WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Dư âm của những đám tang

Phan Châu Trinh 9/9/1872 – 24/3/1926

Phan Châu Trinh
9/9/1872 – 24/3/1926

Phan Châu Trinh sinh ngày 9 tháng 9 năm 1872, và mất ngày 24 tháng 3 năm 1926. Tám mươi tám năm sau, trên trang Dân Luận – đọc được vào hôm 24 tháng 3 năm 2014 – xuất hiện một bài viết ngắn, có đoạn viết về ngày tang lễ long trọng (“từ Bắc tới Nam”) của cụ:

Đúng 6 giờ sáng 4-4-1926, có khoảng 60.000-100.000 người tụ tập hai bên đường Pellerin, đi nối theo suốt đám tang. Suốt lộ trình đám tang đi qua, từ chợ Bến Thành tới Tân Sơn Nhứt, hai bên đường có nhiều quán nước dựng lên do dân chúng tự động, bưng nước giải khát cho người đưa đám. Họ tặng không nước trà, nước dừa, nước đá, nước chanh. Tại khu vực nghĩa trang có khoảng 200 biểu ngữ, bích chương, viết bằng ba thứ tiếng Hán, Nôm và Quốc ngữ treo la liệt, cũng như suốt lộ trình. Nội dung các biểu ngữ là của các chính khách, nhân sĩ và đoàn thể dân chúng ca ngợi nhà ái quốc vĩ đại Phan Châu Trinh. Nội dung các câu đối, biểu ngữ, lời chia buồn, xuất hiện nhiều từ ngữ mới như “độc lập, tự do”, “đoàn kết, dũng cảm”, “tranh đấu, giải phóng”… như một thứ tuyên ngôn phát xuất từ đáy lòng của mỗi người dân. Từ Bắc tới Nam, có ít nhứt 40 tỉnh và địa phương đã tổ chức lễ tang và gởi ai điếu, cầu nguyện đến ban tổ chức ở Sài Gòn.

Tại Phnom Penh, các Việt kiều cũng đã tổ chức lễ truy điệu cụ Phan một cách trọng thể. Ngoài ra, học sinh các trường lớn ở Quy Nhơn, Mỹ Tho, Vinh, Hà Nội… đều có công khai hoặc lén lút tổ chức lễ tang vì nhà cầm quyền ngăn cấm. Hình thức chung của tang lễ khắp nơi là đóng cửa các tiệm buôn, mang băng tang, tập họp diễu hành im lặng qua các đường phố với cờ và biểu ngữ để đến một ngôi đình chùa, rạp hát, hoặc một miếng đất trống, nơi tổ chức hành lễ….

du am dam tang 1 Bài báo thượng dẫn, còn có phần phỏng vấn nhà văn Nguyên Ngọc –  ông cho biết thêm:

 Đám tang Phan Châu Trinh năm 1926 quả là một sự kiện vĩ đại. Tại Sài Gòn, 100.000 người đã xuống đường đi đưa tang nhà chí sĩ, trong khi dân số ba TP Sài Gòn, Gia Định, Chợ Lớn lúc bấy giờ cộng lại chỉ xấp xỉ 300.000 người. Ngoài nhân dân tại chỗ, hầu hết các tỉnh trong cả nước đều cử đại biểu về dự đám tang, sau đó trở về báo cáo lại với đồng bào và tổ chức lễ truy điệu tại địa phương. Thật sự đã có một quốc tang lớn, càng lớn và sâu sắc là gần như hoàn toàn do nhân dân tự đứng lên tổ chức, lại dưới ách kìm kẹp ráo riết của kẻ thù.

“Ách kìm kẹp của kẻ thù” trong tang lễ của cụ Phan (nói nào ngay) cũng không “ráo riết” gì cho lắm, nếu so với đám tang của bà Nguyễn Thị Lợi – một phụ nữ vô danh, từ trần vào hôm 26 tháng 2 năm 2014 – theo tường thuật của blogger Nguyễn Tường Thụy:

18 người từ Hà Nội tới Hải Phòng trưa nay bằng một chiếc xe thuê, một số người ở các tỉnh khác như Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng đến, tổng cộng khoảng 30 đồng đội của Phạm Thanh Nghiên đã có mặt tiễn đưa Bà Nguyễn Thị Lợi, thân mẫu của Nghiên về cõi vĩnh hằng. 

Như thông tin đã đưa mấy hôm nay, sự kiện Bà Lợi mất đã được sự “quan tâm” đặc biệt của chính quyền, các hội này nọ gọi chung là mặt trận. Các ngả đường vào nhà tang chủ đều bị mật vụ phong tỏa. 

Cuộc điện thoại giữa tôi và Thanh Nghiên tối hôm qua cho biết chính quyền, đoàn thể địa phương đòi đứng ra tổ chức tang lễ, làm điếu văn cho đám tang mẹ Thanh Nghiên. Gia đình Nghiên đã cự tuyệt và hợp đồng với một dịch vụ tang lễ. Tuy nhiên họ vẫn “xác định trách nhiệm” đến rất tự nhiên, sà vào bàn dành cho khách, tự rót nước uống (vì không có ai mời) 

Gia đình cho biết cố gắng kiềm chế tới mức có thể chấp nhận được, không muốn rắc rối trong lễ tang của Mẹ để Bà ra đi được thanh thản. 

Thế nhưng, mật vụ đông như ruồi. Xe máy của chúng vè vè xuôi ngược khắp các ngõ ngách... 

Rồi màn giật băng rôn trên vòng hoa viếng quen thuộc cũng diễn ra. Những dải băng đen trên các vòng hoa của Hội phụ nữ nhân quyền, Hội tù nhân lương tâm, Mạng lưới blogger, Hội bầu bí tương thân, Gia đình Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, bị giật trong chớp nhoáng rồi bỏ chạy...

du am dam tang 3Những cảnh “cướp giật” tương tự, cũng đã diễn ra trước đó, trong đám tang của bà Đặng Thị Kim Liêng – thân mẫu của nhà báo Tạ Phong Tần, từ trần vào hôm 30 tháng 7 năm 2012 – theo như tường thuật của blogger Thanh Nhã:

Trong thời gian đoàn lưu lại tại nhà bà Tạ Phong Tần, nhà cầm quyền địa phương cho người đến hăm dọa những khách đến viếng đám tang. Ngoài ra còn có những tên côn đồ cướp giật tiền phúng điếu tại linh cữu của bà Đặng Thị Kim Liêng mà công an đứng xung quanh không có hành động nào ngăn chặn. Một số tên côn đồ còn cầm dao, mã tấu chặn các đường vào nhà, hăm dọa khách đến viếng đám tang. Nhà cầm quyền địa phương đã cấm đoán những người hàng xóm của gia đình bà Tạ Phong Tần đến viếng đám tang hay bán hoa cúng cho khách viếng vì đó là gia đình “phản động”  

Cũng như bà Nguyễn Thị Lợi, bà Đặng Thị Kim Liêng chỉ là phụ nữ vô danh và hoàn toàn … vô hại. Sự hiện diện của công an, côn đồ – cùng với dao búa, mã tấu – trong đám tang của hai người không chỉ thừa thãi, lố bịch mà còn lộ rõ tính chất bất chính và vô học của chế độ hiện hành.

Những sự kiện trên – phần nào – cũng giải thích được “khuynh hướng hoài cổ” bàng bạc trong tâm tư người Việt, kể từ khi cuộc cách mạng vô sản thành công ở đất nước này:

Ôi, thằng Tây mà trước kia người dân không tiếc máu xương đánh đuổi
Nay họ xót xa luyến tiếc vô chừng
Nhờ vuốt nanh của lũ thú rừng
Mà bàn tay tên cai trị thực dân hóa ra êm ả!

N.C.T (1972)

Sau Nguyễn Chí Thiện, nhiều người cũng bầy tỏ cái tâm cảm tiếc nuối tương tự với cách diễn tả “tế nhị” hơn:

-         Hà Sĩ Phu: Nếu đoàn tàu Việt Nam thuở ấy rẽ vào đường rầy Phan Chu Trinh, nhằm hướng xã hội dân chủ như Na Uy, Thuỵ Điển bây giờ thì sao nhỉ? Nếu nương vào Pháp để đi lên thành công, không thành cộng sản, thì giản ước được bao nhiêu thứ:

• không có cuộc đánh Pháp 9 năm
• không có cuộc “Nam Bắc phân tranh lần thứ 2” dẫn đến cuộc đánh Mỹ
• không phải tham chiến ở Căm-pu-chia
• không tranh giành gì để phải đánh Tàu năm 1979
• không có lý do gì phải tiến hành cuộc “đổi mới hay là chết”
• không có lý do gì để xuất hiện làn sóng đòi dân chủ-nhân quyền, dẫn đến hài kịch bịt miệng bị cáo trước toà cho thiên hạ xem, vân vân…”

“Nghĩa là tiết kiệm được bao nhiêu thời gian, bao nhiêu gương anh hùng, bao nhiêu nạn nhân, bao nhiêu máu xương, bao nhiêu hận thù… và tăng thêm được bao nhiêu là hạnh phúc…”

“Nhưng bất hạnh thay, lịch sử đã không chọn Phan Chu Trinh. Không, đừng nói lịch sử, phải nói: dân tộc này đã không chọn Phan Chu Trinh.” 

-         Phạm Đình Trọng: Những ngày ở xứ sở của thần linh, tôi cứ tiếc nuối, cứ ngẩn ngơ nhớ đến cụ Phan Chu Trinh, một thần linh lớn lao, cao cả của chúng ta mà chúng ta chưa nhận thức đầy đủ.

Cùng thời với Gandhi, chúng ta có Phan Chu Trinh. Cùng tư tưởng, cùng cách lựa chọn như Gandhi, Phan Chu Trinh cũng chủ trương không dùng bạo lực, không đẩy người dân tay không ra đối đầu với súng đạn thực dân, mà phải trước hết nâng cao dân trí cho họ. Dân trí cao, người dân sẽ ý thức được quyền con người, quyền dân tộc mà bền bỉ đấu tranh chính trị, đấu tranh nghị trường giành độc lập. Gandhi đã thực hiện điều đó. Ấn Ðộ đã giành độc lập theo cách đó và đã thắng lợi!

Ðịnh mệnh trớ trêu đưa đẩy, chúng ta đã chọn con đường cách mạnh vô sản!” Ðó là cái giá chúng ta phải trả cho con đường cách mạng vô sản mà chúng ta đã chọn!

Tôi e rằng bà Nguyễn Thị Lợi và bà Đặng Thị Kim Liêng hoàn toàn, và tuyệt đối, không có dính dáng gì ráo trọi trong việc “lựa chọn” tai hại này. Tuy vậy, cả hai (cùng con cháu) đều phải trả cái giá rất mắc cho cuộc “cách mạng vô sản” ở đất nước mình.

Sau 83 năm đô hộ Việt Nam, ngoài tội ác, người Pháp cũng đã để lại cho xứ sở này một số những thành quả hiển nhiên thuộc nền văn minh chung của toàn thể nhân loại: hệ thống cầu cống, giao thông, y tế, giáo dục, ngân hàng, bưu điện, bệnh viện, thư viện, kiến trúc … Nói theo bác Nguyễn Gia Kiểng là “Pháp đã còng tay Việt Nam và dẫn vào thời đại mới.”

Sau đó, dân Việt bị còng tay (chặt hơn) và buộc phải … đi lùi qua những định chế bất nhân và méo mó của chủ nghĩa cộng sản: chế độ hộ khẩu, công an trị, tem phiếu, sổ gạo, hệ thống cửa hàng mậu dịch …

Hậu quả (nay) đã có thể nhìn thấy được, ở tận nước ngoài, nơi có treo những tấm bảng cảnh cáo viết bằng tiếng Việt – đại loại như: cấm vứt bỏ rác, ăn cắp vặt là phạm tội

Tấm biển bằng tiếng Việt đặt ở một nhà hàng buffet tại Thái Lan. Ảnh FB.

Tấm biển bằng tiếng Việt đặt ở một nhà hàng buffet tại Thái Lan. Ảnh FB.

Dân Nhật đâu có bao giờ phải sống với tiêu chuẩn bốn mét vải hàng năm, và ba cái bàn chải đánh răng mang phân phối cho năm người nên họ không hiểu tại sao người Việt hay ăn cắp vặt. Tương tự, người Thái cũng đâu có ai phải xếp hàng từ khuya đến sáng chỉ vì một miếng thịt heo bạc nhạc, hay vài cân gạo mốc nên cũng không “thông cảm” được nỗi ám ảnh về cái đói của chúng ta.

Có ông nhà văn Việt Nam còn “khai báo” rằng: “Người ta thẳng tay cắt dây điện để bán lấy chút tiền, có thể đốt hết một kho hàng hoá để phi tang cho một vật ăn cắp không đáng là bao… con người đối xử với xã hội thô bạo như vậy chỉ vì xã hội đã đối xử với họ tệ quá.” (Phạm Xuân Đài. Hà Nội Trong Mắt Tôi. Thế Kỷ, Hoa Kỳ: 1994, 32-33).

Bác Đỗ Manh Tri gọi đây di sản Mác Xít. Bác Hà Sĩ Phu và Lê Diễn Đức gọi là di họa. Trong ngữ cảnh này, tôi xin phép được dùng hạn từ di lụy cho nó thêm phần phong phú. Và di lụy này còn kéo dài bao lâu thì còn tuỳ vào việc “khai dân trí” và “chấn dân khí” theo như lời chỉ dậy của cụ Phan, từ hồi đầu thế kỷ trước!

© Tưởng Năng Tiến

 

 

 

9 Phản hồi cho “Dư âm của những đám tang”

  1. Dao Cong Khai says:

    Quả tha^t., tôi đã thay đổi 180 độ từ sau Giải Phóng, từ một người thực sự yêu nước, yêu dân tộc và ghét ngoại bang cho tới một người không dám tin tưởng vào đất nước của mình nữa.

    Từ khi so^ng’ dưới chế độ VC, tôi có cái nhìn khác về lịch sử VN. Tôi coi việc thực dân Pháp xâm lược và đô hộ VN là một cái may cho dân VN để họ tỉnh ngộ trong màn đêm của xã hội phong kiến cổ hủ và bất công, bất nhân trước đó. Tại sao dân VN không tham gia ủng hộ phong trào Cần Vương và các cuộc khởi nghĩa trước thời Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh để chống Pháp. Lý do đơn giản là thực dân Pháp không tàn ác bằng giai cấp tho^ng’ trị phong kiến người VN.

    Tới thời VC thì tôi cám ơn Thực Dân Pháp và ước mơ được Pháp, Mỹ, hay bất cứ quốc gia Tây Âu nào như Hoà Lan, Tây Ban Nha, Anh, Úc đô hộ đất nước tôi. Quả thật đất nước VN chẳng còn gì để người VN tin cậy, và mọi người chỉ tìm mọi cách đi khỏi vùng đất nhơ nhớp đó, dù có phải đi làm vợ của Đài LOan, Nam Hàn.

    Nếu không nhờ thực dân Pháp cai trị thì làm sao tôi có thể song ở mien Nam tự do để được học hiểu và biết ý thức để văn minh hơn dân mien Bắc XHCN cùng thời gian đó. Cứ nhìn sự ngốc nghêch của thanh niên mien Bắc qua hình ảnh và thái độ của bộ đội VC tiến vào SG thì càng làm tôi thấy ghê tởm đất nước VN độc lập, thong nhất, và XHCN đó quá.

  2. Ngu Dại says:

    Một dân tộc ngu dại thì cộng sản hoành hành, độc tài cai trị thế thôi. Ngay cả dân tộc Nga đến nay vẫn còn ngu dại để cho Putin cai trị một cách nhục nhã thế giới khinh bỉ mà vẫn không mở mắt ra.

  3. Thức tỉnh 1 says:

    Hôm nay mới nghỉ đến việc nâng cao dân trí , có muộn hay không ? Ca ngợi cụ Phan chu Trinh , có muộn hay không ? Chắc cũng chưa muộn . Chưa muộn , vì chỉ có con đường này là con đường duy nhất để đem đến một VN vững mạnh , ấm no và hạnh phúc .

    Chế độ Quốc Cộng đều giống nhau ở mức độ dân trí đa số không ý thức được tự do , dân chủ và nhân quyền . Xem ba yếu tố này như được ban phát , hay tranh đấu đòi hỏi khi không có .

    Thực tế , nó không phải vậy . Chính dân trí của xã hội mới là động lực chính đưa xã hội đến tự do dân chủ , đem đến cho xã hội nhân quyền được tôn trọng . Dân trí phải tự ngộ , tự giác , tự nguyện về nhân quyền , tự do , dân chủ . Không xin cho , không đòi hỏi , không ép buộc .

    Nếu miền nam không có ngày 30/4/75 . Thì viễn ảnh của MN sẽ ra sao , khi dân trí MN cũng mới chỉ nhích hơn MB một chút . Một chút thì chỉ đủ để làm những cuộc biểu tình hay đảo chánh tiếp nối nhau . Như Phi Luật Tân , Ân Độ , Nam Dương hay gần đây Iraq , Afganistan , Lybia hay Mùa xuân Á Rập , Liên Xô . Cận kề nhất là hình ảnh của Ukrain . Số lượng người chết vì chiến tranh , vì đảo chính tại MN liên tục gần bốn chục năm qua , chắc sẽ tăng lên không tưởng , vì không thể chiến thắng tóm thu được MB .

    Còn ngược lại , MB càng tệ hơn . Chiến thuật thí mạng người khó mà ước tính được , chưa kể đến đời sống chẳng khác chi Bắc Hàn hiện nay , có thể còn tệ hơn không chừng .

    Hôm nay , không chiến tranh , không còn cs chuyên chính . Bộ mặt xã hội VN là bộ mặt thể hiện của độc đảng , độc tài , phát xít giả danh CNXH , giả dạng tư bản . Đây cũng là một may mắn trong thế tái ông mất ngựa cho dân tộc .

    Đấu tranh bất bạo động để ĐCSVN tự tiêu diệt là con đường duy nhất . Nhưng không phát huy được dân trí thì lấy đâu để đấu tranh . Cứ lên Facebook thì mới thấy được cái đầu óc của người Việt hiện nay , thích khoe khoang , đua đòi , xa lánh bình phẩm đạo đức xã hội và chính trị .

    Một đàng chống Đảng thì công kích chưởi rủa . Một đàng theo Đảng thì cố đấm ăn xôi . Còn dân thì mặc kệ , buồn vui lẫn lộn , lây lất qua ngày , nhậu và cà phê cũng như lấy vật chất làm điểm tựa cho nhân cách nhân phẩm .

    Thấy cái khó khăn chỉ biết chê bai và bươi móc , còn chuyện làm được thì ngại , bàn ra vì chưởi chưa đã . Ô hô , thế này thì chả biết trăm năm nữa , ở đất nước VN này còn có ai để thừa tự khói nhang cho tiền nhân , ông bà tổ tiên dân Việt .

    • nguenha says:

      “chế độ Quốc-Cộng đều giống nhau ở mức độ dân trí đa phần không ý thức Tưdo-dân chủ
      ……..dân trí phải tự ngộ,tự giác,tự nguyện về nhân quyền, tự do,dân chủ.Không xin cho,
      không đòi hỏi,không ép buộc.” Tôi không biết bạn muốn nói gì ?? Rồi bạn kết luận:”nếu không có ngày 30/4,thì viễn ảnh mien Nam ra sao??”. Thật ra bạn chẳng biết gì về Dân trí cả.
      Bạn cho là dân trí Nam-Bắc đều going nhau,cho dù Miền Nam “có nhếch” lên “một chút”,nhưng chính Bạn là người có “dân trí” thấp nhất! . Cần nói cho Bạn biết ,nếu Bạn là cháu cụ Hồ lại càng biết nửa : Dân trí phải bắt đầu từ nền Giáo dục. Giáo dục Vô Sản thì dạy cho con người đi ăn cướp,trộm cắp.Xả hội VNCS đả chứng minh điều đó.! Giáo dục khai phóng-nhân bản dạy con người Nhân -nghĩa-lể-trí Tín.Đó là nền giao dục Miền nam trước đây. Chính nhờ nền giáo dục đó ,mà hiện nay trong nước nhận hơn 10 tỷ đô la gởi về. Từ sự khác biệt giửa 2 nền giáo dục ,do đó Dân trí Quốc-Cộng hoàn toàn khác nhau. Chào bạn./

      • Thức tỉnh 1 says:

        Giáo dục MN chỉ nhích hơn MB một thế hệ từ 1954- 1975 , trong vòng 20 năm phải có 12 năm trung hoc và 4 năm đại học .

        Nếu tính mốc ổn định thực tế con người có dân trí được giáo dục tại MN để so sánh với MB , phải tính ở mốc nhập học 1955 từ lớp Năm và tôt nghiệp tú tái 2 vào năm 19 68 . Đa số thanh niên có học này bị động viên đi lính , chỉ còn lại một số ít tiếp tục đi học hệ cao đẳng hay đại học , tốt nghiệp cư nhân 1973 .

        Tính như vậy để các bạn thấy được , tầng lớp MN sau 54 chưa kịp ảnh hưởng vào xã hội MN của lớp trẻ tốt nghiệp lớp 12 , được đào tạo cơ bản liên tục ra trường vào năm 1968 . Chưa kịp vì chiến tranh không thể phát huy được tinh thần tự do , dân chủ hay nhân quyền . Chỉ có học , nhưng thiếu môi trường xã hội để hành động , chẳng khác gì cây giống thiếu phân bón , năm 75 đã bị chết yểu .

        Tôi nói dân trí MN chỉ nhích hơn MB tính ở thời điểm 54-75 một chút do dựa vào cơ sở này . Kết quả của nó chính là MN có biểu tình , có đảo chính , do quân đội nắm lĩnh các chức vụ quận trưởng , tỉnh trưởng , quân khu trưởng không do dân bầu , có bầu cử độc diễn một liên danh tranh cử tổng thống , có tham nhũng và hối lộ nếu diệt hết thì không có ai để làm việc cho chính phủ ( Lời tuyên bố của phó tổng thống Trần văn Hương vào năm 1974 )

        Cuối cùng MN bị MB thôn tính , trong chiêu bài đôi bên cùng dựa vào chính nghĩa dân tộc . Một dân tộc bị lợi dụng , áp chể vì nhược tiểu , dân trí cả hai bên chưa được khai trí về nhân quyền, tự do và dân chủ , đưa đến nội chiến tương tàn , hận thù dân tộc triền miên cho đến bây giờ .

        Nếu một người MN trước 75 hiểu được nhân quyền , tự do , dân chủ . Họ sẽ thông cảm được cho số phận của những người sống trong xã hội cs , cho số phận của đảng viên chẳng khác gì họ vì đã sinh ra trên mảnh đất VN này trong một thời điểm giống nhau .

  4. Thương binh says:

    Ai đó đã nói: ” Cách mạng bạo lực nhiều khi không thay đổi được chế độ độc tài chuyên chế, mà
    chỉ đổi vai thôi “. Câu này rất đúng cho trường hợp của VN trong quá khứ, còn hiện tại và tương lai
    của VN câu hỏi đặt ra là nên đấu tranh bằng phương thức nào ? ” Khai dân trí ” liệu cái đảng man rợ
    có để yên cho người dân tư do học hỏi hiểu biết để hơn họ hay không ? chỉ mới dịch ” Dân chủ là gì ” mà đã lôi đi gỡ lịch rồi. Anh nông dân sáng chế giỏi hơn chàng Tiến sĩ giấy cũng bị hăm he ngăn cấm. ” Chấn dân khí ” ư ? đề cao tinh thần ái quốc chống ngoại xâm thì bị nhốt, tưởng niệm những anh hùng hy sinh để bảo tổ quốc cũng bị chúng phá. Còn đấu tranh ” chính trị nghị trường ” à ?
    Quốc hội toàn một lũ bù nhìn của băng đảng cướp CS, muốn chun được vô cái hủ mắm gọi là ” ché đỏ ” đó để quậy đâu phải là điều dễ. Vậy thì muốn đấu tranh theo phương thức của cụ PCT thì người dân VN phải chờ đợi bao nhiêu năm nữa và một khi đã có đủ các điều kliện ấy rồi, lúc đó liệu có dám đứng lên đấu tranh cho tốt hơn nữa không ? hay khi đó người dân vẫn còn bị mê hoặc nên cảm thấy ” tự sướng ” với câu nói cửa miệng ” đảng ta “, “nhà nước ta ” ?.

  5. Người úc gốc Việt says:

    Bọn thực dân Pháp thật thâm độc chúng đã không quyết liệt ngăn cản người dân Việt tham dự đám tang cụ Phan Châu Trinh như những gì mà nhà nước ta đang ra sức đối phó với bọn dân đòi hỏi nhân quyền hiện nay. Chúng cố tình để dân ta phung phí hơn 100.000 ngày lao động ảnh hưởng to tát đến công việc tăng gia sản xuất của nhân dân,đồng thời chúng còn xuyên tạc ý nghĩa của ngày đưa tang cụ Phan bằng cách trương lên vài biểu ngữ đòi Độc lập tự do gì đấy,những khái niệm chỉ xuất hiện ở nước ta từ khi có ĐCSVN mà thôi. Thâm độc hơn là việc bọn thực dân đã cố tình dìm đi sự lãnh đạo duy nhất đúng đắn nhất xuyên suốt cuộc kháng chiến chống phát xít và thực dân của ĐCSVN quang vinh bách chiến bách thắng. Nào xin mời các đ/c dư luận viên hãy cùng nhau tham gia diễn đàn, để làm sáng tỏ tinh thần QT vô sản với chủ trương đấu tranh gia cấp đã được thực hiện một cách vô cùng sáng tạo và táo bạo (tàn bạo) bằng tư tưởng HCM. Chào quyết thắng!

  6. nguenha says:

    “Dân tộc nầy đả không chon PCT “( HSP) –hoặc “chúng ta đả chon con đường CM Vô sản” PĐT). Tôi không ngạc nhiên khi các nhà phản kháng trong nước vẩn còn “up mở” hay “đánh tráo’ ,núp sau bình phong ngụy tạo “Dân tộc” hoặc “chúng ta”,để mô tả một chế độ “chó đẻ” hiện hửu. Chẳng qua vì SỢ:
    “Tôi sợ Bác Hồ,vạn lần hơn Bác Hổ”!! Thật vậy làm sao mà chon PCT được.! Ai cho chon?? Thương quá đi cũng phải nén lòng!! Xả hội VN đầu thập niên 40, với khẩu hiệu “thà giết lầm hơn bỏ sót”,chó không dám sủa,chứ đừng nói đến người. Hở một cái thì Nó (VM) đem ra chặt,chôn sống !! Cách hành xử nầy vẩn còn tồn tại đến bây giờ,nhưng dưới hình thức khác. Có nói rỏ như vậy ,mới thấy sự Bất khuất của nhà thơ Hửu Loan ,một đời gọi HCM là “Thằng đó”!! Chúng ta đang sống ở thế kỷ 21. Cuộc đời HCM đả phơi bày ra ánh sáng.trần truồng ,lộ liểu…! Không ai có thể dung 5 ngón tay mà che ánh sang Mặt trời được .Phải nói tất cả không phải tại ta,không phải lổi của Dân tộc nầy . Đất nước tan hoang như hôm nay :Thủ phạm chính là HCM!!

  7. Chó điên VC khắp nơi says:

    Kinh khiếp hơn thời thực dân cai trị : Lực lượng công an Việt cộng hiện nay trên 30 vạn, với hơn 300 tướng, 600 thượng tá và đại tá,

Phản hồi