WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Dominique Inchauspé – Con đường dẫn tới chế độ dân chủ

danchu

Tổ chức Freedom House, chuyên tiến hành phân tích sự phát triển của chế độ dân chủ trên thế giới, mới đây đã công bố công trình nghiên cứu tiếp theo về “tự do và hòa bình.” Trong đó chia các nước thành “tự do”, “tự do một phần” và “không tự do”. Về lâu dài, chúng ta đã thấy sự tiến bộ đáng kể vào cuối thế kỉ trước – đầu thế kỷ này, ổn định hơn và cuối cùng là sự thụt lùi nho nhỏ trong những năm gần đây.

Điều này có nghĩa là quyền tự do trong thế giới đang thu hẹp lại ?

Không, xu hướng này chỉ kéo dài khoảng 8 năm, và trong thời gian này, chúng ta đã đượcc chứng kiến ​​các sự kiện của mùa xuân A Rập. Kết quả cuối cùng của mùa xuân A Rập vẫn chưa rõ ràng, nhưng chắc chắn là nó phản ánh mong muốn dân chủ của nhân dân Ai Cập và vùng Maghreb, trước đó không ai nghĩ rằng những dân tộc đó lại có ước muốn như thế. Ngoài ra, quyết định đưa Ai Cập vào danh mục của các nước “không tự do” nêu bật sự phức tạp của việc đánh giá: chả lẽ dưới thời Mubarak đất nước này được tự do theo cách hiểu phương Tây ư? Rất đáng ngờ, nhất là khi tính tới các sự kiện trên quảng trường Tahrir vào năm 2011. Hơn nữa, trên cơ sở của các cuộc bầu cử tương đối tự do, thành viên của tổ chức “Huynh đệ Hồi giáo” là Mohammed Mursi đã trở thành tổng thống – quá trình này có thể được gọi là một chiến thắng. Các hành động phản đối của quần chúng đã dẫn đến việc ông phải từ chức: sự cuồng tín tôn giáo và độc đoán của Mursi đã nhanh chóng bị trừng phạt. Cuối cùng, quân đội đã cố gắng đậy cái chảo nóng chảy này lại và làm tất cả mọi thứ “như cũ.” Ở nước này, cũng như ở các quốc gia khác, cuộc đấu tranh cho dân chủ chỉ mới bắt đầu và không thể hoàn thành chỉ trong một vài năm. Xin nhớ lại, người Pháp chúng ta phải mất bao nhiêu lâu.

Tuy nhiên, cần ghi nhận rằng các lực lượng chống dân chủ vẫn có ảnh hưởng rất lớn và có thái độ rất kiên quyết. Rõ ràng là, trên toàn khu vực rộng lớn từ Trung Đông đến Viễn Đông, có ba nhóm chính: những người ủng hộ một chế độ độc tài thế tục, những người ủng hộ chế độ thần quyền, và, cuối cùng, những người ủng hộ một nền dân chủ thực sự. Và không thể nói rằng nhóm cuối cùng là đa số.

Đồng thời, có lý do để hy vọng vào sự cải thiện: gần như tất cả Nam Mỹ đã thoát khỏi chế độ độc tài. Và ở châu Phi, toà án ECOWAS khuyến khích các nước tham gia tổ chức trong nước tuân thủ các tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế và chuẩn mực của chế độ dân chủ.

“Sự trỗi dậy đột ngột của nền dân chủ” trong những năm 1990 chủ yếu là do sự sụp đổ của khối Xô Viết. Tuy nhiên, từ đó đến nay các nước như Ukraine và Belarus vẫn thua chế độ chuyên chế.

Có thể coi xu hướng này như là bằng chứng chứng tỏ rằng dân chủ không phải luôn luôn đi theo xu hướng của lịch sử?

Hoàn toàn không, chúng ta đang hướng tới sự thịnh vượng cho tất cả mọi người, mặc dù trong thế kỷ vừa qua đã có những bước lệch lạc nghiêm trọng khỏi con đường đã chọn. De Tocqueville đã viết về sự kiện này trong tác phẩm Chế độ dân chủ ở Mỹ, ông ghi nhận rằng số nước chuyển sang chế độ cộng hòa đang ngày càng gia tăng.

Xin nhớ lại thế kỷ XX vừa đi qua: Các chế độ dân chủ đã tránh được những thảm họa như thế nào! Các nước này sống qua hai chế độ toàn trị (chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản), những chế độ phủ nhận bản chất của tự do và nền văn minh. Sau Thế chiến I, các chế độ dân chủ đã bị suy yếu, nhưng họ đã tìm được sức mạnh để giành lại chiến thắng. Tôi không nghĩ rằng một lúc nào đó trong tương lai các chế độ này sẽ phải đối mặt với những mối nguy hiểm cỡ đó. Các chế độ này đã đứng vững ở phương Tây.

Yếu tố mới hiện nay là khôi phục lại trật tự cũ trên bình diện văn hóa và văn minh. Yếu tố dân chủ chưa đóng vai trò chính trên những bình diện này. Chúng ta đã nhìn thấy điều đó trong giai đoạn tan rã Liên Xô: các nước thuộc khối Đông Âu cũ trở về với truyền thống của quá khứ. Còn nước Nga, ở đấy chế độ Sa hang đang hồi sinh. Sự sụp đổ của chế độ độc tài ở Trung Đông một lần nữa lại cung cấp dưỡng chất cho giấc mơ về một nhà nước Hồi giáo vĩ đại..

Từ một góc nhìn khác, nhiều nước “tự do” trong bảng xếp hạng của Freedom House có những điều luật gây nhiều tranh cãi, cụ thể là việc nghe lén bất hợp pháp.

Có cần lo lắng về những hành vi xâm phạm quyền tự do trong các nước được gọi là “nền dân chủ vĩ đại” hay không?

Nghe lén các do mật vụ tiến hành, cũng như công việc của các tổ chức đó nói chung, về bản chất, gần như không bị điều tiết bởi bất cứ quy định nào. Tuy nhiên, tôi muốn nhắc rằng thông tin thu được theo cách đó không thể được sử dụng như là bằng chứng bởi vì việc thu thập không được quan tòa phê chuẩn.

Dù thế nào đi nữa thì hiện nay cũng khó tưởng tượng được sự vi phạm quyền tự do chính trị, đấy là khi chúng ta có Wikileaks, những đoạn video quay bằng điện thoại di động có thể bay khắp thế giới và cảnh sát “google” những người bị nghi ngờ trên Facebook. Tôi nghĩ rằng trong lĩnh vực chính trị và xã hội chẳng bao lâu nữa chúng ta sẽ gặp không phải là sự theo dõi bất hợp pháp, mà ngược lại: sự gia tăng tự do theo số mũ nhờ sự phát triển của công nghệ mới. Tất cả những chuyện này đôi khi làm người ta đánh mất lương tri, cả công dân bình thường lẫn công chức. Wikileaks đã thể hiện mâu thuẫn này: mọi người đều nghĩ rằng đã tìm thấy bằng chứng của sự không trung thực của nền ngoại giao phương Tây, nhưng hóa ra hoàn toàn ngược lại. Wikileaks cũng không đưa ra được những dữ liệu thực sự bí mật. Liên quan đến những vụ bê bối của NSA, chuyện này nói chung là nực cười: thu thập nhiều dữ liệu như vậy thì làm được gì? Tại sao phải nghe trộm điện thoại di động của bà Merkel nếu anh là đồng minh với Đức trong 70 năm qua?

Nếu trong các nền dân chủ vĩ đại mà vẫn còn một số hạn chế về tự do, thì tất cả mọi thứ đều diễn ra ở cấp độ của những cuộc tranh luận mang tính trí thức: ngày nay có nhiều người có những giáo điều đạo đức không chấp nhận bất kì mâu thuẫn nào cho nên việc đưa những ý tưởng bịa đặt và những điều tưởng tượng trống rỗng trở thành khó khăn hơn. Ngoài ra, việc mất tự do có thể được thể hiện trong rất nhiều những quy định nhỏ nhặt, chi phối mọi lĩnh vực của cuộc sống hàng ngày.

Dominique Inchauspé là luật sư ở Paris

Dich từ bản tiếng Nga tại địa chỉ: http://inosmi.ru/world/20140221/217752584.html

Bản gốc: La marche vers la démocratie

Bản tiếng Việt: Blog Phạm Nguyên Trường

1 Phản hồi cho “Dominique Inchauspé – Con đường dẫn tới chế độ dân chủ”

  1. NON NGÀN says:

    NGUỒN GỐC DÂN CHỦ VÀ PHẢN DÂN CHỦ
    TRONG XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI

    Cơ sở cao nhất của khái niệm dân chủ là ý thức, nhận thức mà không phải ở hành vi hay tổ chức. Bởi vì chính yếu tố đầu tạo ra yếu tố sau mà không phải ngược lại. Dân chủ bởi vậy chủ yếu là giá trị và ý nghĩa tinh thần, không phải ý nghĩa hay giá trị hoàn toàn thân xác. Đó là lý do người ta chỉ đòi hỏi dân chủ và tự do nơi xã hội loài người, không ai đòi hỏi tính cách đó nơi xã hội loài vật. Bởi vì tinh thần mới có nơi loài người, không thể nào có được ở loài vật.
    Nhưng con người cơ bản là thực tại sinh vật. Con người có ý thức đặc biệt hơn ở sinh vật. Nên nơi sinh vật chỉ có bản năng mà không có tính ích kỷ. Bởi bản năng là phản xạ tự nhiên, còn ích kỷ là sự tính toán có mục đích, có ý thức. Bởi con người cơ bản là ích kỷ nên chỉ muốn cái lợi cho mình còn đấy cái bất lợi chủ yếu cho người khác. Đầu mối của mọi xã hội mất dân chủ, mất tự do là chính ở đó. Có nghĩa con người giỏi chịu đựng. Khi nào còn chịu đựng nổi thì thường cam chịu, không vì người khác mà đấu tranh cho cái lợi chung hay cho chính nghĩa. Bởi thế khi quyền hành có trong tay người ta dễ dàng độc tài, vi phạm dân chủ miễn là có lợi cho mình. Đám đông cũng thế, miễn sống được thân xác là tốt, ý thức hay ý nghĩa tinh thần không thành vấn đề, nhất là các y nghĩa dân chủ, tự do của toàn xã hội có vẻ như xa lạ hay không ăn nhập gì tới họ. Như thế đấu tranh cho người khác, cho mọi người là nền tảng của ý thức, của tinh thần, của hiểu biết, không phải của yêu cầu sinh học thuần túy. Cho nên yêu cầu dân chủ tự do càng cao khi xã hội có nhận thức, có trí thức càng cao và càng thấp khi ở trong thực tế hoàn toàn ngược lại. Đó cũng là sự tự do dân chủ luôn đi đôi với sự khai hóa xã hội, khai hóa người dân. Trái lại mọi sự độc tài độc đoán hay đi đôi với mọi tính cách ngu dân hay bế tỏa xã hội về nhiều mặt. Và chon theo hướng tinh thần hay theo hướng phản tinh thần cũng nói lên trình độ văn hóa, văn minh của mỗi cá nhân con người hay của toàn thể xã hội tương ứng đó.

    NGÀN KHƠI
    (21/3/14)

Leave a Reply to NON NGÀN