WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hai cha con “người rừng” gây nhiều xúc động

tarzan

Câu chuyện về hai cha con ông Hồ Văn Thanh, vừa được giải cứu sau 40 năm sống sót giữa rừng sâu, đã làm dư luận sững sờ. Báo chí trong và ngoài nước gọi hai cha con ông Hồ Văn Thanh là “người rừng”.

Sau một thời gian theo dõi và thuyết phục, sáng ngày 7/8/2013, hai cha con ông Hồ Văn Thanh và Hồ Văn Lang đã được chính quyền địa phương cùng dân làng đưa về đồng bằng để chăm sóc.

Lý lịch của hai “người rừng”

Ông Hồ Văn Thanh năm nay 81 tuổi và ông Hồ Văn Lang 41 tuổi, cả hai là người thuộc sắc tộc Co (còn gọi là Cor, Kor, Cùa, Trầu) thuộc ngữ hệ Môn Khmer. Co là một sắc tộc thiểu số gốc Thượng ở Tây Nguyên, khoảng 34.000 người, sinh trú chủ yếu ở huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) và huyện Trà My (Quảng Nam). Trước kia người Co xưa kia không có tên gọi cho mỗi dòng họ, đến thời nhà Nguyễn, vua Minh Mạng đã ban cho người Co họ Đinh (có nghĩa là trai tráng tới tuổi phải đóng thuế đinh và đi lính). Từ sau 1975, một số người Co lấy thêm họ Hồ và họ Phạm (vì đó là họ của các ông Hồ Chí Minh và Phạm văn Đồng). Họ của hai cha con ông Hồ Văn Thanh bắt nguồn từ đó.

Nơi 2 cha con sống trong 40 năm

Nơi 2 cha con sống trong 40 năm

Qua xác minh, hai cha con “người rừng” Hồ Văn Thanh và Hồ Văn Lang ở thôn Trà Kem, xã Trà Xinh, huyện miền núi Tây Trà (Quảng Ngãi). Ủy ban nhân dân huyện Trà My xác nhận ông Thanh từng là bộ đội chống Mỹ, nhà ông bị dội bom khoảng năm 1972 khiến mẹ và hai con trai của ông qua đời.

Ông Thanh còn một người con trai út là ông Hồ Văn Tri (40 tuổi), may mắn sống sót trong trận dội bom năm xưa khi mới chào đời được ít tháng. Ông Tri được một người chú đưa về nuôi và đã từng tìm thấy cha và anh trai cách đây 20 năm (1993). Tuy nhiên, ông Tri không cách nào thuyết phục được hai người trở về nhà.

Sau lần gặp ấy, mỗi năm hai lần ông Hồ Văn Tri gùi muối, dầu hỏa và cây rựa mang vào rừng sâu dù cha và anh trai vẫn chưa nhận ra anh là người ruột thịt. Mỗi lần vào thăm ông Tri đều ngủ ven suối, không dám ngủ trên chòi với cha và anh trai mình vì… sợ.

Ông Hồ Văn Tri kể lại rằng, năm 1972 cha ông đi bộ đội đóng quân gần nhà. Một hôm, nghe tiếng bom dội, ông Thanh tức tốc chạy về thì thấy căn nhà chỉ còn là đống đổ nát, mẹ và 2 con trai lớn tử vong. “Trước mất mát quá lớn, cha hoảng loạn ôm anh Lang (Hồ Văn Lang, người anh kế sống với cha trong rừng) mới hơn một tuổi chạy vào rừng sâu lẩn trốn biệt, còn tôi vừa chào đời. Mãi đến năm 12 tuổi tôi mới theo bác ruột tìm gặp cha và anh trai sống trong căn chòi lá làm ở trên cây cao”.

Đời sống của “người rừng”

Trong suốt 40 năm qua hai cha con ông Thanh đã sống trên căn chòi như tổ chim, treo chót vót trên một thân cổ thụ giữa rừng sâu ở đỉnh núi Apon, được chống đỡ bởi hàng chục cây lồ ô già, họ chỉ mặc mỗi chiếc khố bện bằng vỏ cây. Xung quanh nhà của cha con ông Thanh cũng có rất nhiều cây cổ thụ hàng trăm tuổi. Cách căn chòi lá vài mét là dòng suối chảy róc rách theo máng hứng làm bằng nửa thân cây lồ ô. Đây là nguồn nước sinh hoạt của cha con ông Thanh.

Muốn lên được căn chòi lá này, ông Tri băng rừng, vượt ghềnh và leo núi suốt 4 giờ mới đến chỗ ở của cha con ông Thanh. Sau đó phải leo lên chiếc thang làm bằng thân cây rừng được buộc bằng những sợi mây. Mái chòi được lợp bằng các loại lá chuối khô, mây rừng và lá cây sộp đan chồng lên nhau. Ngôi “nhà” rộng chừng 2m2 ám đầy khói tro. Ngoài khoảnh nhỏ làm bếp để sưởi ấm, nấu ăn, khoảng trống còn lại chỉ đủ cho cha con ông Thanh nằm.

Theo ông Hồ Văn Tri, nhiều lần dân làng vào rừng định khuyên cha và anh trở về nhà nhưng hễ thấy người lạ là họ lẩn trốn rất nhanh. Để tồn tại giữa rừng già hoang vắng, ngoài việc làm chòi lá trên cây cao tránh thú dữ, cha con ông Thanh còn biết ủ tro bếp giữ lửa hay đến những khu rẫy lân cận tìm giống lúa, bắp, mè, mía và thuốc lá mang về trồng. Vì thế, cha con ông Thanh đã tự khai phá và canh tác đám rẫy rộng gần một ha với đủ các loại lúa rẫy, bắp, mè, mía và cây thuốc lá… Bên dưới căn chòi, những dây trầu mọc lên xanh tốt.

Ông Hồ Minh Lâm (cháu ruột ông Thanh) cho biết, nhiều lần dân làng lên núi làm rẫy đã mang quần áo, xoong nồi, rìu, rựa cho cha con ông Thanh nhưng ông lão vẫn gói lại để trong chòi, ít khi dùng đến. Hàng ngày hai cha con chỉ mặc mỗi chiếc khố bện bằng vỏ cây, tự chế ra những dụng cụ để giã gạo lúa, mì thành bột. Hay mày mò làm ra rất nhiều lê, mác, cung tên, bẫy, rìu… để săn bắt thú rừng, sống cuộc đời hoang dã.

Theo ông Lâm, để vượt qua những mùa đông giá rét, cha con ông Thanh đã ủ lửa trong chòi và hút thuốc lá để làm ấm cơ thể. Kiểm tra căn chòi, dân làng phát hiện nhiều loại thịt thú rừng, trong đó có thịt chuột phơi khô và hàng chục ống lồ ô lớn chứa đầy lương thực dự trữ như lúa, mè và ớt khô. Cha con “người rừng” còn gói ghém cẩn thận răng và mật của nhiều loài thú dùng làm trang sức và chữa bệnh.

Ngoài ra, ông Thanh còn được cho là đã nghĩ cách nấu chín củ mì (sắn), sau đó dùng chày giã nát rồi lấy lá dong gói bánh cúng tế “thần rừng”. Nhiều người bất ngờ hơn khi ông lão vẫn còn gói cẩn thận chiếc áo ấm màu đỏ của anh Lang lúc nhỏ và chiếc quần xanh của ông thời còn là bộ đội chống Mỹ.

Ngày 07/08/2013, sau hơn 4 tiếng vượt núi, băng rừng, lực lượng dân quân xã Trà Xinh, huyện miền núi Tây Trà cùng dân làng đã tiếp cận nơi ở, “giải cứu” hai cha con đưa về làng.

Hay tin cha con ông Thanh được đưa về làng sau 40 năm sống trong rừng sâu, suốt từ đêm qua, hàng trăm người dân ở khắp nơi đã đến chia vui cùng gia đình. Sức khỏe ông Thanh đã suy kiệt nên các y bác sĩ ở Trung tâm Y tế Tây Trà đang tích cực cấp cứu. Còn anh Lang bập bẹ vài tiếng như muốn hỏi thăm tình hình của cha.

UBND huyện Tây Trà cho biết, sau khi cha con ông Thanh trở về, huyện đã đến thăm hỏi hỗ trợ lương thực giúp gia đình vượt qua khó khăn trước mắt. Các cơ quan chức năng cũng được tăng cường, quản lý không để cha con ông Thanh quay lại rừng sâu.

Nhằm tạo điều kiện cho cha con ông sớm hòa nhập cộng đồng, huyện sẽ hỗ trợ xây nhà và xem xét giải quyết các chế độ chính sách thương, bệnh binh cho ông trong thời gian sớm nhất. Nhằm tạo điều kiện cho cha con ông sớm hòa nhập cộng đồng, huyện hỗ trợ xây nhà và xem xét giải quyết các chế độ chính sách thương, bệnh binh cho ông trong thời gian sớm nhất.

Những kỷ vật đáng được lưu trữ vào bảo tàng viện

Căn chòi và dụng cụ sinh sống của cha con ông Hồ Văn Thanh đáng được lưu trữ trong bảo tàng viện, vì qua đó người ta có thể hình dung cuộc sống của những người rừng, hay người tiền sử trên vùng rừng núi Việt Nam.

baotang

Mái chòi gồm nhiều loại lá chuối khô, lá mây rừng và lá cây sộp xếp chồng lên trên những thân lồ ô, cửa căn chòi chỉ vừa một người ra vào. Để ngăn người lạ đến gần căn chòi lá, cha con ông Thanh treo tấm mành lồ ô hình lục giác để cảnh báo kiêng kỵ.

Trong căn chòi chật hẹp, vật dụng sinh hoạt cùng nhiều ống lồ ô nhuộm đen màu khói tro dùng để chứa lương thực dự trữ của hai cha con “người rừng”. Lá cây thuốc lá khô đã giúp cha con ông Thanh vượt qua thời tiết khắc nghiệt trong rừng sâu.

Ngoài căn chòi lá sử dụng làm nơi ăn ở, cha con “người rừng” còn làm chòi lá khác trên cây cách đó vài chục mét để dự trữ lương thực sau khi thu hoạch trên rẫy. Ở căn chòi này có nhiều ống lồ ô chứa lúa, bắp và mè dự trữ, có nút gỗ đậy kín bên trên.

Chiếc lồng bẫy chim phủ đầy than tro do hai cha con “người rừng” ủ lửa suốt ngày đêm trong căn chòi. Cung tên săn bắn thú, rìu và dao tự chế của cha con “người rừng” tuy thô sơ nhưng khá hiệu quả.

Vào mùa lạnh, họ choàng thêm chiếc áo được bện bằng vỏ cây. Gùi và những ống lồ ô chứa lúa, mè của hai cha con “người rừng” cũng rất đáng chú ý.

Báo chí nước ngoài tường thuật về “người rừng” tại Việt Nam

Tin hai “người rừng” vừa được khám phá tại Việt Nam đã thu hút nhiều chú ý của báo chí nước ngoài.

Tờ International Business Times, số ra ngày 08/08/2013, đưa tin về cha con ông Thanh với tiêu đề “Tarzan có thật? Hai cha con được tìm thấy trong một khu rừng ở Việt Nam sau 40 năm chạy tránh bom”. Tờ báo trích lời phóng viên Trí Tín của VnExpress kể lại : “Khi tôi nhìn thấy họ, tôi cứ tưởng như mình đang gặp Tarzan. Họ trần truồng, mặc đúng một cái khố nhỏ như Tarzan, tóc dài và bết bẩn. Trông họ ngờ nghệch và hoang dại”. Tờ báo kể rằng lúc đó, ông Thanh, giờ đã 82 tuổi, bế cậu con trai mới tròn một tuổi, bỏ trốn vào rừng sâu ở huyện miền núi Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi, trong cơn hoảng loạn, sau khi căn nhà của ông bị máy bay Mỹ dội bom.

“Họ sống ở một căn chòi trên cây, cách mặt đất 6 mét, gần một con suối. Hai người dùng vỏ cây làm khố và tự chế dao, rìu, mũi tên làm công cụ đi săn. Họ ăn ngô, lá cây rừng và còn có một mảnh đất rộng một hecta để trồng mía”, tờ báo viết.

Tờ Express của Anh, số ra ngày 08/08, cũng gọi ông Thanh là “Tarzan” và đăng tải các bức ảnh anh con trai là Hồ Văn Lang, 41 tuổi, lúc được người dân và chính quyền địa phương tìm thấy, với chỉ mảnh khố nhỏ khô cong che người.

TờTelegraph chú ý hơn đến chi tiết những chi tiết cảm động trong cuộc sống của hai “người rừng” Việt Nam. Tờ báo kể rằng dù mấy chục năm sống trong căn chòi tối tăm và nhếch nhác, ông Thanh vẫn giữ gìn chiếc quần bộ đội từng mặc trong kháng chiến chống Mỹ. Ông gấp nó gọn gàng và cất ở một góc chòi. Bên cạnh đó là chiếc áo khoác màu đỏ mà anh Lang từng mặc khi được cha bế bỏ trốn vào rừng.

Hãng tin AAP của Australia dẫn lời ông Hồ Văn Tri nói: “Bố tôi rất yếu và đang được các bác sĩ chăm sóc, nhưng anh trai tôi thì vẫn khỏe mạnh, dù trông anh ấy hơi gầy”.

Một người cháu tên Biên của ông Thanh nói thêm: “Chú tôi không hiểu được nhiều những gì mọi người nói, ông ấy không muốn ăn uống gì cả. Ông ấy rất buồn. Chúng tôi biết ông muốn trốn khỏi nhà để trở lại rừng nên phải để mắt đến ông ấy”.

Các hãng thông tấn và báo khác như BBC News, Xinhua, Sky News, Heral Sun, The Mirror… cũng đăng tải câu chuyện kỳ lạ về cha con ông Thanh kèm chùm ảnh và video của đài truyền hình Việt Nam.

Daily Mail và Huffington Post còn tóm lược diễn biến, thống kê về thương vong và hình ảnh tàn khốc của cuộc chiến tranh Việt Nam. Qua xác minh, chính quyền huyện Tây Trà xác nhận ông Thanh từng là bộ đội chống Mỹ. Nhà ông bị dội bom vào khoảng năm 1972 khiến mẹ và hai con trai của ông qua đời. Đây là nguyên nhân đẩy gia đình ông Thanh vào cảnh bi thương và cha con ông phải trốn suốt 40 năm trong rừng thẳm.

Theo Thông Luận

3 Phản hồi cho “Hai cha con “người rừng” gây nhiều xúc động”

  1. mong says:

    Một trò xảo có ỳ đồ gì chưa biết,con út ông Thanh vào rừng tìm cha, gặp cha chỉ mang muối gạo rồi về,chả ai biết?Như báo trong nước đưa tin nhửng vật dụng tự chế? quý vị làm ơn chỉ cách nào làm được cây lượt?
    nhà bác học,kỷ sư cũng chào thua, còn về tên Lang ,ở trong rừng tóc cắt tỉa giống như người trong bản,khi mới ra thì đen dúa,nhưng sau một ngày tấm rửa ,trắng trẻo hơn người trong bản làng?Mới đưa về đả nhận ra ngay tên tuổi?
    Dầu sao cũng tội lảo già,đang bịnh được chửa trị,nếu ko tiền đâu mua thuốc.

  2. nguenha says:

    Có một điều it ai để ý: Hầu như người Dân tộc Miền Trung đều mang họ ” Hồ”! Đây là đòn xảo trá của CS!
    ai cũng biết CS ở trên núi,trong rừng,nơi người thiểu số sinh sống.CS lập khai sinh,khai tên tuổi,mang họ HCM! Rồi bỏ đi,sống chết mặc bay!! Đó là hình ảnh người rừng Hồ văn Thanh,mà bọn chúng cho là Bộ đội!

  3. Vì ai mà ra nông nổi? says:

    Trở lại với rừng xanh, không tiếp xúc với thế giới loài người để được bình an! Đây là sự thực, nguyên nhân gốc về cảnh ngộ của ông Thanh và con.

    Không có Hồ Chí Minh thúc đẩy thanh niên miền bắc vào bộ đội, không có Hồ Chí Minh theo lệnh Tàu cộng thúc đẩy bộ đội Bắc Việt vào cuộc chiến xâm lăng miền nam (còn gọi là giải phóng miền nam!) làm gì có cảnh bom đạn xãy ra cho người Kor (hay Cor) mà ông Thanh, ông Lang và gia đình thân yêu của ông đã bị chết thảm?

    Thảm cảnh của đồng bào Cor là một trong vô số thảm cảnh mà toàn thể đồng bào các sắc tộc ở phía nam vĩ tuyến 17 phải hứng chịu vì hành động tay sai, bán nước của Hồ Chí Minh mà người Kinh là sắc tộc phải chịu những hậu quả thảm khốc nhất! Nhiều triệu người đã chết ở miền nam, hàng triệu thanh niên miền bắc đã chết vì bị thúc đẩy vào chiến trường miền nam ngược lại ý muốn và sự hiểu biết của họ.

    Hậu quả hành động bán nước, tay sai cho cộng sản quốc tế, chủ yếu là Tàu cộng vẫn còn kéo dài đến hôm nay mà thời điểm hiện tại, tháng 8, 2020 là thời điểm mà hậu quả ấy trở nên nặng nề hơn bao hết:
    - Người Việt Nam phải chịu dưới sự cai trị của Tàu cộng
    - Lãnh thổ Việt Nam đã là một phần lãnh thổ của Tàu cộng!

Leave a Reply to Vì ai mà ra nông nổi?