WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Vua Hùng thọ 602 năm

Các vua Hùng đều sống từ vài trăm đến hơn 600 năm, trị vì hàng thế kỷ.

Trang facebook vừa đưa loạt ảnh chụp ở một khu tưởng niệm các vua Hùng ở Gia Lai, đó là tấm biển dưới chân tượng của mỗi vua Hùng. Thông tin trên biển ghi vương hiệu, húy, thời gian trị vì, tuổi thọ và số vợ con, cháu chắt của mỗi ông vua.

Chẳng hạn, Hùng Định Vương húy là Quốc Lang, sống 602 tuổi, trị vì 80 năm, lấy 46 vợ, sinh 39 con trai và 9 con gái; vua Hùng Vũ Vương húy là Đức Hiền Lang, sống 456 tuổi, trị vì 96 năm, có 25 vợ và 56 con; Hùng Nghị Vương húy là Bảo Quang Lang, thọ kém hơn các vua vừa rồi một chút, “chỉ” 217 tuổi, nhưng thời gian trị vì lại gần gấp đôi, những 160 năm, lấy 30 vợ và sinh 37 con…

Các vua Hùng đều sống từ vài trăm đến hơn 600 năm, trị vì hàng thế kỷ. Trang facebook vừa đưa loạt ảnh chụp ở một khu tưởng niệm các vua Hùng ở Gia Lai, đó là tấm biển dưới chân tượng của mỗi vua Hùng. Thông tin trên biển ghi vương hiệu, húy, thời gian trị vì, tuổi thọ và số vợ con, cháu chắt của mỗi ông vua. Chẳng hạn, Hùng Định Vương húy là Quốc Lang, sống 602 tuổi, trị vì 80 năm, lấy 46 vợ, sinh 39 con trai và 9 con gái; vua Hùng Vũ Vương húy là Đức Hiền Lang, sống 456 tuổi, trị vì 96 năm, có 25 vợ và 56 con; Hùng Nghị Vương húy là Bảo Quang Lang, thọ kém hơn các vua vừa rồi một chút, "chỉ" 217 tuổi, nhưng thời gian trị vì lại gần gấp đôi, những 160 năm, lấy 30 vợ và sinh 37 con...

hung-2_111556543

 

hung-3_111556105

 

(Ảnh Facebook)

26 Phản hồi cho “Vua Hùng thọ 602 năm”

  1. Đỗ Chí Việt says:

    Tôi ngờ rằng thời các vua Hùng dùng một thứ lịch khác với những cái chúng ta biết.

  2. Trần Thị Hải Ý says:

    [ Góp Ý says: Chuyện này Hải Ý thuổng ý một chuyện cổ lỗ sĩ của Ba Tàu mà không ghi nguồn. Viết lại hơi vô duyên].

    @Góp Ý:

    HY em không ngờ cái còm vớ vẩn lại vỏn vẹn mấy hàng, chủ ý là em chỉ muốn tạo một cớ cười cho bà con đối với «đỉnh cao trí tuệ xhcn» trong vụ các vua Hùng, lại làm bác Góp Ý «cay cú» (chữ của bác Nhà Quê Vô Học) đến phải dành cho em chữ Thuổng. Trước hết, HY em xin chân thành tạ lỗi vì đã không «ghi nguồn elementary». Thứ đến, HY em xin mạo muội, vô duyên hỏi bác: Vậy chứ «bác Hồ vô vàn kính yêu, doanh nhân văn hoá thế giới» của VN-XHCN có biết «ghi nguồn» trong các «danh ngôn» của bác ấy không (kể cả trong bản Tuyên ngôn độc lập 02/09/1945)? Và có Gs, Ts xhcn nào dám «cay cú» với bác ấy như bác Góp Ý đây đối với vô danh, tiểu tốt HY em? Đó là HY em chưa dám hỏi bác về sự khác biệt giữa tích Ba Tàu Đông Phương Sóc và các vua Hùng VN qua sự «thuổng ý và viết lại» của em.

    Mẹ em dạy: cái tâm phải ít ra to bằng bộ não, chứ bộ não to như con bò mà cái tâm nhỏ như cái đít kim khâu thì bằng không!

    • Góp Ý says:

      Chà, thích làm trò hề thì có nhiều cách, đâu cần phải lám những chuyện… bất lương giống bác Hồ đi chôm chĩa thiên hạ? Biết chuyện chôm chĩa là chuyện đáng khinh, vậy sao còn cố gắng … “học tập đạo đức Hồ Chí Minh?” lại còn cãi chày cãi cối “…xem giống chỗ nào?” Hì hì, Hải Ý viết về “nhân trung dài” của vua Hùng mà không nghĩ đến chuyện nhân trung dài của Bành Tổ mà Hải Ý đã đọc đâu đó hồi nhỏ, nói thiệt chết liền. Mẹ đã dạy phải có cái tâm lớn thì chính là dạy chuyện biết phục thiện đấy.

      • Nhà Quê Vô Học says:

        Thuổng ý = Chôm ý = Ăn cắp ý?

        1-. [«Trang Châu đi chơi ở rừng Điêu Lăng, thấy một con chim tước lạ ở phương Nam lại. Cánh rộng bảy thước, mắt tròn một tấc, đụng ở trán Châu, mà đậu ở bụi cây lật.
        Trang Châu nói:
        - Chim nầy là chim gì vậy? Cánh to mà không bay, mắt lớn mà không thấy. Bèn dùng dằng dừng bước. Lấy đạn ra mà nhắm bắn. Bỗng thấy một con ve, vừa được bóng mát mà quên cả thân. Một con bọ ngựa, lấy lá che thân, chồm đến muốn bắt mà quên cả thân. Còn phía sau, con tước đang vồ bắt nó mà quên cả thân mình...
        Trang Châu giật mình:
        - Ôi giống vật vốn làm lụy nhau... Hai loài như gọi lẫn nhau: Cái mất đi sau cái được.
        Rồi bỏ viên đạn mà chạy trở về... Người coi rừng đuổi theo mà mắng nhiếc!
        Trang Châu về nhà. Ba tháng không vui.
        Lạn Thư theo hỏi:
        - Thầy làm gì mà ít lâu nay không vui?
        Trang Châu nói:
        - Ta giữ hình thể mà quên chân thân. Ta mãi nhìn nước đục bên trên mà quên nhìn nước trong dưới đáy vực. Vả chăng, ta nghe thầy ta dạy: "Vào chỗ nào, thì theo cái tục chỗ đó". Nay ta sang chơi Điêu Lăng mà quên hẳn thân ta. Con tước lạ bay sát trán mà ta quên cái thân của nó. Người coi rừng đem ta mà sỉ nhục. Nên ta không vui.»] (Trang Tử: Nam Hoa kinh, thiên Sơn mộc. Thu Giang Nguyễn Duy Cần dẫn lại trong Cái cười của thánh nhân, trang 378-379)

        ****
        2-. [«Vua nước Ngô muốn đem quân đi đánh nước Kinh. Đã nhiều người ngăn cản, vua nhất định không nghe. Sau lại hạ lệnh rằng: “Ai can ta đánh nước Kinh thì phải xử tử.”
        Có một viên quan trẻ tuổi muốn can ngăn nhà vua mà không giám nói, luôn ba ngày, cứ sáng sớm cầm cung tên đến đứng vườn sau nhà vua, sương xuống ướt đầm cả áo.
        Hôm thứ ba, vua gặp mới hỏi rằng: “Ngươi đến đây làm gì mà để sương xuống ướt đầm cả áo như thế?”
        Viên quan thưa rằng: “Trong vườn có một cây cổ thụ. Chót vót trên ngọn cây có con ve sầu hút gió uống sương, rả rích kêu cả ngày, tưởng đã được yên thân lắm. Biết đâu đằng sau có con bọ ngựa, đang giơ hai càng chực bắt. Chính con bọ ngựa muốn bắt con ve sầu lại biết đâu đằng sau có con chim sẻ nghển cổ chực mổ. Chính con chim sẻ muốn bắt con bọ ngựa lại biết đâu dưới gốc cây có tôi cầm cung tên chực bắn. Chính tôi đây muốn bắn con chim sẻ mà không biết sương xuống ướt cả áo… Như thế đều là chỉ vì cái lợi trước mắt mà quên hẳn cái hại ngay say lưng vậy”.
        Vua nghe nói tỉnh ngộ bèn thôi không đánh nước Yên nữa.»]. (Thanh Lê Tử: tức là Lưu Hướng, người nhà Hán làm quan Gián Nghị đại phu, giỏi về văn chương lại kiêm cả kinh thuật và thiên văn. Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc và Từ An Trần Lê Nhân: Cổ học tinh hoa 1, trang 84-85).
        ____________

        Vậy, Thanh Lê Tử «thuổng ý» Trang Châu? Dù thế nào:
        «Lời trái nói nhẹ: bùi tai,
        Lời phải nói nặng: tổ gây bất hoà.
        Còm kiếc chẳng mất tiền mua,
        Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.»

      • Vân Nam says:

        Chắc là cụ Nguyễn Du không còn cái lông nào, nên bác Góp Ý túm được HảiÝ bèn vặt cho đã!

        Cả một quyển thơ (Kiều) hơn 3,000 câu, “tuồng, tích” cứ gọi là ‘ăm ắp’, thế mà cụ Nguyễn cứ “vô tư” (thuổng), chả thèm bảo cho con cháu một tiếng. Cũng may (thương cụ hay thương mình) có người vất vả truy tìm, chú giảng rành mạch, tuồng này từ Reuter, tích kia từ AFP, UPI, NHK, ….(hehe!).

        Độc giả và các bác Nhà Quê Hiếm Học, Vợ Bỏ(vb) đã không tri ân bác Góp Ý thì thôi, lại còn ” xát muối vào lòng”.

        Hoan hô bác Góp Ý, nhờ bác mà chúng em biết, chuyện cuả HY là do Thông Tấn Xã “Cổ Học Tinh Hoa” phát ra!!!

      • Góp Ý says:

        Khì khì, bác Nhà Quê vẫn còn hăng quá nhỉ! Tôi cám ơn bác dạy dỗ tôi cách ăn nói cho mọi người vui lòng, nhưng xin khất bài học này vậy. Khuyên dạy người khác bao giờ cũng dễ hơn thực hành những lời mình khuyên dạy. Thí dụ, bác dạy tôi phải “lựa lời mà nói” nhưng bác lại thoải mái chê tôi “vô duyên cọng với cay cú” thì cũng mất hay. Bác có tính thích dạy dỗ mà lại bỏ qua việc khuyên dạy thiên hạ tính lương thiện, lại còn ngụy biện, đánh hỏa mù, khuyến khích chuyện “thuổng ý”… thì rất uổng. Theo bác, người Việt ngày nay nên cóp chép của nhau mà không cần chú thích bởi vì ngày xưa có nhiều “thánh nhân” người Tàu đã làm như thế? Chịu thua bác chỗ này. Com của bác không có nội dung gì khác với com của bác vb mà tôi đã trả lời bên dưới. Kính bác.

      • Nhà Quê Vô Học says:

        @ Bác Góp ý: Xin lỗi, không hiểu sao tôi Reply thẳng vào còm của bác trả lời tôi không được, nên tạm còm ở đây.

        Vô duyên là 2 chữ của chính bác dành cho bà/cô Hải Ý, tôi chỉ «thuổng» và gửi lại thôi; còn hai chữ Cay cú là do văn phong trong còm của bác. Tôi có học được và nhập tâm câu này trên nét – nhất thời không nhớ của ai – và treo trước màn ảnh máy vi tính:

        «Đối thoại giữa chúng ta là đối thoại không chân dung, nghĩa là khiếm diện nhưng nhất định không khiếm nhã»

  3. Théc Méc @ says:

    Vua Hùng thọ 602 năm.
    Còn “anh hùng Lê Văn Tám” thọ bao nhiêu năm nhỉ?

  4. Thương binh says:

    Thôi thôi ! câu chuyện Vua Hùng htuộc về huyền sử, ai nói có hay không gì cũng chẳng có chứng cớ gì ráo trọi, hãy tạm gác nó lại đi, giờ có câu hỏi xin nêu ra : vua Hùng ( Nguyễn Sinh Hùng ) thời nay đang tại vị chủ tịch quốc hội gật, sẽ còn giữ ngôi được bao nhiêu năm nữa ? có ai giỏi đoán thử nói cho bà con biết để mừng.

    • Thày Rỗi Hơi says:

      Yên tâm băng bó cho cho lành vết thương bác Thương Binh, theo nhà tiên tri thì ngày 1-4-2015, Tứ trụ triều đình cộng sản VN gồm Nguyễn Lú Trọng, Trương Đéo Sang, Nguyễn Dê Dũng và Nguyễn Tử Hùng sẽ tử nạn trong chuyên cơ VN Airlines.

      Wait and See!

  5. VôMinh says:

    Hoangđường, huyễntưởng, tham, ngu, si
    Sống lâu đến thế để làm chi?!,
    Toàn ăn, ngủ, ”ị”, ”iêu” rồi chết
    Không, lại hoàn không! Tích sự gì???!!!

  6. Trần Thị Hải Ý says:

    Theo tướng học, người sống thọ thường có nhân trung dài. Tướng Giáp thọ 103 tuổi, nhân trung dài ± 2cm. Vậy, vua Hùng Nghị Vương dù chỉ thọ 217 tuổi ắt có nhân trung gấp đôi tướng Giáp = ± 4cm; vua Hùng Vũ Vương thọ 456 tuổi vị chi nhân trung = ± 9cm; còn vua Hùng Định Vương thọ những 602 tuổi, tất nhân trung của ngài phải dài ít nhất là 12cm! Mà với cái nhân trung dài 12cm thì khuôn diện của riêng vua Hùng Định Vương phải dài cỡ nào cho tương hợp? Ngựa hay Bò hoặc Dê…?

    • Thày Thừa Cơm says:

      @Trần thị Hải Ý:Mà với cái nhân trung dài 12cm thì khuôn diện của riêng vua Hùng Định Vương phải dài cỡ nào cho tương hợp? Ngựa hay Bò hoặc Dê…?

      Đích thị là Ngựa rồi còn gì. Nhưng cũng theo truyền thuyết Vua Hùng là “cụ tổ của dân tộc Việt”. Vậy con cháu của Ngựa là Người hay là Ngựa?

      He… he…he…

      • Théc Méc @ says:

        Người ta thắc mắc có đúng là Vua Hùng sống thọ 602 tuổi hay chỉ là chuyện phịa. Còn Trần Thị Hải Ý lại chỉ quan tâm đến cái “của nợ” ấy?

        Tôi tin là Hải Ý sẽ thất vọng, chỉ khi nào “vuà hùng” (?) là loài ngựa thì mới hợp với ý nghĩ của Hải Ý?

    • Góp Ý says:

      Chuyện này Hải Ý thuổng ý một chuyện cổ lỗ sĩ của Ba Tàu mà không ghi nguồn. Viết lại hơi vô duyên

      • Nhà Quê Vô Học says:

        Nói có sách, mách có chứng. Bác Góp Ý cho bà Hải Ý «thuổng ý một chuyện cổ lỗ sĩ của Ba Tàu mà không ghi nguồn», trong khi chính bác lại cũng Quên dẫn nguồn cái «chuyện cổ lỗ sĩ của Ba Tàu» đó là chuyện gì, ý tứ ra sao, giống và khác với ý còm của bà Hải Ý thế nào…; vị chi sự góp ý của bác Góp Ý, theo tôi, cũng hơi vô duyê n cọng mùi cay cú; thay vì như bác Trúc Bạch «cười đến sặc cả cơm lẫn……phở», nhờ…đỉnh cao trí tuệ nhà sản!

      • Thày Thừa Cơm says:

        Bác Nhà Quê Vô Học (thực tế là bác Nhà Quê Có Học) nói đúng phoóc. Chê người mà không dẫn chứng thì khác nào “vác đá ghè chân mình”.
        Câu chuyện !”Ba Tàu” là chuyện “ông Bành Tổ thọ 600 năm”, vì thế dân “cà răng căng tai hay như ngày xưa gọi là mọi Cao nguyên” (xin lỗi vì nghe có vẻ phân biệt sắc tộc) Đắc Lắc, chữ nghĩa nửa vời nên mới ra nông nỗi Vua Hùng thọ 600 năm.
        Vậy Thày Thừa Cơm ghi lại câu thơ của cụ Tú Xương, “phê” bác Góp Ý chê Hải Ý:
        Chỉ trách người sao chẳng trách mình
        Mình trung đâu đấy, trách người trinh.

        Ha …ha ha…Diễn ĐCV vui thiệt, toàn Thày Tỷ Phú Thời Gian và Thày Thừa Cơm, Thày Rỗi Việc… phản hồi chuyện Trăng tròn hay trăng méo vô bổ mà vui.

      • Góp Ý says:

        Chẳng phải quên trích dẫn nguồn đâu bác Nhà Quê. Nhưng cái chuyện “cổ học tinh hoa” ấy quá … elementary, tôi nghĩ mọi người biết rồi nên không trưng dẫn ra thôi. Nay bác hỏi thì xin copy and paste ra như vầy…(chả lẽ bác lại muốn tôi ghi thêm sách nào nhà xuất bản gì trang mấy? Bác muốn biết thì chịu khó tìm đi. đây là chuyện quá vặt vãnh, nhưng nếu đã thuổng ý chuyện cổ thì phải viết là trích dẫn từ truyện cổ, ai lại coi như sáng tác của riêng mình). Chuyện vớ vẩn ấy như vầy…

        “Một hôm, Vũ Đế nhà Hán nói với các quan:

        - Ta xem trong sách tướng có câu: “Người ta nhân trung dài một tấc thì sống lâu một trăm tuổi”

        Đông Phương Sóc đứng bên phì cười.

        Các quan bắt tội vô phép.

        Đông Phương Sóc cất mũ, tạ tội:

        - Muôn tâu Bệ hạ, kẻ hạ thần đâu dám cười Bệ hạ, mà cười cái ông Bành Tổ mặt dài mà thôi!

        Vua hỏi:

        - Sao lại cười ông Bành Tổ.

        Đông Phương Sóc thưa:

        - Tục truyền ông Bành Tổ sống tám trăm năm. Nếu quả thật câu trong sách tướng mà Bệ hạ vừa nói là đúng, thì nhân trung ông ấy phải dài đến tám tấc, mà nhân trung dài tám tấc, thì mặt ông dễ thường phải cao đến một trượng.

        Vũ Đế nghe nói, bậc cười, tha tội cho ông”

      • vb says:

        Cái vụ “Ý chạm Ý” này chắc là do cái dớp “Sĩ chạm Sĩ”( ca sĩ) mà ra! Cũng may là Góp Ý chứ mà lại là Sơn Ý thì không chỉ cọ quyẹt mà e rằng …có biến!

        Mà sao cứ phải có nguồn từ chuyện Tàu mới là chính thống? Biết Cổ Học Tinh Hoa cũng chỉ là vừa may thoát nạn mù chữ( elementary)?
        Tội nghiệp người Việt!

        Kết hợp chuyện thực tế, Võ Giáp với chuyện tướng mạo và truyền thuyết các vua Hùng để vạch ra sự ngu dốt thì bị chê là …(một lần) “vô duyên”, (hai lần) “thuổng” ư?

      • Góp Ý says:

        À, bác vb nhập cuộc. Xem ra bác hăng hái binh vực chuyện … thuổng ý quá nhể? Nhưng phần lớn ý của bác là những đoán mò. Vậy xin miễn trả lời những đoán mò ba lăng nhăng.

        Bác tương vào đây ý kiến cho rằng phải là chuyện của Tàu mới là chính thống xem ra trật chìa. Chẳng ai bàn chuyện chính thống chỗ này. Ở đây chỉ nói về chuyện … thuổng ý.

        Thích vạch ra sự ngu dốt của Việt cộng thì cứ tự nhiên. Nhưng thuổng ý của thiên hạ làm ý mình thì lại là chuyện đáng hãnh diện và đáng bênh vực? Chẳng nên mù quáng bênh vực chuyện thuổng ý bác vb ạ.

      • vb says:

        Chào bác Góp Ý,
        Xin thưa với bác vài điều:
        1) Tôi không nghĩ là mình đoán mò chuyện gì. có chăng là do 2 nickname có cùng chữ Ý (Góp Ý- Hải Ý) từ đó liên tưởng (hơi xa) đến câu nói, “hai cô ca sĩ có yêu nhau bao giờ”!.Nếu sự liên tưởng này gây ngộ nhận và làm phiền lòng bác, xin bác bỏ qua.

        2) Tôi cũng ngạc nhiên và thú thực là bất bình khi ý kiến chả “ghê gớm” gì cuả độc giả Hải Ý bị bác “quan trọng hoá’, nên mới đặt câu hỏi, bộ chuyện gì cũng cần thiết phải ‘bắt dính’ vào lời cổ nhân, rồi mỗi khi nói đến thì phải ‘tuyên cáo” là chuyện này ở chương nào, hồi nào trong sách nào, Tử nào (Khổng và các học trò) viết v.v… ư? Mà trong vụ này thì độc giả Hải Ý khi “sáng tác” hay ‘ăn theo” có được lợi, danh gì để chúng ta phải “lăn tăn” quá mức? Giả như bác nhắc khéo rằng,” ý kiến cuả HY làm Góp Ý tôi nhớ trong Cổ Học Tinh Hoa có chuyện về Đông Phương Sóc và Hán Vũ Đế…” rất đáng suy gẫm. Nếu HY cố tình nhập nhằng mượn đỡ lời cổ nhân để khoe kiến thức, chắc bà/cô ấy phải giật mình đến…đỏ mặt! Được như thế thì đẹp quá phải không bác?

        3)Để bàn về chữ “thuổng ý”, tôi xin đưa ra một thí dụ:
        Trong Cổ Học Tinh Hoa có một câu chuyện, “Cậy người không bằng chắc ở mình”, nói về Văn Công nước Đằng vấn kế Mạnh Tử về tình trạng nước Đằng dưới thế lực cuả hai nước lớn Tề, Sở. Biết là phải chiều ý cả hai nhưng “sức” không kham nổi, Văn Công không biết tính sao bèn hỏi MT, và ý kiến của ông đại ý là: “Cậy ở sức mình là chính, chỉnh đốn nội trị, quốc phòng (tích lương thực, đào hào, đắp luỹ, luyện quân…nhưng quan trọng nhất là phải lấy lòng dân, sống chết cùng dân…đến khi hữu sự không dân nào bỏ vua mà nước được vững bền…”.

        Giả sử mai đây khi VN có một chính quyền tốt, rút được kinh nghiệm cuả hai phần đất nước trước kia về sự khuynh đảo cuả Mỹ, Nga, Tàu và sự lệ thuộc không thể chấp nhận được cuả c/q hiên nay, chính phủ mới có chính sách tương tự như lời khuyên cuả Mạnh tử cho Văn Công, “CẬY Ở SỨC MÌNH LÀ CHÍNH”, liệu bác có bắt chính quyền này phải công bố cho toàn dân và quốc tế biết là những chính sách này ‘thuổng’ được từ Mạnh Tử không? Người dân chúng ta cần gì phải biết đến chuyện đó, nếu nó đem lại lợi ích cho dân cho nước?
        Độc giả Hải Ý, theo tôi, cũng có ý tương tự, đem chuyện xưa để châm biếm, gây cười, đồng thời vạch ra cái ngu dốt cuả đám cầm quyền CS, như thế là tốt rồi. Nếu cẩn trọng được như bác thì càng qúy, bằng không cũng không phải là điều đáng lên án.
        Xin bác Góp Ý rộng lượng.

        trân trọng

      • Góp Ý says:

        Thưa bác vb,

        Xin bác coi lại, góp ý đầu tiên của tôi chỉ cỡ chục chữ, và tôi nghĩ như thế là thích hợp cho một ý kiến cũng khả nhỏ của bà/côTrần Thị Hải Ý. Chính (các) bác làm lớn chuyện đấy chứ.

        Theo bác thì bây giờ vấn đề không còn là việc lên án hay bào chữa chuyện “thuổng ý” nữa. Nó trở thành chuyện bác khuyên tôi nên viết ý kiến thế nào để làm bà/cô Trần Thị Hải Ý “đỏ mặt” (thay vì “tái mặt?”) và chuyện làm bà ta “đỏ mặt” thì được coi là “đẹp quá.” Chuyện này tôi thực không thể vâng lời bác được và xin miễn được giải thích.

        Bác vb bênh vực chuyện thuổng ý bằng cách biện luận rằng cứ “chửi Việt cộng” “như thế là tốt rồi.” thì tôi lại càng không thể vâng lời bác được. Tôi tôn trọng nhu cầu “cần phải chửi” của bất cứ ai. Nhưng nêu lên một sự kiện “thuổng ý” thì liên quan đến sự nghiệp chống cộng của nhiều người? Nhưng chửi Hồ Chí Minh là thằng đạo tặc trong khi chính mình cũng làm chuyện… cầm nhầm thì coi sao được? Tôi đoán mò (xin bác tha lỗi chuyện đóan mò) rằng nhiều người coi chuyện “chửi Việt cộng ngu dốt” là chuyện “hay” quá rồi, ai phản bác ý kiến “chửi Việt cộng” thì chắc đó là thằng “dư luận viên”, cho nên phải nhào vào binh vực “phe ta.” Nếu tôi đoán mò mà trúng phóc thì đây là chuyện đáng buồn cho những đầu óc bầy đàn chỉ biết học mót thói xấu của lũ “tổ sư bầy đàn” là bọn Vi xi mà tôi xin miễn giải thích thêm tại sao tôi cho rằng chuyện ăn phải đũa bọn vi xi là chuyện “đáng buồn”.

        Bác yêu cầu (hay nói theo kiểu trong nước ngày nay, cái quái gì cũng là “đề nghị”) tôi hãy “rộng lượng” làm tôi mắc cở quá. Viết một dòng về một chuyện “thuổng ý” không ngờ lại quan trọng đến mức phải có đệ tam nhân nhảy vào làm “the negotiator” yêu cầu “rộng lượng!!!”. Nhiều khi binh vực lại trở thành xát muối vào vết thương, nhiều khi ý muốn tốt lành “chơi đẹp” lại trở thành “chơi ác” hi hi hi.

        Bài học mà bác đã trang trọng viết hoa “CẬY Ở SỨC MÌNH LÀ CHÍNH”, tôi xin phép miễn bàn luôn. Chuyện giả sử và phỏng đoán chuyện có thể xảy ra trong tương lai, rất xa vời với chuyện “thuổng ý” vặt vãnh chúng ta đang bàn ở đây. Vả lại tôi ngán ngẩm những chuyện “cổ học tinh hoa” đó lắm. Tôi có đọc qua, biết và nhớ chúng là những cái giống gì thôi, có nhắc tới thì cũng cùng bất đắc dĩ, nhưng không bao giờ coi là khuôn thước cần phải đem ra bàn luận. Kính bác.

    • Trúc Bạch says:

      Ha ha ha ha ….

      Chỉ mới tưởng tượng khuôn mặt của các Vua Hùng, theo nhân diện học mà Hải Ý mô tả…… cũng đủ làm cho người (dù) nghiêm túc như TB – phải cười đến sặc cả cơm lẫn……phở .

      Đúng là Việt công bố láo, chuyện gì chúng nó cũng làm ra được . Thảo nào mà chúng nó chẳng bào “bác Hồ” vẫn còn…trinh .

      • Thày Thừa Cơm says:

        Trúc Bạch “sặc cả cơm lẫn…phở”. Lão gia nghi lắm, như vậy Trúc Bạch vẫn thường đi ” phở chui”, bà xã TB mà biết đi ăn “phở đến sặc..phở” thì có ngày mụ già tại gia cạo trọc TB chứ chả bỡm. Có đi ăn phở “cũng đừng sặc phở”, mà có sặc cũng đừng nói ra, oan gia đấy. Nhớ chưa T.B.

        Ha…ha…ha…

    • nguoivehuu says:

      Phải …khen người viết comment: viết một còm ngắn mà diễn tả đủ ý lại không mắc lỗi …”thuổng” (cầm nhầm) mà không cần trích dẫn lê thê. Việt văn như thế là rất hay rồi.

      “Theo tướng học”, ba từ, chỉ ba từ ấy đã là (trích) ..nguồn. “Nguồn” để coi là “tướng học” thì có lẽ nhiều như…thày bói, tùy người viết (HY) bái sư phương nào.

      Cách so sánh độ dài nhân trung và tuổi đời là chữ (hay “sáng tác”) của thày, (có lẽ CHTH cũng được xếp là một trong các …”sư phụ” tướng số (nhân diện), tướng học vì “phát kiến” này chăng?) Có một cách dễ trên diễn đàn khi gặp câu ngờ ngợ: chỉ cần hỏi.

      Mang điều mình “học” (hay ngộ) vận dụng thì thành quả ấy là tài sản riêng của người ấy chứ không phải ‘thuổng” của thày. So sánh “nhân trung tướng Giáp” trong comment là ý riêng của người viết. Không một ông thày dạy gia chánh nào thấy cái áo do trò mình cắt may đẹp quá mà nhận là…của tôi may cả. Những gì thuộc “sáng tác”, “phát minh”…mới cần tới …công ước Brem.

      Thật thú vị đã cho đọc một cái comment hay.
      nguoivehuu

  7. CÂY NGÀN says:

    ÔI THÔI

    Ôi thôi ngao ngán mấy cha
    Thông tin văn hóa lại là ở đây
    Cớ chi kiến thức giả cầy
    Điệu này lịch sử có ngày nào thông
    Hùng Vương thảy nói lông bông
    Tội này thật đáng đóng gông cho rồi !

    LÁ NGÀN
    (16/4/14)

Leave a Reply to nguoivehuu