WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Ánh sáng cuối đường hầm

Putin1Putin hùng biện

Theo báo chí Nga và quốc tế cũng như báo chí ở Việt nam, ngày 19 tháng 3, Tổng thống Putin đã có một bài phát biểu gây chấn động về vấn đề Ukraine, trong đó ông đã đưa ra những lập luận hết sức đanh thép để bảo vệ cho hành động của Nga ở Crimea đồng thời thể hiện một lập trường cứng rắn, không khoan nhượng trước bất kỳ sức ép nào của Mỹ và phương Tây. Bài phát biểu của ông Putin đã nhận được những tràng vỗ tay vang dội không ngớt. Giới phóng viên, báo chí nhận xét đây là bài phát biểu mang tính lịch sử hay là bài phát biểu vĩ đại nhất của ông chủ điện Kremlin.

Trong bài phát biểu đầy thách thức, Tổng thống Putin đã khẳng định rõ ràng và chắc nịch rằng ông không hề có ý định lùi bước trong kế hoạch sáp nhập Crimea vào Nga bất chấp sức ép mạnh mẽ cùng những lời cảnh báo sắc lạnh từ Mỹ và phương Tây. Để bảo vệ cho quyết định của mình, Tổng thống Putin đã đề cập đến mối quan hệ lịch sử giữa Crimea và Nga. Ông chủ điện Kremlin khẳng định, chính Nga đã “bị cướp giữa ban ngày” khi Crimea vẫn là một phần của Ukraine sau sự sụp đổ của Liên Xô và rằng Crimea đã được cho đi “như một bao khoai tây”.

Putin đã nêu ra cái lỗi lịch sử vô cùng tai hại của Nhà lãnh đạo Xô viết Khrushchev đã trao Crimea cho Ukraine cách đây sáu thập kỷ. Ông nói rằng: “Hàng triệu người Nga đi ngủ ở một nước nhưng sáng hôm sau tỉnh dậy lại ở nước ngoài, trở thành một cộng đồng dân tộc thiểu số ở nước cộng hòa cựu Xô-viết”, ông Putin phát biểu, ám chỉ đến sự kiện Liên Xô tan rã năm 1991, khiến một số người Nga phải ở những vùng đất độc lập mới. Tổng thống Putin từng gọi sự kiện này là “thảm họa địa chính trị lớn nhất” thế kỷ 20. Nhà lãnh đạo Nga khẳng định, bán đảo Crimea ở Biển Đen là một phần không thể tách rời của Nga và luôn ở trong trái tim cũng như tâm trí của người dân xứ sở Bạch Dương. Vì thế, khi “người dân ở Crimea và Sevastopol cầu cứu Nga bảo vệ các quyền và cuộc sống của họ, chúng ta không thể phớt lờ.

Bài phát biểu của ông đã bị ngắt bởi tiếng hò reo va vỗ tay kéo dài. Sau đó ông đã chỉ trích và phản bác thẳng thừng chính sách và lập trường của Mỹ, phương Tây trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Tổng thống Putin nói đến chính sách “tiêu chuẩn kép” mà Mỹ và phương Tây áp dụng trong vấn đề Crimea. Ông nói chính sách can thiệp của Mỹ vào các nước khác kể từ sau Chiến tranh Lạnh như sau: “Các đối tác phương Tây của chúng ta, đặc biệt là Mỹ, tin rằng họ có thể quyết định cho cả thế giới, rằng họ có thể quyết định số phận của người khác. Hãy nhìn Belgrade. Vào cuối thế kỷ 20. Sau đó là Afghanistan, Libya. Những nước đó đã quá mệt mỏi nhưng Mỹ vẫn bất cần đạo lý.

Ông Putin hỏi một câu hỏi khó đối với Mỹ về cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea. Câu hỏi đó là: “Vậy nguyện vọng tự do của Crimea là gì? Liệu nó có cùng giá trị như nguyên tắc tự do của Mỹ hay không?” Ông cho rằng việc Crimea ly khai khỏi Ukraine cũng chỉ giống như Kosovo tách khỏi Serbia mà thôi và bất kỳ lý lẽ nào khác chỉ là nỗ lực nhằm bẻ cong những luật lệ mà phương Tây từng cổ súy để áp dụng cho trường hợp Kosovo, Nhà lãnh đạo Nga thẳng thừng “vạch trần” chính sách của Mỹ và phương Tây. Trong một tình huống hoàn toàn tương tự như ở Crimea, họ thừa nhận việc Kosovo ly khai khỏi Serbia là hợp pháp” trong khi không thừa nhận Crimea. “Đó chính là cái họ viết ra, đó chính là cái họ rêu rao khắp thế giới, bắt mọi người chấp nhận nó và bây giờ thì chính họ lại đang phàn nàn, khiếu nại. Tại sao lại như vậy?” Ông nói: “Một người không thể uốn nắn mọi thứ để sao cho phù hợp với lợi ích của mình, lúc thì nói thứ đó là trắng lúc lại bảo là đen”.

Tổng thống Putin cũng bác bỏ cáo buộc cho rằng Nga vi phạm luật quốc tế trong những hành động ở Ukraine. “Ồ, rất tốt là ít nhất là họ cũng nhắc đến việc còn có luật pháp quốc tế. Cảm ơn rất nhiều. Muộn còn hơn không”.

Ông khẳng định: “Trong việc áp dụng thực tế các chính sách, các đối tác phương Tây của chúng ta, đầu tiên và trên hết là Mỹ, ưa thích dẫn dắt mọi việc không phải bằng luật pháp quốc tế mà bằng cái lý của kẻ mạnh. Họ tin vào chủ nghĩa ngoại lệ, trong đó cho phép họ quyết định số phận của thế giới và rằng họ luôn luôn đúng.

Putin chỉ trích. Sự bất chấp luật pháp của phương Tây được thể hiện rất rõ qua sự kiện Nam Tư năm 1999 khi NATO dội bom nước này mà không hề được phép của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Tổng thống Nga chỉ ra. Tiếp đó là trường hợp Afghanistan, Iraq và sự bóp méo nghị quyết của Hội đồng Bảo an ở Libya, cụ thể là thay vì áp đặt vùng cấm bay ở Libya, NATO lại dội bom để bắt nước này khuất phục. Ngoài ra, còn có các cuộc “cách mạng màu” được dàn dựng lên ở Châu Âu và Thế giới Ả-rập, trong đó người ta đã bất nhẫn lợi dụng cảm giác chán ngán, mệt mỏi của người dân với nạn tham nhũng và nghèo đói.

Diễn biến mới nhất ở Ukraine cũng không khác gì, ông Putin cáo buộc: “Họ lại lừa dối chúng ta thêm một lần nữa, đưa ra quyết định sau lưng chúng ta và đặt chúng ta vào tình thế đã rồi.” Putin nói: phương Tây phải ngừng ngay các hành động kích động, kiềm chế không tung ra những phát biểu kiểu thời Chiến tranh Lạnh và thừa nhận thực tế rõ ràng rằng: “Nga là một người chơi độc lập và chủ động trong quan hệ quốc tế. Giống như bất kỳ nước nào, Nga cũng có lợi ích quốc gia cần phải quan tâm và được tôn trọng

Ánh sáng dưới đường hầm

Nga đã đưa ra giải pháp tháo gỡ cho vấn đề Ucraina các bên có thể chấp nhận đó là lời kêu gọi Ucraina thành lập nhà nước liên bang kiểu Liên xô cũ hay kiểu Mỹ hiện nay. Moscow đã lên tiếng kêu gọi Ukraine soạn thảo hiến pháp liên bang mới, mở rộng quyền hạn cho các khu vực của nước này để bảo vệ cộng đồng dân tộc thiểu số. Các nhà lãnh đạo của Nga cũng đã bày tỏ mối quan ngại về việc chính phủ lâm thời lên nắm quyền nhờ đảo chính ở Kiev không phải là đại diện cho các lợi ích của tất cả thành phần, giai cấp trong xã hội của Ukraine.

Trong một tuyên bố được đưa ra ngày 17 tháng 3, Bộ Ngoại giao Nga đã kêu gọi quốc hội Ukraine triệu tập một cuộc họp hội đồng lập hiến để soạn thảo ra hiến pháp liên bang mới. Theo đó, hiến pháp mới sẽ mở rộng quyền tự trị cho một số khu vực của nước này. Tiếng Nga là ngôn ngữ chính thức thứ hai của Ukraine. Bảo đảm nguyên tắc địa chính trị trung lập cho quốc gia này. Bên cạnh đó, dự thảo hiến pháp mới cũng sẽ quy định việc chuyển đổi mô hình nhà nước hiện tại thành nhà nước liên bang. Nga cũng kêu gọi Ukraine sớm tổ chức bầu cử minh bạch và công khai. Tuy nhiên, Bộ Quốc phóng Nga cũng nhấn mạnh rằng, hiến pháp cần phải “vượt qua” một cuộc trưng cầu dân ý công khai trước khi cuộc bầu cử trên toàn quốc được tiến hành. Bộ Ngoại giao Nga cho biết lời đề nghị này như là một phần của các nỗ lực giải quyết tình hình căng thẳng ở Ukraine bằng con đường ngoại giao.

Trước đó, Nga cũng đưa ra đề xuất thành lập một nhóm liên lạc quốc tế để giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị bùng phát từ tháng 11 năm ngoái ở Ukraine. Phía Nga nói rằng: “Tình hình hiện tại ở Ukraine không phải do chúng tôi gây ra, đó là hậu quả của một cuộc khủng hoảng âm thầm từ lâu ở Ukraine, dẫn tới tình trạng phân cực xã hội và leo thang xung đột giữa các khu vực khác nhau trên đất nước này.” Cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine được châm ngòi từ sự kiện chính phủ của Tổng thống Yanukovych hồi cuối năm ngoái bất ngờ hủy bỏ việc ký kết các thoả thuận chính trị, thương mại mang tính lịch sử với Liên minh Châu Âu chỉ vài ngày trước khi sự kiện này chính thức diễn ra. Thay vào đó, Kiev chọn con đường thiết lập quan hệ gắn bó hơn với Moscow.

Những diễn biến ở Ukraine trong thời gian qua người ta cho rằng là “cuộc đấu” giữa hai phía Nga với Mỹ, Châu Âu nhằm tranh giành quốc gia Đông Âu. Các khu vực phía tây của đất nước Ukraine muốn có mối quan hệ gắn bó, thân thiết với EU, trong khi đó, khu vực phía đông Ukraine nơi mà chiếm phần lớn sản lượng kinh tế của đất nước, lại thiên về hướng thiết lập mối quan hệ chặt chẽ hơn với Nga. Nếu không giải quyết rốt ráo vấn đề này bằng hình thức một nhà nước liên bang mà các phần đất nước có các nền văn hóa, ngôn ngữ, tư tưởng chính trị khác nhau thì sẽ rất dễ dẫn đến các xung đột sắc tộc mà một khi đã có đổ máu là khó có thể nào cứu vãn được. Còn khi thành lập nhà nước đó thì tùy nhu cầu của người dân muốn quan hệ với quốc gia nào thì là quyền của họ, nhưng không dẫn đến thù hằn và chia rẽ.

Theo Nga thì vẫn còn có một lối thoát như vậy mà châu Âu, Ucraina và Nga đều có thể chấp nhận được. Theo Nga, các đòn trừng phạt kinh tế của Mỹ và châu Âu chỉ làm cho hai phía tổn thất mà thôi, và thế giới không đơn cực, nếu phía Mỹ và châu Âu làm vậy chỉ tự làm hại chính mình, nó không làm cho Nga thay đổi chính sách của mình.

Ngày 17 tháng 3 năm 2014.
© Nguyễn Hoàng Hà
© Đàn Chim Việt

27 Phản hồi cho “Ánh sáng cuối đường hầm”

  1. Bạch Dương says:

    Mặc kệ Mỹ, Tổng thống Afghanistan ủng hộ Crimea về Nga

    Tổng thống Hamid Karzai tuyên bố ông ủng hộ quyết định của người dân Crimea để sáp nhập với Nga. Trong khi Tổng thống Belarus Lukashenko nhấn mạnh, Crimea là một phần của Nga.
    Tờ Pazhvok đưa tin, ông Karzai đã thẳng thắn tuyên bố ủng hộ quyết định của người dân Crimea để về với ‘đất mẹ Nga” trong một cuộc họp với đoàn dân biểu từ Mỹ ngày 22/3.
    Cơ quan báo chí của Tổng thống Karzai dẫn lời ông cho biết: “Crimea đã quyết định trở thành một phần của Liên bang Nga sau cuộc trưng cầu dân ý. Người dân Crimea đã quyết định tương lai riêng của họ. Chúng tôi tôn trọng quyết định này”.
    Trong khi đó, Tổng thống Alexander Lukashenko tuyên bố, Belarus công nhận Crimea là một phần của Liên bang Nga trên tinh thần hoàn toàn ủng hộ chứ không hề bị ai ép buộc.
    “Ngày nay Crimea là một phần của lãnh thổ Nga. Bạn có thể công nhận hay không công nhận điều đó. Sẽ chẳng có gì thay đổi. Không ai có thể ép buộc chúng tôi công nhận sự thật đó hoặc ủng hộ quyết định của Nga”, ông Lukashenko tuyên bố trong cuộc họp báo tại Minsk hôm qua.
    Tổng thống Lukashenko cũng nhấn mạnh, là một công dân ông cảm thấy bi quan về những sự kiện gần đây ở Ukraine và “Nga đã buộc phải đưa ra các biện pháp như vậy”.
    Cuối cùng, ông Lukashenko cam kết, Belarus sẽ sát cánh cùng Nga: “Chúng tôi bị ràng buộc bởi một thỏa thuận với Nga. Chúng tôi sẽ sát cánh bên Nga. Chúng tôi sẽ thực hiện chính sách cân bằng nhưng nếu ai đó hỏi, chúng tôi sẽ không ngần ngại tuyên bố chúng tôi luôn đứng về phía Nga và tôi cũng đã nói điều này với Tổng thống Putin”.
    Bạch Dương

Leave a Reply to Bạch Dương