WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Những tác hại giáo dục của Việt Nam

C. Di Sản Nhà Nguyễn

Ủy Ban Khoa Học Xã Hội Việt Nam bóp méo lịch sử, tuyên truyền xuyên tạc Vương triều nhà Nguyễn, được đăng tải rộng khắp trên các diễn đàn nghiên cứu về lịch sử văn học, địa lý và tư tưởng Việt Nam, biểu thị trong ngành đại học sư phạm hoặc trong sách gíao khoa của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, được giảng dạy từ bậc tiểu học, trung học và đại học trải qua hơn 2/3 thế kỷ nay. Sách sử giáo khoa thư đã giáo dục tầng lớp thanh thiếu niên, đào tạo cho họ phẫn uất căm thù vua quan triều Nguyễn, cắt đứt truyền thống chính trị dân tộc, vô cảm trước sự kiện mất đất mất đảo, phó mặc vận mệnh Tổ Quốc rơi vào tay giặc phương Bắc như thời nhà Hồ, từng xảy ra nạn “Mất Nước” trong lịch sử.

Nhìn vào Việt Nam hôm nay: các hãng xưởng Trung Quốc mọc lên khắp nơi từ thôn quê cho tới thị thành, và từ đội công nhân kỹ thuật, toán bảo vệ canh gác, các phương tiện sản xuất, hay bảng tên cầu đường đều là Bắc Thuộc. Hàng hoá Trung Quốc tràn ngập, phá giá thị trường và làm lũng đoạn nền kinh tế nước ta. Ô nhiễm Trung Quốc thải đầy sông nước, mùi hôi thối xông lên nồng nặc và hủy diệt môi sinh dân ta, gây nhiều biến chứng ung thư độc hại. Thể chế Trung Quốc lại được đảng Cộng Sản Việt Nam hôm nay tôn trọng tiếp nhận, làm khuôn mẫu toàn trị nhằm đàn áp bóc lột dân lành – chớ chúng ta chưa bàn tới những vụ hải đảo Hoàng Sa, Vạn Lý Trường Sa hay đất đai biên giới đã mất, hoặc do những đảng viên đầu tỉnh ở Lạng Sơn, Quảng Ninh và nhiều nơi khác đã cho công ty xí nghiệp Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan thuê đất trồng rừng nguyên liệu – Pháp lệnh Trung Quốc, từ cao xuống thấp đều được truyền sang để cho chính quyền Việt Nam thi hành. Đó chính là hậu quả tai hại của nền giáo dục và đào tạo của Việt Nam từ năm 1953 tới nay.

Xã hội miền Bắc từ năm 1953, miền Nam từ sau năm 1975, chúng ta thấy cảnh “dân suy nước nhược,” lòng người ly tán, thờ ơ, vô cảm trước vận hệ tồn vong. Những di tích lịch sử triều Nguyễn bị nhà cầm quyền phủ nhận, không bảo quản và phó mặc cho thời gian biến thành phế tích “phong kiến,” vật liệu bị đánh cắp, sử liệu bị tịch thu, hoặc sửa đổi nội dung. Những bảng tên trường học, đường phố hay những công viên công cộng có dính líu tới danh xưng của vua quan triều Nguyễn đều bị xóa sạch, kể cả những danh nhân hay anh hùng dân tộc, như vua Duy Tân chống Pháp cũng bị gạch tên. Tới nay, nhờ dịch vụ du lịch thương mại, nhà cầm quyền mới chịu cho chỉnh trang một phần Đại Nội nhằm thu hút ngoại tệ, và lại còn đặt thượng cụ cái “Hình Bác Hồ” cười đắc thắng dưới ngọn “Cờ Sao Bắc Thuộc” trên đỉnh cao chót vót của Kỳ Đài trong Kinh Thành Huế, nhằm trêu chọc Việt kiều về thăm. Đang khi, ai mà chả biết Hồ Chí Minh có công lường gạt Hoàng Đế Bảo Đại, truất phế trong cuộc Cách Mạng Tháng 8, vào ngày 30 tháng 8 năm 1945, khi lừa vua gia nhập Việt Minh ở Ngọ Môn Quan trong Kinh Đô Huế.

Giờ đây trở về viếng thăm Cố Đô Huế trong dịp Tết Canh Dần, và trước án thờ các vị minh quân thánh chúa nhà Nguyễn, tôi thành kính tri ân và nguyện cầu Các Ngài tha thứ, và xin dìu dắt đàn con cháu biết thực tâm nối bước Tổ Tiên, luôn thể hiện tận tình sở học. Hơn thế nữa Các Ngài đã cố công xây dựng đất nước, mở mang bờ cõi, thống nhất lãnh thổ, phát triển văn hóa giáo dục, kinh tế, xã hội, quân sự, ngoại giao và để lại nhiều di sản quý báu cho lịch sử. Ví dụ:

- Nhã Nhạc Cung Đình Huế

Nhã Nhạc Cung Đình Huế đã được Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc UNESCO năm 2003 công nhận là một Kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.” Theo đánh giá của UNESCO, trong các thể loại nhạc cổ truyền chỉ có nhã nhạc đạt tới tầm vóc quốc gia. Nhã nhạc đã được phát triển từ thế kỷ 13 vào thời nhà Trần, cho tới nhà Nguyễn thì Nhã Nhạc Cung Đình Huế đạt tới hoàn chỉnh và siêu việt để được gọi là Quốc Thiều.

- Mộc Bản Triều Nguyễn

Mộc bản triều Nguyễn cũng là di sản tư liệu thế giới đầu tiên tại Việt Nam do UNESCO công nhận vào ngày 31 tháng 7 năm 2009. Số mộc bản này hiện đang bảo quản tại Trung Tâm Lưu Trữ Quốc Gia Đà Lạt, Lâm Đồng. Mộc bản gồm có 34,618 tấm, là những bản văn chữ Việt Nho, khắc ngược trên gỗ để in giấy ra sách, và phát hành tại Việt Nam vào thế kỷ 19 hay đầu thế kỷ 20. Tài liệu mộc bản này do Quốc Sử Quán Triều Nguyễn tạo ra, với những loại gỗ dùng khắc tài liệu thường là gỗ thị, gỗ mít hay gỗ nha đồng. Nét chữ trên tài liệu mộc bản rất là tinh xảo sắc nét, và còn là tài liệu quý giá trong việc nghiên cứu lịch sử và văn hóa nước ta. Người có công lưu giữ Mộc Bản Triều Nguyễn là ông Cố Vấn Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Nhu (1911-1963) làm Quản Thủ Thư Viện ngày ấy.

- Kinh Thành Huế

Cố Đô Huế cũng được UNESCO năm 1993 công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.” Hiển hiện trước mắt tôi đây, là một kinh thành với những kiến trúc quy mô đồ sộ, được xếp hạng nhất trong các Di Tích Lịch Sử Việt Nam. Từ phong cách cấu trúc cho tới phương pháp phòng ngự của Vua Gia Long, người ta thấy kinh thành này trông tợ như một pháo đài hùng tráng, mà ngày xưa, thuyền trưởng người Pháp Le Rey (1819) khi vừa đặt chân tới Kinh Thành Huế đã có nhận xét: Kinh Thành Huế thực sự là pháo đài đẹp nhất, đăng đối nhất ở Đông Dương, thậm chí so với cả pháo đài William ở Calcutta và Saint Georges ở Madras do người Anh xây dựng.”

Cố Đô Huế tọa lạc bên tả ngạn sông Hương có diện tích hơn 500 mẫu đất, ba vòng thành bảo vệ. Trong khuôn viên Ðại Nội được xây theo hình vuông, mỗi cạnh 600 thước, bằng gạch cao 4 thước, dày 1 thước, bên ngoài thành có hào và 10 cầu đá bắc qua hào để ra vào lũy. Bốn góc thành có 4 tháp canh, bốn mặt thành có 4 cửa ra vào đối diện nhau gọi là Ngọ Môn, Thần Vũ Môn, Đông Hoa Môn, Tây Hoa Môn. Ðại Nội có hơn trăm công trình kiến trúc nguy nga tráng lệ, khu rộng nhất là Tử Cấm Thành (Cố Cung) xây vuông mỗi cạnh 300 thước, tường cao 3 thước rưỡi và có hơn 50 công trình xây dựng với nhiều cung điện. Chữ Tử có nghĩa là màu tím, trong chuyện thần thoại Tử Vi Viên. Tử Cấm Thành chia thành hai khu ngoại triều và nội đình, và Ngọ Môn là cửa chính vào Cố Cung, đặt ở phía Nam trên trục chính. Ngọ Môn được xây dựng theo kiểu hình chữ U, phía dưới là khối tường thành dày và cao, có trổ 5 cửa vòm vì thế Ngọ Môn có tên Ngũ Phượng Lầu.

Một Cụ xứ Huế kể chuyện cho tôi nghe. Ngày vua Gia Long du thuyền trên sông Hương, thấy núi Bằng Sơn cao khoảng 105 thước, có dáng non bộ cân xứng với phong thủy. Ở hai bên Bằng Sơn có hai ngọn núi nhỏ Tả Bật Sơn và Hữu Bật Sơn, trông tợ thanh long bạch hổ phục chầu. Nhà Vua quan sát, thấy Bằng Sơn là bình phong hay bàn thạch cho mình ngự mà trông việc thiên hạ, vì thế vua đã chọn Bằng Sơn làm án phía trước, tức hệ thống tường thành thiên nhiên bao quanh để bảo vệ cho Kinh Thành Huế mà đổi tên núi Ngự Bình.

Năm đó là 1805, Vua Gia Long khởi công xây thành. Thành được xây theo phong cách tổng hợp giữa kiến trúc Tây phương và kiến trúc thành lũy của Đông phương, tạo cho thành mang mặc sắc thái dân tộc. Việc xây cung đình, nhà vua còn đặt ra những phần thừa kế và tiếp nối truyền thống kiến trúc của các Nhà Lý Trần Lê. Đặc điểm vua tiếp nhận tinh hoa kỹ thuật và mỹ thuật Trung Quốc nhưng biến chế Việt Nam hóa. Nhà vua cũng rút tỉa kỹ nghệ hóa do những kỹ sư Pháp hoặc Tây phương đang phục vụ dưới triều, cho nên thiết kế hệ thống hào lũy, hệ thống thành quách và hệ thống cung điện đều đặt trên hướng trục chính là Tây Bắc và Đông Nam theo các yếu tố ngũ hành tương ứng với ngũ phương. Xây dựng mãi cho tới năm 1832, Kinh Thành Huế mới được hoàn tất dưới triều Minh Mạng… rồi trải qua hai trăm năm nay, cố đô vẫn còn như nguyên vẹn với gần 140 công trình kiến trúc lớn nhỏ trước mắt.

- Mộng Lành Thành Mộng Dữ

Khi nhìn hình Hồ Chí Minh treo trên Kỳ Đài, Cụ già xứ Huế nói rằng,“Ước mơ của họ: mộng lành thành mộng dữ, vì nước Việt Nam hôm nay được thế giới xếp vào hạng áp chót.” Giấc mộng “đả thực bài phong,” “không gì quý hơn độc lập tự do,” “đánh Mỹ xong ta xây đẹp bằng mười” tất cả trở thành kinh hoàng, là do ông Hồ và đám hậu duệ cố chấp và không chịu tiến lên, không theo kịp trào lưu văn minh và phát triển của thời đại chính trị kỹ nghệ liên bang. Ngược lại họ kéo Việt Nam trở về thời đại săn hái, ghi nhận trong Hiến Pháp của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam: “Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân… theo chủ nghĩa Mác-Lê và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội.” Vì độc tài chậm tiến, ác mộng xảy ra từng giây từng phút, lớp đảng viên cầm quyền lãnh đạo thì thi nhau tham nhũng để có phương tiện cho con cháu du học nước ngoài, và cũng là mở cửa để thoát hiểm khi có biến động chính trị xảy ra. Tới nay ai cũng muốn cần phải thay đổi chính trị thì mới có thể phát triển kinh tế quốc gia.

Về phương diện đạo đức Cụ cho rằng, “Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam càng ngày càng băng hoại,” vì nghèo đói, cho nên dân chúng thường tập trung vào các thành phố lớn, như Sài Gòn để tìm kiếm việc làm và sống dựa số tiền thân nhân nước ngoài gởi về, hoặc những dịch vụ bất chính của nhiều thương gia ngoại quốc đầu tư, rửa tiền… Thế hệ con cháu cán bộ cao cấp cũng chỉ noi gương bóc lột, tham nhũng, gian lận chính trị của lớp cha anh với những ấn tượng xấu xa. Do đó, cần thay đổi tận nền tảng chính trị, nhanh chóng xóa bỏ chế độ độc tài lạc hậu mới mong làm cho dân giàu nước mạnh và sống hòa bình trong cộng đồng thế giới.

Tôi bàng hoàng nghe Cụ nói, và Cụ chính là một người Việt Nam thuần túy. Trong những câu chuyện Cụ kể, tôi cũng hình dung ra được công trình dựng nước/ giữ nước của Tổ Tiên Dân Tộc và phân biệt chánh tà. Cụ đã không bị ảnh hưởng bởi trào lưu ngoại lai qua sách sử tuyên truyền, không bị đầu độc bởi hệ thống loa phóng thanh của “nhà nước” rêu rao hằng ngày, cho nên Cụ là một người “hữu thần.”  Hữu thần khác biệt với “vô thần” dù là cộng sản hay tư bản – cũng luôn coi con người là con thú, hoặc máy móc. Để con người được thật sự sống như thân phận con người, Cụ thể hiện quan niệm hữu thần, là vì Cụ tin có Ông Trời, có Thần Thánh, Hồn Thiêng Sông Núi, Tổ Tiên Ông Bà… và áp dụng vào cuộc sống hiện tại, quan niệm hữu thần, chính là Phúc Đức. Bởi thế tôi cũng cảm nhận rằng: Quan niệm Phúc Đức của Cụ là nền tảng vững chắc nhất, thâm sâu nhất, tinh túy nhất cho tinh thần chiến đấu của mọi người chúng ta, vì phân định được rõ ranh giới chánh nghĩa và gian tà, cứu nước hay cướp nước, giữ nước hay bán nước.

Theo truyền thống và niềm tin xưa nay của dân tộc, chúng ta biết rằng: bất cứ việc thiện nào cũng là việc Phúc Đức! Phúc Đức đó ta làm ta hưởng, mà còn để lại, truyền lại cho vợ, chồng, con, cháu và dòng tộc dân tộc hưởng nhờ: Làm lành để đức cho con. Muốn được thì phải tích đức, nghĩa là làm phúc, làm việc thiện và tránh làm ác, Chung thân hành thiện, thiện do bất túc, nhất nhật hành ác, ác tư hữu dư: Suốt đời làm điều lành, vẫn chưa đủ, một ngày làm điều ác, ác đã quá thừa.” Vậy mà trong đời sống con người, có việc Phúc Đức nào to lớn cho bằng việc dấn thân giúp đỡ trăm triệu người Việt Nam hiện nay, cứu nguy Dân Tộc, bảo vệ và phát huy truyền thống của Giống Nòi, lấy lại Giang Sơn gấm vóc mà Tổ Tiên Ông Bà, qua hình ảnh Triều Nguyễn dày công Mở Nước và Giữ Nước: Dù xây chín bậc phù đồ, không bằng làm phúc cứu cho 1/ hay 100 triệu người, đang chờ.


Pages: 1 2 3 4 5 6

5 Phản hồi cho “Những tác hại giáo dục của Việt Nam”

  1. Nguyen says:

    Y dan trai,viet lon xon ,noi lung tung ,chang dau vao dau. Noi dai, noi dai, dam ra noi do.Dung om dom,lam dan bai cho can than,co trong tam,viet cho ro rang, khuc chiet de khoi lam phien ban doc .

  2. Dao phu Le Duan Do Muoi says:

    Trich:- “Triều Nguyễn là vương triều tối phản động. Bản chất cực kỳ phản động của chế độ nhà Nguyễn bộc lộ rõ ngay từ đầu qua những hành động khủng bố, trả thù vô cùng đê hèn của Nguyễn Ánh đối với các lãnh tụ nông dân và những người thuộc phái Tây Sơn kể cả phụ nữ và trẻ em”

    Trieu Nguyen toi phan dong, nhung trieu CS, thoi Le Duan, Do Muoi con cuc ky phan dong nua.
    Chung ra tay tham sat ca tram ho. Toi ac cua hai ten dao phu nay khung khiep lam. Chung la mot trong nhung dai toi do cua dan toc Viet.

  3. Le Thien y says:

    Vo*-chong trai tom giong hanh-ha da-man chau Hao-Anh la` nguoi sinh sau 1975, duoc hoc-tap trong
    moi-truong xhcn. Cung nhu bao nhieu “tam guong” tuong-tu : Hieu-truong vua sex voi nhieu h/tro` cua
    minh, vua ep ho “phuc-vu” sinh-ly’ cho cac quan lon trong Tinh, vu PMU 18, cac vu rut-ruot cong-trinh,
    chiem “Dat-Thanh” Con-Dau cua ho Dao da co’ hang tram nam . . . deu lien quan den dao-duc can-bo
    duoc dao-tao ,hoc-tap theo guong HCM . Bo may tuyen-truyen cua cs dung len an la` “TAN-DU MY-
    NGUY” . Ro-rang tac-hai cua nen giao-duc xhcn la` thieu day ve DAO-DUC LAM NGUOI ; gioi tre chi
    hoc duoc “chan-ly cs la` BAO-LUC, LUON-LEO, CHA`-DAP CON NGUOI, thieu vang TINH NGUOI !

  4. Le Thien y says:

    Nhung gi` ma` UB/KHXH cua dang ket-an Nha` Nguyen deu DUNG de ket toi csvn !
    1/- Trieu dinh dang Cong cuc-ky` THOI-NAT, HEN-MAT, TAN-AC, NGU-XUAN; CUC-KY` PHAN-
    DONG 2/- C/q csvn hoan-toan doi-lap voi toan-dan ( tang-cuong bo-may dan-ap = c/an,mat-vu ;
    can-bo hu-lau tham-o, ap-buc dan-lao-dong, doi-ngoai mu`-quang,phan-dong, k/te lac-hau, huy-
    hoai moi-sinh, nhuong Dat-Bien-Dao-Rung,Tai-nguyen cho ngoai-bang ).
    3/- csvn la` nha`-nuoc DOC-DANG CHUYEN-CHE, dung he-thong tu-tuong lac-hau tu Mac, Mao,
    Lenin, Ho kem-ham su tien-hoa’ cua toan dan-toc; ra suc cung-co quyen-luc bang moi thu-doan ,
    dan-ap doi-lap, Nguoi-Yeu-Nuoc, khung-bo, sach-nhieu cac phong-trao quan-chung; nam doc-
    quyen ve truyen-thong-tu-tuong – xuat phat tu LOI-ICH-CUA-DANG, doi-nghich voi loi-ich toandan.
    4/-Dau-Teu cua moi SAI-LAM-TAI-HAI do’ la` : HO-CHI-MINH, toi-do cua l/su da mang chu-thuyet
    cs “hoang-tuong” ap-dat vao nuoc ta, bien nua-the-ky tang-toc la` vet NHO* cua dan-toc.
    Rat nhieu qua nhung phan-dong cua csvn da va` dang gop phan lam VN suy yeu ve moi mat ,
    lam mieng moi ngon cho CS TAU THON-TINH, KHONG-CHE MOI MAT DAT-NUOC TA !
    TOI-AC MA` ” TROI KHONG DUNG , DAT KHONG THA !!!

  5. Vũ Đình Kh. says:

    Hiểu như vậy, viết như vậy, mà nói là tạ tội đầu năm Canh Dần, tôi thấy sao giống như bà Đỗ Ngọc Bích quá!!!

    Dường như Báo mạng là chỗ ai muốn nói gì thì nói, báo vẫn cứ đăng vô tội vạ .Nó giống như bà NPNga nói: VN phản đối vì HS và TS là chủ quyền không thể tranh cải!!!

    Vũ Đình Kh.

Phản hồi