WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thi sĩ Hoàng Cầm qua đời

HÀ NỘI: Thi sĩ Hoàng Cầm qua đời hồi 9 giờ sáng nay tại bệnh viện hữu nghị Việt -Xô, hưởng thọ 89 tuổi. Ông là tác giả nhiều bài thơ nổi tiếng như “Lá diêu bông”, “Bên kia sông Đuống”.v.v.

Ông nhập viện 4 ngày trước đó sau một thời gian dài bị đi lại khó khăn. Hiện gia đình ông và hội Nhà Văn Việt Nam sẽ đứng ra lo tang lễ.

Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tằng Việt, sinh 22 tháng 2 năm 1922, tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Ông xuất thân trong gia đình nhà nho, năm 1940 ông đỗ tú tài và bắt đầu nghề viết văn, dịch sách.

Trong các tác phẩm của ông, có lẽ “để đời” nhất là bài thơ “Lá Diêu Bông”, sau này nhạc sĩ Trần Tiến đã mượn ý bài thơ này và sáng tác một bát hát cùng tên. Bài thơ kể ra đời từ những rung động đầu đời của ông, khi ông mới 12, 13 tuổi và “mê như điếu đổ” một “chị” hơn ông 5 – 6 tuổi.

Cuối năm 1955, ông về công tác ở Hội Văn nghệ Việt Nam, làm công tác xuất bản. Tháng 4 năm 1957, ông tham gia thành lập Hội Nhà văn Việt Nam, và được bầu vào Ban chấp hành. Tuy nhiên, không lâu sau, do vụ án “Nhân Văn Giai Phẩm”, ông phải rút khỏi Hội nhà văn vào năm 1958 và về hưu non năm 1970 lúc 48 tuổi.

Nhiều năm, ông bị coi là nhân vật “nhạy cảm” gắn với “Nhân Văn Giai Phẩm”, gần như ông bị quên lãng hoặc không được chính thức nhắc tới. Tuy vậy, tới năm 2007, ông được chủ tịch nước trao tặng giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật.

Những nhân vật nòng cốt của Nhân Văn Giai  Phẩm, những người đã đi tiên phong trong việc đòi hỏi cởi trói cho văn nghệ sĩ và kêu gọi tự do sáng tác, cho tới nay, đều đã qua đời. Đó là: nhà thơ Lê Đạt, Nguyễn Hữu Đang, bà Thụy An, Trần Dần, Hữu Loan … và nay là Hoàng Cầm.

© Đàn Chim Việt Online

9 Phản hồi cho “Thi sĩ Hoàng Cầm qua đời”

  1. Hi x Pham says:

    That vong nhat la cac ngai nay lai theo giac Cong lam tan hoang dat nuoc, lam bang hoai xa hoi khong
    biet den bao nhieu the he nua moi hoi phuc duoc.

  2. Nhật Lan says:

    Mỗi lúc lại được đọc bài viết về những mha2 văn hay thi sĩ bị “vùi dập tư tưởng” trong cái chế độ quỷ ma ” duy vật này ! Biết viết gì nhỉ (?) Một khi tư rtu7o73ng cũng bị cầm tù bởi cái gọi là ka1ch mạng rồi thì còn mạng nào cho văn, cho thơ ?
    Xin mượn đoạn viết này của anh Lê Thiện Ý :

    “Xin cui dau dau-xot tuong niem Hoang-Cam, Nguoi da~ bat-khuat, anh-dung truoc cuong-quyen, 1
    NAN-NHAN trong NHAN-VAN-GIAI-PHAM vua nam xuong, de lai vo-van tiec-thuong cho hau-the !”

    Mong những linh hồn nạn nhân của Nhân Văn Giai Phẩm Xưa, dược tiêu diêu nơi miền Cực Lạc, và xin rằng nếu có kiếp sau, xin quý vị đừng đầu thai vô những nước có cái chế độ cộng sản mẹ rượt như vầy nữa ! Kính Bái !

    Reply

  3. Nguyễn Việt Nữ (tác giả "Dương Thu Hương và Con Hùm Ngủ" hay "Yêu và Bị Yêu" says:

    Về thi sĩ Hoàng Cầm, nhiều phản hồi trên đây đều tiếc cho ông tới cuối đời cũng chưa làm một bài thơ tả nỗi khổ đau cùng cực của người dân dưới chế độ bạo tàn VC. Thật ra ông có làm nhiều thi kịch, trong đó có bài mà bây giờ đọc lên vẫn còn thấm thía cái đau cho dân tộc và cái tội quá lớn của Hồ Chí Minh với mầm non đất nước!! Kính chúc vong hồn cụ sớm siêu thoát.

    Theo cán bộ Việt Minh Hoàng Văn Chí, người từng theo sát Nguyễn Ái Quốc từ thời chống Pháp đến thời Cải Cách Ruộng Đất ở miền Bắc; sớm biết được tai họa của chủ thuyết Mác Lê do Nguyễn Ái Quốc mang về cho dân tộc, nên sau hiệp định Geneve 1954, Hoàng Văn Chí đã vào Nam, rồi sang Luân Đôn, đã viết quyển “From Colonialism To Communism” bằng Anh, Pháp, Ý, Bồ Đào Nha, Đức v..v rồi mới dịch sang Việt Ngữ “Từ Thực Dân đến Cộng Sản”, để bố cáo cho thế giới biết tai ương chập chùng nếu thế giới không ngăn chận CS miền Bắc tràn xuống vùng Đông Nam Á. Sách xuất bản từ năm 1964 (Lúc HCM còn sống), Việt Nữ viết về tội ác HCM phân phối ngay tại Mạc Tư Khoa sau khi Liên Sô sụp đổ, tài liệu nhờ dựa vào sách của học giả Hoàng Văn Chí.
    Ông còn viết trong “Trăm hoa vẫn nở trên đất Bắc”, Hoàng Văn Chí viết về Nhân Văn Giai Phẩm, trong ấy thi sĩ Hoàng Cầm được nhắc đến như vầy: (Hơi khác với tiểu sử của Đàn Chim Việt)
    Hoàng Cầm sanh năm 1921 ở làng Lạc thổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Hải Dương. Ông thi đỗ Tú tài năm 1940. Ngay từ khi mới học lớp Đệ tứ, ông rất thích văn chương lãng mạng của các nhà văn Pháp…;. ông đã dịch cuốn Graziella của Lamartine sang tiếng Việt , lấy nhan đề là HẬN NGÀY XANH. Ông được nhiều người yêu chuộng từ ngày ấy .
    Nghệ thuật chính của Hoàng Cầm là viết kịch thơ .Hoàng Cầm giữ địa vị cao nhất trong Văn Học Nghệ Thuật Việt Nam về ngành nầy do những vở Kịch Thơ như : VIỄN KHÁCH : tả một chuyện về đời Hồ Quý Ly;
    KIỀU LOAN : Tả một chuyện dưới thời Tây Sơn, và kịch..
    LÊN ĐƯỜNG :nói về thanh niên thời Nhật chiếm đóng.
    Sau ngày toàn quốc kháng chiến chống pháp, ông tham gia bộ đội và được kết nạp vào đảng cộng sản năm 1951, và chịu ảnh hưởng của tư tưởng Mác-xít về nghệ thuật, ông từ bỏ lối viết kịch thơ. Trong một buổi họp ở Việt Bắc, trước sự hiện diện của đông đủ anh em văn nghệ sĩ, ông đã lên án những tác phẩm cũ cuả ông bằng cách ” thắt cổ ” những kịch thơ do chính ông viết, buộc thòng lọng vào một sợi dây và treo lên cành cây. Lúc bấy giờ ông hòan tòan tin theo cộng sản và quyết tâm “lột xác” để “theo kịp đà tiến của xã hội hiện thực chủ nghĩa” ( ca tụng Bác và Đảng; cổ võ chuyên chính vô sản, giai cấp đấu tranh v.v. ) trong văn chương.
    Nhưng từ năm 1953, sau khi ông được đi “tham quan” ( đi dự chứ không được tham gia ý kiến ) Cải Cách Ruộng Đất, ông nhận thấy thực chất của chế độ Cộng Sản. Từ ấy Hòang cầm trở lại con người cũ và viết kịch thơ như ngày xưa.
    Năm 1956, nhân dịp chính phủ Hồ Chí Minh phát động chiến dịch SỬA SAI Cải Cách Ruộng Đất, Hoàng Cầm đã tích cực tham gia bằng hoạt động trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm. Ông đã viết nhiều bài vạch trần cái sai lầm của chế độ miền Bắc. Bài “EM BÉ LÊN SÁU TUỔI “diển tả điều ông thấy tận mắt cảnh Cộng Sản bao vây những gia đình địa chủ để bắt con cái phải chết hết,…; và việc những cán bộ cải cách ruộng đất có tình người, chỉ vì chia cho em bé mồ côi nắm cơm, chén cháo mà bị tội “liên quan “, “phản động.”.! Bài nầy chứng tỏ ngay từ năm 1957, giới văn nghệ sĩ miền Bắc đã nhận diện được chũ nghiã Mác- Lê đã cưỡng bức : Dân tộc thù Dân tộc–Con người hại con người , như sau :(Trích Báo VĂN số 14 ra ngày 18 tháng 10 năm 1957 tại Hà Nội. )

    EM BÉ LÊN SÁU TUỔI
    Hoàng Cầm
    Em bé lên sáu tuổi
    Lủi thủi tìm miếng ăn
    Bố : cường hào nợ máu (1)
    Đã trả trước nông dân,
    Mẹ bỏ con lay lất
    Đi tuột vào trong Nam
    Từ khi lọt lòng mẹ
    Ăn sữa, ngủ giường êm,
    Áo hoa lót áo mềm,
    Nào biết mình sung sướng.
    Ngọn sóng đang trào lên
    Ai nghĩ thân bèo bọt,
    Nhưng người với con người
    Vẫn sẵn lòng thương xót
    Có cụ già đói khổ
    Lập cập đi mò cua :
    Bố mẹ nó không còn
    Đứa trẻ nay gầy còm,
    Bổng thương tình côi cút
    Cụ nhường cho miếng cơm.
    Chân tay như cái que
    Bụng phình lại ngẩng cổ,
    Mắt tròn đỏ hoe hoe
    Đo nhìn đời bỡ ngỡ :
    ” Lạy bà xin bát cháo
    Cháú miếng cơm, thầy ơi ! ”
    II
    Có một chị cán bộ
    Đang phát động thôn ngòai,
    Chợt nhìn ra ngòai ngõ
    Nghe tiếng kêu lạc loài.
    Chị rùng mình nhớ lại
    Năm đói kém từ lâu (2) (Ất Dậu)
    Chị mới năm tuổi đầu
    Liếm lá khoai giữa chợ
    Chạy vùng ra phía ngõ
    Dắt em bé vào nhà,
    Nắm cơm dành chiều qua
    Bẻ cho em một nửa.
    Chị bần cố nông cốt cán (3)
    Ứa nước mắt quay đi :
    –” Nó là con địa chủ
    Bé bỏng đã biết gì
    Hôm em cho bát cháo
    Chịu ba ngày hỏi truy “.(4)
    Chị đội ( 5 ) bỗng lùi lại
    Nhìn đứa bé mồ côi
    Cố tìm vết thù địch
    Chỉ thấy một con người.
    Em bé đã ăn no
    Nằm lăn ra đất ngủ
    Chị nghĩ: “sau lấy chồng
    Sinh con bồng bú sữa “.(6)
    III
    Chị phải đình công tác
    Vì câu chuyện trên kia
    Buồng tối lạnh đêm khuya
    Thắp đèn lên kiểm – thảo .
    Do cái lưỡi không xương
    Nên nhiều đương lắt léo
    Do con mắt bé tẻo
    Chẳng nhìn xa chân trời.
    Do bộ óc chây lười
    Chỉ một màu sắt rỉ,
    Đã lâu năm ngủ kỹ
    Trên trang sách im lìm,
    Do mấy con người máy
    Dầy gân thiếu trái tim.
    IV
    Nào ” liên quan ( 7), phản động,
    “Mất cảnh giác, lập trường “.
    Mấy đêm khóc ròng rả
    Ngọn đèn soi tù mù,
    Lòng vặn lòng câu hỏi :
    ” Sao thương con kẻ thù ?
    Giá ghét được đứa bé
    Lòng thảnh thơi bao nhiêu !”
    HOÀNG CẦM

  4. Nam Lê says:

    Trích bạn Nguyễn Hiền: “…Rất tiếc cuối đời, ông chưa làm một bài thơ tả nỗi khổ đau cùng cực của người dân dưới chế độ bạo tàn VC.”

    Bạn à, chế độ đỏ này không xứng chui vào thơ ông. Đừng tiếc làm gì.

  5. Hennry says:

    Già thì chết. Sống đến 70 đã là hiếm. Anh HC đã hơn 80 như vậy là thọ lắm rồi.
    Đời anh cũng lắm gian truân, nhưng gian truân may mắn. Vỉ những người trí thức tầm tuổi anh suốt thời gian lịch sử vừa qua, có người nào mà chẳng gian truân ? Rất nhiều người gian truân mà chẳng có tý may mắn nào. Nhất là người tri thức miền Bắc thật khổ trần ai. Lúc đó là lúc loạn ly, trong quan ngoài giặc. Chứ không được như miền Nam đâu. Vùng đó, có lúc mấy quan, mấy giặc, phú qúy giật lùi còn chân lý thì tràn trề sức sống. Óc người nào cũng có năm bảy cái chân lý. Có cái chân lý chói cả qua tim như Tố Hữu vậy. Anh HC cũng thuộc dạng chói qua tim ấy, hồ hởi lắm. ” Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan..” Nếu ta gặp Anh trước 54…cũng lập trường lắm đấy…
    Nhưng …
    Chính cái nhưng đó đã đưa tên tuổi Anh như ngày nay. Được cái này, mất cái kia. Đó cũng là cơ duyên vậy.
    Chúc Anh trên đường siêu thoát.

  6. Người Việt Nam says:

    Sinh lão bệnh tử là quy luật. Nhưng không thể không đau buồn, thương tiếc khi nghe tin nhà thơ lớn Hoàng Cầm vừa giã từ cõi tạm, nơi ông đã gặp đại nạn oan trái gần suốt đời mình.
    Kính chúc Hương hồn nhà thơ siêu thoát nơi miền vĩnh cửu.
    Thành kính chia buồn cùng tang quyến.
    THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
    Người Việt Nam

  7. Le Thien y says:

    HOANG-CAM, 1 nha` tho lon, 1 nhan-cach lon, nguoi yeu nuoc chan-chinh. Ngay tu nam 1942, khi
    vo* kich-tho KIEU-LOAN hoan-tat,( luc vua 20 tuoi ), no’ nhu 1 tien-lieu ve cuoc doi Ong, nhu tien-lieu cho van nuoc, qua nhung cau-chu : Gat ra ngoai hau-het bac tai dan
    Bon hu-nho nhan-nhan khap trieu-dinh
    Noi tu-nguc chat day nguoi NGHIA-KHI
    GO-MUC, THEP-CUN mua’ tay trong bi
    LAU-SAY NGHENH-NGANG LAM COT-TRU GIANG-SON
    hay thay cai dao-lam-nguoi bang GIAO-MAC
    yen-am lau cao, xuong-mau chan-hoa`
    vi` : Chinh-su gi` dau CAU-VIEN-NGOAI-BANG / ve tan-sat nhung nguoi dan vo-toi !
    cho nen Hoang-Cam quyet tam : Xuong toi, toi bac nhip cau
    Cho dan em buoc len cau TU-DO
    Xin cui dau dau-xot tuong niem Hoang-Cam, Nguoi da~ bat-khuat, anh-dung truoc cuong-quyen, 1
    NAN-NHAN trong NHAN-VAN-GIAI-PHAM vua nam xuong, de lai vo-van tiec-thuong cho hau-the !

  8. ” Ngày mai máu tôi sẽ trôi phăng hết kiếp ngựa trâu
    Xương tôi tốt bắt nên cầu, cho đàn con bước lên lầu tự do ”
    Ước mong của nhà thơ là dân tộc VN không cò mang kiếp ngựa trâu, nhưng cuối đời ông dân tộc này vẫn còn mang gông VC. Lầu tự do mà nhà thơ mơ ước cho dân tộc vẫn vắng bóng trên đất nước VN. VC bây giờ chỉ có lầu nhà tù trên khắp nẻo đường của đất nước. Muốn hỏi đời sống tù tội ở VN như thế nào thì hỏi thi sĩ Trần Vàng Sao.

    Xin đốt nét hương lòng gởi về thi sĩ và ước mong ông sống bình yên nơi chín suối. Rất tiếc cuối đời, ông chưa làm một bài thơ tả nỗi khổ đau cùng cực của người dân dưới chế độ bạo tàn VC.

Phản hồi