WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Lê Nin đó, một con người bê bối

Lenin

Lenin

Cách đây một tuần, nhân kỷ niệm 144 năm ngày sinh của Lênin, giới truyền thông của ĐCSVN lại được dịp thi đua nhau ca tụng ” nhà chính trị kiệt xuất “, ” người thày của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới “, ” người thày của bác Hồ ” đầu hói này. Nhưng không ai ca tụng Lênin giỏi bằng Tố Hữu trong bài thơ bất hủ làm năm 1958 nhân dịp kỷ niệm ngày chết của Lênin:

Với Lênin làm lại loài người
Với Lênin làm thế kỷ hai mươi

Mẹ ơi đẻ con ra trong khổ cực
Mẹ chưa hay từ đó có Liên Xô
Có Lênin hằng che chở con thơ

Một con người đẹp nhất
Lênin đó, muôn triệu lần rạng rỡ
Lênin đó,, ngời ngời chân lý …
Con người thật của vị ” lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản toàn thế giới ” này có phải là ” Con người đẹp nhất… ngời ngời chân lý ” như trong bài thơ củaTố Hữu không ? Hay chỉ là một con người bê bối, hai mặt, chỉ biết hưởng thụ ăn chơi, gái gú khi sống ở nước ngoài? Để trả lời, tôi xin nhắc lại tiểu sử mờ ám của Lênin mới được phanh phui (1), và kể lại một vài mẩu chuyện về cuộc sống thiếu đạo đức (cách mạng) của Lênin khi ở Paris (2), (3).

1) Nếu theo đúng tiêu chuẩn về lí lịch của ĐCSVN, thì Lênin thuộc thành phần “trí phú địa hào đào tận gốc bốc tận rễ”.

Lénine ( tên thật của ông nội là Oulyanine, sau được đổi thành Oulianov ) sinh ngày 22-4-1870, chết ngày 21-1-1924 vì bị đột quy (có nhiều bằng chứng chứng minh vì biến chứng của bệnh giang mai), là con một ông thanh tra học vụ của Sa hoàng. Ông này mang trong người 5-6 dòng máu : Máu Tchouvaches (thuộc chủng tộc Mông Cổ theo đạo Phật), máu Nga về phía cha. Máu Kalmouke, máu Do thái, máu Đức, máu Thụy điển về phía mẹ. Tên Do thái- Đức của ông cố ngoại Lênin là Moshe Blank. Muốn trở thành người Nga chính cống để có chức vụ, cả 2 bên ông nội, bà ngoại Lênin đều bỏ đạo mình và rửa tội theo đạo Chính Thống Nga. Nhờ vậy mà Alexandre Blank, ông ngoại của Lênin được cử làm bác sĩ trong ngành Công an của Nga hoàng và được phong một tước trong hàng quý phái. Có lẽ cũng vì muốn noi gương cha vợ, cha của Lênin, khi mới chỉ là một thanh tra học chính vùng dân tộc thiểu số, đã muốn chứng tỏ mình hoàn toàn là người Nga chính cống khi không nề hà áp dụng triệt để chính sách Nga hóa của Sa hoàng, tận diệt văn hóa dân tộc các vùng bị đế quốc Nga xáp nhập, bắt phải bỏ tiếng dân tộc, học tiếng Nga, đổi tên họ. Phục vụ đắc lực Sa hoàng như vậy nên cha Lénine cũng được Sa hoàng cho lên chức Giám đốc thanh tra học vụ và được phong như cha vợ, một tước nhỏ trong hàng quí phái. Ông này lợi dụng uy thế mở rộng cơ ngơi nơi sinh của mình và trở thành một cường hào địa phương (notable). Theo luật Sa hoàng, nếu cha thuộc hàng quý phái thì con khi đúng 6 tuổi cũng thuộc thành phần quý phái. Vì vậy phải kể Lênin là một người quý tộc (noble) từ khi mới 6 tuổi !

Lênin sẽ như những con nhà quý tộc khác, sống trong nhung lụa và sẽ có một cuộc đời phẳng lặng, nếu không xẩy ra 2 biến cố : cái chết vì tai biến mạch não của ông cha năm 1886 và của người anh lớn, Alexandre, bị xử giảo năm 1887 vì nằm trong âm mưu ám sát Sa hoàng Alexandre III.

Cũng vì tai tiếng của vụ này mà Lênin, tuy chỉ tham dự vài cuộc biểu tình của sinh viên, nhưng cũng bị đuổi khỏi trường Đại học Kazan. Lênin trở về khai thác đồn điền của cha mình, và dành chút thì giờ đọc và viết sách cho đến khi, nhờ thần thế, được ghi tên học Luật ở Đại học Saint-Pétersbourg. Tháng 11-1891, Lênin trúng tuyển luật sư tập sự, nhưng làm việc rất ít trong văn phòng luật sư Andrei Khardine, một người bạn của gia đình vì quá đủ sống với lợi nhuận đến từ gia sản của cha ông, cả bên nội lẫn bên ngoại. Cả năm 1892, Lênin chỉ bào chữa cho 14 vụ sử. Chả có vụ nào bảo vệ người lao động cả mà chỉ có những vụ kiện tụng về đất đai. Khi có người hỏi hỏi vì sao làm việc ít như vậy thì Lênin trả lời : “Vì muốn dành thì giờ để viết sách ! ‘. Sau đó, chả bao giờ hành nghề luật sư nữa.

Hè 1893 Lênin theo gia đình Oulianov dọn nhà đến Moscou ở. Tháng Hai năm 1894, trong một buổi họp, Lénine quen Nadedja Kroupskaia, người vợ tương lai. Trung tuần tháng 2 -1895, lệnh cấm Lênin xuất ngoại được bộ Ngoại giao Nga hoàng thu hồi. Lênin nhờ vậy được ra khỏi nước, qua chơi 3 nước, Thụy Sĩ, Pháp, Đức, rồi qua Berlin trước khi trở về Nga, đem theo ít sách của Marx.

Khi trở về Nga, Lênin bỏ mọi sinh hoạt trí thức và bắt đầu chuyên vào hoạt động chính trị, viết truyền đơn hỗ trợ thợ thuyền đình công. Vì hoạt động này Lênin bị tạm giam. Ngày 29-1-1897 khi Tòa tuyên án, Lênin không bị kết án tù mà chỉ bị đầy hành chính ( exil administratif ) 3 năm, không được đi ra khỏi miền Đông Sibêri, nhưng được tự do đi lại và được gặp mọi người.. Mẹ Lênin, lấy cớ con mình thiếu sức khỏe, cần một nơi có khí hậu ấm áp, xin cho Lênin được ở ngay trong làng ông nội của Lênin. Làng ở cạnh sông Léna nên Lénine lấy tên sông làm biệt hiệu cho mình. Khi bị “đi đầy” Lénine có mẹ đến ở cùng và được cung cấp tài liệu đầy đủ để viết sách. Năm 1898 Lénine cưới hôn thê là Nadia Kroupskaia và 2 vợ chồng được phép ở với nhau. Krouskaia giúp chồng xuất bản sách. Nadejda Kroupskaia là con một sĩ quan của Nga hoàng. Ông này cũng được phong một tước nhỏ trong hàng quí phái nên cả 2 vợ chồng lãnh tụ vô sản tương lai này cũng đều được coi là thuộc giai cấp quý phái.

Nói tóm lại, vợ chồng Lênin đều là con nhà quý phái nên rất môn đâng hộ đối. Và chắc chắn là nhờ vậy, cả 2 vợ chồng đều làm cách mạng mà chỉ bị “đi đầy”, nghĩa là phải đi xa nhà, chứ chả ai bị kết án tù cả.

Tháng 1-1900 Lênin được thông báo là cuộc “đi đầy” ở Sibêri được coi là đã hết hạn, Lênin có thể trở về. Lênin muốn ra một tờ báo, nhưng lấy cớ không muốn xuất bản ở trong nước mà ở nước ngoài, nên xin với chính quyền Sa hoàng cho phép xuất ngoại. Chính quyền thấy cho những người chống đối ra ngoài nước là phương pháp hữu hiệu nhất để vô hiệu hóa những người này nên chuẩn y. Tháng 7-1900, Lênin và Kroupskaia lên đường qua Thụy Sĩ. Từ đó cho tới năm 1917, Lênin chỉ bôn ba “ăn chơi” ở những nơi “chiến” nhất của những nước Anh, Pháp, Đức, Thụy Sĩ, đặc biệt là Paris.

Đầu năm 1917, khi Lênin còn ở Thụy sĩ thì xẩy ra cuộc Cách mạng tháng Hai lật đổ chế độ Sa hoàng. Cuộc cách mạng này được phát động từ những người thuộc đảng Xã hội-Cách mạng và phe Mensêvic trong đảng Dân chủ-Xã hội Thợ thuyền. Phái Bônsêvic của Lênin không đóng một vai trò gì trong cuộc cách mạng này. Lênin thấy phải tìm đủ mọi cách để có thể trở về Nga gấp, cướp lại chính quyền cho phe phái mình, nên điều đình với kẻ thù của Nga là Đức để Đức đưa Lênin và tùy tùng về. Để đổi lại Lênin hứa với Đức sẽ phá hậu phương Nga để Nga mất khả năng chiến đấu, bắt buộc phải ngưng chiến với Đức,và như vậy trút cho Đức gánh nặng mặt trận phía Đông. Đức thấy quá lợi cho mình, khi không lại được Lênin tình nguyện làm đội quân thứ 5, nên sửa soạn 2 tàu đóng kín cửa, – được hậu thế gọi là ” tàu gắn chì” ( wagon plombé) – , đưa Lênin và tùy tùng về Nga xuyên qua Đức. Cả thẩy có 2 toa tàu, toa đầu gồm 30 người, trong đó có cả người tình của Lênin, Ines Armand. Có thể nói, nhờ chính kẻ thù của dân tộc mình là Đức mà Lênin cướp được chính quyền trong cái gọi là Cách mạng tháng Mười, thật ra chỉ là một cuộc đảo chính (coup d’État).

2) Nơi ăn chốn ở của Lénine khi sống “bôn ba” ở Paris

Ở Paris, Lénine sống với vợ và bà mẹ vợ ở khu nghệ sĩ Montparnasse quận XIV . Trước hết, ở số 24 phố Beaunier gần công viên Montsouris (trước mặt khu Cư xá đại học Quốc tế hiện nay). Nhà này có 4 phòng không kể bếp và phòng chứa đồ. Lénine có nhiều bạn bè hay đi lại ầm ỹ làm người ở những căn hộ kế bên khó chịu và mụ giữ cửa cứ than, những người “theo thuyết hư vô” (nihilistes) Nga quá bừa bãi. Sau Lénine đến ở số 4 phố Marie- Rose cùng khu. Cho tới bây giờ Montparnasse cũng vẫn là khu tụ tập của các nghệ sĩ, nhà văn và các nhà chính trị đủ mọi nước. Ngoài các quán cà phê, Lénine hay tới quán ăn nổi tiếng cho tới tận bây giờ là quán Closerie des Lilas dành cho nhữnvg văn nhân, nghệ sĩ và những nhà chính khách.

Inès Armand : Mối tình tha thiết đi đến tận cùng

Trong bài “Với Lênin”, Tố Hữu viết một câu rất tha thiết nhưng nhầm người, vì không phải là Krupskaia mà là Ines Armand . Thánh thót là tiếng đàn dương cầm của Ines chứ không phải của Krupskaia :

Và chiều nay trước phút vội đi xa
Người còn nghe thánh thót Krúpskaia
Đọc trong sách
Tình yêu cuộc sống
“Em yêu anh ngay từ phút đầu khi em thấy anh và cho tới giờ vẫn vậy. Em có thể chấp nhận anh không hôn em, miễn là được thấy lại anh. Tại sao em bị ngăn không cho gặp anh?” Inès thốt ra như vậy trong một bức thư gửi Lénine.

Lần đầu tiên hai người gặp nhau là năm 1910 ở Paris. Hai người bị cú sét ái tình (coup de foudre) khi 2 cặp mắt giao nhau. Inès lúc đó đã 35 tuổi nhưng trông như mới 25, với cặp mắt to, đôi môi mọng đỏ và bộ tóc màu hạt dẻ. Còn Lénine tuổi 40 đã bắt đầu hói. Hai người cầm tay nhau đi thơ thẩn dọc theo những đại lộ của một thành phố lãng mạn nhất thế giới, rồi cùng nhau ngồi hàng giờ trong những quán cà phê. “Inès không phải là một người tình mà là Tình yêu suốt đời của Lénine. Lénine trước nay vẫn coi viết về chính trị là cái quan trọng nhất, bây giờ không thể rời cặp mắt Mông cổ của mình ra khỏi con bé (Inès)” Charles Rappoport, một đảng viên đảng Xã hội Pháp nhận xét như vậy.

Inès, cha Do Thái Pháp mẹ Anh, sinh ở Paris năm 1874. Cha chết sớm, mẹ làm quản gia cho một gia đình ngành dệt (như gia đình Engels) giầu nhất nước Nga, gia đình Armand. Inès được coi như con nuôi của gia đình nên được chiều chuộng, sống rất sung sướng, chơi piano, nói đúng giọng 4 thứ tiếng. Khi lớn lên, lấy Alexandre con trưởng của gia đình và ngự trị trên cả một đội ngũ đầy tớ, quản gia, đầu bếp và cận vệ. Nhưng sau 7 năm, sinh được 4 người con với chồng, thấy cuộc đời quá buồn tẻ, tằng tịu với Vladimir đứa em út của chồng mới 17 tuổi rồi rủ nhau đi trốn. Khi Inès có bầu đành trở về Moscou. Nhưng vì quá tai tiếng, bỏ chồng con qua Stockholm học. Năm 1905 trở về Nga bị bắt trong toán thợ thuyền nổi loạn ở Saint-Pétersbourg và bị đem đi đầy ở tỉnh Mesen vùng băng giá Bắc nước Nga.

Mấy tháng sau khi gặp nhau, Lénine thấy cảm thấy phải có người tình luôn luôn ở cạnh mình, nên thuê nhà số 2 phố Marie-Rose cho Inès ở. Vợ chồng Lénine và mẹ vợ vẫn ở nhà số 4 bên cạnh.

Thời gian trước khi gặp Inès, hoạt động thường ngày của Lénine là đọc và viết sách. Lénine thường hay đạp xe đạp từ nhà đi đến Thư viện Quốc gia đường Richelieu. Xe đạp đầu của Lénine bị mất cắp ngay trước cửa thư viện. Xe đạp thứ hai bị gẫy bánh khi rớt vào một hố trên đường đi đến ngoại ô Issy. Thời đó mới có máy bay nên Lénine thường đạp xe đạp ra sân bay ở Paray-Vieille-Poste (gần phi trường Orly bây giờ) để coi biểu diễn máy bay. Không may cho Lénine, hồi tháng 11 năm 1909 trên đường đi đến sân bay Lénine bị ô tô của một tử tước đụng. Lénine viết thư cho em gái : ” xe bị gẫy may mà anh nhảy ra kịp. Mấy người chung quanh giúp anh ghi kịp số xe và họ sẵn sàng ra tòa làm chứng. Anh đã nhận dạng được chủ nhân cái ô tô này – một lão tử tước trời đánh thánh vật (que le diable l’emporte) – Anh đã thuê luật sư kiện nó. Nhưng tốt hơn hết là đừng nên đi xe đạp mùa này”.

Tìm cách làm quen với Paul Lafargue, con rể của Marx

Qua sự giới thiệu của Charles Rappoport, Lénine làm quen với Paul Lafargue, con rể của Marx. Rappoport, người Pháp lai Nga, cai quản thư viện Nga ở Paris đồng thời cũng là nhân viên của Ban Quản lí thường trực Phân bộ Pháp Quốc tế Thợ thuyền (SFIO) nằm trong Đệ Nhị Quốc tế Dân chủ-Xã hội của Engels do Jean Jaurès sáng lập và Paul Lafargue là một trong số những người lãnh đạo.

Sinh ở Cuba năm 1842, Paul Lafargue có một ông tổ người Do thái, một bà tổ có máu da đen và một bà tổ người đảo Caraibe. “Dòng máu của ba chủng tộc bị áp chế chảy trong người tôi”, Lafargue nói vậy. Năm 1865, khi còn là sinh viên Y khoa, Lafargue đi theo phái xã hội Blanqui, bị đuổi khỏi trường, qua London học tiếp y khoa nhưng không bao giờ hành nghề. Khi ở Luân Đôn gặp Marx, làm thư ký cho Marx và lấy Laura con gái thứ hai của Marx. Laura chuyên dịch những tác phẩm của cha ra tiếng Anh và tiếng Pháp. Cả ba người con gái của Marx đều được bà mẹ, Jenny dòng dõi quí tộc giáo dục, nên có trình độ trí thức và ý thức xã hội rất cao. Paul và Laura lấy nhau năm 1868 ở London rồi trở về Pháp tham gia những biến cố Công Xã Paris. Khi Công xã thất bại, chạy qua London cho tới khi có luật Đại xá năm 1880 mới trở về Pháp vĩnh viễn. Paul Lafargue cùng Jules Guesde sáng lập đảng Thợ thuyền Pháp, một đảng marxiste thật sự. Trong một bản Đả kích mang tên “Quyền được làm biếng”, Lafargue viết: chính người thợ phải có trách nhiệm về sự tha hóa của mình. Lafargue đưa ý kiến phải bớt giờ làm của người thợ từ 70 giờ xuống…. 25 giờ một tuần ! Lafargue bị bắt khi tổ chức mít ting phản đối cuộc đàn áp ngày 1-5-1891 làm chết 9 người ở miền Bắc nước Pháp. Cũng trong thời gian còn ngồi trong tù, Lafargue được bầu làm đại biểu Quốc hội tỉnh Lille và nhờ vậy nổi tiếng.
Trước khi chết năm 1894, Engels viết chúc thư để lại một phần tư gia tài cho Laura. Nhờ vậy mà cặp Lafargue trong 3O năm sống thiếu thốn, có tiền sống thanh thản và mua được một tòa nhà đẹp đẽ ở Draveil, ngoại ô Paris.

Tòa nhà này có chừng 1O phòng và nhiều nhà phụ xây trên miếng đất 20 ngàn mét vuông gồm một vườn hoa và một vườn trồng trái cây 10 ngàn mét. Cái lâu đài nhỏ này gây nhiều bàn tán trong giới đảng Xã hội. Tất nhiên là trong giới đối lập còn đàm tiếu nhiều hơn nữa ! Mặc dù vậy, Paul Lafargue vẫn hoạt động đắc lực trong Phân bộ Pháp Quốc Tế thợ thuyền và giữ nhiệm vụ liên lạc với các đảng anh em Đức, Anh, Lỗ, Hung v.v… với sự phụ tá của Laura, “con gái của Marx”, một biểu tượng của Marx đối với giới bình dân.

Gặp Laura Marx ở Draveil

Lénine nói với Paul Lafargue là mình và vợ rất mong muốn gặp mặt Laura Marx. Vì vậy mà một ngày chủ nhật đẹp trời năm 1910, Lénine và Nadia đạp xe đạp mới tinh do bạn bè tặng, tới Draveil. Buổi gặp gỡ ngày hôm đó được kể trong cuốn hồi ký của Nadia Kroupskaia, Đời sống của tôi với Lénine : “Paul Lafargue và vợ là Laura, con gái Marx ở Draveil, cách Paris 20-25 cây số. Khi đó 2 người đã ít hoạt động thực tiễn. Có một ngày, Ilitch và tôi đi đến thăm bằng xe đạp, được cả hai tiếp đón rất niềm nở. Ilitch (Lénine) nói với Lafargue về cuốn sách triết học đang viết còn Laura đưa tôi đi xem vườn hoa. Tôi rất cảm động : trước mặt tôi là con gái của Marx ! Tôi cố tìm kiếm trong khuôn mặt Laura có những cái gì giống Marx. Tôi luống cuống nói cà lăm những chuyện đầu Ngô mình Sở về nước Nga và về sự tham dự của giới phụ nữ trong phong trào cách mạng… “.

Lénine mở trường học ở Longjumeau

Mùa Xuân năm sau, năm 1911, Lénine và các bạn bè quyết định mở ở Paris một trường đào tạo chính trị cho những thợ thuyền người Nga để trở thành những cán bộ tương lai sau này. Để tránh sự theo dõi của mật vụ Nga Hoàng l’Okhrana, gài nhân viên khắp Âu châu, mọi người đều đồng lòng chọn Longjumeau, một thị trấn nhỏ ở trên đướng đi từ Paris đến Orléans. Thị trấn này có đường xe lửa đi lại rất tiện lợi lại rất nhộn nhịp nên sự đi lại của những người nước ngoài sẽ không bị để ý.

Trường được mở tháng Ba năm 1911 ở số 17 Phố Lớn. Hai tháng sau trường dọn về số 60 và 91 cùng phố. Ở số 60, lớp học nằm trong một xưởng đằng sau sân. Phần căn nhà còn lại được Inès Armand dùng làm chỗ ở cho sinh viên. Ở số 90, ngay bờ sông Yvette, Lénine, vợ và bà mẹ vợ có một căn phố dùng làm nơi nghỉ mát. Sinh viên cả thảy 18 người đến từ Saint-Pétersbourg, Moscou, Bakou, Tiflis… Giáo sư thì Lénine tự tuyển lựa : Zinoviev, Kamenev và Sémachko dạy về lịch sử đảng Dân chủ-Xã hội Thợ thuyền Nga, Riazanov dạy về phong trào thợ thuyền ở Tây Âu (Những người này sau đều bị Staline giết), Rappoport trình bày lịch sử những cuộc đấu tranh cách mệnh Pháp…. Lénine cũng cho cua về Kinh tế chính trị, về vấn đề cải cách ruộng đất và về quan niệm duy vật lịch sử. Đặt biệt là Lénine cũng để Inès dạy một cua về lịch sử phong trào thợ thuyền ở Bỉ và cho Inès đứng đầu một nhóm chuyên về nghiên cứu chính trị kinh tế. Malinowski kể, “khi Ines cho cua thì Lénine luôn luôn ngồi ngay hàng đầu, cặp mắt đắm đuối nhìn Inès”.

Nadia Kroupskaia cũng bị Inès mê hoặc : Trong cuốn hồi ký của mình, Nadia viết “Khi Inès bước chân vào nhà thì căn nhà bỗng nhiên bừng sáng”. Nadia cho Paris bẩn thỉu và người Paris không dễ thương nên thích ở Lonjumeau hơn. Trong 1 bức thư gửi cho một bạn gái đề ngày 26-8, Nadia viết : “Volodia (viết tắt của Vladimir) biết tận hưởng mùa hè nên tổ chức làm việc ngay ở ngoài đồng ruộng, đi xe đạp nhiều, hay tắm sông và rất bằng lòng về nhà nghỉ mát của mình. Tuần này 2 đứa đạp xe đạp như điên. Bọn này đạp xe đi chơi cả thẩy 3 đoạn đường, mỗi đoạn dài 70-75 cây số, đi thăm 3 khu rừng, từ 6-7 giờ sáng đến chiều tối mới về”.

Cái chết của vợ chồng Lafargue

Trường Longjumeau chỉ hoạt động đúng một mùa và tự đóng cửa ngày 30-8-1911. Lénine và gia đình trở về Paris để 3 tháng sau, ngày 27 tháng 11, như những người Xã hội toàn thế giới, nhận được tin xét đánh là sáng sớm chủ nhật ngày 26-11, người đầy tớ của 2 vợ chồng Lafargue thấy trong phòng ngủ của mỗi người, thân thể bất động của Paul và Laura Lafargue. Theo điều tra của cảnh sát, Paul Lafargue chích cho vợ một mũi thuốc độc, acide cyanhydrique trước rồi chích cho mình sau. Lafargue để lại một chúc thư:

“Khi tinh thần còn sáng suốt và thể xác còn khỏe mạnh, tôi tự kết liễu đời mình trước khi cái tuổi già tàn nhẫn tới lấy của tôi từng cái một, những vui thú và những vui vẻ của cuộc sống, tước lột sức lực thể xác và trí não tôi, làm tê liệt mọi nghị lực của tôi, bẻ gẫy sự quyết tâm của tôi và làm cho tôi trở thành một gánh nặng cho chính tôi và cho người khác.

Đã từ nhiều năm tôi đã tự hứa hẹn là sẽ không đi quá những tuổi 70; tôi đã định trước ngày nào trong năm sẽ ra đi và phương cách thực hành ý định của tôi : một mũi ac cyanhydrique.

Tôi chết với một nỗi vui là chắc chắn trong tương lai gần đây, sự nghiệp mà tôi đã hết lòng phục vụ từ bốn mươi lăm năm, sẽ toàn thắng. Quốc tế Xã hội muôn năm ! Paul Lafargue.

Có điều là Laura không để lại tài liệu nào chứng tỏ có sự đồng tình với quyết định của chồng và sự yên lặng đó đã tạo quanh cái chết của 2 vợ chồng Lafargue một sự khó chịu vẫn chưa bị đánh tan từ hơn 100 năm nay. Cặp vợ chồng Lafargue bao giờ cũng như một, nhưng Laura trẻ hơn Paul 3 tuổi, có chắc chắn là Laura hoàn toàn đồng tình với quyết định của Paul Lafargue không ?
Đám tang của Paul và Laura ở nghĩa địa Père-Lachaise (Paris) có 20 ngàn người tham dự. Trong khi chờ thiêu đốt xác 2 người, có hơn một chục bài diễn văn được đọc bởi các lãnh tụ Xã hội đến từ khắp Âu châu. Nhân danh đảng Thợ thuyền Dân chủ-Xã hội Nga, Lénine đọc một bài điễn văn dài bằng tiếng Pháp. Nadia Kroupskaia tiết lộ sau này là bài diễn văn được Lénine viết bằng tiếng Nga và Inès Armand là người đã dịch ra tiếng Pháp.

Hai hũ đựng tro Paul và Laura Lafargue được để trong phần mộ các cháu của Laura, con của người chỊ, Jenny Marx-Longuet, gần bức tường xử bắn 147 nghĩa quân Công xã Paris (Le mur des Fédérés) trong nghĩa trang Père-Lachaise.

Lénine và Kroupskaia bỏ Paris tháng 6 năm 1912 đến ở Cracovie (Ba Lan) cho gần biên giới Nga, rồi từ năm 1914, ở Genève và Zurich. Inès ở Bern. Tới năm 1917 trở về Nga, xuyên qua Đức, bằng xe bọc thép có bảng ngoại giao của Đức.

Kết cục bi thảm của Inès Armand

Sau khi Cách mạng tháng Mười thành công, năm 1918 Lénine cho Inès ở phố Arbat cạnh điện Kremlin và đặc cách cấp cho Inès một trong những số điện thoại đầu tiên trong khi cả nước chỉ có 200 số điện thoại, để khi không gặp nhau cũng có thể nói chuyện với nhau. Nhưng công việc bề bộn, Lénine không còn nhiều thì giờ dành cho Inès

Ngay những năm đầu, Inès đã bắt đầu cảm thấy những hiểm nguy Cách mạng đem đến và những diễn tiến đẫm máu. Nhưng Inès vẫn bị mê hoặc bởi sức hút nam châm của Lénine khi viết “Anh thân yêu, chúng mình quá xa nhau làm em quá đau đớn”. Nhưng cũng viết cho một người bạn : “Lénine là một người có sức thôi miên làm tôi không thể tách rời được, nhưng tôi khuyên anh nên tránh xa”.

Năm 1920, Inès cảm thấy quá mệt mỏi muốn trở về Pháp tĩnh dưỡng. Nhưng Lénine sợ mất Inès, khuyên đi nghỉ ở vùng núi Caucase và lo cho Inès đủ áo ấm, giầy ấm (ủng bằng plastique thời đó là một sự hãn hữu).

Hai tuần sau Lénine nhận được điện tín “Đồng chí Inès Armand bị bệnh dịch tả không sao cứu được đã qua đời ngày 24-9-1920. Khi linh cữu Inès về đến Moscou ngày 11-1O, Lénine đi theo quan tài từ nhà ga đến trung tâm thành phố. E. Drobkine kể lại “Cả người Lénine chứ không phải chỉ bộ mặt, cúi gập xuống, bộc lộ một nỗi buồn vô hạn khiến không ai dám nhìn, chào hay chỉ gật đầu. Cái mũ lưỡi trai của Lénine che kín khuôn mặt và giấu cặp mắt đẫm lệ…”

Lénine làm quốc táng cho Inès : dàn nhạc Bolchoi hòa tấu hành khúc điếu tang (la Marche funèbre) của Chopin rồi mới tới Quốc tế ca. 60 xe chở súng liên thanh xếp thành hàng dài đi hộ tống quan tài từ quảng trường Cách mạng tới Công trường Đỏ. Từng tràng liên thanh xé bầu trời. Inès được chôn ngay dưới chân tường điện Kremlin, cách lăng của Lénine sau này chừng mười mét. Inès Armand là người đàn bà Pháp độc nhất được chôn ở Công trường Đỏ. Từ ngày Inès mất cho tới khi Lénine chết 4 năm sau, Lénine không bao giờ chế ngự được nỗi buồn của mình.

Kết luận

Tất nhiên là có rất nhiều nghi vấn : Lênin lấy tiền ở đâu ra mà ăn xài thả cửa gần hết cuộc đời ở những nước tư bản như vậy ? Có nhiều nguồn tin cho là tiền của Mật vụ Sa hoàng, tiền của Đức. Nguồn tin mới nhất cho là tiền đảng Bôn sê víc cướp nhà băng theo chỉ thị của Lénine và tiền của 2 chị em Schmidt, Lênin sai một đồ đệ lừa đảo ái tình quyến dũ lấy làm vợ. (coi Wiki).
Có thể nói, mối tình của Lênin với Ines là cái nhân bản nhất trong con người Lênin. Có nhiều người cho là vì Ines Armand chết mà Lénine trở thành tàn ác. Nhưng theo tôi, lịch sử từ trước tới nay đều đã chứng minh rằng quyền hành đã làm cho con người tha hóa, trở thành tàn ác. Còn cái gọi là “Đạo đức Cách mạng” cũng chỉ là giả dối : Lãnh tụ cộng sản nào cũng hủ hóa, gái gú như nhau, chả ai trung thành với vợ cả !

—————————————————————-

(1) Wikipedia tiếng Pháp. Bản sửa đổi 24 tháng Tư 2014
(2) La visite de Lénine à Draveil par Jacques Macé, historien. Bulletin de la Société historique et archéologique de l’Essonne.
(3) L’Amour caché de Lénine. L’ Express 21-8-1996.

4 Phản hồi cho “Lê Nin đó, một con người bê bối”

  1. nguoi viet nam says:

    theo dòng lịch sử từ xa xưa đến tận bây giờ, chỉ có giai cấp giàu có mỗi làm cách mạng. Con giai cấp nghèo khổ thì` duoc “dac cach” hy sinh…. Chỉ vì, chỉ có’ giai cấp quí tộc, giàu có mỗi rảnh rỗi, đủ thời gian để thich chống đối, làm loạn.

    Cứ điểm mặt mày tay lãnh tụ DCS Việt Nam thì thấy ngay cái công thực đơn giản nay. Toàn là những đứa con của thành phần địa chủ, trí thức….

  2. Hội của các kẻ tôi tớ ngoại bang says:

    Hội của những kẻ tôi tớ ngoại bang :

    ” Lênin thấy phải tìm đủ mọi cách để có thể trở về Nga gấp, cướp lại chính quyền cho phe phái mình, nên điều đình với kẻ thù của Nga là Đức để Đức đưa Lênin và tùy tùng về. Để đổi lại Lênin hứa với Đức sẽ phá hậu phương Nga để Nga mất khả năng chiến đấu, bắt buộc phải ngưng chiến với Đức,và như vậy trút cho Đức gánh nặng mặt trận phía Đông. Đức thấy quá lợi cho mình, khi không lại được Lênin tình nguyện làm đội quân thứ 5, nên sửa soạn 2 tàu đóng kín cửa, – được hậu thế gọi là ” tàu gắn chì” ( wagon plombé) – , đưa Lênin và tùy tùng về Nga xuyên qua Đức. Có thể nói, nhờ chính kẻ thù của dân tộc mình là Đức mà Lênin cướp được chính quyền trong cái gọi là Cách mạng tháng Mười “, Tác giả: Phong Uyên

    Trong thư đề ngày 06-6-1938 gửi Lenin, Hồ chí Minh viết: “Đồng chí hãy phân tôi đi đâu đó, hay là giữ tôi ở lại đây. Hãy giao cho tôi một việc làm gì mà theo đồng chí cho là có ích .” (Trích Hồ Chí Minh toàn tập . Sách của đảng cộng sản Việt Nam).

    Hồ chí Minh viết :”Cái danh từ tổ quốc là do các chính trị gia đặt ra để đè đầu nhân dân, để buộc những người vô sản phải cầm vũ khí bảo vệ tài sản của địa chủ và quyền lợi của giai cấp tư sản. Thực ra, chẳng có tổ quốc, cũng chẳng có biên giới”.( Trên tờ báo Thanh Niên phát hành ở Quảng Châu ngày 20/12/26 ).

    Lê Duẩn : “ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc,

    Hoàng minh Chính- nguyên Viện trưởng Viện Triết học Mác Lê- : “…quỳ gối dâng đất nước cho ngoại bang thì đấy là một trọng tội, không thể tha thứ được…“Hiện nay, việc bán đất nước là do lãnh đạo cao cấp nhất của đảng Cộng sản. Họ lợi dụng quyền khống chế của họ với quốc hội và chính phủ. Họ độc quyền mà, nên họ cứ làm bừa…”

  3. ĐẠI NGÀN says:

    TỪ HIỆN TƯỢNG CÁC MÁC
    ĐẾN HIỆN TƯỢNG LÊNIN

    Trong cuộc đời này có ba vấn đề quan trọng nhất mà loài người cần phải luôn để tâm tới :
    Vấn đề sự khách quan và sự không khách quan.
    Vấn đề sự đúng hay sai.
    Vấn đề sự nhận thức về cái đúng.
    Ý nghĩa khách quan là cái đúng với sự thật. Không khách quan là cái ngược lại.
    Ví dụ Các Mác và Lênin là những con người vì chân lý xã hội thật sự, vì nhân loại và vì người khác thật sự, hay chỉ vì tham vọng riêng cá nhân của mình, muốn có những lợi lộc hay hào quang bản thân nào đó. Làm thế nào biết những tính cách này, tính cách nào là khách quan hay không khách quan ? Như vậy mọi cái không thể chỉ tin ngay mà phải qua lịch sử lâu dài minh thị hay chứng tỏ.
    Vấn đề đúng sai là ý nghĩa chân lý về điều đúng hay điều sai. Tất nhiên chỉ luôn luôn điều đúng mới có giá trị, không bao giờ điều sai nào lại có giá trị. Điều đúng chính là tính khách quan hay ngược lại. Điều sai là tính phi khách quan và ngược lại. Chẳng hạn lý thuyết đấu tranh giai cấp của Mác, ý nghĩa giai cấp vô sản của Mác, ý nghĩa chuyên chính vô sản, ý nghĩa của xã hội cộng sản (vô sản) không giai cấp trong tương lai mà Mác chủ trương là đúng hay sai ? Đúng có nghĩa là chúng khách quan, không đúng hay sai, có nghĩa là chúng không khách quan, chúng chỉ là do suy nghĩ một chiều, chủ quan của Mác. Việc đúng hay sai này có thể do thực tế chứng minh cụ thể mọi mặt cho tới nay, hoặc bằng các lý luận cùng nghiên cứu chuyên sâu về triết học và về khoa học khách quan nói chung, người ta đều có thể nhận thấy rõ được.
    Còn về sự nhận thức thì sự nhận thức luôn đi đôi với kết quả hành động. Chỉ sự nhận thức đúng mới đi đến kết quả hành động đúng. Còn mọi sự nhận thức sai thì hoàn toàn ngược lại. Có nghĩa sự nhận thức là do trình độ hay do cả thái độ của con người. Trình độ phải qua một ngưỡng nào đó mới mới đạt được nhận thức đúng, tức đạt được chân lý đúng. Ở dưới ngưỡng đó thì sự việc chỉ là ngược lại. Cho nên cơ sở trí thức, cơ sở năng lực hiểu biết mới là yếu tố của sự nhận thức, sự nắm bắt chân lý sai hay đúng về mọi mặt mà không là gì khác. Thái độ cũng thế, nếu thái độ khách quan, nghiêm túc, dễ đạt đến nhận thức đúng. Ngược lại thái độ chủ quan, cảm tính, vụ lợi riêng, chỉ có thể lấy sai làm đúng, tức mạo nhận cái đúng, ngụy biện cái sai, xuyên tạc hoặc bẻ cong chân lý sự thật.
    Bởi vậy nếu trình độ nhận thức của Mác và Lênin chỉ là trình độ hạn chế về nhiều mặt ở thời đại đó, nếu thái độ của Mác và Lênin cũng chỉ là chủ quan hay riêng tư nào đó khi đưa ra lý thuyết hay xướng lên hành động của mình, điều đó không thể trở thành một niềm tin kiểu tôn giáo, mù quáng cho mọi người khác, mà luôn cần phải phân tích, nhận thức lại không ngừng qua thời gian và những phát triển của lịch sử. Đó là điều mà các giai cấp công nhân, nông dân, các người làm công ăn lương mọi loại đều không thể làm được, mà cần phải những trí thức có năng lực, vô tư, chân chính hoặc nghiêm túc thật sự mới có thể làm được. Mọi niềm tin thụ động, một chiều, cuồng tín, mê muội, vụ lợi, cố chấp, độc đoán đều đại loại giống như thế, tức thần thánh hóa Mác và Lênin chỉ nhằm để thủ lợi riêng mà không phải nhằm chân lý thật hay hạnh phúc khách quan thật của tất cả mọi người.
    Mác đưa ra lý thuyết có nhiều phần chủ quan của mình rồi lại chủ trương độc tài để bảo vệ lý thuyết đó. Đó là thái độ phi tự do dân chủ, phi khoa học, phi khách quan của Mác. Lênin đọc Mác, cũng chỉ theo niềm tin một chiều như thế, rồi cũng áp dụng độc đoán trong cai trị, thái độ của Lênin cũng không hơn gì thái độ của Mác. Và kết quả điều đó mang lại kết quả là ngày nay hầu khắp thế giới học thuyết Mác và Lênin đều không còn nhiều người quan trọng và đề cao nữa, ay nói khác là rũ bỏ, đó chỉ do xuất phát từ đầu nó thiếu khách quan, không chính xác nên đã đưa lại tự nhiên như thế.
    Bởi vậy nói cho cùng, sự kiện Mác và Lênin thực chất chỉ là một hiện tượng, một sự kiện chỉ nhất thời xảy ra trong lịch sử nhân loại. Nó hoàn toàn không có cơ sở vĩnh viễn, nó chỉ tồn tại tạm thời rồi nhất thiết phải biến mất, chỉ còn lại dư vang của quá khứ tương lai, mà nhân loại sẽ xem nó như là sự phiêu lưu không cơ sở khách quan từng xảy ra trong lịch sử loài người một cách hoàn toàn tốn kém và đau khổ (100 triệu nạn nhân trên toàn cầu) mà chẳng mang lại ý nghĩa nào chân thật hay xác đáng.
    Thật thì cái cốt lõi của học thuyết Mác là tin vào quy luật phủ định của phủ định (tức quan niệm biện chứng luận, hay lý thuyết biện chứng) của Hegel đưa ra. Mác đã từng nói “lật ngược” Hegel lại. Tức biện chứng của Hegel duy tâm thì Mác “lật ngược” lại cho thành duy vật. Đây là ý nghĩa ngây thơ, trò chơi chữ ngụy biện, hay kiểu lý luận rẻ tiền của Mác. Bởi vì nếu một chai rượu dỏm có đem mà lật xuôi hay lật ngược bên ngoài, cái chất rượu dỏm bên trong vẫn không hề thay đổi, tức ý nghĩa của chân lý khách quan của nó vẫn không hề thay đổi.
    Qua ý nghĩa “biện chứng” đó, Mác cho rằng xã hội loài người nguyên thủy là xã hội cộng sản nguyên thủy, tức xã hội vô sản sơ khai. Phủ nhận của nó là xã hội tư sản hay xã hội tư bản về sau này. Cuối cùng phủ định của xã hội tư bản tức kinh tế thị trường là xã hội vô sản trong chế độ cộng sản tương lai mà Mác cho đó là cộng sản khoa học. Lênin hoàn toàn cũng dựa theo đó để nói suông theo công thức máy móc rằng chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn tột cùng của xã hội tư bản. Đó là đêm trước của cách mạng vô sản toàn thế giới. Điều tiên đoán này trong thực tế của Mác và Lênin ngày nay đã hoàn toàn bị nền kinh tế thị trường toàn cầu thật sự phủ nhận. Bởi đây không phải chuyện lùi một bước tiến hai bước như Lênin đã từng tuyên truyền mà thực tế nền kinh tế thị trường tự do có phối hợp và tính toán hữu lý là quy luật khách quan của lịch sử phát triển của nhân loại.
    Do đó, để thay vào nền kinh tế thị trường, tư sản, Mác chủ trương kinh tế tập thể kiểu vô sản, kiểu như Công xã Paris ngày xưa từng hoàn toàn thất bại. Lênin mặt khác cũng đẩy mạnh kinh tế tập thể kiểu vô sản đó trở nên một nền kinh tế bao cấp khổng lồ và cuối cùng tất cả đều đã thất bại. Có nghĩa mọi cái gì không đi đúng chân lý khách quan, dù có tuyền truyền giả dối đó là đỉnh cao của trí tuệ loài người, là chân lý duy nhất đúng, chân lý vô địch bách chiến bách thắng muôn năm, cuối cùng thực chất của nó cũng chỉ vô vọng và hoàn toàn thất bại. Bởi lẽ đương nhiên vì nó bất chấp quy luật khách quan của tâm lý cố hữu của con người, bất chấp các quy luật của xã hội và kinh tế mà thực chất cả Mác lẫn Lênin đều hoàn toàn không nắm hoặc chỉ cố ý phớt lờ đi.
    Cuối cùng điều tôi muốn nói ở đây, ngay chính cái gọi là quy luật phủ định của phủ định do Hegel đưa ra từ đầu thực chất cũng chỉ là sự suy diễn trừu tượng, suy lý, tư biện tào lao. Nó không có cơ sở gì bao quát đầy đủ trong thực tế cả. Đó chẳng qua chỉ là sự giản lược máy móc, sơ đồ hóa hoàn toàn giả tạo phi thực chất của Hegel. Hay nói tóm lại, sự quá mù quáng vào Hegel của Mác, sự quá mù quáng vào Mác của Lênin, sự quá mù quáng vào Lênin của mọi người Bonschevik tức mọi người cộng sản lúc đầu, rồi đến chính sự mù quáng của đa phần những người thuộc giai cấp công nhân và nông dân sau này đối với những người cộng sản ban đầu mà đã làm xảy ra bao nhiều điều dở khóc dở cười trong cả gần một thế kỷ trên toàn thế giới. Đây có thể gọi được là sự mê tín dây chuyền, và những khoen dây chuyền đó bắt đầu từ Hegel đến Mác, qua Lênin, thậm chí đến cả Mao và Pôn Pôt sau này mà ai cũng biết. Đó hoàn toàn là sự thật mà chỉ có những người nào cho tới ngày nay vẫn còn quá mù quáng nên không thể tự nhận ra được chính sự mù quáng của mình. Đó là lý do tại sao đến ngày nay chủ thuyết Mác Lênin vẫn cứ còn tiếp tục rao giảng chẳng khác gì kinh sách tôn giáo trong các nhà thờ cho nhiều thế hệ mới lớn, nhằm chận đứng mọi tư duy khoa học khách quan và tự do của họ, chận đứng mọi sự phát triển đúng đắn của tư duy cá nhân và giá tri xã hội chân chính đích thực mà tất cả mọi cá nhân con người đều cần phải có. Tính cách cách mạng hay tính cách phản động trong lòng xã hội ở đây thực ra khách quan nó chỉ như thế. Và nói cho cùng thì mọi hiện tượng về Mác và Lênin đã từng có và đang có, hay đã từng xảy ra trong chính lịch sử khách quan trên toàn thế giới trong suốt cả thời kỳ cận đại và hiện đại trên toàn cầu chỉ là như thế.

    THƯỢNG NGÀN
    (01/5/14)

  4. Hồ Bác Cụ says:

    Theo lịch sử, Lê Văn Nin là cha của Lê Văn Tám, anh hùng tí hon của VN ta. Lê Văn Nin sở dĩ thay đổi tính tình ngày càng trở nên cùng hung cực ác vào cuối đời là vì chứng bịnh giang mai lúc đó chưa có thuốc trị dứt, bịnh ăn lên đến não nên nhiều khi hay bị chứng nhức đầu và sinh ra tàn bạo. Bác Mao, bác Hồ, Võ nguyên Giáp, Lê Đức Thọ, Lê Duẩn, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu hình như đều bị bịnh phong tình do giao hợp với đủ loại gái. Lạ thiệt, chưa gì ở đây đã thấy có đến 5 thằng họ Lê, toàn là đồ gian ác. Còn thằng Lê Văn Lết ở đâu, ra mặt cho đủ bộ????

Leave a Reply to Hồ Bác Cụ