WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Những cố gắng canh tân Việt Nam trước thời Pháp thuộc

Việt Nam Tiếp Cận Tây Phương

Sau thời gian dài chịu ảnh hưởng Khổng giáo và Phật giáo của phương Đông, cuộc Nam tiến và phân tranh Trịnh-Nguyễn có thể coi như khởi đầu cho giai đoạn Việt Nam chịu ảnh hưởng của nửa phía Tây còn lại của thế giới.

Ngày nay các công trình sử học Việt và quốc tế nghiên cứu các tài liệu của Pháp, Bồ Đào Nha, Vatican, các thư tín của các giáo sĩ Ki tô giáo gửi về nước từ Đàng Ngoài (miền bắc sông Gianh) và Đàng Trong (miền Nam sông Gianh), và sử của triều đình Nguyễn, đã làm sáng tỏ nhiều chi tiết về giai đoạn Việt Nam tiếp cận Tây phương trước Pháp thuộc.

Theo YoshinaruTsuboï, nhà sử học Nhật bản có nhiều nghiên cứu về Việt Nam, ngay từ thế kỷ 16 Tây phương đã tìm cách tiếp cận Việt Nam. Sử liệu Pháp cho thấy năm 1516 đã có một nhà hàng hải Bồ Đào Nha tên là Fernao Perez de Andrade đến bờ biển Việt Nam xin buôn bán. Sử triều nhà Nguyễn ghi nhận năm 1533 có người Tây phương đầu tiên đến Nam Định truyền đạo Ki tô giáo. Những tiếp xúc đầu tiên này mới chỉ tập trung vào thương mại và truyền giáo. Phải đến khi tranh chấp Nguyễn Ánh-Tây Sơn, và nhất là sau khi vua Gia Long thống nhất đất nước, Tây phương mới thật sự ảnh hưởng vào chính trị của Việt Nam. Vua Gia Long khi lên ngôi đã trọng dụng một số sĩ quan Pháp, cho họ làm quan trong triều, đặt tên Việt cho họ, như Chaigneau (Nguyễn văn Thắng), Vannnier (Nguyễn văn Chấn)… để trả công họ đã giúp nhà vua trong cuộc chiến với Tây Sơn. Tuy nhiên, quan hệ Việt-Pháp, mở đầu cho quan hệ chính trị Việt-Âu Mỹ sau này, chưa chính thức hình thành thì đã rạn nứt.

Năm 1787, Bá Đa Lộc đại diện Nguyễn Ánh ký hiệp ước Versailles với đại diện vua Pháp, theo đó Pháp đồng ý giúp Nguyễn Ánh về quân sự, ngược lại Nguyễn Ánh hứa khi thành công sẽ cho Pháp hưởng nhiều quyền lợi về lãnh thổ và buôn bán. Sau đó triều đình Pháp đã không giúp Nguyễn Ánh như đã hứa, và Bá Đa Lộc phải tìm những người tình nguyện sang giúp Nguyễn Ánh. Vì thế, năm 1817, khi vua Pháp yêu cầu vua Gia Long thực hiện hiệp ước này, ông đã từ chối, nói rằng trước đây vua Pháp đã không cứu viện quân sự nên hiệp ước này coi như đã bị hủy bỏ.

Vua Gia Long

Vua Gia Long

Từ đó vua Gia Long bắt đầu cảnh giác người Pháp. Theo Việt Nam Sử Lược thì nhà vua thường tỏ ý vui mừng vì đã không được triều đình Pháp cứu viện. Nhà vua cũng thường cảnh tỉnh triều thần về sư an nguy của đất nước có thể đến từ giao thương và truyền đạo. Đến đời vua Minh Mạng thì sự nghi kỵ Tây phương và người Ki tô giáo ngày càng tăng, nhất là từ sau cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi năm 1833 có sự hợp tác của người Ki tô giáo chống lại triều đình. Việc cấm đạo của vua Tự Đức đã thực sự phản ảnh sự thắng thế của đường lối nghi kỵ Pháp nói riêng và Tây phương nói chung.

Nguyên nhân của đường lối nghi kỵ, đối đầu này có nhiều, nhưng theo tôi, nguyên nhân chính nằm ngay trong nội tình Việt Nam, trong nếp tư duy văn hóa chính trị thủ cựu thiên về “tự vệ”, ít có sáng kiến, không dám mạo hiểm, của giới sĩ phu quan lại, đã hình thành suốt triều đại nhà Hậu Lê và thời kỳ phân tranh Trịnh Nguyễn. Đường lối canh tân của Mạc Đăng Dung, Hồ Quý Ly, Nguyễn Huệ không tồn tại lâu dài. Sự phân chia thành hai miền Đàng Trong và Đàng Ngoài cũng dẫn đến sự phân chia thành hai quan điểm văn hóa chính trị. Đàng Ngoài vẫn còn là miền đất cũ nặng ảnh hưởng Nho giáo. Đàng trong tuy có tiếp cận Pháp ngay từ thời Nguyễn Ánh, nhưng khi lên ngôi, vua Gia Long vẫn rập khuôn theo nền chính trị và giáo dục Khổng giáo. Mâu thuẫn trong đường lối chính trị và văn hóa đã bắt đầu trước khi Pháp thuộc, trong bối cảnh ảnh hưởng Âu châu đang tràn tới toàn Á châu và vùng Đông Nam Á. Mâu thuẫn này cũng được phản ảnh ngay trong sự thành công của Nguyễn Ánh.

Triều Đình Nguyễn Suy Yếu

Như YoshinaruTsuboï đã phân tích, Nguyễn Ánh thành công là nhờ sự đóng góp của 3 thành phần: tình nguyện quân Pháp về mặt quân sự, thương gia Hoa Kiều về mặt tài chánh, và Văn Thân về mặt chính trị. Khi lên ngôi, vua Gia Long phải dành cho 3 thành phần này những quyền lợi tương xứng. Hoa kiều nắm kinh tế, những sĩ quan Pháp giúp canh tân quân sự, nhưng chính trị thì do các quan lại Hán học quyết định. Tình trạng thiếu thống nhất này làm cho cả triều đình và nhân dân đều không có được sức mạnh toàn diện. Kinh tế do Hoa Kiều chi phối, nhất là ở nam bộ, nên người dân chỉ làm lao động cực nhọc, còn thành phần giàu có trong xã hội phần lớn là người Hoa dù họ đã dần dần trở thành người Việt gốc Hoa. Về mặt quân sự, những giáo sĩ Tây phương thời đó, và các nhà sử học sau này, đều ca ngợi những cố gắng hiện đại hóa quân đội của Nguyễn Ánh ngay từ khi còn đánh nhau với Tây Sơn. Sau khi lên ngôi, vua Gia Long tiếp tục đẩy mạnh việc canh tân quân đội. Đến đời vua Minh Mạng thì quân đội Đại Nam có lẽ là quân đội hùng mạnh nhất trong vùng, đã đánh chiếm gần như toàn vẹn Lào và Miên, tới giáp biên giới với Thái Lan.

Tu DucTình trạng giáo dục và chính trị thì hoàn toàn khác hẳn. Mọi sắp đặt của vua quan nhà Nguyễn trong hai lãnh vực này chỉ là chấn chỉnh lại tình trạng suy thoái vì chiến tranh, và thống nhất lại cơ chế trên toàn quốc từ bắc đến nam theo mô hình Trung Hoa. Thực ra triều đình có canh cải đôi chút về mặt chính trị, như bỏ chức Tể tướng, lập Nội Các và Cơ Mật Viện, cho soạn bộ luật mới. Nhưng Trung Hoa vẫn là kiểu mẫu, như khi lập ban soạn bộ luật mới, tuy có tham khảo cả luật Hồng Đức và luật của nhà Thanh, nhưng cuối cùng phần lớn vẫn theo luật nhà Thanh. Hơn nữa, những cố gắng chấn chỉnh này lại diễn ra trong bối cảnh suy tàn của Khổng giáo trước văn minh Âu châu đang tràn tới. Năm 1840, Trung Hoa bị các nước Âu châu phát động chiến tranh nha phiến để uy hiếp và chiếm đóng đất đai. Tại Việt Nam năm 1858, hải quân Pháp-Tây Ban Nha bắn phá cảng Đà Nẵng và sau đó vào chiếm Sài Gòn. Trong khi đó Nhật bản, nhờ hủy bỏ mô hình Trung Hoa, canh tân đất nước toàn diện theo mô hình Tây phương, nên chỉ sau vài thập niên đã trở nên cường thịnh.

Hiện nay chưa có nguồn sử liệu nào cho thấy trong các thập niên 1860, 1870, triều đình nhà Nguyễn biết rõ về những thay đổi quan trọng tại Nhật bản. Còn về sự yếu kém của hệ thống chinh trị và giáo dục Khổng giáo, dù có nhận ra được, chắc họ cũng không biết phải thay đổi và canh cải như thế nào. Những sáng kiến thời Hồ Quí Ly và Tây sơn như dậy toán, dùng chữ Nôm chỉ mới được áp dụng trong một thời gian quá ngắn ngủi, trong bối cảnh chính trị không ổn định nên không thể gây được sự tin tưởng nơi các vua quan triều Nguyễn, đang cần củng cố việc triều chính. Trong triều, tất cả các quan đại thần đều xuất thân từ Nho học nên thận trọng và bảo thủ. Chỉ có một số vị có dịp đi sứ bên Pháp hay các nước lân cận, như Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ… thấy được những tiến bộ tại các nước này, nên đã dâng sớ đề nghị canh tân đất nước. Trong số này đáng chú ý nhất là những đề nghị canh tân của Nguyễn Trường Tộ.

Chương Trinh Canh Tân của Nguyễn Trường Tộ

Nguyen Truong ToNguyễn Trường Tộ sinh năm 1828 ở Nghệ An, trong một gia đình theo đạo Gia tô, nhưng tinh thông tứ thư ngũ kinh của Nho giáo. Năm 27 tuổi, ông được giám mục Gauthier đưa vào chủng viện để dạy chữ Hán cho giám mục, và được giám mục dạy lại chữ Pháp cũng như kiến thức khoa học châu Âu. Năm 1858, giám mục Gauthier đưa Nguyễn Trường Tộ sang Pháp để học tập, nâng cao kiến thức. Trong hơn 2 năm du học ở Paris, ông hiểu biết nhiều về khoa học – kỹ thuật, có trình độ như một kiến trúc sư, đọc nhiều về đủ mọi lãnh vực như chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, pháp luật. Khi về Việt Nam, trong suốt thập niên 1860, ông liên tục gửi lên nhà vua và triều đình hàng chục bản phúc trình và điều trần, đưa ra các phân tích về tình hình đất nước, thế giới, và các đề nghị canh tân đất nước về mọi mặt.

Về đối ngoại, ông đưa ra kế ly gián Anh và Pháp, đồng thời mở rộng quan hệ ngoại giao với Pháp và các nước phương Tây. Về nội chính, ông đề nghị tinh giản bộ máy hành chánh, xác định rõ trách nhiệm của từng chức vụ, cho phép quan chức được làm giầu chính đáng để tránh tham nhũng. Ông cũng quan tâm tới việc canh cải hệ thống tài chánh và thuế khóa, tăng thuế người giầu, hàng xa xỉ, đánh thuế nặng cờ bạc, rượu chè. Về kinh tế, ông đề nghị khai hoang, tăng cường xuất cảng, khai thác hầm mỏ, lập các cơ xưởng công nghiệp, đào tạo thợ kỹ thuật, mở mang giao thông vận tải, đường thủy, đường bộ. Về giáo dục, ông đề nghị bỏ lối học từ chương, dậy các môn khoa học, dậy ngoại ngữ, dùng chữ Nôm cả trong giảng dậy, soạn sách và công văn hành chánh.

Triều Đình Cải Cách Muộn Màng

Nhà vua cũng quan tâm tới các đề nghị của Nguyễn Trường Tộ và yêu cầu Cơ Mật Viện bàn bạc về những đề nghị này. Các quan đa số có quan điểm thủ cựu hẹp hòi nên cuối cùng triều đình chỉ thực hiện vài canh cải nhỏ. Năm 1864, nhà vua ra lệnh khuyến khích học tiếng Pháp và khen thưởng những người học giỏi. Năm 1866, Nguyễn Trường Tộ được lệnh đi Pháp để mua sách giáo khoa và tuyển dụng giáo sư về mở các trường tân học. Nhưng rồi sau đó triều đình bận rộn với việc chiến tranh với Pháp nên chương trình cải cách giáo dục cũng không thực hiện được. Mãi đến năm 1873, vua Tự Đức mới ra lệnh các quan tuyển chọn những học sinh giỏi ngoai ngữ, cấp học bổng cho đi du học trong 5 năm tại Hồng Kông. Năm 1879, một toán học sinh khác được tuyển chọn đưa đi Pháp học tại trường kỹ thuật Toulon. Hai mươi học sinh khác được gửi đi theo một đoàn ngoại giao Ý nhưng bị người Pháp chặn lại tại Sài Gòn. Năm 1881, triều đình lại gửi thêm 12 học sinh nữa đi học tại Hồng Kông.

Nhưng những chương trình cải cách giáo dục này được thực hiện quá trễ và quá chậm. Trong khi đó vẫn không hề có bất cứ thay đổi nào trong chương trình, phương pháp giáo dục, và hệ thống thi cử. Triều đình Huế ngày càng mất uy tín và không còn làm chủ được tình hình đất nước. Nam kỳ đã mất vào tay người Pháp không thể lấy lại được. Ngoài Bắc giặc giã nổi lên khắp nơi chống cả triều đình và Pháp. Nhiều khuynh hướng văn hóa chính trị khác nhau đã xuất hiện ngoài vòng kiểm soát của triều đình Huế.

Những Chương Trình Canh Tân Đầu Tiên Theo Tây Học

Trước khi toàn thể đất nước mất vào tay người Pháp, tại Nam kỳ và Bắc kỳ đã xuất hiện những hoạt động văn hóa giáo dục nhằm Âu hóa Việt Nam. Tại Nam kỳ, sau khi triều đình nhượng hoàn toàn 6 tỉnh cho Pháp, chính quyền Pháp đã bãi bò hoàn toàn hệ thống văn hóa, giáo dục và chinh trị Khổng học. Họ áp dụng mô hình Pháp với nhiều điều chỉnh cho thích hợp tình hình thực tế và trình độ phát triển của Nam kỳ. Chữ Pháp và chữ quốc ngữ được sử dụng thay thế chữ Hán. Năm 1864, người Pháp bãi bỏ kỳ thi Hán học. Các trường tân học được mở ra giảng dậy các môn học mới. Đến đầu thế kỷ 20, một tầng lớp trí thức tây học đã xuất hiện tại Nam kỳ. Họ tham gia hoạt động chính trị, thương mại, giáo dục, và cả làm báo. Một xã hội mới bắt đầu ra đời với một nền văn hóa, giáo dục và chính trị theo mô hình Pháp. Chúng ta sẽ trở lại phân tích những đặc điểm cũng như đóng góp của Nam kỳ vào cuộc canh tân Việt Nam trong những bài sau.

Tại miền Bắc, trong khi triều đình vẫn duy trì chế độ giáo dục Nho học, các giáo sĩ Cơ đốc giáo đã chủ động mở các trường học mới vừa để dậy giáo lý vừa để đào tạo thế hệ trẻ theo tân học. Tại các trường này trẻ em được học chữ La tinh, chữ Pháp, quốc ngữ, địa lý, toán và vài môn hiểu biết thường thức. Chương trình giảng dậy này theo như giáo sĩ Wibaux “là phương tiện tốt nhất cho công cuộc thực dân và cho việc truyền bá tôn giáo”. Giám mục Paul-François Puginier kêu gọi chính phủ Pháp ủng hộ chương trình này vì tin rằng “có hai điều đặc biệt làm công cụ tối hảo để thay đổi cả một dân tộc: đó là đức tin tôn giáo và ngôn ngữ. Nếu chính phủ Pháp hiểu biết lợi ích thực sự của mình, thì hãy ủng hộ việc rao giảng. Tin mừng và dạy bảo ngôn ngữ của chúng ta, tôi xin khẳng định là trước thời gian 20 năm, chẳng cần phải cưỡng bức ai, xứ sở này sẽ được Kitô hóa và Pháp hóa.” (theo Yoshinaru Tsuboï)

Tất nhiên lúc đó các nước Âu châu đều gắn liền 3 việc trong kế hoạch phát triển ảnh hưởng của họ sang châu Phi và châu Á: phát triển thương mại, truyền đạo Ki tô giáo, và chiếm đóng thuộc địa nhằm khai thác tài nguyên. Các hoạt động giáo dục và truyền đạo của các giáo sĩ Âu Châu tại Việt Nam cũng không thể nằm ngoài kế hoạch chung đó. Nó cũng đem lại những kết quả vừa tiêu cực vừa tích cực như chính phong trào thực dân thuộc địa.

Về mặt tiêu cực, việc truyền đạo trong các giai đoạn đầu đã gây ra những va chạm đáng tiếc đối với tín ngưỡng và phong tục truyền thống của Việt Nam như đạo Phật và tục thờ cúng tổ tiên. Qua thời gian, cùng với sự tiến bộ chung của thời đại và thế giới, với những canh cải trong đường lối của Tòa thánh La Mã, và nhất là vì nhu cầu ổn định xã hội và chung sống hòa bình của người dân, những hậu quả tiêu cực này ngày càng giảm bớt. Đồng thời những đóng góp tích cực và lâu dài của các giáo sĩ Thiên chúa giáo vào công cuộc canh tân Việt Nam cũng được công nhận, trong đó phải kể đến việc sáng tạo ra chữ quốc ngữ. Nếu không có chữ quốc ngữ thì không biết ngày nay người Việt phải dùng ngôn ngữ nào, chữ Pháp, chữ Anh hay chữ Nga, vì chữ Nôm khó học và khó sử dụng.

Sau hơn 300 năm tồn tại và phát triển tại Việt Nam, Thiên chúa giáo đã trở thành một bộ phận đương nhiên trong nền văn hóa đa nguyên, phong phú của dân tộc Việt trong thời đại toàn cầu. Nếu vào thế kỷ thứ 10, người Việt đã tiếp nhận và hòa hợp được tam giáo Đông phương Phật Lão Khổng, để xây dựng một nước Việt hùng mạnh, vững bền, thì từ thế kỷ 20 trở đi, người dân Việt cũng phải dung hòa được Thiên chúa giáo của Tây phương vào nền văn hóa Việt mới, để tạo sức mạnh tổng hợp Đông-Tây nhằm xây dưng một nước Việt phú cường trong thời đại toàn cầu Âu-Á. Đây là một nhu cầu thực tế mà cũng là một thách đố văn hóa chính trị cho mọi người Việt quan tâm đến tiền đồ dân tộc. Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này trong phần cuối của loạt bài về tư tưởng chính trị Việt Nam thời kỳ cận hiện đại.

© Đoàn Viết Hoạt

(8/3/2014)

Nguồn: Chuyển Hóa

____________________________

Tài Liệu Tham Khảo:

 

8 Phản hồi cho “Những cố gắng canh tân Việt Nam trước thời Pháp thuộc”

  1. Minh Đức says:

    Về sách vở nói đến canh tân của Việt Nam thì chỉ có các bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ, còn trước đó thì chẳng có gì. Tại Nhật, dù cho có lúc Nhật đóng cửa không cho các nước Tây phương vào buôn bán nhưng trước lúc Minh Trị Thiên Hoàng canh tân hàng chục năm đã có những sách vở bàn luận và có những sách dịch từ sách của các nước Tây phương. Tại sao sĩ phu Việt Nam lại thờ ơ không quan tâm đến sự tiến bộ của quốc gia? Vì triều đình cấm dân bàn luận về chính trị.

    Khi vua Gia Long lên ngôi đã làm ra bộ luật cho chế độ gọi là Hoàng Việt Luật Lệ . Bộ luật nào sao chép bộ luật của nhà Thanh. Vì thế cũng sao chép luôn điều luật cấm dân bàn về chính trị của nhà Thanh. Luật này, người Trung Hoa gọi là “Xử sĩ bất hoành nghị. Xử là ở nhà, không ra làm quan, xử sĩ là kẻ sĩ thường dân không làm việc cho triều đình, bất là không, hoành là ngang, nghị là bàn, nghĩa là kẻ sĩ không ra làm quan thì không được bàn ngang. Nói theo ngôn ngữ ngày nay thì đó là điều luật cấm trí thức bàn về chính trị. Người Mãn Thanh là ngoại bang cai trị Trung Hoa nên họ cấm người Hán bàn về chính trị vì bàn về chính trị thì sẽ đi đến chỗ đánh đuổi người Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa cho người Hán.

    Ông Phan Châu Trinh trong bài diễn thuyết Đạo Đức và Luân Lý Đông Tây, nói chuyện vào năm 1925 có nhắc đến điều luật này của luật Gia Long qua đoạn:

    “Tiếng thương nước đã có luật Gia Long cấm. Những kẻ học trò và dân gian không được nói đến việc nước, lo đến việc nước”

    Những kẻ học trò tức là kẻ sĩ, không được bàn về việc nước, không được lo đến việc nước. Với điều luật này thì nho sĩ nào định viết sách nói về sự tiến bộ của các nước khác hay đề nghị canh tân điều bị xem là “nói đến việc nước, lo đến việc nước” tức là phạm luật cấm. Một ông quan biết trong vùng mình cai trị có nho sĩ nào đang viết sách bàn về việc nước thì có thể gọi anh nho sĩ này đến “làm việc” và đe rằng: “Triều đình cấm dân bàn về việc nước, anh muốn bị chém hay sao mà viết sách này. Việc nước đã có triều đình lo, không việc gì đến anh”. Thế là anh nho sĩ này sẽ rụt lại, đem đốt sách đó đi.

    Kết quả của điều luật cấm bàn việc nước này áp dụng trong hàng trăm năm đã tạo ra tầng lớp sĩ phu không quan tâm đến việc nước, chỉ lo làm thơ, ngâm hoa vịnh nguyệt, lo ra câu đối, thách đối, đối được câu đối người khác thách là lấy làm thích chí cho ta đây là thông minh tuyệt vời, còn nước khác tiến bộ ra sao thì mù tịt.

    • NON NGÀN says:

      PHONG KIẾN VÀ DÂN CHỦ

      Phong kiến thì chỉ có vua quan nắm quyền. Triều đình là công cụ của vua quan. Dân không có cách nào bàn đến việc nước. Nhiều lắm chỉ có đánh trống kêu oan những việc cá nhân lặt vặt thôi. Chính vua và quan lại nắm quyền duy nhất nên triều đình thật sự thao túng mọi việc. Nước giàu hay nghèo, khả năng còn hay mất cũng chỉ vua và triều thần biết đến còn than dân chỉ đứng ngoài mọi việc. Đặc biệt ngay đến giới sĩ phu, trí thức mà không làm quan, không tham dự vào việc triều chính cũng thế thôi. Đó là thực tế của xã hội phong kiến lạc hậu, nó hoàn toàn trái ngược lại với cơ chế tự do dân chủ rộng rãi ở các nước phương Tây khi nền quân chủ phong kiến của họ trước kia đã bị xóa đi tận gốc rễ. Đó chính là lý do tại sao các nước phương Tây luôn phát triển mọi mặt từ kinh tế xã hội chính trị dến văn hóa và khoa học kỹ thuật nói chung. Trong khi đó triều đại Mãn Thanh của Trung Hoa bị liệt cường xâu xé và triều Nguyễn của VN bị mất nước vào tay thực dân Pháp cách đây vài thế kỷ là như thế.
      Đặc biệt khi quan niệm “xử sĩ bất hoành nghị” được đưa vào luật Mãn Thanh và được luật Gia Long chép nguyên xi lại, thì đó là quy định cực kỳ phản động, phản xã hội, phản trí thức, và những hậu quả nó đem lại như trên đã thấy là hoàn toàn tất yếu.
      Ngày nay trong thời hiện đại, nhưng ở một số nước không theo quan điểm tự do dân chủ, vẫn chỉ khư khư ôm lấy chính sách độc tài thì cũng chẳng khác gì tình trạng như nêu trên của thời phong kiến. Bởi trong các chế độ độc tài đó, chỉ có cá nhân hay nhóm cá nhân nắm quyền, chỉ có đảng độc tài nắm quyền, còn toàn bộ xã hội trong đó có giới trí thức đều coi như đứng ngoài, không bất kỳ tác động hay ảnh hưởng gì, thì đó cũng chẳng qua giống như kiểu quy định “xử sĩ bất hoành nghị” mà trên kia đề cập. Có nghĩa giới trí thức không phát huy tác dụng được, vì không có chỗ có nơi để phát huy. Bởi chỉ có thể nói theo một chiều, theo giới cầm quyền, theo như kiểu chỉ để làm vừa lòng vua quan, mà ngoài ra không là gì hết. Có nghĩa xử sĩ hay con người và xã hội nói chung bị tướt đoạt đi mọi quyền trí thức, mọi quyền xã hội, đó chính là điều phi lý và phản xã hội, phản nhân văn nhất. Còn giới không xử sĩ, tức giới làm quan, thì cũng chỉ cốt nói và làm vừa lòng theo quan trên, nguyên cả một hệ thong một chiều như vậy, thì có lấy gì để phát triển hay tiến bộ theo đúng nghĩa được. Nên thời hiện đại, nếu không dân chủ thật sự thì thực chất cũng đã lui về phong kiến mà không là gì khác.

      NGÀN KHƠI
      (13/3/14)

  2. Timsuthat says:

    Trích:

    “Tại Việt Nam năm 1858, hải quân Pháp-Tây Ban Nha bắn phá cảng Đà Nẵng và sau đó vào chiếm Sài Gòn. Trong khi đó Nhật bản, nhờ hủy bỏ mô hình Trung Hoa, canh tân đất nước toàn diện theo mô hình Tây phương, nên chỉ sau vài thập niên đã trở nên cường thịnh.”
    >>>>

    Còn mù mờ với lịch sử thì làm sao có thể xét đoán đúng! Với người còn trẻ, sinh viên thì có thể châm chước, nhưng ông ĐVH !?

    Nhật đã không khôn ngoan, tự cải tổ để canh tân đất nước. Họ đã quyết đóng cửa với mọi nước Tây phương (sau khi đã tiếp xúc với Tây phương 200 năm trước) cho mãi đến 1853 khi phó đề đốc Perry của HQ Mỹ đến đe dọa tấn công nếu không giao thương; khi Perry trở lại năm 1854 thì Nhật đã “biết sợ”, tránh chiến tranh nên ký hiệp ước và sau đó mới mở ngoại giao với các nước Tây phương khác và đưa đến canh tân toàn diện. (http://en.wikipedia.org/wiki/Japan_history#End_of_seclusion)

    Trong khi đó thì nhà Nguyễn – khi đã từng gửi người đi Pháp cầu viện (và đã thấy văn minh Âu), đã từng nhờ vũ khí và kỹ thuật Pháp để thắng Tây Sơn trước kia – thì lại coi thường sứ giả triều đình Pháp, vứt thư của Napoleon ở bãi biển, không thèm đếm xỉa đến những yêu cầu của Pháp (trích Việt sử Tân biên của Phạm Văn Sơn). Một thái độ vô cùng kiêu căng ngu xuẩn như thế thì làm sao tránh được chiến tranh? Thái Lan đã tiếp đón cùng sứ giả đó của Pháp đàng hoàng và nước của họ đã được đối xử công bằng, không bị tấn công (http://en.wikipedia.org/wiki/Charles_de_Montigny).

    Các ám chỉ về vấn đề Pháp muốn Kitô hóa VN không có giá trị thực sự, vì từ khi Cách Mạng Bastille 1789 xảy ra, giáo hội Công giáo ở Pháp đã bị loại ra khỏi chính trường; họ đã bị tước đoạt đi các quyền lợi và của cải; giáo dân và giáo sĩ đã từng bị giết trong các cuộc chống Cách Mạng, và vì thế họ không còn mấy ảnh hưởng đến chính quyền – khi Pháp sứ giả Montigny đến VN gần 100 năm sau! Vào đầu thế kỷ 20 thì chủ thuyết tách rời chính quyền và tôn giáo (separation of church and state) chính thức đi vào hiến pháp của nền Cộng Hòa III của Pháp.

  3. NON NGÀN says:

    SỰ KIỆN VÀ LỊCH SỬ

    Khi những khía cạnh của nền văn minh đến với Việt Nam, lúc đó VN còn phân ra đàng trong, đàng ngoài, tức chưa thống nhất, nên những ảnh hưởng đó nếu có cũng chỉ là những ảnh hưởng cục bộ trong giao thương đời sống xã hội, chưa mang tính chất quyết định về chính trị nói chung.
    Chính nhà Tây Sơn là yếu tố thống nhất VN đầu tiên sau gần một thế kỷ phân chia nam bắc Trịnh Nguyễn. Cho dù lúc ấy vẫn có sự kiện 3 vua, nhưng đó chỉ là hình thức tạm thời, nội bộ, còn bắc nam đã thực sự thống nhất khi Quang Trung Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế. Rất tiếc triều đại này
    quá ngắn, bởi nếu nó kéo dài giống như triều Nguyễn Ánh, chưa biết kết quả đó sẽ ra sao.
    Nên khi Gia Long thống nhất thật sự đất nước, nói công đầu của Gia Long cũng đúng, nhưng thực chất nền móng đó đã do triều Tây Sơn thực hiện trước đó rồi. Ý nghĩa của giả thiết đặt ra, là nếu không có sự khởi lên của Nguyễn Ánh, cũng có thể không biết những thành quả của triều Tây Sơn sẽ ngoạn mục tới đâu. Như vậy cái công hay cái tội của Gia Long có lẽ cũng phải cần mổ xẻ, xem xét nhiều nữa.
    Có người trách Nguyễn Ánh từng cầu viện người Pháp, người Xiêm để cùng chiến đấu với Tây Sơn, gọi là cõng rắn cắn gà nhà. Nhưng về mặt cá nhân mà nói, không thể buộc Nguyễn Ánh có tính cách quân từ Tàu được, khi ý chí Nguyễn Anh là ý chí phục thù riêng tư để làm nên sự nghiệp cho bản than mình. Sự tranh bá đồ vương như trường hợp Nguyễn Ánh cũng chỉ là chuyện thường tình thời nhân loại xa xưa thế thôi.
    Nhưng ý nghĩa chính vẫn là khi Nguyễn Ánh lên ngôi, ông ta đã lập nên được một triều đại cường thịnh cho đất nước, đó chính là điểm son, là công cán tối hậu của Gia Long Nguyễn Ánh. Vua Gia Long đã giữ VN không lệ thuộc Pháp dù mặt nào chăng nữa cho dù lúc đầu có cầu viện Pháp, điều đó cho thấy Nguyễn Ánh là con người có lòng với nước với dân thật sự. Các thành quả về văn hóa, kinh tế đời sống, quân sự thời Nguyễn suốt thời gian dài khi Pháp chưa xâm lược VN hoàn toàn chứng minh điều đó.
    Song cái chính vẫn là, Nhật và VN đều cùng vào thời đại giống nhau, tại sao Nhật bản canh tân được cho đến mãi ngày nay mà VN lại không làm được ? Có phải vị trí địa lý của Nhật khác với VN chăng hay do ý nghĩa nào khác ? Hay chỉ là ý nghĩa của hoàn cảnh lịch sử trong nước lúc ấy, chỉ đơn giản thế thôi ? Điều này chắc cũng phải cần nhiều nghiên cứu, phân tích cụ thể.
    Thời đó đã có những người trí thức tên tuồi VN ra nước ngoài như Nguyễn Trường Tộ, Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ v.v… nhưng về hô hào canh tân, vẫn bị lực cản của triều đình, không hề kết quả.
    Có nghĩa nếu do sự trớ trêu nào đó mà chính Nguyễn Huệ, hay Nguyễn Ánh lúc đó được than hành ra nước ngoài, thấy được văn minh của thiên hạ, lúc đó thế cục hẳn đã hoàn toàn đổi khác.
    Như vậy ở đây cũng phải nói đến yếu tố con người, yếu tố ngẫu nhiên của lịch sử, mà không phải chỉ nói thuần túy về hoàn cảnh khách quan hay yếu tố giai cấp chính trị hoặc kinh tế như thế nào đó.
    Yếu tố con người là yếu tố trí thức và văn hóa xã hội. Có lẽ đây chính là sự khác biệt giữa VN và Nhật ngay từ khởi điểm của hoàn cảnh đương đại lúc đó.
    Không phải chỉ có Nhật, ngay như Đức và Hàn Quốc, con đường xây dựng hay con đường tái thiết của họ hoàn toàn nhanh chóng và hữu hiệu sau chiến tranh cũng cho thấy được sự khác biệt về tình huống con người giữa ta và họ. Tình huống con người có nghĩa là tình huống xã hội. Phải chăng yếu tố dân tộc tính và yếu tố hoàn cảnh lịch sử vẫn như là điều gì đó khó có thể tách rời ? Biết và giải quyết được điều này có khi cũng chính lại là chiếc chìa khóa.
    Tình hình từ thời đại triều Nguyễn cho đến nay phải chăng là đấu tranh lịch sử hay đấu tranh giai cấp thuần túy của xã hội ? Đấu tranh lịch sử có nghĩa là hiểu theo nghĩa rộng bao trùm nhiều yếu tố, nhiều mặt bao quát. Điều này có thể đúng vì nó là cái nhìn tổng gộp, bao quát. Còn đấu tranh giai cấp trong lịch sử nói chung chỉ là một ý niệm tưởng tượng vô bằng của chính sự cường điệu hoàn toàn sai thực tế của Mác.
    Còn nói về tôn giáo, có số người cho rằng Thiên chúa giáo như là yếu tố du nhập, đi kèm theo với yếu tố bành trướng thực dân của Pháp. Kể cả còn cho ý đổ của hai là một. Nhìn như vậy có thể là cực đoan và phiến diện. Bởi mục đích tôn giáo là ý nghĩa không phủ nhận được của mọi tôn giáo. Nhưng nếu chỉ gán ghép hay đồng hóa yếu tố mục đích tôn giáo với yếu tố mục đích chính trị thì chỉ xấp nhập vấn đề, có thể thật sự khôn chính xác. Ngay như sự khôn ngoan hay sự không khôn ngoan của triều Nguyễn Gia Long đối với Thiên chúa giáo cũng đã cho thấy điều đó.
    Bởi vậy tóm lại, yếu tố lịch sử và yếu tố sự kiện là hai yếu tố bề nổi quan trọng nhất của lịch sử. Mà cả hai yếu tố đó đều thông qua chính yếu tố con người như là cái cốt lõi quan trọng nhất. Con người bản thân và con người giai cấp liên quan tới nó. Đó chính là con người bản thân của Nguyễn Ánh, Nguyễn Huệ, cùng yếu tố của giai cấp sĩ phu, trí thức thời đó. Cuối cùng mới tới yếu tố xã hội lịch sử hay cả điều kiện kinh tế tức bao gồm cả các giai cấp kinh tế liên quan vào thời điểm đó mà ai cũng rõ.
    Bởi vậy những bài viết vừa rồi của Nguyễn Văn Lục, Trọng Đạt hay Đoàn Viết Hoạt như trên đây chính là những yếu tố nhằm giúp soi rọi về lịch sử đã qua hay lịch sử đang diễn ra hiện nay trên toàn thể đất nước đều rất hết sức cần thiết và quý giá.

    ĐẠI NGÀN
    (10/3/14)

    • Minh Đức says:

      Trích: “Song cái chính vẫn là, Nhật và VN đều cùng vào thời đại giống nhau, tại sao Nhật bản canh tân được cho đến mãi ngày nay mà VN lại không làm được ?”

      Vì sao Nhật đổi mới mà Việt Nam không đổi mới?

      Có lẽ vì lúc đó Việt Nam thống nhất và ổn định, còn Nhật thì báo nháo, vẫn còn có các sứ quân.

      Vì không thống nhất tư tưởng theo một chủ thuyết nào nên có người Nhật đi học của Đức, có người học của Hòa Lan, có người không học ai cả. Khi những người Nhật thấy vị chúa nắm quyền để cho Nhật bị nước ngoài lấn áp thì họ tức giận và lật đổ vị chúa đó xuống để canh tân.

      Còn Việt Nam thì có tư tưởng thống nhất và tư tưởng đó là ta không cần học ai cả, ta học Trung Quốc là đủ rồi.

      • NÚI NGÀN says:

        THỬ PHÂN TÍCH VÀI NHƯỢC ĐIỂM CỦA NGƯỜI VIỆT NAM

        Mọi hiện tượng bên ngoài chỉ là nói để giúp mọi người suy nghĩ thêm thôi. Cái chính yếu vẫn là bản thân, bản tính, bản chất, hay cá tính của dân tộc đó. Điều này ngày nay nói không phải sợ gì, không phải tự vạch áo cho người xem lưng, vì mọi người đều đã biết cả rồi. Có tự thấy cái nhược của mình mới cải thiện để đi lên, còn chỉ ngụy tín, bảo thủ, tự cho mình hay chẳng qua cũng giống kiểu mèo tự khen đuôi của mình khác gì. Cho nên chuyện lệ thuộc tư tưởng Trung Quốc trong quá khứ, hay chuyện bị giam hãm trong cơ chế kỳ quặc của thời hiện đại cũng chỉ là hiện tượng bên ngoài nếu tự bên trong nó không phát sinh do cái quyết định hơn, đó là cá tính hay thường có của mỗi con người VN nói riêng hay phần lớn người VN nói chung, hoặc nói cường điệu hơn là cá tính của dân tộc tính của ta chăng :
        - Tính chia rẻ, chủ quan, ích kỷ trong thực chất của mỗi người.
        - Tính giả dối, nói theo người khác trong cách bề ngoài, không ưa tỏ rõ suy nghĩ thật, lập trường thật của mình trước người khác, tức tính chất giấu, thiếu can cường trong giao tiếp hoặc ý thức công khai.
        - Lời nói thường không đi theo với thực chất, với việc làm. Tức nói đàng làm nẽo là thói quen phổ biến nhất. Nói cốt để nói mà không cốt để làm. Đó cũng là kiểu lý thuyết suông. Kiểu cái đạo và cái thực hoàn toàn không đi đôi với nhau. Thực cốt để thực mà không phải vì đạo. Thực cốt để ăn mà không phải cốt để thực tế khách quan, để đúng sự that, để vì các ý nghĩa hay giá trị, mục đích lý tưởng đúng đắn nào.
        - Tính tự ti mặc cảm. Tự coi mình không bằng ai nên chỉ cốt học theo người khác một cách thụ động mà thiếu ý thức dấn thân, thiếu phê phán, thiếu tự tín, thiếu sang tạo ra con đường đi độc lập hay riêng biệt của mình. Tính cách mù quáng và tin bậy thực chất cũng do nguồn gốc này. Nhưng mặc cảm tự ti bên trong lại tỏ ra tự cao tự đại bên ngoài. Đó là điều phi thực chất, giả dối, che đậy chỗ yếu và trở thành cái ngụy biện hay ngụy trá. Đó là kiểu con ếch muốn làm thành con bò cách bề ngoài mà trong thâm tâm không bao giờ muốn làm con bò thật.
        - Cho nên tâm lý phổ biến là ca ngợi. Ca ngợi người ngoài mà không hề cố gang để giỏi và hay như người ngoài. Ca ngợi lãnh tụ mà không bao giờ dám phê phán hay dám tự vạch ra cho mình mục đích tốt hơn lãnh tụ. Có nghĩa chỉ là cách ca ngợi suông, nói suông, tự sướng nên cũng chẳng bao giờ là sướng that hay có thể làm cho người khác hoặc mọi người sướng thật.

        NGÀN KHƠI
        (12/3/14)

  4. Van Quang says:

    Tấm ảnh màu mà bài viết ghi là “Gia Long” e rằng không đúng. Nhiều tài liệu cho là “Hoàng tử Cảnh”, ông bọ ốm và mất ở Pháp.

Leave a Reply to NON NGÀN