WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Những tác hại giáo dục của Việt Nam

6. Văn Học

Trong Quốc Triều Chính Biên, do bộ Học nhận chỉ dụ Khải Định năm thứ 9 thực hiện và dịch ra chữ quốc ngữ, nói về vua Gia Long chọn nơi yên nghĩ cuối cùng, như sau:

Gia Long đích thân duyệt định vị trí, quy hoạch và chỉ đạo giám sát tiến độ thi công. Công cuộc chuẩn bị khá chu đáo. Nhà vua muốn theo cách hiệp lăng của thời trước, nên tập trung nhiều lăng mộ trong hàng quyến thuộc ở khu vực Thiên Thọ Sơn. Toàn bộ khu lăng này là một quần sơn với 42 ngọn núi lớn nhỏ, trong đó Đại Thiên Thọ là ngọn lớn nhất được chọn làm tiền án của lăng.

Được giao nhiệm vụ xem xét núi non, tìm phúc địa mai táng cho đại thần Tống Phúc Lương, Thượng thư Bộ Binh Phạm như Đăng, và thầy địa lý Lê Duy Thanh con trai Lê Quý Đôn. Phải bói đến bảy lần, Lê Duy Thanh mới chọn được thế đất có long mạch tốt. Được tin, Gia Long thân hành cỡi voi đến nơi xem xét, nhưng không đồng ý, nên đã chọn nơi mai táng hiện nay. Gia Long nói với Lê Duy Thanh một cách nghiêm nghị rằng:

- Nếu người ta đề cập đến long mạch, thì nơi đây thật chính là nơi thích hợp cho một “lăng.” Thế có phải nhà ngươi muốn giữ chỗ này để chôn cho nhà ngươi, phải không? Duy Thanh nhận biết cao kiến và van xin, Gia Long mới tha tội.

Trước khi khởi công, nhà vua lại khiến Hoàng Tử thứ tư bói một lần nữa, được quẻ Dư, lời chiêm rằng: “Đại Cát Hanh.” Nghĩa là rất tốt và hanh thông.

Trong những ngày thi công, khi Gia Long lên giám sát, một trận gió xoáy mạnh đột ngột làm xập ngôi nhà mà Gia Long đang trú. Gia Long nhảy vào một cái hố, bị thương ở trán và mí mắt, chân bị đập do một thanh xà nhà rơi trúng. Hai Hoàng tử thứ bảy và thứ tám là Tấn và Phổ bị trọng thương, nhiều người khác bị  chết. Hoàng Đế Gia Long không trừng phạt các quan thi công mà còn chi cấp tiền bạc, thuốc men chạy chữa, và 500 tiêu chuẩn gạo cho dân làng Định Môn để giúp cho các nạn nhân bị tai nạn.

a. Những điều đáng học

Nhân chuyến viếng thăm Cố Đô Huế, người viết đến Lăng Gia Long, và thấy cả một khung cảnh hùng vĩ bao quanh Mộ Vua. Trước mặt là ngọn Đại Thiên Thọ án ngữ, sau lưng có 7 ngọn núi làm hậu án. Bên trái và bên phải Mộ Vua, mỗi bên có 14 ngọn núi, tạo ra thế trận đồ Tả Thanh Long Hữu Bạch Hổ, và nằm ngay chính giữa trên một quả đồi bằng phẳng, là ba ngôi mộ song song: Gia Long và Thừa Thiên Cao Hòang Hậu (mẹ của Hoàng tử Cành) – Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu (mẹ Minh Mạng) hai bà đã cùng chia ngọt xẻ bùi trong bao năm gian chuân với đức Thế Tổ Cao Hoàng Đế, cho đến ngày thành công và dựng nên Vương triều nhà Nguyễn.

Thú thật, khi đứng nhìn mỗi bên có 14 ngọn núi, người viết cũng có nhiều thắc mắc. Tại sao là 14 mà không phải là 15 hay 16?… Hỏi thì hỏi vậy, nhưng nghiệm ra đó là “Thập Tứ Nhất Tâm” 14 ngọn mà 1 lòng? Và không hiểu sao, người xưa khi viết nhóm chữ Nho: Thập Tứ Nhất Tâm, gom lại thành chữ Đức! Theo Đạo Đức Kinh, chữ “Đức” có nghĩa là cái “Dụng của Đạo,” đặc biệt theo triết lý Lão học, Đạo là cái thể của Trời Đất, còn Đức là lúc Đạo hoạt động… là cái Dụng của Đạo. Có thể nói, Đạo là “Tạo Hóa” ở thể Tĩnh, còn Đức là “Tạo Hóa” ở thể Động, ở thể hoạt động, là “Thần Lực” dựng nên vũ trụ, con người. Do đó, Đức là sức mạnh của “Trời”… thì ra… Hoàng Đế Gia Long đã thấy.

b. Đại lượng của vua

- Với Bà Huyện Thanh Quan

Thứ đến, cũng theo Quốc Triều Chính Biên, vua Minh Mạng mời Bà Huyện Thanh Quan vào kinh giữ chức Cung Trung Giáo Tập, dạy học cho các công chúa và cung phi.

Nhưng cụ thân sinh của bà là Nguyễn Lý, đỗ thủ khoa và làm quan dưới triều vua Lê Hiển Tông. Bà còn là học trò của danh sĩ Phạm Qúy Thích, một dân vật kháng Nguyễn phò Lê… Cho nên dù bà là vợ của Bát phẩm Thư lại Bộ Hình Lưu Nghị làm quan huyện Thanh Quan…bà vẫn tưởng nhớ nhà Lê, như trong bài Thăng Long Thành Hoài Cổ:

Tạo hoá gây chi cuộc hý trường

Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương

Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo

Nền cũ lâu đài bóng tịch dương

Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt

Nước còn cau mặt với tang thương

Nghìn năm gương cũ soi kim cổ

Cảnh đấy người đây luống đoạn trường

Và trong thời gian làm Cung Trung Giáo tập, bà huyện Thanh Quan do tài làm thơ và đức độ dạy học, được Minh Mạng qúy mến tin dùng. Bà thường được nhà vua đàm luận thơ văn, một lần có bộ chén kiểu của Trung Quốc mới đưa sang, chén vẽ sơn thủy Việt Nam và có đề thơ nôm cũng như một số đồ sứ kiểu thời đó, Minh Mạng đưa khoe với những người chung quanh. Mọi người yêu cầu bà Huyện Thanh Quan làm một bài thơ chữ Nôm. Bà làm ngay hai câu thơ rằng:

Như in thảo mộc trời Nam lại.

Đem cả sơn hà đất Bắc sang.

Vua Minh Mạng rất thích thú. Cũng hôm ấy, nhà vua viết hai chữ Phúc Thọ rất lớn để ban ơn và chúc mừng một đại thần nào đó. Vua hỏi bà huyện Thanh Quan chữ viết như thế nào, bà khen:

Phúc tối hậu: Phúc rất dày

Thọ tối trường: Thọ rất dài

Ban đầu Minh Mạng hơi ngơ ngác, sau nhìn kỹ vua mới hiểu ý, mỉm cười và gật đầu. Thì ra Minh Mạng đã viết chữ Phúc béo phục phịch và chữ Thọ dài lêu nghêu khiến cho bà huyện Thanh Quan ngầm chê chữ viết của nhà vua, nhưng lời chê lại khéo léo văn vẻ, khiến cho nhà vua là người thông minh cũng khó lòng bắt lỗi.

- Với Cao Bá Quát

Tiếp đến, một giai thoại kể về chuyện vua Minh Mạng và Cao Bá Quát, để chúng ta thấy được lòng nhân hậu và đại lượng của vua Minh Mạng ra sao:

Một hôm Cao Bá Quát từ Bắc Ninh sang Hà Nội chơi, bấy giờ Quát mới là cậu học trò để chỏm. Quát thấy Hà Nội có vẻ nhộn nhịp khác thường, hỏi ra mới biết vua Minh Mạng ngự giá Bắc Thành và đi thăm Hồ Tây cùng các danh lam thắng cảnh khác. Chờ đúng giờ Đạo ngự đi đến Hồ tây, Quát giả vờ xăm xăm nhảy xuống hồ để tắm. Quan quân thấy vậy hoảng hốt, thét bắt trói lại. Càng bị trói, Quát càng gào to và vùng vẫy bỏ chạy gây ồn ào, hỗn độn bên bờ hồ. Vừa lúc đó, kiệu vua đi qua, Minh Mạng truyền lệnh dẫn Quát đến hỏi. Quát trả lời mình là học trò nghèo mới ở nhà quê lên tỉnh, nên không biết gì.

Minh Mạng nghe nói liền nảy ra một ý: nhân dưới hồ nước trong có nhiều đàn cá lội tung tăng đuổi bắt nhau, vua ra một câu vế đối:

“Nước trong leo lẻo cá đớp cá.”

Và hứa với Quát đối được sẽ tha. Quát không cần nghĩ ngợi, tức cảnh mình bị trói mà sinh tình đối lại:

“Trời nắng chang chang người trói người.”

Minh Mạng tuy giận trước câu đối, nhưng vì không muốn mang tiếng với dân Bắc Hà trong dịp đầu tiên ra thăm, nên vua truyền lệnh cởi trói và tha tội cho Cao Bá Quát.

7. Khoa Học Kỹ Thuật

Cũng theo Quốc Triều Chính Biên, nói về vua Minh Mạng trong những tiến bộ khoa học kỹ thuật Tây phương, như sau:

Một lần viên quan Pháp Phillippe Vannier (tên Việt gọi là Nguyễn Văn Chấn) dâng vua hai thước đồng Thái Tây tên là Đồng Nhật Khuy, chưa ai biết được phép dùng thế nào. Minh Mạng thường mang ra khảo sát, tìm tòi việc xử dụng trong những lúc thư thả, khi vua đã hiểu được cách dùng mới bảo Phan Huy Thực và Nguyễn Danh Bi rằng:

- Thước đồng này bằng, nghiêng, cao, thấp phân biệt độ số, gần thời đo được núi non xa thời xem được trời đất, lắm phép tài. Nhân đó vua chỉ bảo rõ ràng.

Tháng Tư vua ngự chơi cầu Bến Ngự xem thí nghiệm tàu chạy máy hơi. Khi trước vua bảo Sở Võ Khố chế tạo tàu ấy, rồi đem xe chở ra sông giữa đường vỡ nồi nước, máy không chạy. Người đốc công bị xiềng, quan bộ Công là Nguyễn Trung Mậu, Ngô Trung Lân vì cớ tâu không thật mà bị bỏ ngục. Bây giờ chế tạo lại các máy vận động nhanh hơn, thả xuống nước tàu chạy mau hơn. Vua ban thưởng Giám đốc là Hoàng Văn Lịch và Võ Huy Trinh, mỗi người một cái nhẫn pha lê độ vàng, một đồng tiền vàng Phi Long hạng lớn, đốc công và binh tướng được thưởng chung 1000 quan tiền. Ngài truyền rằng:

- Tàu này mua bên Tây cũng được, nhưng muốn cho công tượng nước ta tập quen máy móc cho khéo, vậy nên chẳng kể lao phí gì.

Xem vậy, vua Minh Mạng có ý thức khuyến khích dân chúng học hỏi kỹ thuật tiên tiến phương Tây, dù chỉ là những bắt chước vặt vãnh. Năm Đinh Dậu thứ 18 (1837) đã có loại xe máy dùng để cưa ván bắt chước theo cách Tây. Minh Mạng xem, truyền rằng:

- Xe này dùng trâu kéo, con trâu kéo quen thời dẫu gầy ốm mà kéo cũng mạnh, con trâu ở nể dầu to béo mà thở mệt kéo không nổi, cho nên ta thiệt ghét những người ở nể mà không làm việc.

8. Truyền Đạo và Cấm Đạo

Đọc Lịch Sử Việt Nam, sách chép rằng: Để duy trì chế độ xã hội thối nát nhằm bảo vệ đặc quyền đặc lợi, phong kiến nhà Nguyễn ra sức củng cố trật tự bằng mọi cách. Đối nội, chúng ra sức đàn áp khủng bố các phong trào của quần chúng. Đối ngoại, chúng ra sức đẩy mạnh thủ đoạn xâm lược đối với các nước láng giềng như Cao Miên, Lào làm cho quân lực bị tổn thất, tài chính quốc gia và tài lực nhân dân bị khánh kiệt. Còn đối với các nước tư bản phương Tây thì chúng thi hành ngày một thêm gắt gao chính sách bế quan toả cảng và cấm đạo, giết đạo… Với những chính sách phản động nói trên, nước Việt Nam đã suy yếu về mọi mặt và trở thành miếng mồi ngon đối với các nước tư bản phương Tây.”

Đây là điểm gay go nhất trong vấn đề đàn áp Công Giáo, và bất cứ một hay nhiều trường hợp lẻ loi, dù rằng tiêu biểu cho ai, hay đặc trưng cho đảng Cộng Sản Việt Nam cũng đều gây ra ngộ nhận, làm cho vết thương lòng Dân Tộc Việt Nam phát tán. Cái hậu quả quái ác mà dân tộc ta bị liên lụy, chính là vấn đề truyền đạo và cấm đạo. Bởi thế, người viết hôm nay xin thử đưa ra phân tích, mong tìm ra sự đồng thuận, với mục đích giúp chúng ta thực hiện cuộc đoàn kết dân tộc một cách thực sự.

Khi đề cập tới tôn giáo, chúng ta lại đụng chạm tới tâm hồn, tới phần sâu thẳm nhất của con người. Điểm cần nhớ là vấn đề Đàn Áp Kytô Giáo tại Việt Nam không phải là sự kiện thoáng qua, mà kéo dài hàng mấy thế kỷ. Vấn đề không chỉ liên quan tới vài người hay nhóm người, mà trực tiếp đến nhiều triều vua, nhiều cấp quan lại của Việt Nam. Mặt khác cũng liên quan tới nhiều nhà truyền giáo, nhiều triều đại giáo hoàng. Và gián tiếp là toàn bộ giáo lý và lịch sự Kytô Giáo cũng như ảnh hưởng tới nền văn hóa và nhiều thế hệ của dân tộc Việt Nam.

Với nhiều thời gian, nhiều thành phần gián tiếp, và trực tiếp liên hệ  đến vấn đề truyền đạo và cấm đạo trong lịch sử, chúng ta muốn giải quyết vấn đề này, thì cần có cái nhìn tổng quát mới có thể bao quát toàn bộ. Bằng không, thì dù bất cứ một trường hợp lẻ loi nào, dù tiêu biểu cho ai/ hay cho cái gì, cũng đều gây ra ngộ nhận và làm mất đoàn kết dân tộc như Ủy Ban Khoa Học Xã Hội Việt Nam.

a. Lý thuyết và thực hành

Trong cùng một sự kiện lịch sử chúng ta đã thấy có hai phía, hai quan điểm khác biệt nhau, một bên là truyền đạo, một bên là cấm đạo. Vì vậy, điểm quan trọng cần nhấn mạnh ở nơi đây, là dù các Thánh Tử Đạo Việt Nam có chết vì Niềm Tin Tuyệt Đối theo phương châm Sanguis Martyrum, semen Christianorum, thì “lý do bắt đạo” ở Việt Nam, cũng mang nhiều yếu tố văn hóa và chính trị. – *[Theo sắc lệnh tôn phong của đức Giáo Hoàng  Leo XIII (1878 – 1903) người Ý mang tên Gioacchino Vincenzo Raffaele Luigi Pecci, “Các vị tử đạo Việt Nam là đội hùng binh can trường chấp nhận mọi cực hình, không kém các thánh tử đạo của thời giáo hội sơ khai, như phương châm Máu các thánh tử đạo là hạt giống đức tin, sinh ra nhiều tín hữu: Sanguis Martyrum, semen Christianorum.” Và khi giáo hội Việt Nam vừa bắt đầu nhận được hạt giống đức tin này vào năm 1544, thì những cuộc cấm đạo đẫm máu đã liên tiếp xảy ra và kéo dài trong ba thế kỷ].

Ngay trong khi đàn áp sự truyền bá Kytô Giáo, thì tuyệt đại đa số các vua quan Việt Nam đã chẳng phải là tín đồ thuận thành của một tôn giáo nào. Ngoài ra, việc cấm đạo và bách đạo không mang tính cách khẳng định tuyệt đối của một tôn giáo, mà đã thay đổi tùy theo sự liên hệ ngoại giao và quân sự giữa triều đình Việt Nam với những quốc gia đem nhà truyền giáo vào.

b. Công việc truyền giáo

Việc truyền đạo cần phân biệt về hai phương diện: “Tôn giáo thuần túy,”“Thực tế đương thời.” Trên phương diện tôn giáo thuần túy, việc truyền đạo không bao giờ có ý kéo theo việc xâm lăng, dầu là xâm lăng chính trị, xâm lăng quân sự, xâm lăng kinh tế hay xâm lăng văn hóa… Đã có nhiều văn kiện chỉ đạo của Giáo Hội nhấn mạnh về Nền Tảng Truyền Giáo, nêu rõ những nguy hại khi để cho việc trần tục vướng mắc vào.

Tuy nhiên, trên phương diện thực tế thời cuộc, đã có sự kết hợp thực dụng, là các nhà truyền giáo đã xử dụng phương tiện di chuyển với các đoàn thương thuyền có quân xâm lược. Sự kiện thực tế đương thời này đã trở thành lý do khiến cho vua Minh Mạng không có cảm tình với người Pháp, cũng như thái độ chung của nhiều người Á Đông thời ấy nhận xét là quân xâm lược. Bởi thế mà vua không thích cả những người giáo sĩ truyền đạo Châu Âu, cho nên tín hữu Công Giáo Việt Nam bị đàn áp, và người ta coi Minh Mạng như một Hoàng đế Nero của Đế Quốc La Mã từng tàn sát hàng loạt những giáo dân Công Giáo và phương châm “Sanguis Martyrum semen Christianorum,” là điều dễ hiểu.

c. Gánh nặng Văn Hóa Phương Tây trên Kytô Giáo

Tôn giáo nào cũng hình thành và phát triển trong môi trường văn hóa. Dù phần lý thuyết căn bản của tôn giáo là chân lý. Nhưng cách diễn giải và thực hành tôn giáo cũng mang mặc ảnh hưởng địa phương và giai đoạn đương thời.

Tuy rằng tôn giáo có thể cải hóa nhiều khuyết điểm của các văn hóa, nhưng chính nếp sống thực tiễn của tín đồ lại cũng ảnh hưởng tới cách diễn tả và ứng dụng của tôn giáo.

c1. Truyền thống Tây phương

Truyền thống Văn hóa Tây phương là “Chiếm Hữu.” Nền tảng cuộc sống của xã hội Tây phương là “Ai thắng thì có Công Lý.”

c2. Công lý Tây phương

Ngay từ thời xa xưa người Tây phương đã có nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng cách đấu kiếm/ đấu súng. Có những cuộc thách đấu chết người chỉ vì câu nói đụng chạm đến danh dự cá nhân, và họ mời bạn bè đứng ra làm trọng tài giúp họ sinh sát bằng cách đấu kiếm/ đấu súng. Và cũng có thời người ta dùng sức giết chết đối thủ, vẫn được coi là phương pháp biểu lộ công lý trong tôn giáo. Thật là luật lệ quái đản.

c3. Nguyên tắc Tây phương

Cũng với nguyên tắc “Mạnh Thắng Yếu Thua,” ngày nay, chúng ta vẫn thấy họ áp dụng trong phản ứng cuộc sống hàng ngày. Bất cứ đâu, có hai người đánh nhau – là tất cả người xung quanh tụ tập lại và vỗ tay cổ vũ. Không ai nghĩ tới chuyện can gián hoặc mang tình lý ra cắt nghĩa hòa giải, ngoại trừ cảnh sát/ an ninh can thiệp để chấm dứt. Người ta hùa nhau mà khuyến khích, reo hò và cá độ xem hai người đánh nhau, ai là kẻ chiến thắng. Họ chẳng cần biết hai người đánh nhau vì lý do gì, ai là người trúng trật… mà họ chỉ biết ai mạnh hay yếu. Tập thể nóng lòng chờ đợi “phút chót” hoan hô cổ võ cho người hùng thắng trận. Đó là nền tảng văn hóa và luật pháp “Ai Thắng Thì Có Công Lý.”

c4. Ai thắng có công lý

Nếp sống “ai thắng thì có công lý” chẳng những là nền tảng của các chủ thuyết phương Tây, mà còn là định chế từ bao ngàn năm trước, được người ta tận dụng nguyên tắc tính để áp dụng triệt để vào cuộc sống nhân loại.

Hơn thế, chẳng những người Tây phương thực hành nguyên tắc “ai thắng thì có công lý,” tức là “quan niệm cướp đoạt” bằng một cách vô ý thức mà còn được diễn đạt trong “niềm tin tôn giáo” Tây phương. Tới nay đã còn nhiều điều vướng mắc, vì người ta chưa thoát khỏi ảnh hưởng của dữ kiện lịch sử.

d. Công bình bác ái

Đang khi các Giáo Chủ vốn chủ trương bác ái, kêu gọi mọi người thương yêu, và yêu thương cả kẻ thù… lấy tình thương làm dấu chỉ của Kytô Giáo… thì lịch sử tôn giáo phương Tây cũng là lịch sử của những cuộc tàn sát đẫm máu. Với “chiêu bài bảo vệ đức tin,” văn hóa Tây phương, chẳng những đã tạo ra những đạo quân đi cướp phá, triệt hạ và tàn sát mọi người lớn nhỏ trong những “vùng ngoại đạo,” mà còn tổ chức những hệ thống tu sĩ và giáo sĩ được kính trọng tuyệt đối, để có quyền hành lùng bắt, giam giữ, tra tấn, lưu đày… chính những người cùng một tôn giáo với mình.

d1. Bảo vệ tôn giáo

Đây không phải là chuyện qúa khứ, mà còn thịnh hành trong hiện tại, ỡ khắp nơi và trong mọi lãnh vực. Ngay cả trong hiện tại, nhiều giáo phái Tây phương – do cùng một Giáo Chủ và cùng thờ một Chúa Giêsu Kytô – vẫn còn nguyên vẹn quan niệm và áp dụng nhiều phương thức tranh dành, chê bai, chống đối… những gíao phái khác, nhằm “cướp giựt các linh hồn” về Nước Chúa, cho dù có cùng một Chúa chung ở trong các giáo phái. Thật là trái ngược với Văn Hóa Việt.

d2. Quan niệm Dị Biệt về Tổ chức Tôn giáo

Trong đời sống người Việt Nam, quan niệm về tôn giáo rất phóng khoáng, hòa đồng. Không thể có cạnh tranh quyết liệt giữa các tôn giáo. Dân ta thường nói: “Đạo nào cũng tốt.” Đang khi quan niệm Tây phương lại đòi hỏi một sự “dứt khoát tuyệt đối,” chẳng những chỉ giữa các tôn giáo, mà còn cả giữa các “hệ phái” trong một tôn giáo nữa.

Đây là điểm khác biệt vì Việt Nam sống “theo Tình,” Tây phương nghiêng “theo Lý.”

d3. Hình thức tổ chức

Hình thức tổ chức Tôn Giáo của Tây phương cũng khác biệt với quan niệm của dân Việt. Quan niệm Tôn Giáo của dân tộc Việt Nam qua Tam Giáo (Khổng – Thích – Lão) không có tổ chức phẩm trật chặt chẽ như Tây phương. Theo dân tộc Việt Nam, tôn giáo “không hề có hoàng đế,” (Giáo Hoàng), không có kế vị, không có sắc lệnh, không có cưỡng bách độc quyền, không có quyền hành chỉ đạo tối thượng. Đối với dân tộc Việt Nam, tất cả những ý niệm về tôn giáo Tây phương chỉ là hình thức mang màu sắc chính trị. Bởi vì Đạo Tại Tâm.

Những ngôn từ nguyên thủy được phiên dịch ra Việt ngữ, thì tôn giáo Tây phương có “Hoàng Đế” (Giáo Hoàng tại Rome), có Chúa (Chúa Dêu – Chúa trên hết các Chúa), có án lệnh (dứt phép thông công)… có cả “Nước” riêng (Vương Quốc, Nước Trời), và các phẩm trật của một triều đình hoặc một đảng chính trị… Cho tới ngay trong chúng ta, sau gần 500 năm, đã mấy ai hiểu rõ ý nghĩa đặc biệt của tôn giáo và những từ ngữ thường bàn. Vậy thì người Việt Nam thời trước đã hiểu được bao nhiêu?

d4. Luật lệ

Có nhà cai trị, có luật pháp nào… ngay thời nay, lại chấp nhận cho công dân của nước mình đi tuyên hứa trung thành sống chết với Hoàng Đế nước khác? Với Chúa khác?… Và trung thành với người ngoài hơn cả vua chúa nước mình?

Có nhà cai trị, có luật pháp nào… cho phép công dân của nước mình đi tuân giữ những luật lệ, phong tục… mang lời lẽ trái ngược và công khai chống báng chính luật lệ, phong tục, và truyền thống của quốc gia sở tại?

e. Văn Hóa Việt

Văn hóa Việt không quan niệm tôn giáo tách rời khỏi cuộc sống thực tại hiện hữu của con người, và nhất là không tách rời khỏi đời sống chính trị của toàn dân. Trong đời sống dân Việt, Tam Giáo: Khổng – Thích – Lão chẳng những hòa đồng, mà còn được vua quan dùng làm đề tài trong các cuộc thi, nhằm chọn người tài đức trị dân. Năm 1247 dương lịch nước ta có khoa thi với danh xưng Khoa Tam Giáo.

Đang khi, với những ngôn từ Giáo Hoàng, Chúa, Nước… với những luật lệ khác lạ… với những cưỡng bách tuyệt đối, đòi hỏi giáo hữu phải dứt khoát từ bỏ nếp sống và phong tục truyền thống của tổ tiên… với những cưỡng bách trung thành tuyệt đối với những nhân vật khác nòi giống ở phương Tây… cùng với các đoàn thương gia trục lợi, cùng với các đoàn tầu trang bị đại bác với các đoàn quân viễn chinh hùng hổ tàn ác.

Như thế, xin hỏi trong tâm thức dân tộc Việt Nam chúng ta, làm sao mà các nhà truyền giáo có thể thuyết phục được vua quan ta, bỏ qua tính cách phi chính trị của mình?

e1. Thờ kính Tổ Tiên

Đối với dân tộc Việt Nam, Tam Giáo chẳng những đã hòa hợp mà còn thích ứng với niềm tin nền tảng của dân tộc là Thờ Kính Tổ Tiên. Đối với người Việt, thì Thờ Kính Tổ Tiên đã chưa bao giờ được quan niệm như là một tôn giáo. Đang khi bất đồng ý tưởng, văn hóa và nếp sống thì làm sao người Tây phương có thể chấp nhận những niềm tin và thực hành khác lạ như của Việt Nam?

Thực ra, ở thời kỳ đầu của việc truyền giáo, các giáo sĩ Dòng Tên đã xác nhận tính cách “không trái đức tin” trong việc Thờ Kính Tổ Tiên. Nhưng sau vì lý do “tranh chấp thế lực,” khuynh hướng sai lầm của Dòng Triều đã thắng thế.

e2. Gánh nặng Con Người nơi các Nhà Truyền Giáo

Mặc cảm tự hào về sự ưu việt của dòng giống “Da Trắng” nơi các nhà truyền giáo. Thứ đến, văn minh kỹ nghệ Tây phương đã phát triển và có một nếp sống cao… ăn bít tết bánh mì uống rượu vang hay bia… không dùng chén đũa… Và từ bản thân cho tới nếp sống sinh họat của nhà truyền giáo cũng tự góp phần gây ra sự hiểu lầm… cho người Việt Nam. Từ diện mạo cao lớn, da trắng, tóc vàng, mắt xanh, mũi lõ… vóc dáng thô bạo, cục mịch rộn ràng trong giao tế, cười nói oang oang… Tất cả vô tình gây cho dân chúng Việt Nam có cái thành kiến về về người Tây phương ứng hợp Bạch Quỷ Dạ Xoa từng đọc trong chuyện Cổ tích Đông phương.

e3. Phương tiện và áp lực

Chính bản thân những nhà truyền giáo phát xuất… từ nương nhờ sự bảo vệ của những đoàn quân xâm lược và đi cướp của chiếm đất… Cho dù các nhà truyền giáo có thành tâm tu hành và bất vụ lợi… thì sự thật hiển nhiên các ngài, cùng với lòng yêu nước của các ngài… kèm theo những nể nang, có phải các ngài đồng lõa với họ chăng?

e4. Áp đặt thiển cận

Những dị biệt giữa hai nền văn hóa Đông – Tây xảy ra, giữa hai quan niệm tổ chức tôn giáo xung khắc… và tất cả dẫn tới những hiểu lầm một cách trầm trọng. Đã thế, cũng trên thực tế, nhiều thái độ đối xử thiển cận của một số nhà truyền giáo “vô ý thức” lại “như dầu đổ lửa” và gây tác hại trong việc truyền đạo.

Công tâm mà nhận rằng, có nhiều văn kiện chính thức của Giáo Hội phân định giữa niềm tin và phong tục, với Giáo Lý rất rõ ràng. Nhưng nhiều nhà truyền giáo lại chủ trương xử dụng văn minh và áp đặt phong tục tập quán phương Tây vào Việt Nam như một Giáo Luật Tuyệt Đối.

Nhiều nhà truyền giáo có định kiến về sự khác biệt phong tục, tập quán của quốc gia sở tại, như điểm đối nghịch tôn giáo Tây phương. Họ cấm dân Việt dùng nhang mà phải dùng hương. Họ cấm dân Việt dùng nến đỏ mà thắp nến trắng. Họ cấm dân Việt dùng ngũ quả trong tế tự mà chỉ dùng hoa lá. Họ cấm dân Việt mặc áo thụng khăn đóng mà chỉ choàng ngoài áo dài thường với một mảnh vải vuông. Họ cấm dân Việt cúi lạy mà bắt đứng nghiêm. Họ cấm dân Việt kiêng cữ tế nhị, mà tự do bộc trực sỗ sàng như họ… đời đạo tương tham và dưới uy quyền tuyệt đối phán xét của ông cha xứ.

g. Gánh nặng thời cuộc

Tất cả đã tạo ra một gánh nặng thời cuộc, ám ảnh trong việc Truyền Đạo và Cấm Đạo tại Việt Nam ở những thế kỷ 16, 17, 18 và 19 và mỗi khi nhắc tới, gánh nặng ấy lại càng tăng thêm. Gánh Nặng Thời Cuộc này là một quái ác đã chỉ buộc “Phía Bắt Đạo” là triều đình Việt Nam phải chấm dứt. Việc chấm dứt này không phải vì “Vấn Đề Được Giải Quyết,” mà lại chỉ vì áp lực Bịt Miệng! Và làm tăng thêm nung nấu… đang khi “Phía Truyền Đạo” dầu có cư xử đúng theo phương châm “Sanguis Martyrum, semen Christianorum” y như quá trình ngàn năm truyền đạo xa xưa, thì vẫn… liên lụy tới phong trào thực dân và chính sách xâm lăng thuộc địa để khai thác nguyên liệu và tìm thị trường tiêu thụ của thời đại kỹ nghệ đã phát triền ở Tây phương.

g1. Thành tâm xu thời

Tuyệt đại đa số là chân tu và thuần thành, là điều mà người viết rất kính trọng họ. Nhưng hành động của những kẻ bất xứng đã gây ra nhiều hậu quả tai hại. Tuyệt đại đa số có thành tâm và thiện ý. Nhưng không thiếu những kẻ xu thời làm bậy để thỏa mãn tham vọng.

Đó là thực tế phũ phàng. Đức Giêsu cũng có Tông đồ Giuđa bán Chúa. Đức Thích Ca có Đệ tử và là thân thích Devadattal bôi xấu và ám sát Phật.

g2. Tóm tắt và đề nghị

Tóm lại, vấn đề đàn áp Kytô Giáo tại Việt Nam một phần là do thiếu đối thoại, song phần khác là do chính sự khác biệt về mục đích và phương thức đối thoại. Khi phản tỉnh về giai đoạn truyền giáo đã qua, người viết theo đúng giáo huấn của Chúa Kytô và Giáo Hội, xác nhận những lỗi lầm của các thế hệ ngày trước, và nhận lỗi của mình hôm nay. Làm sao chúng ta có thể nhận ra và chấp nhận giá trị của các tôn giáo, nếu cứ cho rằng đó là điều tuyệt đối vô ngộ? Làm sao chúng ta hiểu được các tôn giáo, nếu không học lý thuyết, không hiểu ngôn ngữ, không cảm nghiệm tâm linh? Mặt khác, sự phê phán triều Nguyễn “cấm đạo, giết đạo” của Ủy Ban Khoa Học Xã Hội Việt Nam bằng cái nhìn thiển cận và hồ đồ như nói trên, thì các tác giả sử gia Hà Nội đã tự cầm bút ký tên tự tử, từ khi sách sử phát hành.

Trong một tâm thức trong sáng như vậy, chúng ta mới có thể đón nhận những người đối thoại với một thái độ tương kính. Và ý thức rõ điểm này, người viết xin đưa ra một số đề nghị/ hay điều kiện nhằm đặt nền tảng cho công cuộc đối thoại. Những đề nghị/ hay điều kiện này đều mang tính chất khách quan và khoa học, không thiên vị bất cứ một giáo phái, hay tôn giáo nào nhằm kiến tạo một sự đoàn kết thực sự cho Dân Tộc Việt Nam, để tiến hành đại cuộc cách mạng Dân Tộc Tự Tiến.

D. Kết Luận

Hậu quả của hai phong trào cải tạo nông nghiệpcải tạo văn hóa năm 1953 do Hồ Chí Minh và Cộng đảng đã nhắm vào hai món ăn vật chất và tinh thần của từng người dân. Với món ăn vật chất: Qua tập trung đất đai, phương tiện sản xuất, đoàn ngũ hoá nông dân thành giai cấp vô sản thì Ủy Ban Cải Tạo Ruộng Đất chiếm đoạt toàn bộ lương thực tài sản người dân, và đói khát xảy ra thì ai cũng dễ biết, dễ kháng. Nhưng với món ăn tinh thần, như dẫn chứng trong bài viết này về phong trào cải tạo tư tưởng/ văn hóa tợ như viên kẹo ngọt tẩm thuốc do Ủy Ban Khoa Học Xã Hội Việt Nam đầu độc học sinh/ sinh viên, và rồi toàn dân phẫn uất căm thù vua quan Việt Nam nói chung, Nguyễn Triều nói riêng, cắt đứt truyền thống bất khuất và hào hùng của dân tộc trong sứ mệnh dựng nước, mở nước, cứu nước và giữ nước của Tổ Tiên tiền nhân. Bằng không nối lại được nguồn mạch chính trị của Đạo Sống Việt ngày nay, thì dân tộc ta khó mà làm nổi được đại cuộc cách mạng Dân Tộc Tự Tiến/ hay còn gọi là Cách Mạng Tiên Rồng.

© Phạm Văn Bản

Pages: 1 2 3 4 5 6

5 Phản hồi cho “Những tác hại giáo dục của Việt Nam”

  1. Nguyen says:

    Y dan trai,viet lon xon ,noi lung tung ,chang dau vao dau. Noi dai, noi dai, dam ra noi do.Dung om dom,lam dan bai cho can than,co trong tam,viet cho ro rang, khuc chiet de khoi lam phien ban doc .

  2. Dao phu Le Duan Do Muoi says:

    Trich:- “Triều Nguyễn là vương triều tối phản động. Bản chất cực kỳ phản động của chế độ nhà Nguyễn bộc lộ rõ ngay từ đầu qua những hành động khủng bố, trả thù vô cùng đê hèn của Nguyễn Ánh đối với các lãnh tụ nông dân và những người thuộc phái Tây Sơn kể cả phụ nữ và trẻ em”

    Trieu Nguyen toi phan dong, nhung trieu CS, thoi Le Duan, Do Muoi con cuc ky phan dong nua.
    Chung ra tay tham sat ca tram ho. Toi ac cua hai ten dao phu nay khung khiep lam. Chung la mot trong nhung dai toi do cua dan toc Viet.

  3. Le Thien y says:

    Vo*-chong trai tom giong hanh-ha da-man chau Hao-Anh la` nguoi sinh sau 1975, duoc hoc-tap trong
    moi-truong xhcn. Cung nhu bao nhieu “tam guong” tuong-tu : Hieu-truong vua sex voi nhieu h/tro` cua
    minh, vua ep ho “phuc-vu” sinh-ly’ cho cac quan lon trong Tinh, vu PMU 18, cac vu rut-ruot cong-trinh,
    chiem “Dat-Thanh” Con-Dau cua ho Dao da co’ hang tram nam . . . deu lien quan den dao-duc can-bo
    duoc dao-tao ,hoc-tap theo guong HCM . Bo may tuyen-truyen cua cs dung len an la` “TAN-DU MY-
    NGUY” . Ro-rang tac-hai cua nen giao-duc xhcn la` thieu day ve DAO-DUC LAM NGUOI ; gioi tre chi
    hoc duoc “chan-ly cs la` BAO-LUC, LUON-LEO, CHA`-DAP CON NGUOI, thieu vang TINH NGUOI !

  4. Le Thien y says:

    Nhung gi` ma` UB/KHXH cua dang ket-an Nha` Nguyen deu DUNG de ket toi csvn !
    1/- Trieu dinh dang Cong cuc-ky` THOI-NAT, HEN-MAT, TAN-AC, NGU-XUAN; CUC-KY` PHAN-
    DONG 2/- C/q csvn hoan-toan doi-lap voi toan-dan ( tang-cuong bo-may dan-ap = c/an,mat-vu ;
    can-bo hu-lau tham-o, ap-buc dan-lao-dong, doi-ngoai mu`-quang,phan-dong, k/te lac-hau, huy-
    hoai moi-sinh, nhuong Dat-Bien-Dao-Rung,Tai-nguyen cho ngoai-bang ).
    3/- csvn la` nha`-nuoc DOC-DANG CHUYEN-CHE, dung he-thong tu-tuong lac-hau tu Mac, Mao,
    Lenin, Ho kem-ham su tien-hoa’ cua toan dan-toc; ra suc cung-co quyen-luc bang moi thu-doan ,
    dan-ap doi-lap, Nguoi-Yeu-Nuoc, khung-bo, sach-nhieu cac phong-trao quan-chung; nam doc-
    quyen ve truyen-thong-tu-tuong – xuat phat tu LOI-ICH-CUA-DANG, doi-nghich voi loi-ich toandan.
    4/-Dau-Teu cua moi SAI-LAM-TAI-HAI do’ la` : HO-CHI-MINH, toi-do cua l/su da mang chu-thuyet
    cs “hoang-tuong” ap-dat vao nuoc ta, bien nua-the-ky tang-toc la` vet NHO* cua dan-toc.
    Rat nhieu qua nhung phan-dong cua csvn da va` dang gop phan lam VN suy yeu ve moi mat ,
    lam mieng moi ngon cho CS TAU THON-TINH, KHONG-CHE MOI MAT DAT-NUOC TA !
    TOI-AC MA` ” TROI KHONG DUNG , DAT KHONG THA !!!

  5. Vũ Đình Kh. says:

    Hiểu như vậy, viết như vậy, mà nói là tạ tội đầu năm Canh Dần, tôi thấy sao giống như bà Đỗ Ngọc Bích quá!!!

    Dường như Báo mạng là chỗ ai muốn nói gì thì nói, báo vẫn cứ đăng vô tội vạ .Nó giống như bà NPNga nói: VN phản đối vì HS và TS là chủ quyền không thể tranh cải!!!

    Vũ Đình Kh.

Phản hồi