Phóng viên báo Pháp luật TP HCM ‘bị bắt’
Phóng viên tờ Pháp luật TP HCM, ông Võ Thanh Tùng, bút danh Duy Đông, vừa ‘bị bắt’, theo một số nguồn tin .
Đại diện tờ báo này không xác nhận thông tin với BBC mà nói còn chờ thông báo chính thức từ cơ quan chức năng.
Trong bài đăng sáng 8/8, báo Tuổi Trẻ nói ông Tùng bị bắt ngày 7/8, tại một khách sạn ở Biên Hòa, khi đang gặp một người đại diện một quán bar ở Đồng Nai.
Tờ này cũng dẫn lời một nhân viên nhà hàng khách sạn nói ông Tùng bị công an bắt quả tang khi vừa nhận một xấp tiền đôla của quán bar. Tuy nhiên, không rõ tổng trị giá số tiền này là bao nhiêu.
Trong khi đó, trang VietnamNet cho biết lực lượng công an tiến hành bắt ông Tùng sau đó đã lập biên bản hành vi phạm tội quả tang đối với ông và thực hiện lệnh khám xét nhà, thu giữ một số giấy tờ, ổ cứng và hiện vật khác.
Cùng bị bắt với ông Tùng còn có hai người được cho là cộng tác viên của ông Tùng trong nhiều bài phóng sự điều tra.
Trả lời phỏng vấn BBC ngày 8/8, ông Mai Phan Lợi, Phó Tổng Thư ký Tòa soạn của Pháp luật TP HCM, nói cho đến nay tờ báo chưa nhận được thông báo chính thức nào từ phía cơ quan điều tra.
‘Nội dung khó đoán’
Theo tin đăng trên trang web của Đài Tiếng nói Việt Nam, việc bắt giữ ông Tùng được phối hợp thực hiện bởi Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C45 – Bộ Công an) và công an Đồng Nai.
Bình luận về điều này, ông Lợi cho biết ông thấy “ngạc nhiên vì C45 của Bộ Công an phải vào bắt người trong một vụ án hình sự bình thường” vì “thường thì công an cấp huyện, cấp tỉnh người ta đã có thể xử lý rồi.
“Có lẽ vụ án có lẽ có nhiều nội dung khó đoán,” ông nói.
Ông Lợi cho biết ông Tùng đã công tác tại Pháp luật TP HCM được khoảng một năm, và là phóng viên thường trú của tờ báo tại tỉnh Đồng Nai.
Phóng viên này gần đây đã có loạt bài về những sai phạm tại các quán bar ở tỉnh Bình Dương và Đồng Nai.
Bên cạnh đó, ông Tùng cũng từng đạt giải thưởng báo chí nhờ loạt bài “Nhức nhối nạn đóng “hụi chết” cho CSGT trên QL20″
Đại diện của tờ báo đặt nghi vấn trước tin nói ông Tùng bị bắt quả tang khi đang nhận hối lộ.
“Báo Tuổi Trẻ ghi là “được cho là bắt quả tang”, tức là các phóng viên viết bài cũng không chứng kiến việc ấy. Họ cũng chỉ dẫn nguồn từ một người nhìn thấy việc bắt.”
“Trong một tình huống sinh hoạt bình thường, người ta có thể có tiền trên tay, nhưng tại sao lại có tiền. Đấy là những cái mà tôi nghĩ là quá trình điều tra phải làm rõ, tiền đấy là của ai, tại sao lại đưa,” ông Lợi nói.
“Loạt bài của Tùng đã đăng rồi, chứ không phải chưa đăng. Nếu chưa đăng thì có thể người ta đưa tiền để đưa ra đề nghị nào đó, nên tôi cũng rất băn khoăn về độ xác thực của những thông tin trên báo,” ông nói.
Thông cáo ngắn trên trang web báo Pháp luật TP HCM ngày 8/8 nói tờ báo “đang tiếp tục theo dõi để có hướng xử lý cụ thể”, ngoài ra không bình luận gì thêm.
Ông Mai Phan Lợi cho biết sẽ đăng tải thêm thông tin về vụ việc liên quan đến ông Tùng trên mặt báo sau khi có thêm thông báo chính thức.
Nhà báo chống hối lộ
Loạt bài”Nhức nhối nạn đóng “hụi chết” cho CSGT trên QL20″ hồi tháng 12 năm ngoái của ông Võ Thanh Tùng đã dẫn ra nhiều trường hợp nhận hối lộ của cảnh sát giao thông trên Quốc lộ 20, với bình luận “CSGT coi việc các tài xế xe tải “đóng hụi chết” cho mình là điều đương nhiên.”
Sau loạt bài này, công an tỉnh Lâm Đồng đã phải điều chuyển 26 cán bộ CSGT khỏi lực lượng. Công an tỉnh Đồng Nai cũng đã phải thay thế toàn bộ ban chỉ huy trạm CSGT Phú Túc.
Trước đó, một phóng viên khác trong nước từng có loạt bài về nạn nhân hối lộ của cảnh sát giao thông, ông Hoàng Khương, báo Tuổi Trẻ, cũng bị kết án bốn năm tù vì tội nhận hối lộ trong phiên tòa ngày 7/9 năm ngoái.
Hai bị cáo khác có cùng tội danh bị mức án lần lượt là bốn năm (Nguyễn Đức Đông Anh, em vợ của Hoàng Khương) và một năm (Trần Anh Tuấn, người nhờ ông Khương giải cứu xe đua). Ba người còn lại bị kết tội môi giới hối lộ và nhận hối lộ, với mức án năm năm và hai năm.
Phiên tòa phúc thẩm ngày 27/12 giữ nguyên bản án này.
Mặc dù thừa nhận thiếu sót về nghiệp vụ, cựu nhà báo của Tuổi Trẻ nói hành động của ông chỉ nhằm đưa việc nhận hối lộ của công an ra trước công luận.
Tin BBC
1 ) – ” — ông Tùng bị công an bắt quả tang khi vừa nhận một xấp tiền đôla của quán bar : QUAN TÒA PHÁN : ” phải bắt luôn cả tên đưa tiền hối lộ ” cho ông Tùng đối chất, nếu không chỉ là một tên CSGT chó chết nào đó giàn cảnh giúi tiền vào tay ông Tùng để bắt ông Tùng ”
2) – ” … luận về điều này, ông Lợi cho biết ông thấy “ngạc nhiên vì C45 của Bộ Công an phải vào bắt người trong một vụ án hình sự bình thường” vì “thường thì công an cấp huyện, cấp tỉnh người ta đã có thể xử lý rồi. QUAN TÒA PHÁN : ” phải bắt tên nào ra lệnh cho tụi CSGT để hỏi cho ra lẽ, chúng nó đại diện pháp luật dìn giữ an vui cho người dân mà lại vi phạm luật pháp tội quá nặng : “ĐUỔI_ cả lũ rối cho đi tù luôn, cấm không được chuyển công tác, thằng nào mà ký lệnh chuyển công tác cho tụi nó, thằng ấy là đồng lõa, ông ra lệnh cho đi tù luôn ” .
3) – “Có lẽ vụ án có lẽ có nhiều nội dung khó đoán,” QUAN TÒA PHÁN : ” sự việc diễn ra rõ như ban ngày, mắt mù tai điếc cũng còn thầy được là tụi nó dàn cảnh để bắt người ta, thật đúng là đồ cho chết CSGT ! ”
4) – Bên cạnh đó, ông Tùng cũng từng đạt giải thưởng báo chí nhờ loạt bài “Nhức nhối nạn đóng “hụi chết” cho CSGT trên QL20 ″ QUAN TÒA PHÁN ” thấy chưa ông Tùng, ai bảo ông mó dái hủi ? “