Nơi bến đò cuối tháng Tư
Quảng Trị, làng Bích La. Hầu như hằng năm tôi vẫn trở về lại dòng sông Thạch Hãn ở Quảng Trị, đứng bên bờ sông cũ, nơi miếng đất mà 35 năm trước đã từng là căn nhà thơ ấu của tôi. Dòng sông vẫn như xưa. Vẫn đôi bờ, bên lở, bên bồi. Ở nơi mà dòng nước chảy ngang qua vùng đất này, những tháng ngày của hơn 35 năm trước, bao nhiêu bom đạn và máu xương đã đổ xuống đây.
Tôi nhìn dòng nước phản chiếu dưới ánh nắng ngày hè của miền Trung, nhìn kỹ vào từng khoảng bờ đất lở loang lỗ, như là nhìn lại chính lòng mình với đầy vết thương từ quá khứ. Tôi nhìn qua bên phải của bụi tre cuốn mình trong gió để coi lại cái hố bom B52 vẫn còn chũng xuống nơi mà nền nhà của tôi đã từng ở đó. Không ai nhìn lại nỗi đau trên ba lần – người ta có nói. Nhưng tôi đã nhìn lại cái hố bom đó, nhìn lại bờ đất lở Thạch Hãn này đã nhiều hơn là ba bốn lần. Nhìn lại vết thương của mình có lẽ là một phương thức trị liệu tinh thần cho một con người đã đi xa quê nhà nhưng chưa từng rời khỏi quê hương.
Năm nay, một ngày 30 tháng Tư nữa lại về. Tôi nhớ lại trong huyền thoại cổ xưa của Hy Lạp thì cái gì đã xẩy ra sẽ xẩy ra lần nữa, và lần nữa, trở lại mãi mãi, trong tương lai. Nó sẽ trở lại không phải vì bản chất biến cố chỉ nằm trên bình diện vật thể – mà là của tâm thức. Mọi chuyện ở thế gian từ thực tính là hiện thân của một ý niệm, một thoáng của tâm. Thời quán ý niệm này là khuôn thức cho hiện tượng. Và con người với hiện trạng bị đày đọa vào lịch sử trần gian chỉ là một nét cọ trên bản vẽ của dòng tâm ý vĩnh hằng này.
Vâng! Ngày 30 tháng 4, 1975 là một chuyện đã xẩy ra hầu như rất xa vời trong quá khứ. Đã 35 năm rồi còn chi? Nhưng cái tâm ý về sự kiện lịch sử này vẫn còn đó bên ngoài cõi hiện tượng lịch sử. Và tôi đang trải nghiệm trong tôi, với cộng đồng người Việt ở California, một sự dấy động trong tâm ý về câu chuyện tưởng như là không còn nữa.
Tôi nhớ lại mùa Hè năm 1972. Khi dòng Thạch Hãn đã là chiến tuyến mới chia cách đôi bờ. Tôi đã đứng bên ni, nhìn sang bên tê, kẻ thù đâu không thấy, người thân cũng bặt dạng tăm hơi. Tôi đã chỉ thấy lấp lánh bóng dáng chính mình phản chiếu dưới mặt nước cùng với luỹ tre kia.
Bây giờ là mùa Hè 2010. Có những lần bên bờ biển từ California tôi nhìn về phía Tây, tưởng như là nhìn thấy bờ biển Việt Nam, cũng bên này, bên kia, như cũ, như xưa. Nhưng bến bờ đâu thấy. Tôi chỉ thấy vất vưởng những bến bờ quá khứ vẫn còn chia cách như là một tâm tưởng của cõi vĩnh hằng đứng trên thời gian và không gian hữu hạn. Cái mất, cái còn như là bên bồi bên lở từ một cuộc chiến xưa cũ vẫn hằn sâu như là bờ đất của con sông Thạch Hãn hôm nay.
Mỗi lần dân tộc Việt Nam phải kinh qua một biến cố lớn – như ngày 30 tháng Tư của 35 năm trước – cái được, cái mất đã là một sự bù trừ. Từ chính cá nhân mình, tôi mất hết quá khứ để có được một tương lai khác. Từ lịch sử, dân tộc ta đã bước qua một chân trời ý thức mới mà nhu cầu ngày cũ nay đã không còn. Từ bình diện vĩnh hằng, một thoáng ý niệm về hiện tượng con người Việt Nam đã hoàn tất một thời quán tiến hóa.
Nếu đem tâm lý vui buồn ra làm thước đo thì tôi lại rơi vào vũng lầy của hiện tượng. Nhưng có một điều không thể chối cãi rằng, con người Việt Nam, từ viễn cảnh bên bến bờ California, thì đối với ngày 30 tháng 4, cái buồn vẫn nặng hơn cái vui. Rất nhiều.
Tôi mất đi căn nhà ấu thơ bên bờ Thạch Hãn để có một nơi chốn khác bên bờ biển California. Một khối rất đông dân ta mất đi cái Sài Gòn cũ để có được các khu phố Little Saigon ở quận Cam và San Jose. Tôi đã bao lần tự nhủ rằng đừng cố níu kéo cái gì đã mất. Tôi cũng đã viết bao nhiêu lần rằng chúng ta hãy quên đi ngày 30 tháng 4. Nhưng cái gì tự nó đã xẩy ra thì phải đi theo quy luật vượt qua chủ ý con người. Tôi so sánh chuyện này tới sự kiện bồi lở của dòng sông đang đe dọa khu vườn nhà ấu thơ, tôi đã cố gắng tìm cách chặn bờ đất, nhưng cuối cùng, như là lịch sử và hoài niệm, nó vẫn như là dòng sông Thạch Hãn cứng đầu và mãnh liệt, vẫn ngang tàng chuyển động theo quy luật vĩnh hằng.
Ít nhất, cho đến khi, chính mình và dân tộc có một cái Tôi khác, đứng cao hơn một nấc, để nhìn kỹ vào giòng lịch sử, bên lở bên bồi này, nhìn ra vết thương lòng, công nhận nó là một nỗi đau chung của Việt Nam, không riêng chi mình, không chỉ là hơn, là thua, mà là đôi bờ phải được bao gồm vào tâm ý.
Nhưng với cái tôi đang là, cứ mải nhìn hố bom, nhìn bờ đất lở của làng xưa, mà quên bẵng đi rằng, dưới giòng nước kia, vẫn còn đó chuyến đò kiên tâm chở dân làng qua chợ Hôm mỗi buổi chiều. Chuyến đò vẫn còn, dù mái chèo nay đã thay bằng động cơ dầu, với những chiếc nón lá, những gánh rau, quả, cuộn lá chuối của bà con. Tôi hình dung ra hình ảnh mạ tôi, em gái tôi đang gánh rau, lá chuối qua sông đi chợ mua mắm ruốc về lo cho con, cho cả nhà. Chuyến đò sang sông đó, trước và sau 30 tháng 4, 1975, vẫn còn đang nối liền hai bờ, mãi mãi với dòng chảy thời gian.
Tôi lắc đầu trở về với thực tại, từ giã hố bom, khu vườn, bờ đất lở để đi lần xuống bãi cát, bước lên mái đò chòng chành. Tôi muốn vượt qua sông này thêm lần nữa. Bác lái đò nhìn tôi cười sún răng trong ngạc nhiên: “Ôi chao, chú Liêm hà! Chú về khi mô rứa?” “Dạ chào bác, tui mới lại trở về”.
© Nguyễn Hữu Liêm
Thưa ông Tran hong Tam,
Vì bận công việc, hôm nay trở lại diễn đàn, đọc qua những lời phản hồi của Ông NVTNCS và Ông THAILE, tôi thấy 2 ông viết rất đầy đủ ý nghĩa để trả lời cho thư của ông viết gởi tôi . Tôi nghĩ tôi không cần trả lời thư ông gởi.
Kính thư
Cảm ơn tất cả quý vị đã giành thời gian trao đổi trên diễn đàn này. Tôi học hỏi được rất nhiều từ mỗi ý kiến phản hồi. Và đây là suy nghĩ cuối cùng của tôi về chuyện luật sư Liêm:
Giả sử rằng ông Liêm nịnh nọt, chạy chọt, để được kết nạp vào ĐCSVN, rồi ông Liêm trở thành một ủy viên bộ chính trị, rồi ông Liêm giữ ghế thủ tướng chính phủ CHXHCNVN, thì thật hạnh phúc biết bao cho dân Việt nam. Ông Liêm đã tốt nghiệp luật khoa ở Mỹ, không đời nào ông Liêm lãnh đạo đất nước bằng công an, mật vụ, còng số 8, nhà tù, và chó nghiệp vụ như những tay ở trong rừng ra đang làm với nhân dân.
Jennifer Pham
Gửi Tran Hong Tam và bà Jennifer Pham:
Tran Hong Tam viết:
“Theo định nghĩa của nước Mỹ, thì ông Liêm là một công dân tốt đấy chớ. Ông Liêm đâu quên ơn nước Mỹ đâu.
Về việc ông Liêm chê bài Quốc Ca Mỹ, thì cũng giống như thiên hạ khen chê món hamburger của Mỹ vậy. Cớ sao mà ông phải phiền lòng.”
Lời ngụy biện của Tran Hong Tam biểu lộ một người giả dối và thiếu thông minh.
Quốc ca là bài hát chính thức, biểu tượng lòng yêu nước của một dân tộc, tượng trưng dân tộc và quốc gia đó.
Trước hết, so sánh sự chê bai quốc ca với chê bai một miếng thịt bò băm là lời lẽ của một kẻ vô lễ nếu không phải là hỗn xược.
Sau đó, sự so sánh có tính cách khập khễnh; vì chê một món ăn là chuyện sở thích một hương vị; trái lại một người công dân chê quốc ca của nước mình là người công dân như thế nào?
Giả sử tôi so sánh sự chê bai quốc ca CSVN với chê hũ mắm tôm thì ông Tran Hong Tam nghĩ sao?
Đến đây, tôi xin nhắc một điểm chủ yếu; đó là ông Nguyễn Hữu Liêm không phải là một việt kiều ( chữ này do CSVN nặn ra, và vô nghĩa lý ); NHL cũng không phải là người việt sống ở ngoại quốc.
Sự thật là Nguyễn Hữu Liêm là một người công dân Mỹ. Nước của NHL là nước Mỹ.
Khi ra nhập quốc tịch Mỹ, NHL đã trả lời câu hỏi của chính phủ Mỹ: “NHL có phải là người cộng sản không?”
Và NHL đã tuyệt đội từ bỏ quốc tịch Việt Nam.
NHL đã thề bảo vệ hiến pháp Mỹ.
NHL đã thề bảo vệ Liên Bang Mỹ.
Đây là bản tuyên thệ bằng tiếng Mỹ:
————————————————–
I hereby declare, on oath, that I absolutely and entirely renounce and abjure all allegiance and fidelity to any foreign prince, potentate, state, or sovereignty of whom or which I have heretofore been a subject or citizen; that I will support and defend the Constitution and laws of the United States of America against all enemies, foreign and domestic; that I will bear true faith and allegiance to the same; that I will bear arms on behalf of the United States when required by the law; that I will perform noncombatant service in the Armed Forces of the United States when required by the law; that I will perform work of national importance under civilian direction when required by the law; and that I take this obligation freely without any mental reservation or purpose of evasion; so help me God.[1]
—————————————–
Cũng nên chú ý NHL sống ở Việt Nam 20 năm và sống ở Mỹ 35 năm.
Thế nhưng, năm 2009, sau khi tham dự “hôị Nghị Việt Kiều Yêu Nước”, NHL viết:
——————————————
Ba mươi bốn năm qua là Quốc ca Hoa Kỳ xa lạ, Star Spangled Banner. Nay thì tôi lại nghe và chào Quốc ca Việt Nam và lá cờ đỏ sao vàng. Con người là con vật của biểu tượng. Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước. Tôi cảm nhận được một dòng điện chạy từ đáy lưng theo xương sống lên trên cổ trên đầu như là khoảnh khắc thức dậy và chuyển mình của năng lực Kundalini. Tôi nhìn lên phía trước, khi vừa hết bài Quốc ca, mấy chục cô và bà đại biểu từ Pháp đang chạy ùa lên sân khấu, vỗ tay đồng ca bài “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”. Tôi nhìn qua các thân hữu Việt kiều từ Mỹ, và ngạc nhiên khi thấy hầu hết – kể cả những người mà tôi không ngờ – đang vỗ tay hào hứng la to, Việt Nam! Hồ Chí Minh! Cả hội trường, và tôi, cùng hân hoan trong tất cả (vẫn là) cái hồn nhiên mà dân tộc ta đã bước vào từ hồi thế kỷ trước.”
—————————————–
Và còn viết:
—————————————–
…Ngày hôm sau, thứ Ba, 24 tháng 11, trên suốt chuyến bay để “đi” California – không phải là “về” như bao lần
—————————————–
Tại sao một người công dân Mỹ như ông NHL gọi bài quốc ca của mình là xa lạ.
Rồi NHL “cảm nhận được một dòng điện chạy từ đáy lưng theo xương sống lên trên cổ trên đầu” khi NHL nghe quốc ca nước ngoài “Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước.
Tại sao một người công dân Mỹ như ông NHL, khi về nước mình nghĩa là nước Mỹ, lại gọi là “ĐI” Mỹ; và đi nước ngoài lại gọi là “VỀ”? Vậy NHL là một người công dân Mỹ như thế nào? Nếu người Mỹ sinh đẻ ở Mỹ đọc và hiểu tiếng VN họ sẽ nghĩ sao về người công dân Mỹ Nguyễn Hữu Liêm?
Gía ông Liêm lẳng lặng về VN thăm bà con, thì chẳng ai để ý.
Đằng này ông Liêm, tay thì cầm hộ chiếu Mỹ bay về Cali, miệng thi hô to với người gốc Việt khắp năm châu và người Việt trong nước Việt Nam rằng kỳ này ông ấy “ĐI” Cali chớ không phải “VỀ” Cali như mấy kỳ trước.
Tran Hong Tam hãy nhìn kỹ những gì NHL làm, trước khi viết bừa.
Hãy cố gắng tranh luận cho xát sự thật và đừng dùng lý sự cùn.
Tại sao một người công dân Mỹ thường như ông NHL được dự buổi kết án các nhà tranh đấu dân chủ, trong khi thân nhân của họ và báo chí ngọai quốc không được dự buổi kết án đó? Như vậy có phải NHL có quan hệ đặc biệt với ĐCSVN?
-Kính Trần hồng Tâm & Jennifer Pham.
-Ông Bush hay đức giáo hoàng và người ngoại quốc không phải là nạn nhân của CSVN,về ngoại giao chỉ có họ mới biết họ đang làm gi trong giai đoạn đó!, không lẽ ông Bush lại nói ra ,tiếp cái thằng ăn trộm, nói láo này tao chán quá,phải đón nó bằng cửa sau, nói chuyện với nó mà đồng hương VN chửi nó còn tệ hơn thú vật.
-Đúng như các vị nói, ông NHL có quyền làm tất cả những gì trên vùng đất tự do này,ông cũng có quyền giao du với thế giới, không ai cấm cả, nhưng có điều 1 người đã bị cướp mà nay đã no đủ lại ngu xuẩn quay đầu về đầu hàng bọn cướp,còn chọc giận nạn nhân của bọn cướp thì bị phản ứng cũng đâu có oan, tôi nhớ có 1 bài, ông luật sư trời ơi này nói rằng, người Việt tị nạn CS chỉ trích việc ông ca tụng CS giống như những người chỉ biết đi tìm rác mà ngửi,trí thức như ông Liêm u mê qúa đi, cái chủ thuyết mà ông Hồ Chí Minh khổ công lặn lội tìm về cho nhân dân VN đã biến dân tộc VN thành 1 bãi rác của thế giới mà chúng ta đã liều chết bỏ chạy tìm nơi trong sạch hơn, trong đó có ông thì nay ông còn ghiền cái mùi rác lâu năm còn tệ hơn mùi rác thải bệnh viện và chủ nhân của bãi rác này chỉ dùng những trí thức không tốn tiền đào tạo như ông Liêm để dọn rác mà thôi, như vậy ai lời !!!!
-Quí vị nói đừng nên hận thù, đúng như vậy,tôi và gia đình đâu dại gì động não để nhớ đến chuyện xưa, nhưng chính sự dối trá của CSVN từ lãnh tụ đương thời cho đến những người đón tiếp chúng tôi tại Tân sơn Nhất và hầu hết bộ máy công quyền lố bịch của chính phủ đã cố ý gợi lại mối thù này,tiền xin Visa, tiền hối lộ hải quan, tiền địa phương công khai muốn chúng tôi đóng góp có phải là bọn cướp hay không? đây là bọn cướp ngày càng ngày càng táo tợn, lộ liễu như 1 loại vi trùng mà phương pháp duy nhất là giải thể cái đảng ô uế này,quí vị tìm hiểu ngoài những người như ông Liêm, có được bao nhiêu người sau khi ra khỏi Tân sơn Nhất mà không nguyền rủa chính thể này.
-Jennifer Pham ơi,có 1 nhà báo nói rằng, 2 đội bóng thi đấu trên sân cỏ, trong đó có 1 đội chỉ được quyền đá trên sân nhà thì sớm muộn đội này cũng bị giải thể, quí vị có thể nguyền rủa ,ám sát 1 vị tổng thống, 10 ông tướng và thay đổi 1 chính quyền VNCH, nhưng ám chỉ cả 1 quân đội như QLVNCH thì hơi vội vàng và cần tìm hiểu thêm ở nhiều tài liệu mà bây giờ không còn là bí mật nữa, quí vị nên so sánh tinh thần bất khuất của các anh hùng như Ngụy Văn Thà và các chiến sĩ hải quân VNCH, biết rằng bẳn thẳng phát súng vào đối phương là mình sẽ bỏ mạng mà vẫn khai pháo,xứng đáng hơn là 1 quân đội luôn hô hào đánh thắng 2 đế quốc sừng sỏ nhưng nay lại ngoan ngoãn im mồm để giặc Tầu muốn làm gì ngư dân mình thì làm.
-Vài dòng mong quí vị suy nghĩ lại.
Tran Hong Tam viết:
“Ông lên án ông Liêm chụp hình chung với Nguyễn Tấn Dũng, thế sao không lên án tổng thống Bush bắt tay ông Dũng”
Lý luận như thế này thì nếu có đỗ tú tài, là đội ơn khoan hồng tối đa của ban giám khảo.
Nói đến bắt tay, tôi lại nhớ chuyện, không biết thật hay hư nhưng không thiếu lý thú, hai đồng chí Nikita Kruschev và Chou en Lai bắt tay nhau:
Đệ nhất bí thư đảng CS Liên Xô Nikita Kruschev, sau khi bắt tay thủ tướng Cộng hòa Nhân Dân Trung Quốc Chou En Lai, lấy khăn tay lau tay rồi lại cất khăn tay vào túi.
Thấy thế, Chou En Lai cũng rút khăn tay của mình ra, lau tay mình và khi lau xong, vứt khăn tay đi.
Tổng thống Liên Bang Mỹ George Walker Bush nghĩ sao về cộng sản, dân tộc Mỹ, ai ai cũng biết; nhưng TT G W Bush biết lễ nghi và là người thay mặt dân tộc Mỹ tiếp đón quốc khách, nên không lau tay, hoặc rút giầy đập lên kệ trước mặt Liên Hiệp Quốc như đồng chí Nikita Kruschev.
Trả lời bà đầm Gia Nã Đại gốc việt Jennifer Pham, phần một:
Muốn biết “gian tà” là gì, xin bà bấm vào chữ
ĐÂY
Trên ảnh thứ ba, từ trái sang phải:
Nguyễn Hữu Liêm, X, X, Nguyễn Tấn Dũng, David Huy Hồ.
Thưa ông Forget Me Not Đặng:
Ông nói ông Liêm “quên ơn cứu tử” “tráo trở”: Tôi thấy ông Liêm học hành, phấn đấu, đỗ luật sư, đi làm, đóng thuế, góp công xây dựng cộng đồng, tôn trong luật pháp nước Mỹ. Theo định nghĩa của nước Mỹ, thì ông Liêm là một công dân tốt đấy chớ. Ông Liêm đâu quên ơn nước Mỹ đâu.
Về việc ông Liêm chê bài Quốc Ca Mỹ, thì cũng giống như thiên hạ khen chê món hamburger của Mỹ vậy. Cớ sao mà ông phải phiền lòng.
Việc ông Liêm sống ở đâu là việc riêng của g/đ ông Liêm. Bộ di chú Mỹ không ban lệnh trục xuất thì thôi, hề hấn gì đến ông mà ông cứ phải hù dọa xua đuổi người ta.
Ông Liêm “nói mà không làm, nói dóc, nói xạo” cũng còn hơn bao người không nói không ra câu ra chữ, còn làm thì toàn làm bậy. Mà tôi thấy ông Liêm cũng được việc đấy chớ. Không có ông Liêm, sao chúng ta hiểu được cặn kẽ vụ án “Bốn Người”. Không có con mắt chuyên môn của ông Liêm, ai phơi bày ra được sự lạc hậu của hệ thống tòa án Việt nam.
Mấy ông chê ông Liêm “hèn”, nhưng ông Liêm đứng ra chịu trách nhiệm về những việc ông làm. Còn các ông không hèn – mà không dám dùng danh tính thiệt của mình trên mỗi trang viết.
Ông lên án ông Liêm chụp hình chung với Nguyễn Tấn Dũng, thế sao không lên án tổng thống Bush bắt tay ông Dũng tại Nhà Trắng đi. Sao không lên án Việt kiều Mỹ Nguyễn Bảo Hoàng, kết hôn với con gái ông Nguyễn Tấn Dũng đi. Sao không lên án Đức Giáo Hoàng tiếp Nguyễn Minh Triết tại Vatican đi.
Quân đội có nhiều binh chủng. Hòa tấu thì phải có nhiều nhạc cụ. Ông Đặng giỏi việc gì, thì ông cứ việc mang tài năng của mình ra mà cống hiến. ông Liêm thạo về luật pháp, ngoại giao, thì cứ để ông làm theo sở trường của ông Liêm. Nhiều binh chủng, nhiều nhạc cụ, thì mới hy vọng thổi được một chút không khí dễ thở cho nền dân chủ Việt nam. Sao mà ông Đặng phải lên án công việc của ông Liêm.
Thưa ông Đặng, đọc ông tôi chỉ thấy toàn mùi hận thù – xin lỗi ông nếu những nhận xét của tôi là đường đột. Tôi rất hiểu nỗi đau của một người mất nước, tôi hiểu tấm lòng của ông với quê hương. nhưng nếu ông để lòng hận thù bao trùm lên lý trí, thì tôi e rằng ông sẽ không phân biệt được bạn – thù, và lại lặp lại bài học đắng cay cách đây 35 năm mà ông đã vấp phạm. Rất mong ông nghĩ lại.
Kính thư
Tran Hong Tam
Chính Nguyễn hữu Liêm đã dùng ngòi bút của mình để đâm, khuấy động vào vết thương chưa lành trong lòng những người Viêt tỵ nạn công sản .
Nguyễn hữu Liêm đã bám càng trực thăng để trốn khỏi quê hương trong tủi nhục, được người dân Mỹ mở rộng vòng tay đón nhận. Sống trên đất nước đã cưu mang mình, giúp NHL có được mảnh bằng luật sư , thế mà NHL còn phản bội , quên ơn cứu tử. NHL còn cười chê bài quốc ca của Mỹ nghe sao xa lạ . NHL ca tụng lá cờ máu. NHL là người tráo trở, không phải là người nhân hậu, đạo đức. Có học mà vô tri giác. Sống bên xứ tự do mà ca tụng cộng sản, thế thì sao không về sống với cộng sản? Người ta chống đối NHL ở điểm :nói thì hay mà không dám làm theo lời mình nói, có nghĩa là NHL nói xạo, nói dóc, nói ba phải, nói để chọc tức cho thiên hạ chửi .
Những người chống đối NHL là con người, không phải thần thánh : Chúa hay Phật, cho nên cái ký ức đầy máu và nước mắt mà họ đã bị chính người đồng loại bức tử, hành hạ họ ngay chính trên quê hương của mình , làm sao họ quên được ? Họ có thể tha thứ nhưng không thể quên ! Xin NHL hãy nhớ điều này . NHL có quyền tư do ngôn luận nhưng kh ông có quyền buộc người đọc phải tôn trọng cái tư tưởng phản bội, ngược lại lòng người.
Tôi có mấy tấm ảnh của NHL chụp chung với Nguyễn tấn Dũng, do người bạn chuyển qua email, nhưng không biết cách nào gửi kèm vào đây đẻ bà con xem cho rõ bộ mặt “ăn cơm quốc gia mà thờ ma cộng sản” của NHL .
Tôi không biết Nguyễn Hữu Liêm. Tôi không biết ai trong diễn đàn này. Bữa nay tình cờ đọc được bài viết “Nơi Bến Đò Cuối Tháng Tư” và những phản hồi khiến tôi cảm thấy phải lên tiếng.
Tôi là một phụ nữ Việt sống tại Canada. Tôi thấy ở đất nước này mặc dù người ta có rất nhiều quan điểm khác nhau trong mọi lãnh vực, kể cả chính trị, nhưng họ vẫn chung sống với nhau một cách hòa bình, “có văn hóa”. Hẳn rằng nhiều bạn đọc viết phản hồi cũng sống ở Mỹ hoặc những nước phương Tây khác, sao chúng ta không học phong cách của người ta, tôn trọng mọi người, sống chung với tất cả những ai “khác” mình.
Trên bàn cờ chính trị, mọi đảng phái chọn một đấu pháp khác nhau. Ông Nguyễn Hữu Liêm hoàn toàn có quyền lựa chọn cho mình một cách đi riêng. Đồng ý hay không đồng ý với ông, chúng ta cần tôn trọng sự lựa chọn đó. Hãy để cho ông Liêm thể hiện lòng yêu nước theo cách riêng của ông. Hơn nữa tôi thấy ông Liêm có chống đối hoặc bất lịch sự với các bạn đâu, mà các bạn “dữ dằn” với ông dữ vậy.
Tôi vẫn coi những cuộc tranh luận chính trị nảy lửa trên TV, nhưng các đấu thủ vẫn tôn trọng nhau mà tuyệt đối không thấy có một ai thóa mạ, chụp mũ, hay lăng nhục lẫn nhau. Trong khi tôi thấy các bạn dùng những cụm từ thóa mạ ông/ bà Tran Hong Tam như “vô học”, “gian tà”. Tôi thiển nghĩ nếu “vô học” thì làm sao ông/bà Tran Hong Tam viết nổi những ý kiến phản hồi mạch lạc và sâu sắc như vậy. Chúng ta có thể tranh luận với ý kiến ấy, nhưng không nên chụp cho ông/bà ấy cái mũ “gian tà”. Tôi đọc đi đọc lại, chẳng thấy chỗ nào có dấu hiệu gì “gian tà” cả.
Ngày xưa, khi Việt Nam Cộng Hòa còn sống, các anh không lo đánh giặc, mà chỉ lo đảo chính. Ngoài kia, những quân đòan Bắc Việt đang xiết chặt vòng vây Sài Gòn, bên trong thì các anh cứ chúi mũi vào việc đấu đá tranh giành quyền lực. Hôm nay các anh nhân danh chống Cộng, mà tôi thấy các anh toàn chống lẫn nhau không à. Buồn lắm thay. 35 năm sống ở phương Tây mà lại không có được một phong cách Tây chút nào. Đáng lẽ công sức, thời gian, tiền bạc, năng lực nên tập trung vào chống 14 Uỷ viên Bộ Chính Trị của ĐCSVN, cớ sao lại chống ông Liêm làm gì!
Jennifer Pham
Thưa ông Liêm,
Thưa tất cả những ai cho rằng ông Liêm “thực tiễn”,
Tôi vừa mới đọc được một bài viết về Hòa Hợp Hòa Giải… của Tô Hải trên Diễn đàn baotoquoc. Theo tôi, ông Tô Hải (đang ở trong nước) phân tích rất đúng. Xin mời ông Liêm cùng quý vị.
Riêng cá nhân ông Liêm, tôi biết “Bến đò cuối tháng Tư” ấy đang nằm chờ đợi ông từng phút từng giây. Ông hãy về gấp trước khi “sụm ba chè”.
Nhớ là đừng có thèm trở lại đất Mỹ, “một nơi chốn không bình yên” nầy nữa nhé, nghe ông Liêm?