Cận cảnh Gạc Ma
Cuộc đụng độ súng đạn chỉ diễn ra chưa đầy 20 phút nhưng nó kéo dài, có lẽ sẽ, tới hết cuộc đời Lê Hữu Thảo và những đồng đội sống sót của anh. Lê Hữu Thảo được “biên chế” vào một trong hai trung đội chiến đấu của Lữ 146 lập ra khá gấp rút trước khi tàu HQ-604 rời Cam Ranh ra Gạc Ma.
Bài I: 14-3-88
Ngày 10-3-1988, tàu 604 đã ra tới phao số 0 nhưng gió bão lớn quá phải quay lại. Cũng như HQ-605, HQ-604 là loại tàu vận tải nhỏ, cũ, do Trung Quốc viện trợ. Chập tối hôm sau, 11-3-1988, HQ-604 lại xuất phát tiếp dù sóng gió vẫn rất dữ dội.
Tàu 604 phải đi lòng vòng tiếp nước ngọt cho một số đảo, đến Gạc Ma thì đã khoảng 3, 4 giờ chiều 13-3. Khi ấy, thủy triều đang lên, chỉ có thể nhận dạng bãi san hô Gạc Ma qua mảng xanh nõn chuối kéo dài chừng 500m. Hơn nửa tiếng sau đó, một tàu khu trục của Trung Quốc tới, đậu cách 150m, quân lính kéo lên boong, bắc tay làm loa, hét to: “Đây là lãnh thổ Trung Quốc, yêu cầu tàu và bộ đội Việt Nam rút ra”. Từ trên boong tàu HQ-604 hàng chục người lính Việt Nam cũng bụm tay đáp trả: “Đây là lãnh thổ Việt Nam!”.
Nói qua, nói lại một lúc, tàu Trung Quốc lui ra khỏi tầm mắt. Một số bộ đội công binh lấy cần câu cá. Trong khi, trên mặt một số tân binh không giấu được chút âu lo.
Tối 13-3-1988, một số anh em quá mệt do say sóng xuống hầm tàu nghỉ. Phần lớn ở lại trên boong. Đây chính là thời gian mà những người lính Gạc Ma bắt đầu làm quen nhau. Trên tàu lúc ấy gồm: Thủy thủ đoàn 22 người; Lính thủy đánh bộ, Lữ 146, khoảng 30 người; 5 người Quân chủng Hải quân gửi theo thực tập; Phía Công binh, trung đoàn 83, có khoảng 50 người. Họ chỉ biết nhau từ khi bước xuống tàu, rồi phải trải qua một hải trình mà sóng gió làm cho gần như tất cả đều phải nôn thốc, nôn tháo.
Khoảng 3 giờ sáng, thủy triều xuống, Công binh hạ thuyền, đưa người ra trồng cột, dựng cờ. 5 giờ sáng, Trần Văn Phương, trung đội phó; Nguyễn Mậu Phong, trung đội trưởng, gọi tiểu đội trưởng Lê Hữu Thảo, giao nhiệm vụ đưa chiến sỹ xuống bãi đá giữ cờ. Thảo gọi Đậu Xuân Tư và Nguyễn Văn Thành đi cùng, nhưng Thành bị cảm nên HoàngTrọng Chúc xuống thay. Khi ấy, súng ống vẫn còn để trong thùng gỗ, chưa kịp lau dầu mỡ. Thảo nói với thủy thủ đoàn: “Cho tôi mượn hai khẩu AK”. Thảo, Chúc, Tư cùng Phương, Phong xuống thuyền, Công binh chèo ra phía “cột cờ”. Ở trên boong Lữ đoàn phó Trần Đức Thông ra lệnh: “Tất cả dậy ăn sáng và mang vũ khí lên lau chùi”.
Sau khi mọi người ổn định, Phong cùng các chiến sỹ công binh quay lại tàu, chỉ huy việc vận chuyển vật liệu. Nhiệm vụ của Công binh là dựng ở Gạc Ma một căn nhà chòi đủ cho mộttrung đội ở. Đây là phần quan trọng nhất trong chiến dịch “Chủ quyền88″[1]. Trong số bốn người ở lại, Phương – Thảo – Tư – Chúc, chỉ có Thảo và Tư là có AK.
Thảo bao quát tình hình, kiểm tra cột cờ, rồi lấy thuốc lá ra hút trong không gian biển gần như tĩnh lặng. Từ trên boong, Thảo nhìn thấy chiến sỹ công binh Nguyễn Văn Lanh, mặc quần đùi màu đỏ, nhảy xuống, bơi ra nơi có khoảng 5, 6 chiến sỹ công binh khác.
Chuyến xuồng thứ hai, thay vì chở vật liệu, đã kéo một dây cáp dài từ mạn tàu ra ngoài bãi cạn, neo lại cách chỗ Thảo đứng khoảng hơn mười mét. Từ xa, tàu Trung Quốc bắt đầu tiến gần; ngoảnh lại, phía Việt Nam có thêm hai tàu, HQ-505 và HQ-605. Công binh vẫn lặng lẽ vận chuyển cột bê tông đồng thời chuẩn bị thêm cờ. Khi ấy, cờ Việt Nam vẫn bay trên bãi đá Gạc Ma.
Lập tức, tàu Trung Quốc ập tới. Ba tàu khu trục vào gần, một tàu ở xa hơn. Về sau, anh em Công binh sống sót nói, khi còn ở trên boong, họ nhìn thấy trên chiếc tàu thứ 4 đó có người quay phim. Rất nhanh, 4 xuồng máy được thả xuống, chuyển lính đổ bộ, rải dọc theo bãi đá. Thảo đếm được 49 tên, trong đó có một tên mang máy điện đàm. Viên chỉ huy xuống sau cùng, đứng cách Thảo 3 mét.
Ở dưới bãi đá, trong khi phía Việt Nam chỉ có hai khẩu AK; 50 lính Trung Quốc trang bị súng, dao găm. Bọn họ tuốt lê rồi lấy lương khô ra ăn. Trong thời gian đó, một chiếc xuồng máy Trung Quốc chạy vòng vòng quanh HQ-604, chĩa đại liên lên tàu, liên tục yêu cầu “Việt Nam rút”.
Tiểu đội trưởng LêHữu Thảo nói với trung đội phó Trần Văn Phương: “Kiểu này, đánh giáp la cà là chắc, tôi phải xử lý thế nào?”. Phương: “Đồng chí lại gần, bảo vệ cờ và quan sát. Đừng nổ súng trước. Bình tĩnh!”. Thêm một xuồng Công binh nữa được kéo ra. Lính Trung Quốc xáp lại. Nhiều chiến sỹ nhảy từ trên boong HQ-604 xuống hỗ trợ anh em. Cờ tổ quốc tiếp tục được chuyền tay nhau.
Thảo đi về hướng sát cột cờ hơn. Viên chỉ huy phía Trung Quốc – lúc này, đứng cách Thảo chừng 10 mét- rút khẩu súng ngắn, bắn một phát chỉ thiên. Dường như hắn cũng đang sợ hãi nên khẩu súng tuột khỏi tay rơi xuống biển. Bọn lính Trung Quốc bắt đầu xáp vào cướp cờ. Hai bên giằng co, xô đẩy. Thảo nhìn thấy lá cờ đỏ được chuyền tới tay anh Phương. Phương vừa bước được mấy bước thì súng nổ, Thảo nghe Phương kêu:”Cứu tôi”. Súng lại nổ, Thảo thấy Phương ngã xuống.
Ở chỗ Thảo, một tên lính Trung Quốc nhảy vào giật khẩu AK đang đeo trước ngực Đậu Xuân Tư. Thảo cùng Tư giằng lại. Một thằng dùng lê đâm Thảo nhưng không trúng. Cùng lúc tiếng súng rộ lên. Thảo chĩa súng vào đội hình lính Trung Quốc, siết cò cho đến khi hết đạn…
Về sau nhớ lại, Thảo nghĩ, chỉ cần chậm mấy giây là hết cơ hội. Các đồng đội của Thảo từ trên tàu cũng đồng loạt nổ súng. Bọn lính Trung Quốc vừa dùng AK bắn trả vừa lên xuồng máy về tàu. Từ khi đó, quanh chỗ Thảo đứng, đạn dội xuống xối xả từ các tàu địch. Đạn 100 ly, 76 ly 2; 12 ly 7, đại liên… Đạn trùm lên đồng đội đang đứng trên boong HQ-604.
Khi ấy nước đã lên tới bẹn, Thảo bỏ súng, ngả người, lặn một đoạn. Ngóc đầu lên thấy đạn bắn theo. Lại lặn. Lần thứ 3 khi Thảo nổi lên, anh thấy HQ-604 bị bao quanh bởi một lưới lửa. Thảo cởi giày, cởi mũ áo, cởi quần dài, rồi bơi ra xa.
HQ-604 là tàu vận tải cỡ 50 tấn, do Trung Quốc viện trợ. Trên tàu không có lấy một khẩu 12ly7. Trước giờ khởi hành, các chiến sỹ được quán triệt tinh thần, “việc nó nó làm, việc mình mình làm”. Hạ sĩ hải đồ Phạm Xuân Trường, có mặt trên boong, thừa nhận, súng ống lấy từ trong các thùng gỗ mới lau chùi mỡ được một phần thì xảy ra đụng độ.
Khi hỏa lực Trung Quốc dồn bắn vào tàu, Trường cùng ba người lính khác nép vội vào sau két nước. Một người đồng hương Hương Sơn, Hà Tĩnh, của Trường – Nguyễn Thanh Hải – bắn hai phát B-40. Nhưng tàu Trung Quốc đậu quá tầm, cả hai trái B-40 đều rơi xuống biển. Hải trúng đạn, gục xuống. Ba người nép vào két nước cũng trúng đạn chỉ mình Trường sống sót. Khi HQ-604 bắt đầu chìm, anh nhảy xuống biển.
Tiếng súng thưa dần. Thảo bơi về phía HQ-604. Đồ đạc, ván mảnh nổi lềnh bềnh. Thảo nghe: “Cứu anh với Thảo ơi”. Thảo bơi lại gần, thấy một đồng đội bị bỏng, nằm bất động. Thảo không hiểu vì sao anh ấy gọi đúng tên mình vì về sau Thảo mới biết tên anh là Bùi Hoàng Hải[2]. Thảo bám đống phao, nhìn vào bãi cạn, thấy chiếc xuồng công binh còn đó, 3, 4 bộ đội Việt Nam nhấp nhô bám thành xuồng. Thảo dìu Hải lại, nhờ mọi người bế Hải lên xuồng. Cách đó 15m, Thảo thấy Chúc.
Lúc này, mọi người mới phát hiện, trên bãi đá, cách xuồng chừng 300m vẫn còn 5 tên lính Trung Quốc. Tuy ở ngoài tầm súng AK, Thảo vẫn yêu cầu anh em tản ra.
Thảo cùng đồng đội tìm thấy Nguyễn Văn Lanh. Lanh bị đạn bắn xuyên ngực, lúc ấy đang ngất lịm đi, nửa chìm, nửa nổi. Một người bị thương khác đang nằm trên một thùng dầu phụ.Quay lại gần chỗ Thảo đứng trước khi nổ súng, Chúc vớt được một khẩu AK. Năm anh em còn sống, chia nhau lội tìm đồng đội. Họ nhìn thấy xác Phương. Lúc ấy,cá mập quẫy tung nước. Từ xa, có một người bơi lại. Thảo nhận ra Phạm XuânTrường. “Hải đâu? Thành đâu?”. Trường: “Chết hết rồi”.
Gần trưa, tàu Trung Quốc rút ra khá xa. Năm tên lính đứng lại trên bãi đá cũng được xuồng máy đưa về. Phía xa, tàu 605 bị nghiêng, 505 vẫn bốc khói. Giữa trưa, có hai máy bay bay qua rất cao.
Chiếc thuyền nhôm thủng nhiều chỗ. Khi Thảo quay lại, thi thể anh Phương vẫn để bên ngoài xuồng. Thảo nói, bằng mọi giá phải đưa Phương về cùng, rồi kêu anh em xé vải nút những lỗ thủng, tát nước, đặt xác Phương và những người bị thương lên xuồng. Có vài người lính công binh không biết bơi, Thảo đề nghị họ lên ngồi, chèo; những người biết bơi bám mạn xuồng đẩy, đi về phía tàu HQ-505.
Bơi xuồng chừng một giờ thì phía sau xa có một người đang bơi. Thảo leo lên xuồng nhìn rồi cương quyết đưa xuồng quay lại. Người được vớt tên là Hưng, thợ máy tàu 604. Cùng lúc, những người lính trên tàu 505 nhìn thấy; một xuồng máy được thả xuống, thủy 505 ra dìu nhóm Thảo vào tàu.
Trước đó, tàu 505 đã đâm lên bãi đá cạn Colin. HQ-505 trở thành cột mốc chủ quyền của Việt Nam trên đảo. Lúc đó trời đã về chiều. Khoảng 9 giờ đêm, một chiếc tàu cắm cờ chữ thập ra tới Colin. Những người sống sót, những người bị thương, cùng thi thể Trần Văn Phương, Võ Văn Tứ, được đưa lên Sinh Tồn Lớn. Hai liệt sỹ được an táng trên đảo.
Khi ấy không ai biết rõ bao nhiêu người lính đã chết. Thủy thủ đoàn 604 đi 22 người, sống sót 5; tổng cộng có 11 người bị thương; ngoài Tứ và Phương, còn hơn 70 người mất tích.
[1] Đầunăm 1988, Trung Quốc cho quân chiếm đóng một số bãi đá Việt Nam tuyên bố chủ quyền như Chữ Thập (20-1-1988), Châu Viên (18-2-1988), Ga Ven (26-2), Kennan (28-2). Cùng lúc, Hải quân Việt Nam cũng đưa vũ khí, khí tài ra đóng giữ tại các đảo đá Tiên Nữ (26-1), Đá Lát (5-2), Đá Lớn (6-2), Đá Đông (18-2), Tốc Tan (27-2), Núi Le (2-3). Trên đường tiếp tế cho các căn cứ ở Trường Sa, Gạc Ma, CôLin và Len Đao có vị trí như một tiền đồn. Đôi bên đều có tham vọng chiếm giữ ba bãi đá đó. Đầu tháng 3-1988, Trung Quốc đưa 1 tàu khu trục tên lửa, 7 tàu hộvệ tên lửa, 2 tàu hộ vệ pháo, 2 tàu đổ bộ, 3 tàu vận tải… ra hoạt động thường xuyên. Hải quân Việt Nam cũng đẩy nhanh Chiến dịch “Chủ quyền 88″.
[2] Nay là đại tá, Phó chỉ huy trưởng tỉnh đội Thanh Hóa.
Pages: 1 2
Cờ đỏ sao vàng mà cho là cở tổ quốc là chuyện lầm tưởng vô cùng tai hại,cờ đó là cờ của bọn cs,của đảng cs.Không nhất thiết là VNcs mà là tàu cộng ,nga cộng.Cờ đó nó chỉ đại diện cho đảng cs chớ không thể cờ tổ quốc mà người VN luôn lầm tưởng.Hỏi tại sao dân tộc VN luôn bị lầm than từ khi có đảng.Bị bởi tự mình rước giặc,rước cướp vào nhà thì đừng hỏi tại sao.?
Xem đoạn Video thì đó không hẳn là “trận chiến” mà là người ta bị bọn csvn mang ra biển ướp muối cho khỏi hư thúi.Không rỏ trên tay họ có cầm vật gì không.?Nhưng người thì đứng dưới nước,mực nước có thể ngang bụng hoặc ngang ngực…không có một hoả lực nào yểm trợ…không có vật gì bảo vệ,mà tàu chiến lớn của tàu cộng bắn xối xã không thương tiếc vào những người đứng dưới nước,có lẻ những người đó không một ai sống sót.
Nếu cho đó là một trận chiến thì không đúng…mà là lấy mạng người chọi lại tàu chiến của tàu cộng,thì cũng giống như bọn lảnh đạo csvn thí quân ngày xưa…ngày mà còn chống Pháp chống Mỹ,thí quân là thượng sách đối với bọn lảnh đạo csvn…mà chúng hằng đã làm.
Tôi không cho đó là chiến trân gạcma mà là thanh niên VN bị cấp lảnh đạo mang ra biện xa mà trấn nước cho đến chết.
…Ngày 17 tháng 2 năm 1979, cuộc chiến tranh biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc bùng nổ. Ba mươi lăm (35) năm sau, chính phủ Việt Nam đã muốn điều trị cơn bệnh cảm lạnh của chiến tranh bằng cách lấy thái độ quyết quên đi chiến tranh biên giới. Trong khi ấy, cũng ngày này, Trung Quốc làm lễ truy điệu và vui mừng chiến thắng. Tuy nhiên người dân Việt Nam không bao giờ quên, nhất là thế hệ trẻ luôn luôn ghi nhớ một phần lãnh thổ biên giới của Việt Nam đã bị mất vào tay bành trướng Trung Quốc.
Khoảng 150 nhà hoạt động Dân chủ Việt Nam, tổ chức cuộc biểu tình trong không khí trang nghiêm, đánh dấu tồn vong của đất nước bằng mỗi năm kỷ niệm một ngày diễn hành dành riêng cho biên giới 1979. Càng có ý nghĩa hơn, năm nay đúng 35 năm sự kiện bùng nổ của cuộc chiến tranh biên giới Việt Nam-Trung Quốc.
Với những bài hát yêu nước, tiếng ca truyền lửa đi trong lòng thủ đô Hà Nội, và những băng đen và đỏ 17/2 Nhân Dân Không Quên. Trong ngày này có những tổ chức của nhà nước âm mưu cản trở nhân dân biểu tình, tuy nhiên đoàn biểu tình yêu nước vẫn tiến hành trong im lặng.
Tham gia cuộc biểu tình có nhà kinh tế Nguyễn Quang A, ông cho phóng viên AFP biết :
‒ Chính quyền tổ chức nhảy múa, cố tình cản trở đoàn biểu tình yêu nước không tiếp cận gần được tượng đài Lý Thái Tổ.
Cuối cùng đoàn biểu tình diễu hành đi đến Đền Ngọc Sơn, hồ Hoàn Kiếm thực hiện buổi dâng hoa, tưởng niệm 35 năm chiến tranh biên giới. Ban tổ chức phát biểu ngắn gọn. Trong suốt cuộc biểu tình, nhà nước Hà Nội bố trí công an thường phục và cảnh sát đồng phục theo dõi từng hoạt động của đoàn biểu tình.
Nguyễn Tiến Giới, 57 tuổi, quê Lạng Sơn đã từng tham chiến tại biên giới Việt Nam năm 1979, phàn nàn rằng:
‒ Năm nay tổ chức ngày kỷ niệm chiến tranh biên giới, thiếu sự công nhận chính thức của nhà nước. Ông nói tiếp: “Tôi và các đồng chí của tôi cảm thấy rất buồn và tức giận, nhà nước có thái độ chối bỏ lòng dân yêu nước, chúng tôi không thể chấp nhận điều đó của đảng và nhà nước. Chúng tôi vẫn phải bảo vệ đất nước của chúng tôi”. Những người biểu tình cũng nói rằng: Chúng tôi nhất định không bao giờ quên lịch sử này. Mặc khác Đảng và Nhà nước bảo chúng tôi phải quên đi quá khứ, bởi vì Trung Quốc không hài lòng những cuộc biểu tình này.
Nhân dân Việt Nam cũng nên biết, trong cuộc xung đột vũ trang tuy ngắn ngủi có một tháng nhưng quá đẫm máu, hàng chục ngàn người thương vong. Mặc dù nhà nước Việt Nam không công bố số người chết, nhưng truyền thông nước ngoài ước tính rằng Việt Nam có đến 50.000 binh sĩ và thường dân đã thiệt mạng.
Vào thời điểm đó, Trung Quốc có một thời gian ngắn chiếm đóng 6 thành phố quan trọng ở miền Bắc Việt Nam và tuyên bố chiến thắng, trước khi Trung Quốc rút quân ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, tuyên bố “hoàn toàn chiến thắng”.
Cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, tướng Nguyễn Trọng Vĩnh nói với AFP: “Những nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể gây áp lực nhà nước Việt Nam, họ không muốn đề cập đến chiến tranh, dường như muốn phủ nhận quá khứ”.
Theo báo cáo của những phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc, Việt Nam hiện nay là đối tác thương mại lớn nhất của họ. Kim ngạch thương mại song phương trong năm 2012 lên đến hơn 40 tỷ USD. Mặt khác, Trung Quốc đã nghiễm nhiên chiếm chủ quyền vùng đảo Biển Đông của Việt Nam và các rạn san hô, và đang nỗ lực khai thác dầu khí và thủy sản trên những vùng được xem như không còn tranh chấp. Nhưng về mặt ngầm, Trung Quốc đã gây ra sự phẫn nộ của nhân dân Việt Nam. Rõ ràng chính quyền Việt Nam đã nhượng bộ toàn diện Trung Quốc, nếu không muốn nói là đã bán biển đảo cho Trung Quốc. Đảng CVSN đã có những cử chỉ ngậm miệng ăn tiền, và nhà nước Việt Nam cố gắng cản trở các cuộc biểu tình của nhân dân. Lợi ích tiền quyền của đảng là trên hết.
Nhân dân Việt Nam cũng nên biết, vào đêm trước ngày 15 tháng 2 năm 2014. Trung Quốc đã long trọng tổ chức ngày lễ kỷ niệm 35 năm chiến thắng biên giới Việt Nam. Bắc Kinh tuyên bố: Đã kiểm soát chặt chẽ những phương tiện truyền thông của Việt Nam, và nhà nước Việt Nam thường xuyên báo cáo cho Bắc Kinh biết về các động thái chống Trung Quốc của nhân dân Việt Nam.
Huỳnh Tâm.
Chuyện kể nầy sao chẳng giống như YouTube vậy hả trời.
Tất cả LÍNH HẢI QUÂN đã bị lũ chó sản (cs) HÈN VỚI GIẶC, ÁC VỚI DÂN ra lịnh không được trang bị VỦ KHÍ, chỉ “ĐƯỢC” đứng CẦM CỜ làm BIA THỊT cho tụi Tàu Phù TẬP BẮN các bác ơi.
Không tin thì vào clip nầy xem bắt đầu từ phút 1:30 thì sẽ cho rõ nhé.
thảm sát bộ đội VN chiếm Trường Sa 1988 .
http://www.youtube.com/watch?v=munnVp7dUoU&feature=youtube_gdata_player
GẠC MA
Hoan hô chiến sĩ Việt Nam
Hào hùng khí tiết bảo toàn núi sông
Gạc Ma phên giậu biển Đông
Giặc tràn tới lấn quyết không nao lòng
Máu đào nhỏ xuống non sông
Ngàn năm rực mãi tim nồng là đây !
BIỂN NGÀN
(12/3/14)
Giặc Tàu cộng kéo hai hạm đội chiến hạm tới cướp đảo . Để đối phó ,bè lũ ngụy quyền Việt cộng tung 3 tàu vận tải ra ” ngăn chận ” . Đứa trẻ lớp mẫu giáo trường làng cũng đoán được trúng phóc kết quả của trận đánh không cân xứng : Cả 3 chiếc tàu vận tải chìm nghỉm cùng với hơn 70 thủy thủ ” trung với Đảng ” thiệt mạng và mất tích.
http://baobien.wordpress.com : …Đầu tháng 3 năm 1988, Trung Quốc huy động lực lượng của hai hạm đội xuống khu vực quần đảo Trường Sa, tăng số tàu hoạt động ở đây thường xuyên lên 9 đến 12 tàu chiến gồm: 1 tàu khu trục tên lửa, 7 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu hộ vệ pháo, 2 tàu đổ bộ, 3 tàu vận tải hỗ trợ LSM, tàu đo đạc, tàu kéo và 1 pông tông lớn.
5 tháng 10, 2009 – BBC:… Cuộc đụng độ giữa hải quân Việt Nam – Trung Quốc ngày 14/03/1988 đánh dấu việc lần đầu tiên Trung Quốc mở rộng phạm vi chiếm đóng tại Trường Sa.
Trong cuộc chạm súng ngắn ngủi đó, ba tàu vận tải của Việt Nam bị đánh chìm, hơn 70 thủy thủ thiệt mạng và mất tích.
Đây mới thật là chiến đấu baỏ vệ quê hương đáng kính
Xin nghiêng mình trước sự hy sinh cuả các chiến sĩ đã hy sinh vì tổ quốc.
Thật căm giận bọn cầm quyền CS VN đã vì sợ mất long đàn anh mà đã im lặng, không dám công khai tri ân các liệt sĩ vị quốc vong than.
Nguyễn Thế Viên