WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nơi bến đò cuối tháng Tư

Quảng Trị, làng Bích La. Hầu như hằng năm tôi vẫn trở về lại dòng sông Thạch Hãn ở Quảng Trị, đứng bên bờ sông cũ, nơi miếng đất mà 35 năm trước đã từng là căn nhà thơ ấu của tôi.  Dòng sông vẫn như xưa.  Vẫn đôi bờ, bên lở, bên bồi.  Ở nơi mà dòng nước chảy ngang qua vùng đất này, những tháng ngày của hơn 35 năm trước, bao nhiêu bom đạn và máu xương đã đổ xuống đây.

Một khúc sông Thạch Hãn. Nguồn Simplevietnam.com

Tôi nhìn dòng nước phản chiếu dưới ánh nắng ngày hè của miền Trung, nhìn kỹ vào từng khoảng bờ đất lở loang lỗ, như là nhìn lại chính lòng mình với đầy vết thương từ quá khứ.  Tôi nhìn qua bên phải  của bụi tre cuốn mình trong gió để coi lại cái hố bom B52 vẫn còn chũng xuống nơi mà nền nhà của tôi đã từng ở đó. Không ai nhìn lại nỗi đau trên ba lần – người ta có nói.  Nhưng tôi đã nhìn lại cái hố bom đó, nhìn lại bờ đất lở Thạch Hãn này đã nhiều hơn là ba bốn lần.  Nhìn lại vết thương của mình có lẽ là một phương thức trị liệu tinh thần cho một con người đã đi xa quê nhà nhưng chưa từng rời khỏi quê hương.

Năm nay, một ngày 30 tháng Tư nữa lại về.  Tôi nhớ lại trong huyền thoại cổ xưa của Hy Lạp thì cái gì đã xẩy ra sẽ xẩy ra lần nữa, và lần nữa, trở lại mãi mãi, trong tương lai.  Nó sẽ trở lại không phải vì bản chất biến cố chỉ nằm trên bình diện vật thể – mà là của tâm thức.  Mọi chuyện ở thế gian từ thực tính là hiện thân của một ý niệm, một thoáng của tâm.  Thời quán ý niệm này là khuôn thức cho hiện tượng.  Và con người với hiện trạng bị đày đọa vào lịch sử trần gian chỉ là một nét cọ trên bản vẽ của dòng tâm ý vĩnh hằng này.

Vâng!  Ngày 30 tháng 4, 1975 là một chuyện đã xẩy ra hầu như rất xa vời trong quá khứ.  Đã 35 năm rồi còn chi?  Nhưng cái tâm ý về sự kiện lịch sử này vẫn còn đó bên ngoài cõi hiện tượng lịch sử.  Và tôi đang trải nghiệm trong tôi, với cộng đồng người Việt ở California, một sự dấy động trong tâm ý về câu chuyện tưởng như là không còn nữa.

Tôi nhớ lại mùa Hè năm 1972.  Khi dòng Thạch Hãn đã là chiến tuyến mới chia cách đôi bờ.  Tôi đã đứng bên ni, nhìn sang bên tê, kẻ thù đâu không thấy, người thân cũng bặt dạng tăm hơi. Tôi đã chỉ thấy lấp lánh bóng dáng chính mình phản chiếu dưới mặt nước cùng với luỹ tre kia.

Bây giờ là mùa Hè 2010.  Có những lần bên bờ biển từ California tôi nhìn về phía Tây, tưởng như là nhìn thấy bờ biển Việt Nam, cũng bên này, bên kia, như cũ, như xưa.  Nhưng bến bờ đâu thấy.  Tôi chỉ thấy vất vưởng những bến bờ quá khứ vẫn còn chia cách như là một tâm tưởng của cõi vĩnh hằng đứng trên thời gian và không gian hữu hạn.  Cái mất, cái còn như là bên bồi bên lở từ một cuộc chiến xưa cũ vẫn hằn sâu như là bờ đất của con sông Thạch Hãn hôm nay.

Mỗi lần dân tộc Việt Nam phải kinh qua một biến cố lớn – như ngày 30 tháng Tư của 35 năm trước – cái được, cái mất đã là một sự bù trừ.  Từ chính cá nhân mình, tôi mất hết quá khứ để có được một tương lai khác.  Từ lịch sử, dân tộc ta đã bước qua một chân trời ý thức mới mà nhu cầu ngày cũ nay đã không còn.  Từ bình diện vĩnh hằng, một thoáng ý niệm về hiện tượng con người Việt Nam đã hoàn tất một thời quán tiến hóa.

Nếu đem tâm lý vui buồn ra làm thước đo thì tôi lại rơi vào vũng lầy của hiện tượng.  Nhưng có một điều không thể chối cãi rằng, con người Việt Nam, từ viễn cảnh bên bến bờ California, thì đối với ngày 30 tháng 4, cái buồn vẫn nặng hơn cái vui.  Rất nhiều.

Tôi mất đi căn nhà ấu thơ bên bờ Thạch Hãn để có một nơi chốn khác bên bờ biển California.  Một khối rất đông dân ta mất đi cái Sài Gòn cũ để có được các khu phố Little Saigon ở quận Cam và San Jose.  Tôi đã bao lần tự nhủ rằng đừng cố níu kéo cái gì đã mất.  Tôi cũng đã viết bao nhiêu lần rằng chúng ta hãy quên đi ngày 30 tháng 4.  Nhưng cái gì tự nó đã xẩy ra thì phải đi theo quy luật vượt qua chủ ý con người.  Tôi so sánh chuyện này tới sự kiện bồi lở của dòng sông đang đe dọa khu vườn nhà ấu thơ, tôi đã cố gắng tìm cách chặn bờ đất, nhưng cuối cùng, như là lịch sử và hoài niệm, nó vẫn như là dòng sông Thạch Hãn cứng đầu và mãnh liệt, vẫn ngang tàng chuyển động theo quy luật vĩnh hằng.

Ít nhất, cho đến khi, chính mình và dân tộc có một cái Tôi khác, đứng cao hơn một nấc, để nhìn kỹ vào giòng lịch sử, bên lở bên bồi này, nhìn ra vết thương lòng, công nhận nó là một nỗi đau chung của Việt Nam, không riêng chi mình, không chỉ là hơn, là thua, mà là đôi bờ phải được bao gồm vào tâm ý.

Nhưng với cái tôi đang là, cứ mải nhìn hố bom, nhìn bờ đất lở của làng xưa, mà quên bẵng đi rằng, dưới giòng nước kia, vẫn còn đó chuyến đò kiên tâm chở dân làng qua chợ Hôm mỗi buổi chiều.  Chuyến đò vẫn còn, dù mái chèo nay đã thay bằng động cơ dầu, với những chiếc nón lá, những gánh rau, quả, cuộn lá chuối của bà con.  Tôi hình dung ra hình ảnh mạ tôi, em gái tôi đang gánh rau, lá chuối qua sông đi chợ mua mắm ruốc về lo cho con, cho cả nhà. Chuyến đò sang sông đó, trước và sau 30 tháng 4, 1975, vẫn còn đang nối liền hai bờ, mãi mãi với dòng chảy thời gian.

Tôi lắc đầu trở về với thực tại, từ giã hố bom, khu vườn, bờ đất lở để đi lần xuống bãi cát, bước lên mái đò chòng chành.  Tôi muốn vượt qua sông này thêm lần nữa. Bác lái đò nhìn tôi cười sún răng trong ngạc nhiên:  “Ôi chao, chú Liêm hà!  Chú về khi mô rứa?”  “Dạ chào bác, tui mới lại trở về”.

© Nguyễn Hữu Liêm

41 Phản hồi cho “Nơi bến đò cuối tháng Tư”

  1. Tran Hong Tam says:

    Tôi đọc những bài viết gần đây của ông Liêm, tôi thấy Ông là một người có thái độ rất khôn ngoan, biết nhu, biết cương, biết mình, biết ta, biết lui, biết tiến.

    Những ý kiến phản đối ông khá nhiều, nhưng chỉ bộc lộ ra là những người thiếu dân chủ, không chấp nhận những ý kiến khác mình, không chấp nhận những phương pháp khác mình, chỉ thấy môt cây, mà không thấy cả cánh rừng.

    Về một mặt nào đó, ông Liêm có bản lĩnh hơn, không đi theo những vế xe đổ của đám đàn anh, dám mở một hành lang khác. tôi thấy Ông Liêm có tầm nhìn chiến lược hơn.

    Tran Hong Tam

    • nvtncs says:

      Tran Hong Tam viết:

      “ông Liêm có bản lĩnh hơn, không đi theo những vế xe đổ của đám đàn anh, dám mở một hành lang khác”

      Đây là lời tuyên bố của một kẻ vô học, của một kẻ gian tà.

      Nguyễn Hữu Liêm là một tên có chữ mà không có nghĩa.

      Muốn làm lãnh đạo gây được hạnh phúc cho dân, người lãnh đạo phải sống theo một nguyên tắc luân lý; đó là điều thầy dậy từ tiểu học. Luân lý là một điều vượt thời gian và không có biên giới hoặc của riêng một chủng tộc nào.

      Những lãnh đạo gây hạnh phúc cho dân:

      George Washington, Nelson Mandela, Martin Luther King, Charles de Gaulle, Winston Churchill, Mohandas Gandhi, vv….

      Những lãnh đạo làm khổ dân:

      Hồ Chí Minh, Lê Đức Thọ, Đặng Xuân Khu, Stalin, Hitler, Mao Trạch Đông vv…

      Hai lớp lãng đạo trên khác nhau ở chỗ nào? Một lớp là người tử tế, có học thật sự; lớp kia là người vô học, đểu và độc ác.

      NHL thuộc vào lớp muốn làm lãnh đạo thứ ba, lớp lãnh đạo theo thời cơ, hợp tác với bạo quyền đang bóc lột dân gian:

      Philippe Pétain, Quisling, Nguyễn Hữu Liêm vv…

      Tiếc rằng chính trị gia VN khối người nghĩ như Tran Hong Tam.

      Có lãnh đạo như NHL, HHHG, cộng tác với ĐCSVN, không theo nguyên tắc luân lỵ, vô đạo đức, thì dân còn khổ dài dài.

      Sự thât thì NHL háo danh, mong kiếm tí tiền, chứ lãnh đạo gì.

    • nvtncs says:

      “…tôi thấy Ông là một người có thái độ rất khôn ngoan, biết nhu, biết cương, biết mình, biết ta, biết lui, biết tiến.”

      Trên đây là lời lẽ của một thằng bồi bút hèn hạ, khen hành vi của thằng làm chính trị hèn: “nhu, cương, tiến, lui”; tên bồi bút còn gọi NHL bằng “Ông” viết chữ hoa.

      Muốn dân chủ ư? NHL hãy đứng thẳng lên; đừng lúm khúm, lom khom, lén lút chạy theo quyền hành của mấy thằng độc tài.
      Có giỏi thật, hãy tranh đấu cho tự do, rồi ra tranh cử. Lúc đó sẽ được gọi là chính quyền, vì của dân bầu lên.
      ——————————-
      Tran Hong Tam, Nguyễn Hữu Liêm, hãy nghe đây lời của anh hùng dân tộc, Nguyễn Trãi:

      “Vừa rồi:
      Nhân họ Hồ chính sự phiền hà
      Để trong nước lòng dân oán hận
      Quân cuồng Minh thừa cơ gây loạn
      Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh
      Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
      Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
      Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế
      Gây thù kết oán trải mấy mươi năm
      Bại nhân nghĩa nát cả đất trời….”
      ———————————————–

      “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
      Lấy chí nhân để thay cường bạo.”

      Chắc hẳn Nguyễn Hữu Liêm biết hai câu trên. Thế nhưng hắn lại hợp tác với ĐCSVN cường bạo, hung tàn.

  2. Hoang-Văn says:

    một ông học giả như ông Nguyễn Hửu Liêm ngày càng trở nên nổi tiếng hơn ở trong nước lẩn hải ngoại từ ngày ông việt bài báo ca tụng ĐẠI HỘI VIỆT KIỀU gì đó và hôm nay cũng với cách suy nghĩ như vậy nhưng với một đề tài khác “30-04-75″..Tôi không hiểu tại sao ông có suy nghi như thế mà ông vẫn không dám về Việt Nam sống với chúng tôi những người dân bình thường. Ông đứng ở một góc tối an toàn nào đó rồi nói ra những điều mà người Việt nào có lương tri và lòng yêu quê hương có thể làm được .Đó là làm chứng cho sự DỐI TRÁ của một chế độ, bênh vực cho một tập đoàn chính quyền cai trị dân chúng dựa trên CÁI ÁC, và SỰ XẢO TRÁ, những cái xấu vẫn đang tồn tai một cách bình thường ngay tại đất nước này… ông đi đi về về bao nhiêu lần mà ông không nhìn thấy cái ác này hay sao? Nếu như ông IM LẶNG để hưởng chút quyền lợi mà nhà cầm quyền này bạn tặng thì chắc cũng chẳng ai trách cứ ông hà cớ gì ông cứ phải lên tiếng bệnh vực KÈ ÁC, bao che tội lỗi của NHỮNG KẺ ÁC VỚI DÂN, HÈN VỚI GIẶC bằng cái tài ăn nói “hoa mỹ và lập luận hùng biện’ of mình.. THẬT TIẾC khi ông là luật sư mà tấm lòng TRUNG THỰC với lịch sử, YÊU NƯỚC thương dân của ông còn thua cả những thằng vốn ít học như tôi…

  3. Lê văn Ty says:

    Quý vị cứ mất công phân tích nầy nọ với Nguyễn Hữu Liêm để làm gì?

  4. Trang Khanh says:

    Anh Liem !1972 Toi cung la Cau be hoc tro lop 2 Tai truong tieu hoc Bo De (doi dien Truong Tranh Nam QT/gan cong Dinh Cong Trang Thanh Co) Nhung Ky uc tuoi tho van con hien mai trong toi
    Toi rat hieu tam trang Cua Anh! Nhung cu den nhung ngay nay” Ho ” van cu Say Sua voi “Chien Thang”. Ho dau biet Mot nua nuoc Dau Thuong Dan Vat khi Nhung Ngay nay Lai Ve
    Ho van cu Lo bich Loi KIEU NGAO CONG SAN Nhung Mom Thi cu Ho To HOA HOP HOA GIAI DAN TOC.”Da35 nam roi con chi nua”. Vay ma Nhung Tai Nang Sinh Sau thap nien 80/90 van bi Ho Phan Biet do. Boi vi LY LICH xau (Ong Noi la NGUY AC ON Ma Ong Noi chet khi nao Chau khong biet) Anh Liem TINH TAM Lai

  5. Trưong Vô Kỵ says:

    Ông NHL vẫn còn mơ mộng và lý tưởng với CSVN quá. Đã 35 năm rồi mà ông vẫn chưa sáng mắt. NHL chỉ là một con người cơ hội. CSVN chẳng tin dùng NHL đâu cũng như chúng chẳng tin người Việt hải ngoại. Chúng chỉ là một bọn lợi dụng, vắt chanh bỏ vỏ. Khi nào NHL bị đối xử như Trần Trường hay ông Trịnh Vĩnh Bình lùc đó mới im mõm.

  6. Aqua says:

    Đọc bài viết của Ông Liêm , tôi thấy buồn cười và lạ lẫm . Một người mang danh trí thức đó ư ? Hay chỉ là thùng rổng kêu to . Nếu ông viết được thì xin hãy làm được . Hãy về Việt nam sống đí , nơi đây giờ “yên lạnh” rồi đó , dám về ở không ? Đâu ai cấm cản sự trở về và dựng lại ” căn nhà xưa ” của ông nhỉ ? Một NGUỴ QUÂN TỬ chính hiệu .Miệng thì la bài hãi yêu quê hương nhưng thậm thụt núp ló sống ở Mỹ .làm ba cái trò không ra gì . Mong rằng ban biên tập không huỷ ý kiến của tôi . Cám ơn

    • nguoi ty nan says:

      Rat dong y voi Aqua. Ong Liem hay mang gia dinh ve Vietnam ma song voi bon CS di. Ong noi, ong viet, nhung ong khong hanh dong.

  7. NV says:

    Chú Liêm mầy nếu còn có chút hồn tim để viết về đồng bào dân tộc VN cùng quê hương xứ sở thân yêu VN hình chữ S, thì chú em mầy hãy nói cùng những tên ngu xuẩn, ngu đần, thất học ngu dốt, khôn nhà dại chợ, ngông cuồng dại dột CSVN đang nắm quyền sanh sát trong tay của 85 triệu người VN như sau đây :

    1. Nông đức Mạnh, Nguyễn tấn Dũng, Nguyễn minh Triết cùng bè lũ tham danh, tham lợi, tham quyền cố vị hãy chấm dứt ngay những hành động mãi quốc cầu vinh, phản dân, phản quốc cùng dâng đất, nhượng biển cho lũ quỷ đỏ ác nhân tham tàn khát máu CSTC trước khi VN bị xóa tên trên bản đồ thế giới và toàn dân VN bị tàn sát dã man và hành hình, hành xác như là dân tộc Tân Cương, Tây Tạng .

    2. Cướp đất, cướp nhà, đàn áp dân oan, đàn áp giáo dân, phá hủy tượng Đức Mẹ, đặt mìn cho nổ tung Thánh Giá, bịt mồm, bịt miệng, bắt bớ, tù đày, tù ngục, hành hình, hành xác, đè đầu cưỡi cổ toàn dân VN gần 100 năm nay rồi, như thế vẫn chưa đủ tội để cho toàn dân VN phanh thây xé xác ra thành ngàn mảnh hay sao chứ . Khôn hồn thì hãy mau chấm dứt CNCS, XHCN cùng cái đảng súc sanh cầm thú ấy đi trước khi quá muộn .

    “Giết người thì sớm muộn cũng sẽ bị người giết lại”

    “Nợ máu sẽ phải trả bằng máu”

    “Phá nhà người ta thì trước sau gì cũng sẽ bị người ta thiêu đốt nhà của mình ra tro bụi mà thôi ”

    “Làm lành lánh dữ, ăn hiền ở lành thì sẽ được ơn phước lành của Trời, Phật, Chúa, Ông bà tổ tiên cùng Hồn thiêng sông núi ” .

    LS Nguyễn hữu Liêm là người có ăn học, có kiến thức ta nói ít chắc ngươi cũng hiểu nhiều và biết được tâm ý của ta . Hy vọng là chú em mầy tỉnh táo, biết lắng nghe, và biết học hỏi những điều hay lẽ phải để làm lành lánh dữ và ngày đêm tu tâm dưỡng tánh, rèn luyện bản thân để có cơ hội giúp dân, giúp nước mau chóng thoát khỏi địa ngục trần gian, gông cùm xiêng xích của lũ ác nhân tham tàn khát máu CSVN, CSTC để tránh cho chú em mầy ngày sau không bị “Thân bại danh liệt” và chết oan, chết ức và phải hối hận đau khổ cả kiếp người như là Phạm Ngọc Ẩn, và bao nhiêu người VN đã và đang lầm đường lạc lối để theo đóm ăn tàn cùng ngày đêm quỳ lạy quỷ đỏ CS.

    Người sống trên đời quan trọng không phải là do nơi địa vị bằng cấp, tiền tài danh vọng, giàu sang phú quí mà là do nơi biết phép hành xử và đối xử tốt đẹp với nhau thôi .

    NVN

  8. Hailang says:

    Lối về quê củ
    Lê Hải Lăng

    Tôi trở về thăm Quảng Trị
    Đứng bên ni bờ sông Thạch Hản
    Đếm lại nhịp chân đời tỵ nạn
    Thương quê nghèo da diết lắm anh ơi!
    Xa quá lắm rồi
    Cổ Thành tơi bời khói súng
    Máu thịt ngày nào loang vết giữa cồn sông
    Trên “Đại lộ kinh hoàng”
    Bà con tôi gánh gồng chạy tránh vùng giao chiến
    Địch rót pháo chận đường
    Xương máu đổ tang thương …

    Ba mươi ba năm xa xứ dặm trường
    Tôi trở về đây bước đi chao đảo
    Đếm từng mảnh vụn quê hương
    Gạch ngói tàn,con đường xưa trơ đá
    Vẫn những người mang đôi dép Trị Thiên
    Đội nón cối, tai bèo làm nên khói lửa
    Quê tôi không có mưa rồng nắng lụa
    Mỗi nụ cười ánh mắt nặng khổ đau
    Đất của bể dâu
    Cát cày sâu đầy sỏi đá
    Quê tôi như rứa
    “Mần răng chừ eng hè” -tội nghiệp-(*)
    Đếm tình Xuân trong chợp mắt chiêm bao
    Những lúc hứng gió Hạ Lào
    Rít rát từng mảnh da thớ thịt
    Những đêm đông mù mịt
    Rét lạnh căm căm chiếu mền không đủ ấm
    Sáng,chiều ,trưa muối mè ,cơm gạo hẩm
    Bát chè xanh sâu đậm nghĩa cuộc đời
    Bạn bè tôi ơi!
    Có những người ra đi biền biệt
    Mang tâm tình thương tiếc tận hồn sâu
    Tôi đứng nơi đây lồng lộng khói lam chiều
    Tiếc nuối tuổi hoa áo học trò
    Bắt bướm, ép lá thơm vào trang vở học
    Nhớ những ngày miền Nam có Tự Do Dân Chủ
    Quê tôi có những địa danh đi vào Lịch sử
    Đường về Áí Tử
    Dốc ngược La Vang
    Trạm dừng chân Tân Sở
    Quê tôi có Hải Lăng hai mùa lúa
    Hương Hóa ,Gio Linh ,Ba Lòng,Cam Lộ
    Trung Lương,Mai Lĩnh,Triệu Phong
    Quê tôi nghèo như lòng bàn tay tôi trắng
    Tôi về đây nghe trái hồn nằng nặng
    Nhớ những ngày xa xót cảnh phân ly
    Những tiếng nói thầm thì
    Đôi bạn củ ngẩn ngơ tìm nhận mặt
    Quảng Trị ơi mưa buồn lất phất
    Tôi đếm lại tuổi hoa niên đời con gái
    Nước đã xa nguồn không chảy lại
    Đường về quê rưng lệ nhớ một người…

    Quảng Trị ơi !Quê hương mình ơi!
    Đảng có bạc vàng đô la làm nên núi
    Xây lâu đài trên nổi khổ sinh linh
    Điện ngọc cung đình
    Đảng vươn lên dựng thành trì vua chúa
    Đảng cha ,đảng con nối nhau nhảy múa
    Bà con tôi cơm độn khoai từng bữa
    Tôi trở về đây ngở ngàng xa lạ
    “Ở xa về tha hồ nói phét”
    Tôi có mở miệng nói gì đâu
    Ba mươi ba năm dãi dầu
    Đảng đã đục hàng triệu cái đầu tươm máu
    Tôi về đây uống bát chè xanh ăn củ đậu
    Chia tâm tình khao khát chữ Tự Do…
    Luá quê tôi sẽ một ngày nở hoa Dân Chủ
    Làng mạc bà con cô,bác,chú
    Thi đua nhau gặt hái gánh về nhà.
    Lê Hải Lăng
    (*) eng=anh

  9. Vũ Thiện Tâm says:

    Đọc xong bài này tôi thấy hơi là lạ nhất là đoạn ‘ Tôi nhớ lại mùa Hè năm 1972. Khi dòng Thạch Hãn đã là chiến tuyến mới chia cách đôi bờ. Tôi đã đứng bên ni, nhìn sang bên tê, kẻ thù đâu không thấy, người thân cũng bặt dạng tăm hơi.’

    Anh Liêm ơi! Tôi không biết lúc đó anh mấy tuổi. Đơn vị chúng tôi đi suốt dọc Trường Sơn. Trấn quanh nhà thờ La Vang và dọc sông Thạch Hãn cho đến gần ngày mất nước.’ Người thân cũng bặt tăm hơi ‘ vì lúc đó người dân đã phải chạy ‘bán sống bán chết’ về vùng ‘tự do’. Đơn vị chúng tôi bảo vệ vùng đất này lúc đó không còn một bóng người dân nào. Anh không thấy người thân cũng đúng.

    Nhưng ‘Lúc đó kẻ thù đâu không thấy’ thì kể cũng hơi lạ?’ Bao nhiêu quân Bắc việt nằm chiếm phía bên kia sông mà anh không thấy. Chúng tôi ở bên này sông đi không dám đứng thẳng, chiều không dám nấu cơm sợ khói làm mục tiêu cho giặc. A. Liêm, không biết anh nằm mơ hay bị ‘mất trí ‘ ?

    Nhưng thôi chuyện đó đã mấy chục năm rồi nhắc lại có thay đổi được gì đâu? Chỉ tôị nghiệp cho người dân Việt suốt đời phải chạy giặc CS. Chạy mãi mà cũng không thoát được. Đó là cái nghiệp của nước ta. Nếu ngày nay mà còn đường chạy thoát, tôi bảo đảm với anh là đất nước VN sẽ không còn ai nữa. Anh nhìn lại xem thành phần sinh viên du học và đi ra nước ngoài là ai? Tại sao họ không xin đi qua Bắc hàn, Cuba hay Trung quốc mà chỉ thích đi Mỹ, đi Úc, đi Anh hay Gia nã đại. Hỏi thì sẽ có câu trả lời? Có phải con cháu quan chức không, anh? Anh trả lời đi anh Liêm.

    • Trung Lap says:

      Cám ơn anh Vũ thiện Tâm rất nhiều.

      • LUU DINH MAU says:

        HOI TRUOC 75 AN COM QUOC GIA , THOAT CS QUA USA . MY NUOI AN HOC . GIO LAM TAY SAI CHO CS. DUA HAN VE QUANG TRI MA SONG.
        CUU TU BINH CS 1972 ANLOC .

      • Luke Nguyen says:

        Dân tị nạn đã chạy CS sang đây mà VC còn bám theo như đỉa đói. Để chúng tôi yên, các ông CS ơi! Tội nghiệp!

  10. KENNY says:

    CÙNG CÃNH TRỞ VỀ…

    “Hầu như hằng năm tôi vẫn trở về lại dòng sông Thạch Hãn ở Quảng Trị, đứng bên bờ sông cũ, nơi miếng đất mà 35 năm trước đã từng là căn nhà thơ ấu của tôi..”

    Cám ơn tác giã Nguyễn Hữu Liêm giúp tôi nhớ lại hàng năm gia đình cậu, mợ và các anh chi tôi ra đi toàn bộ 14 nguời cùng một lúc , cùng một kiễu “tẫm liệm “và “chôn cất ” mà bà con trong thôn và thằng bé 10 tuỗi naỳ nỗi da gà ngồi tiển đưa bằng đôi mắt không dám chảy một giọt lệ. Duới đây là hình ảnh “bên bờ sông cũ, nơi miếng đất ” gọi là
    “quê huơng “cuả tôi trỡ về tong đêm 30-4 mỗi năm. :

    Uwe Siemon-Netto, a prominent German journalist , who accompagned a South Vietnamese battalion to a village Vietcong had raided in 1965, reported :
    ” Dangling from the trees and poles in the village square were the village chief, his wife, and their twelve children, the males, including a baby , with their
    genitals cut off and stuffed into their mouths, the females with their breasts cut off”. The Vietcong had ordered everyone in the village to witness the
    execution. They started with the baby and then slowly worked their way up to the elder children, to the wife, and finally to the chief himself…It was done very coolly , as much an act of war as firing anti-aircraft gun. ” It was routine ..Because it became routine to us, we did not report it over and over again.”
    We reported the unusual case, like My Lai.”(p.39-40 Real War R Nixon)

    Uwe Siemon-Netto , ký giả nỗi tiếng nguời Đức sau khi đi theo một tiễu đoàn Miền Nam vào ngôi làng bị Việt cộng bố ráp năm 1965 báo cáo như sau :
    (” Lũng lẵng trên các cành cây và sào trong sân làng là thân xác xã truơng , nguời vợ va 12 đưá con vừa trai , vưà gái kể cã cháu bé . tất cã nam đề bị cắt cu dái nhét vào mồm ,
    còn nữ bị cắt rời vú . Dân làng đuợc lên tập trung chứng kiến cảnh tàn sát. Việt cọng bắt đầu giết em bé rồi một cách chậm rãi giết các em lớn, giết nguời mẹ và sau cùng là giết nguời cha. Việt cộng đã giết cã nhà 14 nguời một các lạnh lùng như bấm cò đại liên bắn máy bay ‘

    “Việc VC tàn sát thế này là viêc bình thuờng hàng ngày …Vì với chúng tôi nó đã trở thành bình thuờng nên chúng tôi không tuờng thật tới , tuờng thuật lui mãi mãi. Chúng tôi chĩ tuờng thuật điều bất thuờng như Mỹ Lai này mà thôi.” ( trang 39-40 , Real War R. Nixon.)

Leave a Reply to Hailang