WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Trịnh Hữu Long – UPR hay và dở

Luật sư Trịnh Hữu Long trình bày về tình hình nhân quyền trong Ngày Việt Nam (30/1/2014) ở Geneva.

Luật sư Trịnh Hữu Long trình bày về tình hình nhân quyền trong Ngày Việt Nam (30/1/2014) ở Geneva.

UPR được đánh giá là một cơ chế bảo vệ nhân quyền hiệu quả của Liên Hợp Quốc, bởi các phiên UPR là diễn đàn duy nhất mà các tổ chức dân sự của một quốc gia có thể đến tham dự và phản ánh, báo cáo về tình hình nhân quyền nước mình. Tuy thế, qua 18 kỳ UPR từ trước tới nay, người ta cũng đã nhận thấy nhiều cái dở của cơ chế này, mà nổi bật lên là khả năng các nước độc tài hợp tác thành phe cánh để biểu dương lẫn nhau về “thành tựu nhân quyền đạt được”, bất chấp thực tế.

Các nhà hoạt động nhân quyền của Việt Nam, thành viên của phái đoàn dân sự độc lập tham dự kỳ UPR lần thứ 18 vừa rồi (27/1-7/2/2014), hẳn đã chứng kiến tận mắt cách thể hiện của mỗi quốc gia có mặt điều trần, và sự cấu kết, bênh vực nhau đến thô thiển giữa nhóm nước “bét bảng” của thế giới về nhân quyền: Việt Nam, Trung Quốc, Cuba, Venezuela, Bắc Triều Tiên… Nhưng dù sao, cũng phải nói rằng nếu không có UPR, khối dân sự độc lập của chúng ta đã không bao giờ có cơ hội được đến một diễn đàn quốc tế như vậy.

Những kỳ vọng về UPR

UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, là một cơ chế được thiết lập theo Nghị quyết 60/251 của Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc. UPR bảo vệ nhân quyền bằng cách thực hiện chức năng đánh giá (kiểm điểm) các nước “dựa trên những thông tin khách quan và đáng tin cậy về việc mỗi nước thực hiện các nghĩa vụ và cam kết nhân quyền của họ như thế nào” (Nghị quyết 60/251).

UPR được kỳ vọng là sẽ “đảm bảo tính phổ quát của nhân quyền và đối xử bình đẳng giữa tất cả các quốc gia”. Nghị quyết 60/251 còn tuyên bố rằng UPR sẽ là “một cơ chế hợp tác, dựa trên đối thoại tương tác, với sự tham gia đầy đủ của nước liên quan và có xét đến các nhu cầu nâng cao năng lực của nước đó”.

Nói vậy là bởi vì, UPR là cơ chế áp dụng đối với tất cả các nước thành viên của Liên Hợp Quốc, nghĩa là gần như với cả thế giới. Từ các quốc gia phát triển như Mỹ, Tây Âu, đến các nước nghèo như Zimbabwe, Mozambique ở châu Phi, đến nước có thu nhập trung bình như Việt Nam, ai cũng đều phải lần lượt ra báo cáo, điều trần về tình hình nhân quyền nước mình. Liên Hợp Quốc kỳ vọng, ngay cả những quốc gia chưa bao giờ thấy hồ sơ nhân quyền của họ bị đem ra thảo luận, thì trong quá trình kiểm điểm cũng sẽ phải đối diện với những câu hỏi hóc búa từ các quốc gia ngang hàng (bình đẳng) với mình.

Phiên UPR đầu tiên của chu kỳ UPR đầu tiên diễn ra từ ngày 7 đến ngày 18/4/2008, với việc kiểm điểm tình hình nhân quyền của 16 nước: Bahrain (Ba-ranh), Ecuador, Tunisia, Morocco (Ma-rốc), Indonesia, Phần Lan, Vương quốc Anh, Ấn Độ, Brazil, Philippines, Algeria, Ba Lan, Hà Lan, Nam Phi, CH Séc, và Argentina.

Từ năm 2008 đến nay, quá trình “luân phiên làm kiểm điểm” hiện đã bước sang vòng thứ hai.

Bên cạnh đó, một ưu điểm nữa của UPR là nó cho phép khối xã hội dân sự (tức là các tổ chức phi chính phủ) cũng có thể tham dự và gửi báo cáo về tình hình nhân quyền nước mình cho Liên Hợp Quốc, gọi là “báo cáo của các bên liên quan”. Thông tin từ khối xã hội dân sự được coi như một nguồn đầu vào có giá trị để Liên Hợp Quốc tham khảo.

Thực tế không như kỳ vọng

Tuy nhiên, sau khi chứng kiến những phiên UPR vừa qua, giới bảo vệ nhân quyền đã bắt đầu phải đặt câu hỏi về khả năng UPR bị nhiều chính phủ thao túng, và liệu UPR có phải là một cơ chế hiệu quả để đánh giá thực trạng nhân quyền của mỗi nước hay không.

Trên thực tế, thay vì đặt ra các câu hỏi hóc búa để chất vấn nhau, các nước cùng “băng đảng độc tài” lại tỏ ra đoàn kết. Ngay tại phiên UPR thứ 18, các nhà hoạt động Việt Nam cũng đã chứng kiến: Những câu hỏi thành thực, thể hiện sự quan tâm và hiểu biết về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, lại chỉ đến từ các nước phương Tây, như Mỹ, Anh, Thụy Điển, Phần Lan… Trong khi đó, Lào, Cuba, Trung Quốc lại tỏ ra rất hào phóng trong việc khen ngợi Việt Nam.

Từ phiên UPR đầu tiên năm 2008, các nước tham gia đối thoại tương tác đã xây dựng một thông lệ, theo đó, bố cục chung của mỗi phát biểu là: Đầu tiên, ghi nhận những thay đổi tích cực ở quốc gia bị kiểm điểm; sau đó, nêu các vấn đề gây quan ngại; tiếp theo là phần câu hỏi chất vấn; và cuối cùng là các kiến nghị nếu có.

Kết quả, trên thực tế sau 18 kỳ UPR: “Nhìn chung, những lời khen ngợi vượt xa các ý kiến phê bình, còn các kiến nghị đưa ra thì nhiều khi quá chung chung và mơ hồ đến nỗi khó mà định lượng được mức độ thực hiện chúng trong tương lai. Trong quá trình đối thoại tương tác, một số nước còn duy trì cái lệ hỏi cùng một câu hỏi, nêu cùng một vấn đề cho tất cả các nước khác” (đánh giá của tổ chức Sáng kiến Nhân quyền Khối Thịnh vượng chung, CHRI).

Ngoài ra, khi tham dự phiên điều trần của chính phủ Việt Nam hồi tháng 2/2014, các nhà hoạt động Việt Nam nhận thấy: Không chỉ các nước cùng “băng đảng độc tài” mới bênh Việt Nam, mà những quốc gia cùng khu vực hoặc cùng tổ chức cũng có xu hướng thiên vị nhau. Thái Lan và Philippines đều bỏ qua nhiều vấn đề nhức nhối về nhân quyền ở Việt Nam, mặc dù hai nước láng giềng này có lẽ hiểu hơn ai hết về tình hình nhân quyền nơi đây.

Đánh giá lại UPR

Sự cấu kết, bênh vực lẫn nhau trong quá trình kiểm điểm đã khiến chất lượng của đối thoại suy giảm: kém tính thẳng thắn, chất vấn, và kém sức ép để nước bị kiểm điểm phải thay đổi.

Tuy nhiên, xét về nhiều mặt, UPR cũng vẫn là một cơ chế có ích:

- Nó thu hút sự chú ý của công luận đến tình hình nhân quyền ở quốc gia bị kiểm điểm, mặc dù có khi chỉ là trong thời gian trước và trong phiên điều trần.

- Nó tạo cho khối xã hội dân sự ở quốc gia bị kiểm điểm một cơ hội để lên tiếng. Tổ chức CHRI đánh giá rằng “mặc dù chỉ thỉnh thoảng thông tin của các bên liên quan mới được đề cập tới, nhưng trong một vài trường hợp nhất định, rõ ràng là đại đa số các vấn đề được đề cập trong báo cáo của khối xã hội dân sự thì cũng đã được các quốc gia nêu ra trong quá trình đối thoại tương tác”.

- Nó cũng là cơ hội để cộng đồng quốc tế đòi hỏi quốc gia chịu kiểm điểm phải trả lời những câu hỏi mà có thể chẳng bao giờ được nêu ở các diễn đàn khác, các cơ chế liên chính phủ khác.

Điều quan trọng nhất là, UPR mở ra nhiều cơ hội chưa từng có trong quá khứ cho khối xã hội dân sự của một nước đối thoại với cộng đồng quốc tế. UPR cũng tạo ra một mặt trận, hay nói đúng hơn, một sân chơi, để các nhà hoạt động, các tổ chức dân sự ở mỗi nước tham gia mạnh mẽ vào công cuộc bảo vệ nhân quyền và hoạch định chính sách ở nước mình.

Cuối cùng, một điểm tích cực nữa có thể được nhận thấy ở UPR là: Rất dễ xác định những quốc gia đã từng cam kết, từng hứa hẹn và sau đó nuốt lời. Ví dụ như Việt Nam đã chấp thuận 96 trên tổng số 123 khuyến nghị của kỳ UPR thứ 5 (tháng 5/2009), theo đó Việt Nam hứa hẹn “tiến hành những bước cần thiết để (…) đảm bảo quyền được xét xử công bằng”, “sửa đổi Luật Báo chí”, “đảm bảo Luật Xuất bản tuân thủ Điều 19 ICCPR”. Bước sang kỳ UPR thứ 18 vừa rồi, danh sách các khuyến nghị tăng lên 227, và gần như không có một khuyến nghị nào của kỳ UPR trước được thực hiện.

Cũng vậy, rất dễ nhận ra những liên minh giữa các nước “cùng hội cùng thuyền” với nhau, những lời khen tặng lẫn nhau và cả những lời tự khen.

Theo VietnamUPR

1 Phản hồi cho “Trịnh Hữu Long – UPR hay và dở”

  1. THƯỢNG NGÀN says:

    NHÂN QUYỀN

    Nhân quyền là gì ? Đó là quyền của con người.
    Tức là quyền của con người được sống như con người.
    Con người trong thời phong kiến, quân chủ, thực dân, nô lệ không được sống như con người nhưng chỉ sống như công cụ của người khác. Thời quân chủ phong kiến, vua hay lãnh chúa bảo người nào phải chết, người đó phải chết, không có quyền cãi lại, không làm sao thoát khỏi. Thời thực dân, dân của nước bị trị không được coi ngang quyền với dân chính quốc, không được bình đẳng với dân chính quốc, bởi vì họ không còn nước, không còn ai bảo vệ, che chở, bênh vực họ. Có nghĩa họ đã mất nhân quyền. Các thời kỳ xã hội nô lệ cổ đại cũng thế. Người nô lệ là người bị coi như không còn quyền con người, không còn phẩm giá, chỉ còn thuần túy là công cụ lao động, khổ sai, mang sự cực nhọc, thống khổ, đày đọa, mồ hôi, máu và nước mắt để làm đầy tớ phục vụ, tạo ra các công trình nhằm phục vụ cho giới thống trị.
    Như thế nền tảng của nhân quyền là sự nhìn nhận nhau bình đẳng giữa người và người. Khi nào không có sự nhìn nhận này, tất nhiên đó là chế độ độc tài độc đoán. Độc tài độc đoán là coi mình có quyền trên người khác, mình nắm phận mệnh của người khác để chỉ huy vô lối người khác không cần sự bằng lòng hay không của họ. Bởi thế mọi chế độ chính trị độc tài độc đoán đều phản lại nhân quyền trong nguyên tắc và trong bản chất của nó. Thế nhưng độc tài kiểu cũ chỉ là sự phủ nhận hay tiêu diệt quyền làm người của con người về mặt thân thể, thân xác của họ.
    Trong khi đó, các loại độc tài kiểu mới, tức độc tài ý thức hệ, nhân quyền bị phủ nhận hay tiêu diệt cả quyền làm người trong ý thức, trong nhận thức, trong tinh thần và trong cả ý chí của con người. Có nghĩa con người bị mất quyền tự do tinh thần mọi mặt trong một xã hội văn minh hiện đại. Kiểu độc tài ý thức hệ phát xít, quốc xã, mác xít chính là như thế. Trong sự độc tài này ý thức hệ giả tạo được trùm phủ lên toàn xã hội về mọi mặt, lên mỗi con người về mọi mặt. Tất cả các biện pháp tuyên truyền một chiều, ngu dân, các biên pháp tổ chức hành động, các biện pháp văn hóa, tư tưởng nói chung đều chỉ là nhằm áp đặt, là nhằm bao trùm hóa thứ ý thức hệ giả tạo đó. Như ý thức hệ chủng tộc Aryen tối ưu của phát xít Đức do Hitler tung ra, ý thức hệ tổ chức xã hội trại lính kiểu phát xít Ý mà Musolini từng khởi xướng, ý thức hệ kiểu xã hội quân phiệt do quân phiệt Nhật dựng lên, ý thức hệ giai cấp do Các Mác bày trò, đó đều là những loại chính trị phản lại nhân quyền, tiêu diệt nhân quyền. Bởi vì trong các kiểu xã hội này, người ta cần mọi người đều thuần nhất, mỗi cá nhân đều là những con ốc vít như nhau, chịu sự điều khiển của guồng máy chung, của người nhạc trưởng chỉ huy chung, không thể ai có ý thức gì khác, nhận thức gì khác, ý kiến gì khác, tiêng nói gì khác. Như vậy con người bị hạ xuống thành hàng công cụ, thành hàng phương tiện nhằm phục vụ cho mọi mục đích chính trị chủ quan nào đó, cá nhân hay tập thể ẩn mặt hoặc chường mặt nào đó mà mình hoàn toàn không có quyền làm khác. Đó chính là sự phủ nhận quyền bình đẳng giữa những con người, tiêu diệt quyền làm người tự nhiên của mỗi con người.
    Bởi khởi thủy mọi con người sinh ra trên cõi đời náy đều được quyền tự do bình đẳng. Chính mọi chế độ độc tài, mọi chính quyền độc tài, mọi cá nhân hay tập thể độc tài đều phù nhận, đều bóp chết, đều tiêu diệt chính quyền bình đẳng hay quyền tự do dân chủ của mỗi con người cũng như của toàn xã hội như thế. Nên độc tài mọi loại đều phủ nhận nhân quyền mọi loại mà không là gì khác.
    Mác chủ trương độc tài hay chuyên chính vô sản để xây dựng một xã hội vô sản, phi giai cấp. Đó chỉ là ý kiến riêng của Mác, của một cá nhân con người. Nó hoàn toàn không phải một ngành khoa học đã được nhiều người tham gia và đã được chứng minh qua lịch sử thực tế trước khia Mác đưa ra lý thuyết này và Lênin thực hiện lý thuyết này. Nhưng sau khi nó đã thành chính quyền thì không ai có thể cãi lại được, tức là nhân quyền của mọi người đều bị mất. Nó được coi như chân lý, như đỉnh cao của trí tuệ loài người, mặc dầu nó chỉ phản chân lý, phản sự thật xã hội khách quan, phản khoa học, vì nó bị áp đặt thành niềm tin chung lên mọi người mà không có ai chứng minh được điều đó là đúng đắn hay hữu lý cả. Chính cái phản nhân quyền, phi nhân quyền của học thuyết Mác là như vậy.
    Bởi vì nếu học thuyết Mác là đúng tất mọi người sẽ tự động theo, cần gì phải chuyên chính, phải độc đoan, phải ép buộc. Chính Mác đã thấy rõ ý nghĩa này nên đã yêu cầu dùng biện pháp chuyên chế để thực hiện lý thuyết mình. Điều đó chỉ cho thấy Mác thực sự là kẻ gian dối, kẻ phỉnh gạc, kẻ có thâm ý đi ngược lại xã hội, bất chấp quyền chính đáng của mọi người chỉ vì tham vọng danh tiếng hão cá nhân của mình. Bởi vậy những ai áp dụng học thuyết Mác cũng thế. Nếu mình tin nó là đúng tại sao lại không dùng biện pháp thăm dò dư luận xã hội, biện pháp trưng cầu dân ý đề lấy ý kiến giai cấp, ý kiến toàn dân mà lại dùng mọi thủ đoạn chính trị khác nhau nhằm áp đặt lên xã hội, nhằm đi đến các tham vọng cá nhân hay quyền lực của mình nếu không nói nhằm đi tới ảo tưởng sai lạc của mình.
    Nên nói chung nhân quyền là quyền toàn diện của con người, đó là quyền thân xác và cả quyền tinh thần, ý thức. Gộp chung lại, đó là quyền sống bình dẳng, tự do dân chủ của mọi người trong toàn xã hội. Và sự thể hiện ra là quyền nhận thức, quyền ý thức, quyền phát biểu, quyền ngôn luận, quyền tư tưởng, quyền hành động tự do trong luật pháp đúng đắn của tất cả mọi người. Bởi vậy mọi chế độ xã hội áp chế, bắt mọi người chỉ theo một hướng duy nhất độc đoán, bó buộc, áp đặt đó là sự phản lại nhân quyền, sự hạ thấp nhân quyền, thậm chí là sự tiêu diệt nhân quyền. Con người trong những hoàn cảnh như thế không còn là con người đúng nghĩa nữa mà đã bị hạ xuống hàng sinh vật, hàng công cụ sử dụng cho người khác mà không còn là chính mục đích của mình, chính ý nghĩa hay giá trị riêng của mình nữa. Chủ nghĩa tập thể của Mác, của Lênin thực chat là điều phản nhân quyền lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Bởi tập thể ở đây không còn là sự tự nguyện kết hợp của con người trong một xã hội dân sự tự do nữa, mà là sự bó buộc mọi người trong một hệ thống tổ chức về quyền lực độc đoán chặt chẽ, tinh vi, toàn diện nhất mà không bất kỳ ai thoát ra khỏi.
    Kinh tế tập thể đó là quan điểm phi khách quan của Mác và của Lênin. Nhưng để tiến hành cho được kiểu kinh tế tập thể này Mác đã hi sinh toàn xã hội bằng biện pháp được gọi là chuyên chính giai cấp.
    Nhưng khái niệm giai cấp Mác cũng đã hiểu hoàn toàn sai trong thực tế. Nó không phải là ý niệm khoa học hay khách quan như Mác tưởng tượng, mà chỉ là sự suy diễn chủ quan, cực đoan, cạnh hẹp và dốt nát của Mác. Chính thực thế xã hội sau cả một thế kỷ áp dụng học thuyết Mác đều cho thấy tất cả điều đó. Cho nên tóm lại tính cách của lập luận của Mác là tính cách ngụy biện, tính cách hư ảo, lừa mị, và thay vì Mác là người chủ trương giải phải nhân loại, thực chat Mác là người nô lệ hóa nhân loại, thay vì Mác là người đề cao nhân quyền như nhiều người lầm tưởng, thực chất Mác chỉ là người phản lại nhân quyền, tiêu diệt nhân quyền mà mọi người ngày nay đều thấy rõ.
    Cho nên phải hiểu nhân quyền là thế nào, nguồn gốc, bản chất và giă trị của nó như thế nào một cách đầy đủ và toàn diên nhất mọi người mới có thể đấu tranh cho nhân quyền trong giai đoạn xã hội hiện đại một cách hiệu quả, ý nghĩa và đạt được yêu cầu mục đích nhất.

    ĐẠI NGÀN
    (19/6/14)

Phản hồi