WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tháng Tư, đọc lại “Ta Về” của Tô Thùy Yên

Được gặp nhà thơ Tô Thùy Yên một lần tại Houston. (Hôm Nhà thơ Phan Xuân Sinh ra mắt sách “Sống Với Thời Quá Vãng”). Buổi trò chuyện tại nhà anh Sinh đến nửa đêm, trong tiếng đàn thùng của anh Ngu Yên, giọng ngâm không dứt của anh Trần Khánh Hoà, liên khúc Trần Thiện Thanh do anh Đỗ Xuân Quang-Atlanta bắt nhịp. Anh Trần Hoài Thư, Trần Phù Thế, Lương Thư Trung, Hoàng Định Nam, Trà Nguyễn… có cả, mỗi người mỗi vẻ ngây thơ trong đôi mắt già nua bất luận. Một đêm bằng hữu sẽ còn hoài trong ký ức những người dính líu tới con chữ ở hải ngoại.

Nhà thơ Tô Thùy Yên. Tranh: Bảo Huân

Ngoài hiên, Nhà thơ Tô Thùy Yên trò chuyện cùng tôi và Đinh Yên Thảo như những người quen gặp lại. Dù chỉ gặp lần đầu, trong chữ “Duyên” cửa Phật mà thành lấn cấn tới hôm nay. Ngồi đọc lại bài thơ “Ta Về” trong tiết tháng Tư, nơi sân sau nhà vắng. Chút gió xuân nồng nàn nhà bên cắt cỏ… Giấc mơ chiều, người nông dân chỉ mong được về quê vỡ đất, tháng tư đi tậu trâu bò/ để ta tiếp tục làm mùa tháng năm…

“Ta Về” là một bài thơ, bài hịch… không quan trọng. Điểm cốt yếu của một giai đoạn lịch sử bi hùng gói ghém trong đó qua câu chữ chắt chiu từ chiến tranh và tù đày – không – chưa đủ. Còn có một trái tim và tri thức làm chất liệu để hình thành nên tác phẩm để đời này. Giả sử, không có cuộc chiến Việt Nam. Thơ ca miền Nam vẫn có Tô Thùy Yên nhưng không có bài thơ “Ta Về”. Áng văn vần chiêu hồn bại sĩ, tổ quốc trong tâm thức một người đi qua chiến tranh và hệ lụy. Cuộc chiến thắng súng đạn của kẻ ác nhưng không thắng nổi những người bất bại, không thắng nổi tri thức và tâm thức miền Nam. Không biết một người đời sau, thiếu hít thở không khí đạn mìn, mùi máu tươi trên những xác người vô tội. Không được “khiêu vũ với bầy sói” trong những nhà tù cải tạo… có làm lệch lạc, thô thiển, hiểu sai những lời bi thống về lịch sử được vắt ra từ tâm thức người viết. Dù sao, thơ, không viết cho mình. Xin mạn phép thăm tìm lịch sử qua thi phẩm “Ta Về”.

Ta về một bóng trên đường lớn
Thơ chẳng ai đề vạt áo phai
Sao bỗng nghe đau mềm phế phủ
Mười năm đá cũng ngậm ngùi thay

Ta Về, từ tuyệt vọng trong tâm cảnh ngậm ngùi, khắp cùng đổ vỡ, tang thương. Nhưng không bi lụy, thề. Sự hào sảng của kẻ sĩ “Thơ chẳng ai đề vạt áo phai” không còn ý nghĩa của thắng-bại, tiếng cười sảng khoái cất lên ngay trên đầy đoạ, khổ đau của chính mình. Nỗi đau “mềm phế phủ” không phải ai cũng chịu nổi, càng không phải là những tháng năm tù đày. “Bỗng nghe/ đau/ mềm phế phủ” trước vật đổi sao dời sau mười năm xa vắng, mười năm lao cải, mười năm đá cũng ngậm ngùi thay… Không tố cáo, không luận tội bằng trăm câu, ngàn chữ. Nhưng giá trị cáo trạng nằm trong chữ “thay”. Đá cũng ngậm ngùi thay, huống chi lòng người. Ai làm ra nông nổi này? Triều đại có hưng vong, chiến tranh có kết thúc. Lịch sử có sự công bằng cho con chữ thẳng ngay, không tố giác nhưng không khuất phục, bỏ qua… Thái độ bình tâm nhả chữ khi viết về lịch sử là khí độ của người cầm viết.

Vĩnh biệt ta mười năm chết dấp
Chốn rừng thiêng im tiếng nghìn thu
Mười năm mặt sạm soi khe nước
Ta hoá thân thành vượn cổ sơ

Mười năm sống như đã chết. Sự trả thù có thể biến người ta thành “vượn cổ sơ”, có thể đầy đoạ hơn nữa, tới chết. Nhưng người tù đã thắng cao ngạo sự trả thù đó. Lời thơ chỉ giản đơn “vĩnh biệt ta mười năm chết dấp/ chốn rừng thiêng im tiếng nghìn thu.” Sao lại có người bị người khác biến thành “vượn cổ sơ” suốt mười năm, mà không hề thù hận. Chỉ quên đi thôi. Có lẽ làm gì được khi con người rơi vào hoàn cảnh phải sống chung với loài vô trí vô tri, như vượn cổ sơ là những tên cai ngục, quản giáo. Cái buồn của tâm thức tác giả nơi đây không phải là sự chịu đựng những đoạ đày, mà khổ nhục hoá thân. “Ta” hoá thân thành vượn cổ sơ để sống còn. Ta không bị người khác biến ta thành vượn cổ sơ. Ta không đồng hoá với loài man rợ. “Chốn rừng thiêng im tiếng nghìn thu”, rừng im tiếng từ khai thiên lập địa. Người tù cũng im lặng như rừng để bảo tồn khí tiết. Quả là một người tử tế trong “những người tử tế” – “những người tù cải tạo đều là những người tử tế…” Hà Thượng Nhân đã viết.

Có thể, ngay nhà thơ Tô Thùy Yên cũng không đồng ý với cách hiểu bài thơ “’Ta Về” theo chiều hướng này. Nhưng một tác phẩm đúng nghĩa về nghệ thuật và có giá trị về nội dung, sẽ không ngại góc độ soi chiếu của lịch sử hay thời gian. Qua mỗi lăng kính khác nhau, tác phẩm đều mở ra những giá trị mới hơn cho người đọc. Từng câu chữ trong “Ta Về” là một thế giới của sáng tạo thơ từ và tâm cảm trùng trùng trong hạn hẹp của ngôn ngữ…

Ta về qua những truông cùng phá
Nếp trán nhăn đùa ngọn gió may
Ta ngẩn ngơ trông trời đất cũ
Nghe tàn cát bụi tháng năm bay

Chỉ có thế. Trời câm đất nín
Đời im lìm đóng váng xanh xao
Mười năm, thế giới già trông thấy
Đất bạc mầu đi, đất bạc mầu.

Ta về như bóng chim qua trễ
Cho vội vàng thêm gió cuối mùa
Ai đứng trông vời mây nước đó
Ngàn năm râu tóc bạc phơ phơ

Một đời được mấy điều mong ước
Núi lở sông bồi đã mấy khi
Lịch sử ngơi đi nhiều tiếng động
Mười năm, cổ lục đã ai ghi?

Ta về cúi mái đầu sương điểm
Nghe nặng từ tâm lượng đất trời
Cám ơn hoa đã vì ta nở
Thế giới vui từ mỗi lẻ loi

Đọc đoạn thơ hoài cảm, như nâng tâm hồn lên. Nhớ những “bước tới đèo ngang bóng xế tà/ cỏ cây chen đá lá chen hoa/ dừng chân đứng lại trời non nước/ một mảnh tình riêng ta với ta…” Hay cho tiền nhân đạt tới sự cô tịch của hoài cảm với ba chữ “ta với ta”. Tấc lòng dị dã đến kính phục bậc tiền nhân. Người đời sau, “nghe tàn cát bụi tháng năm bay” trước quê nhà xiêu xẹo, sau mười năm, Ta về. Không luận ai hơn ai, một câu thơ hay hơn có đổi được quê hương đã mất? Nỗi đau truyền kiếp của kẻ sĩ, không có hồi âm. Lòng hoài cảm tịch liêu hiếm gặp trong thơ từ đạt tới cảnh giới vô ngã. Hoàn toàn không phải là từ bi bất ngờ khi “cúi mái đầu sương điểm” mới “nghe nặng từ tâm”. Tự tâm nghe được đất trời chia chung nhát cắt, nỗi đau mà bật thành lời tri âm tri kỷ, “Cảm ơn hoa đã vì ta nở”. Câu thơ đẹp không có giai nhân/ là sự cảm thụ khác biệt của thơ và văn vần, vè. Cảnh giới của ý và từ trong câu thơ “ngộ” này đã thoát ra riêng một chỗ ngồi. Mở ra cánh cửa từ lâu khép chặt của tâm thức con người u mê qua ngũ giác. Mắt thấy được không sắc, tai nghe được không động, mũi ngửi được không mùi, lưỡi nếm được không vị, tay sờ được không cùng. Tâm thức con người đạt tới vô ngã thì có thể cảm nhận được độ lượng của vô vi, “thế giới vui từ mỗi lẻ loi”.

Cảm ơn nhà thơ Tô Thùy Yên đã tiên phong bứt phá ra khỏi những lối mòn xưa cũ của thơ ca. Nhưng không thiếu những làn điệu ca dao đã truyền miệng ngàn đời trên dải đất quê nhà. Hình ảnh trống ngũ liên trong “Lính thú đời xưa” khiến người ta rơi lệ, “thùng thùng trống đánh ngũ liên/ bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa…” Trống ngũ liên trong “Ta Về” đối lập, tiếng trống thúc người đi cứu nước, xây nhà… “Người đi như cá theo con nước/ trống ngũ liên nôn nả gióng mừng”. Nhưng chỉ là mộng thôi, nỗi khao khát trong tuyệt vọng, hoài bão lúc lâm chung. Thực cảnh sau cơn mơ giả tưởng là, “ta về như lá rơi về cội/ bếp lửa nhân quần ấm tối nay/ chút rượu hồng đây xin rưới xuống/ giải oan cho cuộc biển dâu này”.

Pages: 1 2

7 Phản hồi cho “Tháng Tư, đọc lại “Ta Về” của Tô Thùy Yên”

  1. Giang Nguyen says:

    Toi nghiep ban Vinh nao do, sao di lac chi vao chon nay the ho ban ? Cho nay dau phai de cho ban ghe choi ! Thoi, hay tro lai the gioi cua ban di ! That toi……

  2. NON NGÀN says:

    TÔ THÙY YÊN

    Thơ hư ảo hay nhà thơ hư ảo
    Nhạc mơ hồ hay thi tứ mênh man
    Nhà thơ đó hay cung trăng chú cuội
    Gió vi vu hay lướt thướt mơ màng

    Tô Thùy Yên một người từng trải đó
    Bao đắng cay như xát muối tâm hồn
    Nhưng vẫn lặng trong khuya linh hồn nhỏ
    Thơ lững lờ như đò lúc sang ngang

    Mây và mây trong hồn riêng đơn quạnh
    Gió thổi nhiều lá man mác về đâu
    Sương vẫn rơi trên đỉnh cao non lạnh
    Yên như ngồi đếm dòng nước nhanh trôi

    Ai làm thơ hay thơ thành ai đó
    Đôi bài thôi mà thơ cứ dạt dào
    Thơ như gió chuyển mùa trong bốn cõi
    Cõi vô minh cõi trần thế thế thôi

    NGÀN KHƠI
    (22/7/12)

  3. hung says:

    Trường Sa Hành
    Tác giả: Tô Thùy Yên

    Trường Sa! Trường Sa! Đảo chếnh choáng!
    Thăm thẳm sầu vây trắng bốn bề.
    Lính thú mươi người lạ sóng nước,
    Đêm nằm còn tưởng đảo trôi đi.

    Mùa đông bắc, gió miên man thổi
    Khiến cả lòng ta cũng rách tưa
    Ta hỏi han, hề, Hiu Quạnh Lớn
    Mà Hiu Quạnh Lớn vẫn làm ngơ.

    Đảo hoang, vắng cả hồn ma quỷ,
    Thảo mộc thời nguyên thủy lạ tên
    Mỗi ngày mỗi đắp xanh rờn lạnh
    Lên xác thân người mãi đứng yên.

    Bốn trăm hải lý nhớ không tới
    Ta khóc cười như tự bạo hành
    Dập giận, vác khòm lưng nhẫn nhục,
    Đường thân thế lỡ, cố đi nhanh.

    Sóng thiên cổ khóc, biển tang chế.
    Hữu hạn nào không tủi nhỏ nhoi?
    Tiếc ta chẳng được bao nhiêu lệ
    Nên tưởng trùng dương khóc trắng trời.

    Mùa gió xoay chiều, gió khốc liệt,
    Bãi Đông lở mất, bãi Tây bồi.
    Đám cây bật gốc chờ tan xác
    Có hối ra đời chẳng chọn nơi?

    Trong làn nước vịnh xanh lơ mộng
    Những cụm rong óng ả bập bềnh
    Như những tầng buồn lay động mãi
    Dưới hồn ta tịch mịch long lanh.

    Mặt trời chiều rã rưng rưng biển
    Vầng khói chim đen thảng thốt quần,
    Kinh động đất trời như cháy đảo…
    Ta nghe chừng phỏng khắp châu thân.

    Ta ngồi bên đống lửa man rợ,
    Hong tóc râu, chờ chín miếng mồi,
    Nghe cây dừa ngất gió trùng điệp
    Suốt kiếp đau dài nỗi tả tơi.

    Chú em hãy hát, hát thật lớn
    Những điệu vui, bất kể điệu nào
    Cho ấm bữa cơm chiều viễn xứ
    Cho mái đầu ta chớ cúi sâu.

    Ai hét trong lòng ta mỗi lúc
    Như người bị bức tử canh khuya
    Xé toang từng mảng đời tê điếng
    Mà gửi cùng mây, đỏ thảm thê.

    Ta nói với từng tinh tú một
    Hằng đêm tất cả chuyện trong lòng
    Bãi lân tinh thức, âm u sáng
    Ta thấy đầu ta cũng sáng trưng.

    Đất liền, ta gọi, nghe ta không?
    Đập hoảng Vô Biên, tín hiệu trùng.
    Mở, mở giùm ta khoảng cách đặc.
    Con chim động giấc gào cô đơn.

    Ngày. Ngày trắng chói chang như giũa.
    Ánh sáng vang lừng điệu múa điên.
    Mái tóc sầu nung từng sợi đỏ
    Kêu giòn như tiếng nứt hoa niên.

    Ôi! Lũ cây gầy ven bãi sụp,
    Rễ bung còn gượng cuộc tồn sinh,
    Gắng tươi cho đến ngày trôi ngã
    Hay đến ngày bờ tái tạo xanh.

    San hô mọc tủa thêm cành nhánh
    Những nỗi niềm kia cũng mãn khai
    Thời gian kết đá mốc u tịch
    Ta lấy làm bia tưởng niệm Người.

    3 – 1974

  4. Đào Nam H says:

    Theo tôi , đây là một trong những bài thơ hay nhất của thế kỳ 20 của Thi ca việt nam, ( bạn đọc Vinh hình như không hiểu gì về thơ cũng như một nguời dân quê cả đời chả bao giờ biết nghe nhạc giao hưởng là gì,

  5. Vinh says:

    Doc thi nghe chang co y nghia gi het.
    “The gioi vui tu moi le loi”.
    That khong ? Triet ly vo van. The gioi se chet dan chet mon vi nhung le loi. Co ai vui vi le loi khong ? chi co nguoi “binh tam than” thoi. Theo toi thi “le loi” va “co don” la dieu dang so nhat. Dang so hon ca cai CHET.
    Bai tho khong hay.

  6. kenny says:

    Ta ve cui mai dau suong diem…
    …..The gioi vui tu moi le loi.
    Cam on nha tho da lam dep len cai nhan cach con nguoi.

  7. Hoang Dung says:

    Toi da doc bai tho Ta ve, va gui cho nhung nguoi than quen, da 10 nam ve truoc. Moi lan doc bai tho nay, la moi lan toi roi le. Cam on nha tho To Thuy Yen, chi mot bai thoi thoi, da dat dau cham het cho “Chien thang” cua che do nay. HD

Leave a Reply to Vinh

Loading...