  1. Việt Kiều Pháp says:

    GỬI BẠN ” nguyen ha ” :
    ” …nhận biết điều đó,người ta đả khám phá ra “Đại bác bắn bằng nước” có vận tốc cực lớn và có Sức-mạnh gấp hàng trăm lần cốt mìn,nhất là it tạo thiệt hại cho môi trường xung quanh. Mỹ là nước có vủ-khí nầy. Lý thuyết lấy “nhu thắng cương”,không còn là viển-vông nửa,mà là hiện thực! chúng tôi muốn nêu ra “ý-niệm’ nầy để cùng nhau nghĩ về một đường lối’chống Cộng’ hiện thực hơn. Cám ơn…” —- LỜI BÀN THÊM : Đọc comment này thấy hay hay, xin được ké vài câu ( tôi cũng thuộc lớp vào Đại Hoc năm 1959, thời Khoa Trưởng phân Khoa Khoa Học Faculte’ des Sciences ,Nguyễn Quang Trình ) Thời điểm Mỹ bắt đầu dùng sức nước để đục đẽo hầm mỏ ( 1960, mới hoàn chỉnh năm 1980 !? ). Theo bạn ” nguyen ha ” nghĩ lý thuyết lấy nhu thắng cương, như nước ( mềm ) mà thắng cương ( cứng ) không còn là viển vông tôi nghĩ chỉ đúng với ” Nhu Đạo ” ( JuDo ? ) ” rình rình ” trọng tâm ( centre de gravité ) của địch thủ sơ hở là ra tay, như khi đối thủ đá ta, trọng tâm sẽ chỉ dồn cả vào chân đứng, mất thăng bằng dề bị đốn ngã !? ) Còn đối với khoa học vật lý thì lý thuyết lấy nhu thắng cương như nước phá vỡ được đá, nước cắt được sắt thép, thì không đúng : vì rằng với một sức nước phóng ra từ vòi nước ( Nozzle ) muốn cắt được sắt đá, nó phải có một vận tốc chừng 900 miles một giờ, tức sức ép khoảng từ 3 đến 5 tấn ( 5.000 kg/cm2, trong khi đó cốt mìn chỉ có 500 kg/cm2 ) với một sức ép của nước lớn lao như vậy, máy bơm phải có bao nhiêu công xuất ( mã lực) cho đủ, như vậy đâu có phải là nước mềm mà làm được, đằng sau nước vẫn là yếu tố mạnh ( máy chạy, chứ đâu chỉ có nước mềm ? ). Kết quả không gì qua khỏi ” luật bảo toàn năng lượng, ( law of conservation of Energy ), Ra bao nhiêu phải vào cũng bấy nhiêu, nghĩa là cương thắng nhu không hẳn đúng trong trường hợp này . Vậy, nói riêng đối với cộng sản Việt Nam ta, thì chúng cứng một ta phải cứng 10, thế nhưng ta lại yếu ( mềm ) lấy gì lo chiến chinh ? HY SINH ! HY SINH ! ( Diên Hồng ) . Nghĩa là lấy 80 triệu dân mà đánh với 3 triệu cộng sản đảng viên. Già trẻ gái trai hãy dẹp bỏ ý tưởng ” cháy nhà hàng xóm, bình chân như vại “, thấy công an côn đồ hà hiếp đánh đập dân hãy bảo nhau sông vào mà tiếp cứu, chứ đừng khoanh tay vô cảm đứng mà nhìn, coi tệ bác, vô văn hóa lắm . Nhưng ai mà làm được điều này : “thanh niên tuổi trẻ, học sinh sinh viên là người tổ quốc mong cho mai sau ….” . Các bạn hãy dẹp bỏ ăn chơi hát sướng ( liều thuốc độc ru ngủ của công sản, mà đứng lên tự cứu mình, cứu lấy đồng bào mình !

    • nguenha says:

      Cám ơn Bạn VK Pháp.Rất nhiều cách Chống-Cộng.Suy nghĩ của bạn cũng là một cách.!
      Nhưng cách nào đi nửa cũng không nằm ngoài “cơn -đại-hồng-thuỷ” ‘của Dân-tộc.Đành rằng,như bạn nói CS “cứng”một,ta phải “cứng mười”.Bạn không thấy sao CSVN đang “chới với”giữa Biển-cả của dư luận,tha oán của Nhân dân hay sao??Có người nói chưa bao giờ Đảng CSVN “lúng túng” đến thế!!.CS “cứng “theo nghĩa bạo lực.Chúng ta “cứng’ theo nghĩa Bi-Trí-Dũng. Đó chính là Sức-mạnh của Tỉnh-thức!. Sức mạnh Mềm ở đây,không phải sức mạnh của người đấu vỏ(judo).Thân chào bạn.

  2. DÂN ĐEN says:

    “…China at the Tipping point ” : Nên chuyển ngừ là : Trung quốc sắp sửa bị lật đổ . Vì Tipping là present participle của động từ to tip ( lật ngiêng ) nếu dùng trong thì cận tương lai ( immediate future, China is going to tip ) hay Trung quốc đang bị lật đổ nếu trong thể tiến hành cách ( progressive form China is tipping ) . Đây là các hành văn ( giản di, nói ít nhừng phải hiểu nhiều ) của báo chí ta nên hiểu vậy cho trúng ý tác giả !?

  3. Hoàng Việt says:

    Bài học xưa ngày cắp sách đây
    Bao nhiêu áp lực tấm thân gầy
    Không tiền đói rách còn gông xích
    Thuế nặng sưu cao cảnh đọa đầy
    Cậy thế cường quyền ra sức ép
    Chân mềm liễu yếu có nương tay
    Gia tăng sức chịu không còn nữa
    Tức nước vỡ bờ chuyện có hay

    Phá cường quyền_Bài họa

    Ngàn đời bài học vẫn còn đây
    Tức nước vỡ đê sẽ một ngày
    O ép dân đen rồi họa đẫy
    Tham tàn bạo chúa hại nguy đầy
    Dập tan xiềng xích đây chung sức
    Vằm nát cường quyền đó góp tay
    Gieo gió rồi đây thời gặp bão
    Nhân nào quả ấy có ai hay

  4. Phanhuy says:

    Đảng Tô Hô

    Vui quá, hôm nay Đảng Bác Hồ 
    Giữ trời đất nước đứng bi bô
    Anh chàng Tổng lú vừa lên chức
    Dưới đường bá tánh rạp tung hô.

    Trọng phán: “Ta là Đảng chí tôn
    Độc quyền trị nước dám ai hơn!
    Mấy thằng kiến nghị đòi dân chủ
    Đạo đức suy đồi hỡi các con!

    Đảng là cha mẹ của muôn dân 
    Đảng trên tổ quốc triệu muôn lần!
    Tam quyền phân lập đồ tư sản
    Bá láp ba sàm chẳng thiết thân.

    Đảng ta khẳng định đã bao lần
    Búa liềm trường trị đến muôn năm
    Đứa nào hó hé đòi thay đổi
    Xem gương thằng Vũ với con Tần!”

    Giữa dòng bá tánh lặng im hơi
    Dõng dạc vang lên tiếng một người
    Một chàng tuổi trẻ chừng hăm chín
    Khí khái hùng hồn vọng khắp nơi.

    “Này ông Tổng Trọng Đảng phi nhân!
    Đảng là của Đảng của chi dân
    Ai bầu ai bán ai suy cử
    Mà ông nắm quyền trên nước Nam.

    Đạo đức suy đồi, ông nói ai?
    Những phường bán nước bọn tay sai
    Những người Cộng sản quên nòi giống
    Chỉ biết tham ô với độc tài!

    Độc quyền đảng trị đến muôn năm
    Ông muốn thành ra kẻ nội xâm
    Kẻ thù chung của toàn dân Việt
    Có khác gì đâu giặc ngoại xâm!

    Nếu Đảng còn chút lòng yêu nước
    Hãy trả quyền dân lại quốc dân
    Tám ba năm rồi trong áp bức
    Đất nước đang kề hố diệt vong.”

    Lời anh như tiếng sấm vang rền
    Dân tộc ngủ vùi mấy thập niên
    Đứng lên bừng tỉnh cơn mê muội
    Thấy Đảng tô hô chẳng áo quần.

    Phan Huy MPH

  5. latufa says:

    Từ Ngày Có Đảng

    Tám mươi ba năm từ ngày có đảng
    Bóng tối đọa đày úp xuống non sông
    Giai cấp căm thù chia lìa dân tộc
    Vô sản lai căng xóa dấu Lạc Hồng

    Tám mươi ba năm từ ngày có đảng
    Chủ nghiã phi nhân ảo giác hoang đường
    Bài ca vô luân kêu gào giết choc
    Xua giống Rồng Tiên vào bãi chiến trường

    Tám mươi ba năm từ ngày có đảng
    Nam bắc phân tranh huynh đệ tương tàn
    Phung phí máu xương điên rồ phi lý
    Chồn cáo lên ngôi ngất ngưỡng huy hoàng

    Tám mươi ba năm từ ngày có đảng
    Tổ quốc tủi buồn nuốt hận nô vong
    Xã tắc xót đau ôm hờn mất đất
    Giận kẻ nội thù bán đứng non sông

    Tám mươi ba năm  từ ngày có đảng
    Xã hội thụt lùi trở lại man khai
    Nhân dân khổ đau như thời ngoại thuộc
    Riêng đảng sang giàu chễm chệ trên ngai

    Tám mươi ba năm từ ngày có đảng
    Là tám mươi ba năm nô lệ lầm than
    Là tám mươi ba năm máu hòa nước mắt
    Là tám mươi ba năm khủng bố bạo tàn

    Tám mươi ba năm từ ngày có đảng,
    Tám mươi ba năm rồi héo hắt đời con
    Xin hãy buông tha cho nòi giống Việt
    Khao khát tự do dân chủ mỏi mòn.

    Phan Huy MPH

  6. nguenha says:

    “Tức nước vở bờ” một hiện tượng có tính “đột xuất” khó có thể xẩy ra dưới chế-độ CS.Vì sao vậy??
    Dân VN không phải bây giờ mới “ghét” HCM và DCS,từ hơn nủa thế kỷ,bà mẹ VN(Miền Trung) đả mắng mỏ con:”Đồ ham chơi chỉ lo kết bè,kết đảng” ý-niệm xấu xa về Đảng đả có từ khi ĐCS phát động phong trào:”thà giết lầm hơn bỏ sót”.Chính tai tôi nghe bà ngoại của tôi kêu lên”Thằng Già Hồ ác quá’,khi nghe mẹ tôi kể chuyện “chôn sống” cô bé bán kẹo đậu phụng.Thế nhưng cho đến hôm nay CS vẩn còn.Đó không phải CS có tài,mà vì chính sách kềm kẹp,qua hệ-thống tổ-chưc Đảng block! LXô sụp đổ từ chóp bu TBT,”đỉnh cao của hệ thống”,do đó thoát được “sự kềm kẹp”. Nói như vậy,không có nghĩa cái Chế-độ khốn nạn hiện nay ở VN không sụp đổ.Nhưng nó sụp đổ với hiện tượng khác: “Tức nước tràn bờ”!!.Hai hiện tượng “vở bờ’ và “tràn bờ” đều giong nhau về hậu quả,
    cả hai đều gây lụt lội,tàn phá…Chỉ có khác là Nhanh với chậm.Chúng ta đang ở vào hiện tượng “tràn bờ”.Hảy đổ nước vào thật nhiều, tràn bờ cũng tạo ra thác lủ!.Nước, đây là phong trào,tiếng nói…
    của quần chúng. Xin nhớ câu :thuốc bổ uống nhiều cũng chết!!

    • Builan says:

      Xin lôĩ , cho tôi hoỉ một chút riêng tư !
      Thấy không cần thiết, quan anh có thể không phaỉ trả lời !

      _ Anh nguyenha có quan hệ gì với anh L và BS NTL không nhĩ ?
      _ Nếu có, xin nhận ở tôi một lời chào thân kính !

      • nguyen ha says:

        Thưa bạn Builan, thế hệ của tôi ở vào đầu 1960.Vào năm 1961 chúng tôi đả vào Đại-Học.,không biết những người bạn anh nêu tên có ở vào thời điểm đó không? môt phần vì “viết tắt”,nên tôi khó nhận ra.. Nhân tiện đây,tôi thêm ý vào comment của tôi,có một chút về chuyên môn: thuở xưa người ta phá vở những kết cấu cứng(solid) bằng cốt-mìn,gây nhiều thiệt hại cho môi trường xung quanh.Sau khi nhận biết điều đó,người ta đả khám phá ra “Đại bác bắn bằng nước” có vận tốc cực lớn và có Sức-mạnh gấp hàng trăm lần cốt mìn,nhất là it tạo thiệt hại cho môi trường xung quanh. Mỹ là nước có vủ-khí nầy. Lý thuyết lấy “nhu thắng cương”,không còn là viển-vong nửa,mà là hiện thực! chúng tôi muốn nêu ra “ý-niệm’ nầy để cùng nhau nghĩ về một đường lối’chống Cộng’ hiện thực hơn. Cám ơn

      • Builan says:

        Xin cảm ơn anh H.
        Tôi tò mò – ” théc méc ” vì truớc đây từng có quen biết với “3 anh em trong một gia đình” (một anh tên H và 2 anh L) _ Bs NTL từng làm việc ở ĐN, nay đã về hưu !
        Có chút trùng hợp là cùng thời như anh H đã có thiện tâm bộc lộ !

        Tôi đọc nhiều COMs cuả anh nguyen ha , thấy rất gần guỉ – đồng cảm !
        Kính anh.

Leave a Reply to Phanhuy