Bia, mì gói, lao
Việt Nam đứng đầu các nước Đông Nam Á về mặt uống bia. Các con số cho thấy trong năm 2011, Việt Nam nhất, Thái Lan nhì và Philippines ba về ngốn bia; nếu chỉ tính 10 nước ASEAN. Người Việt Nam đã uống gần 2,4 tỉ lít bia trong năm đó.
Các con số do Euromonitor International đưa ra còn cho thấy Myanmar uống bia ít nhất trong đám, chỉ có 30,4 triệu. Dung lượng bia tiêu thụ tại các nước Myanmar, Singapore, Lào, Miên, Malaysia và Indonesia gộp lại chỉ bằng phân nửa số 1,6 tỉ lít của các bợm nhậu Philippines.
Vào năm 2010, Euromonitor International dự báo thị trường bia Việt Nam sẽ tăng nhanh. Năm 2009, Việt Nam nhắm hoặc ôm 1,6 tỉ lít bia, tăng 56% so với 2004.
Trước đây trong năm, công ty bia Kirin của Nhật ghi nhận Việt Nam nằm trong danh sách 25 nước uống bia nhiều nhất thế giới, đứng hạng 3 tại châu Á.
Trang tiếng Anh của Vietnamnet có tin “Officials getting drunk on public funds” mà khi đưa cho Google dịch thì nó bắn ra “Các quan chức bị say trên công quỹ”.
Tin này nói rằng hầu hết các quan chức Việt Nam biết uống hình như thưởng thức niềm vui này có hơi quá đá, để lại một tác động tiêu cực đến công việc của họ tại các cơ quan nhà nước.
Mối quan hệ giữa bia và hiệu quả công việc là hiển nhiên đối với Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ pháp luật thuộc Bộ Y tế, khi ông thường đi công tác đến các tỉnh xa. Ông thấy bia và rượu vang được phục vụ từ lúc ăn sáng trở đi. Tình hình có những lúc “hưng phấn” đến độ các quan chức của Ủy ban nhân dân xã Ga Ry chỉ có thể bắt đầu họp vào 3 giờ chiều, nhiều người vào họp vẫn còn dấu hiệu rõ ràng về say xỉn. Ga Ry là một trong những xã nghèo nhất trong huyện Tây Giang của tỉnh Quảng Nam. Ở đây, số hộ nghèo dao động ở mức khoảng 73 phần trăm. Một Hai Ba, Yô!
Mì gói
Việt Nam đứng thứ tư thế giới về khoản mì ăn liền, mỗi năm người Việt mua độ 5,4 tỉ gói. Tin của Bernama trích dẫn các con số của Hiệp hội các nhà Sản xuất Mì ăn liền Thế giới (WINA) nói rằng 3 nước đứng trên Việt Nam là Trung Quốc, Indonesia và Ấn Độ.
Nếu tính theo đầu người thì Việt Nam đứng hạng ba, sau Hàn Quốc và Indonesia. Tính ra mỗi năm một người Việt nuốt 56,2 gói. Người Trung Quốc đứng hạng tư, 36 gói.
Từ 2008 đến 2012, số cầu về mì gói tăng 24% ở Việt Nam; 3% ở Trung Quốc, Indonesia; 5% ở Hàn Quốc và Nhật Bản.
Mức tiêu thụ ở Việt Nam hầu như năm nào cũng tăng trên 10 vì người dân dù ở thành thị hay nông thôn cũng có nhu cầu. (Có lẽ ở thành thị số lao động nhập cư và số sinh viên nghèo rất nhiều.)
Việt Nam có khoảng 50 nhà sản xuất mì ăn liền. Họ, gồm cả người Việt lẫn người nước ngoài, có thể cho ra lò 50 tỉ gói mỗi năm.
Nhiều công ty đang chiếm lĩnh thị trường mì gói, như Vina Acecook Asia Foods (chiếm 20%), và Masan (chiếm 10%). Họ cũng xuất đi Mỹ, Úc, Pháp và Canada.
Lao
Mỗi năm khoảng 18.000 người Việt chết vì bệnh lao, khiến Việt Nam đứng thứ 12 trong số 22 nước được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) của Liên Hiệp Quốc xác định có số người chết vì lao nhiều nhất thế giới. Tin trên tờ Tuổi Trẻ online
nói rằng ngoài số người chết kể trên, mỗi năm Việt Nam có thêm 130.000 bệnh nhân lao mới, bên cạnh 170.000 bệnh nhân cũ. Trong số các bệnh nhân lao, có độ 3.500 người dính loại vi trùng lao có thể kháng nhiều loại thuốc khác nhau.
Các con số này do Bộ Y tế Việt Nam đưa ra trong hội nghị lao quốc tế tổ chức ở Hà Nội tuần trước. Báo cáo còn ghi nhận 75% số bệnh nhân thuộc giai cấp nghèo, và như vậy số người chết vì lao cao gấp đôi số người chết vì tai nạn giao thông mỗi năm.
Cũng tại hội nghị ở Hà Nội, có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đến lên lớp, Việt Nam hứa sẽ phấn đấu để cắt giảm 50% số người chết và số bệnh nhân mới vào năm 2015. Cụ thể là đến cuối năm 2015, Việt Nam sẽ chỉ còn 187 bệnh nhân trong số 100.000 dân và đẩy tỷ lệ tử vong vì lao xuống còn 18 cho mỗi 100.000 dân.
Tạm kết luận?
Qua ba mục bia, mì và lao, liệu ta có thể kết luận được chăng, người Việt chết vì lao nhiều là vì chỉ ăn nhiều mì gói và uống nhiều bia?
Các “dư luận viên” có thể phản biện rằng kết luận này thiếu cơ sở khoa học, khó thuyết phục. Bằng chứng là Hàn Quốc và Nhật Bản cũng có nhiều người ăn mì mà đâu có nhiều người chết vì lao đâu.
Xin thưa với các dư luận viên rằng các số thống kê về mì theo tiếng Anh là “noodle” thì có thể họ tính luôn cả loại bún sợi to làm bằng bột gạo mà người Hàn và người Nhật thường hay ăn và thường gọi là “udon”. Đề nghị các bạn đang xuất khẩu lao động hợp pháp hay bất hợp pháp tại hai nước này kiểm chứng hộ. Hai sắc dân này ăn udon có độn tùm lum với thịt cá, chứ không phải ăn toàn mì gói, xem đó là món ăn chính, giống như dân lao động tay chân, lao động nhập cư hay sinh viên nghèo Việt Nam vẫn ăn để lấy no.
Tuy nhiên, có thể kết luận một cách chắc nịch rằng; trong các bảng xếp hạng về tham nhũng, minh bạch, rủi ro doanh nghiệp, tín dụng của quốc tế; Việt Nam luôn luôn đạt những con số lớn. Còn về những mặt như bia, mì gói, và lao; Việt Nam luôn luôn đạt những con số nhỏ, thuộc cỡ top ten. Vậy thì chúng ta nên ăn mừng: Một Hai Ba, Yô!
© Đàn Chim Việt
Hi great blog! Does running a blog similar to this take a large amount of work?
I have no expertise in programming however I was hoping to start my own blog soon.
Anyhow, should you have any ideas or techniques for new blog owners please
share. I understand this is off topic but I just needed to ask.
Thanks!
Vào những nơi người da đỏ cư ngụ thấy nhiều người say sưa say sỉn, nằm quay lơ giữa đường , có lẽ họ cảm thấy bất lực không thể lấy lại được đất đai từ người da trắng nên tìm chất say để giải sầu .
Người Việt trong nước ngày nay ưa say sỉn có lẽ cũng ở cùng tâm trạng, vận mệnh đất nước đã vượt khỏi tầm tay của họ, mà nằm trong tay bè lũ Việt cộng độc tài, bán nước .
Tôi ăn mì gói, kiểu ăn khan, không thịt, có cọng hành là quí rồi. Không rượu bia, chưa bị lao (71 tuổi).
Từ năm 2000 tới nay, mỗi năm ăn tối thiểu là 365 gói mì. Thật đấy.
Sao lại đem mì gói VN, 5 – 10 xu một gói ra so đo vời mì Đại Hàn, mì Nhựt $1 mấy một gói ?
Thưa,
Nói ra sợ mích lòng…tác giả, thật sự là có chết với bia hay mì gói, cũng…sướng tê người hơn là chết với khoai sắn, bo bo…, rượu xác mì, xác mía
Mấy ông có thấy người ta…đói, thấy khoai sắn mừng qua, không kịp lột ra nướng, chơi…sống mày luôn.
Ăn xong, sùi bọt mép, lăn đùng ra…ăn vạ. Nhưng xui có cái là đang ở…kinh tế mới, chửa xây nhà thương, thành ra sùi bọt rồi là…đi luôn…
Cuống chiếu rách, chôn. Rồi đời…
Còn bia? Hồi…”giãi phóng” mới vô, hầu như là…tìm em đâu thấy? Chỉ lai rai với rượu…xác mì, xác mía, cồn pha thoãi mái, vô…công thức.
Lúc ấy, còn có gì vui hơn…nhậu?
Chiều chiều, có được vài bạn đời, vài xị đế…xác mì, hai cái hột vịt lộn nữa, là cũng như…lên tiên. Từ sồn sồn đến con nít mới lớn, em nào cũng khoái…vô lai rai cả. Vô tới bến thì chẳng ai có điều kiện…tiền bạc.
Cho nên, độc, nhưng không chết liền tức khắc, mà…chết từ từ.
Tế bào…ruột, cổ họng, bao tử, gan, bị…khó khan, tuỳ người tuỳ duyên mà…gặp. Vô nhà thương…thầy thuốc như mẹ hiền, đông như…trẫy hội.
Em thì đau gan, em ung thư cổ họng, em bị ruột, em bị bao tử…
Em nào cũng…xuyên tâm liên làm chuẫn, về nhà trình diện…bác, đi dứt ở tuổi 30-50.
Còn trẽ em, bé hơn tí, được nuôi lớn bằng…khoai sắn với bo bo thì khõi chê,
18 tuổi, cân nặng có 35 kí hè…
Ôm người yêu trong tay, cứ như là ôm…tiên của liêu trai chí dị. Nhẹ bổng, mò riết mà nhất định là cứ…khô ran. Thiệt…chán mớ đời.
Dân ta cứ thế mà…chịu trận cho đến khi nhà nước mở cửa tiến bộ lên…bia với mì gói.
39 năm được vậy còn không…mừng, đòi hõi cái gì nữa chớ?
Tệ uống bia rượu tràn lan ở VN thấy rất ớn.
Dân -Dức cũng uống bia nhiều nhưng nó vừa uống rồi vừa ăn xúc xich, dân VN đa phần uống khan chẳng có mồi nhiều, uống hơn mức mà cơ thể có thể chịu được để tỏ ra là “dân chơi”, sau bia bọt thì đích đến thường là nhà thương hay nghĩa địa, không cạo gío thì cũng uống chanh giã rượu.
Về món mì gói thì đúng như bài viết nhận định, dân Nhật/Hàn/Taiwan ăn mì có thêm thịt, cá, rau chứ không ăn kiều chỉ có mỗi mì như dân VN nên dân VN càng ăn nhiều mì gói càng trở nên suy sinh dưỡng & èo uột. Sức khoẻ yếu lại đua đòi uống nhiều bia rượu, kết quả là yếu chuyện lên giường nên bị chỉ trích như bà nhà báo PT Hoài nào đó có viết bài đăng trên website này thì phải! hehe.