WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hòa giải dân tộc

Ảnh mang tính minh họa. Nguồn google

Lâu nay, trong lãnh vực chính trị, một trong những chữ chúng ta, nhất là những người đang sống ở hải ngoại, thường nghe nhiều nhất là chữ “hoà giải”. Đó cũng là một trong những chữ gây tranh cãi nhiều nhất. Một số người đồng ý. Nhưng một số người khác lại chống đối kịch liệt. Không có kết quả điều tra nào cụ thể, nhưng tôi tin là con số những người chống đối cao hơn hẳn. Cứ nhìn vào các cuộc biểu tình đây đó hay trên báo chí và diễn đàn trên internet thì thấy ngay.

Nhưng tại sao người ta lại chống đối một điều dễ ngỡ là tốt đẹp như thế?

Trước hết, cần lưu ý: không phải chỉ có người Việt chúng ta mới nói đến chuyện hoà giải. Trên thế giới, trong mấy thập niên vừa qua, người ta cũng bàn nhiều đến vấn đề hoà giải. Lý do rất dễ hiểu: không có thời đại nào trong lịch sử, nhân loại lại bị chia rẽ một cách dữ dội và đối xử với nhau một cách độc ác như trong thế kỷ 20 vừa qua. Đệ nhất thế chiến. Đệ nhị thế chiến. Chiến tranh lạnh. Chủ nghĩa apartheid. Chủ nghĩa cộng sản. Xung đột sắc tộc. Hàng trăm triệu người bị giết chết. Hàng mấy trăm triệu người bị thương tật. Vết thương dai dẳng. Thù hận chồng chất. Đối diện với thực trạng ấy, hầu như ai cũng thấy hoà giải là một điều cần thiết. Không thể xây dựng một xã hội hoà bình và giàu mạnh và không thể an tâm hướng tới tương lai khi thương tích trong tâm hồn hàng triệu nạn nhân hay con cháu nạn nhân chưa được lành lặn, khi cảm giác nghi kỵ và thù hằn chưa được xoá bỏ. Bởi vậy, từ khoảng đầu thập niên 1990 đến nay, giới lãnh đạo nhiều quốc gia ráo riết đẩy mạnh quá trình hoà giải. Hoà giải giữa các quốc gia từng có thời thù nghịch và tàn sát nhau như giữa Nhật Bản và Trung Hoa, giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, giữa Indonesia và East Timor, giữa Đức và một số quốc gia Bắc Âu. Hoà giải trong nội bộ từng nước như giữa người Mỹ và người gốc Phi châu từng bị bán hoặc đày sang châu Mỹ làm nộ lệ thế kỷ trước, giữa người Úc và thổ dân, người Tân Tây Lan và người Maori, giữa người Nam Phi và người da trắng từng thống trị và đàn áp họ, v.v…

Nếu hoà giải là xu hướng chính của thời đại, tại sao nhiều người Việt ở hải ngoại lại chống đối chuyện hoà giải?

Lý do đầu tiên, theo tôi, là vì vết thương của người Việt Nam còn quá mới. Chiến tranh kết thúc mới 35 năm. Các trại cải tạo mới đóng cửa cách đây chưa tới 20 năm. Những người trải qua những kinh nghiệm thảm khốc trong chiến tranh cũng như những kinh nghiệm cay đắng trong các trại cải tạo, và tiếp theo, kinh nghiệm hãi hùng trong vượt biên vẫn còn sống và nhiều người vẫn còn tham gia tích cực vào các sinh hoạt chính trị, dù ở thế yếu, xa lắc ngoài đất nước.

Tuy nhiên, đây không phải là lý do không thể vượt qua được. Nỗi đau bị kỳ thị chủng tộc ở Nam Phi còn mới hơn nhiều. Mâu thuẫn giữa Indonesia và East Timor lại càng mới hơn nữa. Vậy mà ở các nước ấy, quá trình hoà giải được tiến hành khá tốt đẹp.

Bởi vậy, theo tôi, lý do thứ hai này quan trọng hơn: chúng ta thiếu sự tin cậy đối với nhau.

Nói đến tin cậy là nói đến góc nhìn từ phía các nạn nhân. Một trong những chấn thương lớn nhất của các nạn nhân là sự đổ vỡ niềm tin đối với chính quyền. Không phải ngẫu nhiên mà câu nói “Đừng tin những gì cộng sản nói; hãy nhìn những gì cộng sản làm” lại trở thành cực kỳ phổ biến sau năm 1975. Như một thứ danh ngôn. Không chừng đó là câu nói để đời duy nhất của ông Nguyễn Văn Thiệu trong suốt 8 năm làm Tổng thống Việt Nam Cộng Hoà (1967-1975). Không thể nói đến hoà giải khi niềm tin ấy chưa phục hồi. Nhưng niềm tin chỉ có thể phục hồi từ công lý. Bởi vậy, ở đâu quá trình hoà giải cũng đều bắt đầu bằng sự thừa nhận sự thực. Nước Đức không thể hoà giải với người Do Thái hay nhiều quốc gia khác từng bị chiếm đóng ở châu Âu nếu cứ khăng khăng phủ nhận các tội ác của Nazi, đặc biệt, sự tồn tại của Holocaust. Nhật Bản không thể hoà giải với nhiều quốc gia Á châu, nổi bật nhất là Trung Quốc và Hàn Quốc, nếu không thừa nhận những tội ác chiến tranh của họ ở thập niên 1940.

Chính vì thế, quá trình hoà giải thường bắt đầu bằng một lời xin lỗi chính thức. Một trong những đặc điểm nổi bật nhất trong sinh hoạt chính trị thế giới thời hậu-Chiến tranh lạnh là việc công khai hoá niềm ân hận đối với những lỗi lầm trong quá khứ. Năm 1990, Tổng thống Mỹ George Bush đã xin lỗi 120 ngàn người Mỹ gốc Nhật bị giam cầm trong thời Đệ nhị thế chiến. Cũng năm 1990, Mikhail Gorbachev bày tỏ sự ân hận sâu sắc trước việc Stalin giết chết 15 ngàn viên chức người Ba Lan tại Katyn Forest vào năm 1940 (Đàn Chim Việt: chi tiết này không chính xác, con số này là 22.000 người, chủ yếu là sĩ quan Ba Lan). Đức giáo hoàng John Paul đệ nhị xin lỗi về việc Giáo hội Công giáo đã thất bại trong việc cứu giúp người Do Thái khỏi thảm hoạ Holocaust. Nữ hoàng Elizabeth II của Anh công khai xin lỗi việc nước Anh tàn sát người Maori ở Tân Tây Lan trước đây. Thủ tướng Anh Tony Blair xin lỗi về trách nhiệm của Anh trong nạn đói ở Ireland vào thế kỷ 19. Năm 1998, Tổng thống Bill Clinton xin lỗi người châu Phi về vai trò của Mỹ trong việc buôn bán nô lệ thế kỷ trước. Ở Nhật, năm 1993, Thủ tướng Morihiro Hosokawa bày tỏ sự ân hận và xin lỗi về những tội ác mà nước Nhật đã gây nên thời Đệ nhị thế chiến. Năm 1995, Thủ tướng Tomiichi Murayama lại xin lỗi lần nữa. Năm 1998, trong dịp gặp gỡ với Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae Jung, Thủ tướng Keizo Obuchi lại xin lỗi lần nữa, nhắm chủ yếu vào những nạn nhân người Hàn Quốc. (1) Riêng ở Úc, đầu năm 2009, Thủ tướng Kevin Rudd đã chính thức xin lỗi người thổ dân tại Úc về những chính sách sai lầm của người da trắng trong quá khứ.

Những lời xin lỗi công khai và chính thức như thế chứng tỏ sự thành tâm và thiện chí của các chính phủ nhằm hàn gắn những rạn nứt trong xã hội và giữa các quốc gia để mọi người có thể thanh thản xếp chuyện quá khứ lại hầu hướng tới tương lai, một tương lai hoà thuận và hợp tác. Đó là yếu tố đầu tiên cần có để tạo nên sự tin cậy.

Ở các nước, mọi lời xin lỗi đều đi liền với sự đền bù. Trong hoàn cảnh Việt Nam, tôi không nghĩ sự đền bù là cần thiết, nhất là đối với những người Việt hiện đang sống ở hải ngoại. Thành thực mà nói, họ đã được đền bù. Không phải Việt Nam đền bù. Mà là quốc tế đền bù khi cứu vớt họ từ trên các chiếc thuyền vượt biển mỏng manh hoặc khi chấp nhận cho họ định cư ở các quốc gia tự do, từ đó, bản thân họ và con cháu họ được hưởng một cuộc sống an lành và no ấm, được hưởng các điều kiện giáo dục và an sinh xã hội thuộc loại hoàn hảo nhất thế giới. Họ không cần đền bù. Nhưng họ cần một lời xin lỗi, hoặc ít nhất, một sự nhìn nhận sai lầm từ chính phủ, như một điều kiện đầu tiên xác lập lại niềm tin cậy đã bị đánh mất.

Nhìn nhận sự thực, trong đó có việc nhìn nhận những sai lầm trong quá khứ, chỉ là bước đầu. Một sự tin cậy thực sự chỉ có thể được hình thành qua hành động. Và bằng những chính sách cụ thể. Nhiều người nêu lên yêu sách giải tán đảng Cộng sản hoặc xoá bỏ điều 4 trong Hiến pháp liên quan đến việc độc quyền lãnh đạo đất nước của đảng Cộng sản. Tôi cho những yêu sách như thế là lý tưởng nhưng rất ít có tính khả thi. Không bao giờ có chuyện một đảng cầm quyền tự động giải tán hay từ bỏ quyền lực khi chưa bị đẩy vào thế ở đường cùng cả. Mà trong tình hình chính trị quốc nội cũng như quốc tế hiện nay, có lẽ còn lâu đảng Cộng sản mới bị đẩy vào cái thế đường cùng ấy. Bởi vậy, thực tế hơn, chúng ta chỉ đặt ra một yêu sách: vì đất nước. Vấn đề đảng nào cầm quyền không quan trọng bằng vấn đề lý tưởng xây dựng một đất nước thực sự giàu mạnh, tự do và bình đẳng. Cơ sở để nhìn nhận và đánh giá lý tưởng ấy là các chính sách.

Nhưng vấn đề là: hiện nay đảng Cộng sản có thực sự vì đất nước hay không? Có rất nhiều bằng chứng cho thấy là không. Ít nhất, với họ, đất nước không quan trọng bằng quyền lợi của chính họ. Có ai đó tóm tắt cái thế tiến thoái lưỡng nan của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay một cách rất tài tình: “Theo Trung Quốc thì mất nước; theo Mỹ thì mất Đảng”. Theo ghi nhận của nhiều người, dường như đảng Cộng sản đang chọn: thà mất nước còn hơn mất Đảng.

Tuy nhiên, điều này đã được nhiều người phân tích, tôi không muốn nhắc lại. Tôi chỉ xin nhấn mạnh một điểm: ít nhất với cộng đồng người Việt ở hải ngoại, chính quyền Việt Nam hoàn toàn không quan tâm đến lý tưởng xây dựng đất nước. Ý định hoà giải với cộng đồng người Việt chỉ xuất phát từ mưu đồ biến cộng đồng thành công cụ của họ, nhằm phục vụ cho lợi ích của chính họ mà thôi. Có thể thấy rõ điều này qua bức thư Thứ trưởng Bộ ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn gửi Dân biểu Mỹ Cao Quang Ánh ngày 31 tháng 3 vừa qua. Trong thư, ông Nguyễn Thanh Sơn viết:

“Chúng tôi tin tưởng rằng với thiện chí của Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, với vị trí và uy tín của Ngài trong Chính quyền Mỹ cũng như trong cộng đồng người Việt sở tại… với những gì Ngài đã tận mắt chứng kiến và thực sự cảm nhận qua chuyến về Việt Nam vừa rồi, tôi huy [sic] vọng Ngài sẽ cùng hợp tác với chúng tôi để chúng ta có những cuộc trao đổi cởi mở, thẳng thắn nhằm đem lại lợi ích thiết thực góp phần xây dựng cộng đồng người Việt Nam tại Hoa Kỳ nói riêng và trên thế giới nói chung thành cộng đồng người Việt ở hải ngoại thực sự đoàn kết vì Quê hương đất nước ruột thịt của mình.” (2)

Xin hãy lưu ý đến mệnh đề cuối: “nhằm đem lại lợi ích thiết thực nhằm xây dựng cộng đồng người Việt Nam tại Hoa Kỳ nói riêng và trên thế giới nói chung…”

Mục tiêu của hoà giải, như thế, chỉ nhằm “xây dựng cộng đồng người Việt Nam” ở hải ngoại. “Xây dựng” theo chiều hướng nào? Theo chiều hướng “đoàn kết” với chính quyền trong nước! Nghĩa là, nói cách khác, để biến thành công cụ của chính quyền!

Vậy mà cũng gọi là “hoà giải” sao?

À, tự nhiên sực nhớ chuyện năm 2005 chính quyền Việt Nam đã vận động chính quyền Indonesia và Malaysia đập bỏ tấm bia tưởng nhớ những người bị chết trên đường vượt biển ở đảo Galang và đảo Bidong, nơi dừng chân của cả hàng trăm ngàn người tị nạn Việt Nam trước khi được định cư ở một quốc gia thứ ba nào đó.

Chỉ có hai tấm bia nhỏ nhoi ở hai hòn đảo heo hút như vậy mà họ cũng không chịu nổi. Thì nói đến chuyện hoà giải làm gì cho mệt.
————————————————————
Chú thích:

1. Xem “Reconciliation in the Asia-Pacific” do Yoichi Funabashi biên tập, United States Institutes of Peace Press xuất bản tại Washington, D.C. năm 2003, tr. 4-5.
2. Xem toàn văn bức thư trên ở http://josephcao.house.gov/UploadedFiles/Nguyen_Thanh_Son_request.pdf và thư trả lời của ông Cao Quang Ánh ở http://josephcao.house.gov/UploadedFiles/Letter_to_Deputy_Minister_Nguyen_Thanh_Son.pdf

Nguồn: Blog Nguyễn Hưng Quốc (VOA)

11 Phản hồi cho “Hòa giải dân tộc”

  1. Tập dòan MAFIA “đỏ” dưới lóp XHCN Việt NamChúng kêu gào (điếc tai) hết “nghị quýết này đế nghị quyết khác Từ chục năm qua (Sau ngày chế độ CS NGA và các nước Đông Âu Rà Đám.cờ BÚA LIỀM cho vào thùng rác,Tượng “Thánh Tổ CS Lê-Nin bị buộc cổ lôi xuống,Thành phố mang tên hắn bị xóa trỏ lại tên Saint Putterberg;Cà khối Nghị Sĩ Âu Châu đã bỏ phiếy ĐA SỐ TUYỆT ĐỐI trên 400 chỉ có MỘT phiếu TRẮNG lên án Cộng Sản là tội ác của Nhân loại;Còn gì để TUYÊN TRUYỀN(láo lếu?Nên chúng CSVN phải bám vào”thây ma nát rữa;hôi thố”để khỏi bị TREO CÔ# như vợ chồng tên TRÙM CS Lỗ-Mã-Ni (Roumanie)”Sô-xách-Cu (Dân căm hận)Tập đoàn CSVN cũng thừ biết rằng,trưóc 1954.trong ATK Bác Hồ của chúng trả lờ phóng viên báo Ý : Tôoi chẳng có TƯ TƯỞNG gì,Tôi (HCM) chỉ thực hiện Tư tưởng của MÁC và của MAO (Mao trạch-Đông;Thế thì nay học tập TƯ Tưởng :Xảo trá,Lưu Manh,Cõng rắ,rước voi giày xéo Mồ mả Ông Cha;Tư tưởng “đi giây, làm “ĐIẾM hết Nga,lại Tàu;Cho nên kết quả là càng học (từ thời Lê-Khả Phiêu)các cấp từ Trung ương trở xuống
    đã chuyển từ Ăn Cắp sang Ăn Cướp công quỹ,và HOANG DÂM công khai;Tên Phạm-Văn-Trà,Đại Tướng BT Quố Phòng 4 vợ 4 biệt thự,Vợ con tên BT Quốc phòng hiện nayPhùng-Quang Thanh Vợ con cùng phe nhóm đang tung hòanh vơ vét;Tên GĐCông An Hà-Nội Thiếu Tửơng Công An Nguyễn-Đứ-NHANH, đệ tử tin cậy của Nguyễn-Chgí-Vịnh (Trung Tướng được Lê-đức-Anh,Đỗ Mười (bù)bao che còn hơn lũ Hoạn quan thởi Trần-dụ Tông,Mạc-Mậu-Hợp’
    Miệng “bô bô” Nhân tài là nguyên khí của Quốc Gia,Nhưng những ngưi72i TÀI không ntùng phục lãnh đạo NGU-DỐT,Cuồng tín,ngoan cố (Nông-đức-Mạnh “thổ mừ” Nguyễ-Phú=Trọng (biệt danh TRỌNG LúP,Tên Du Kích,y tá “miệt vườn Nguyễ-Tân-Dũng; như Nguyễ-Minh-Triết;đọc diễ văn ngày khai mạc Đại hội VỊT,CỪU đúng là :DZAI,DZÀI và NGU,DỞ như vâu Việt Nam gác,”cu” BA ngủ;
    Vì NGU lại Tham quyền cố bám chức,và mớ Lý thuyết “thổ tả,tởm lợm” đúng như Tổ MÁC đã nói:
    Sự NGU-DỐT +Cưồng nhiệt thành ĐẠI PHÁ HOẠI (giang sơn)

  2. Hai Minh says:

    Chung ta con nho bai viet cua mot so tac gia Lu Ha, Bui Tin bia chuyen bao bien cho toi ac cua Myx tai Viet nam nhat la chat doc khai quang va bon Napan. Day la bai viet sang ro nhat de ban doc thay nhung su that ma biet them ve nhung ke viet bao lao leu van co mat tren bao hien nay la Lu Ha, HoDamChat, Bui Tin, Pham Tran…chung chuyen loi dung phong trao dau tranh cho Dan chu Viet nam de khoi phuc lai thay ma VNCH va muc dich xau lam tay sai cho giac. Xin tran trong gioi thieu voi ban doc xa gan bai viet cua ban Hai Minh dang tren bao trong nuoc vua qua:

    Phan Thị Kim Phúc, cô bé Việt Nam trong bức ảnh chiến tranh “Em bé Napalm”, hội ngộ với người đã cứu sống cô năm xưa, Christopher Wain, phóng viên ITN, sau 38 năm.
    > Ảnh chiến tranh Việt Nam ấn tượng nhất mọi thời đại
    Bà Kim Phúc bên cạnh người ân nhân năm xưa, Christopher Wain. Ảnh: BBC.

    BBC đã tổ chức cuộc hội ngộ giữa Kim Phúc và Christopher Wain. Cuộc gặp gỡ được phát sóng trên đài BBC Radio 4 hôm nay.

    Ngày 8/6/1972, Chris và các đồng nghiệp đã ở Việt Nam được 7 tuần và đưa tin về cuộc chiến đang diễn ra cho hãng ITN. Ký ức về ngày hôm đó với Chris vẫn vô cùng rõ nét. “Buổi sáng hôm đó chúng tôi tới ngôi làng Trảng Bàng, nhiều binh sĩ phía bắc Việt Nam đã tới đây hai ngày trước đó. Họ đang chờ đợi phản công”, ông nói.

    Rất nhiều dân làng sơ tán vào một ngôi chùa, trong đó có Kim Phúc, 9 tuổi. “Chúng tôi nghĩ nơi đó an toàn, nhưng sau đó tôi thấy máy bay, nó quá gần”, Kim Phúc nhớ lại. “Tôi nghe thấy tiếng bom nổ, rồi đột nhiên lửa bùng lên quanh tôi. Tôi hoảng sợ và chạy. Quần áo tôi bị lửa thiêu trụi”.

    Chris và các đồng nghiệp đứng cách vị trí 4 quả bom napalm phát nổ khoảng 400 mét. “Đó là một vụ nổ nhiệt, cảm giác như ai đó vừa mở cửa một lò nướng. Sau đó, chúng tôi thấy Kim và những đứa trẻ khác. Chúng không kêu la gì cho đến khi thấy người lớn. Và rồi chúng bắt đầu khóc thét lên”.

    Một phóng viên ảnh người Việt, Nick Út, làm việc cho hãng AP, đã chụp lại được hình ảnh lúc đó. Cô bé Kim Phúc trên người không một mảnh áo quần, đang chạy trên đường, tay cô bé giang ra và kêu cứu. Bức ảnh vừa được tờ New Statesman bình chọn là ảnh thời sự ấn tượng nhất mọi thời đại.

    Chris đã chặn Kim Phúc lại và đổ nước lên người cô bé. Ông cũng nói với các đồng nghiệp ghi lại cảnh tượng đó. “Chúng tôi gần hết phim và nhà quay phim Alan Downes sợ rằng tôi đang yêu cầu ông dùng những thước phim quý giá để ghi một cảnh tượng quá kinh khủng. Nhưng tôi nghĩ phải cho thế giới thấy cuộc chiến này thế nào”.
    Video quay cảnh phóng viên ITN cứu Kim Phúc

    Nick Út đã đưa Kim Phúc đến bệnh viện nhi đồng do người Mỹ điều hành. Ngày chủ nhật sau đó, Chris tìm gặp Kim Phúc trong một căn phòng bệnh nhỏ. “Tôi hỏi một y tá Kim thế nào và được thông báo rằng cô bé sẽ chết vào ngày mai”, Chris kể lại. Ông đã chuyển Kim Phúc đến một bệnh viện chuyên về phẫu thuật chỉnh hình để cứu mạng sống của cô bé.

    Đấy là lần cuối cùng Chris gặp Kim Phúc. Cô bé nằm trên giường bệnh với những vết bỏng cấp độ một trên nửa phần thân thể.

    Kim Phúc đã ở lại bệnh viện đó 14 tháng và trải qua 17 cuộc phẫu thuật. Cho đến hôm nay, những cơn đau vẫn thường xuyên hành hạ cô. Hình ảnh “em bé napalm” vẫn còn ám ảnh một thế hệ song Kim Phúc không hề xuất hiện trước công chúng.
    Chris đổ nước lên cô bé Kim Phúc. Ảnh: AP.

    10 năm sau, một nhà báo từ Đức tìm lại Kim Phúc, lúc này cô đang học y tại một trường đại học ở Việt Nam. Sau đó, Kim Phúc chuyển đến Cuba tiếp tục việc học. Tại Havana, cô gặp Toan, cũng là một du học sinh từ Việt Nam. Họ kết hôn và nghỉ tuần trăng mật ở Nga. Sau đó, Kim Phúc và chồng chuyển đến Canada và họ có hai con.

    Về phần Chris, ông tiếp tục làm việc cho ITN trong ba năm với vai trò phóng viên chiến tranh. Sau đó, ông chuyển sang làm cho BBC. Chris nghỉ hưu năm 1999. Ông chưa bao giờ mong gặp lại Kim Phúc. “Khi đó, nó cũng chỉ là một câu chuyện, dù rất kinh hoàng. Tất nhiên, đấy là điều kinh khủng nhất mà tôi từng chứng kiến”, ông nói.

    Chris cho biết ông từng cảm thấy Kim Phúc bị các phương tiện truyền thông lạm dụng. Đó là lý do vì sao 10 năm trước ông đã từ chối một cuộc gặp mặt với Kim Phúc trong talk show của Oprah Winfrey. Ông cảm thấy nó mang đầy tính thương mại.

    Tuy nhiên, trong lần hội ngộ này sau 38 năm, Chris cho biết ông đã thay đổi cách nhìn và không còn nghĩ cô như là một nạn nhân của bức ảnh kinh điển đó.

    “Bất chấp mọi thứ xảy đến với cô ấy và tất cả những gì cô ấy trải qua, Kim Phúc đã trở thành một phụ nữ rất ấn tượng”, Chris nói. “Cuộc hội ngộ này cảm động hơn tôi mong đợi. Kim Phúc là người rất tình cảm và điều đó thật sự lôi cuốn”.
    Bức ảnh “Em bé napalm” đã lưu lại một trong những khoảnh khắc dữ dội nhất của cuộc chiến tranh Việt Nam. Ảnh: AP.

    Hải Minh

  3. Tai Tran says:

    Tội cho những tên Hồ tôn Hiến tân thời.
    Bó thân về với triều đình,
    Hàng thần lơ láo phận mình ra sao.
    Áo xiêm buộc trói lẫn nhau,
    Vào luồn ra cúi công hầu mà chi.
    Sao bằng riên một biên thùy,
    Sức nầy đã dễ làm gì được nhau
    Kiều-Nguyễn Du

  4. Vui Hoang says:

    Thật ra, hòa hợp hòa giải là một khát vọng có thật của người Việt Quốc gia. Trong thâm tâm chúng ta, ai cũng muốn đất nước và toàn dân thực sự có hạnh phúc, có tự do, có ấm no như chính cái khẩu hiệu mà đảng Cộng Sản vẫn đính kèm theo tên nước đê “chiêu khách chết cho họ hưởng phú qúy”. Bên cạnh đó, uy tín của họ (đảng Cộng Sản) thât sự đã khánh tận vì tam khoanh tứ đốn, chuyện gì họ cũng nói một đằng, làm một nẻo. Khi lâm thế bí, họ lại khơi chuyện hòa hợp nhưng không bao giờ họ nói tới hòa giải. Và hòa hợp, hòa giải với họ, phải hiểu theo nghĩa là các anh hãy quên chuyện cũ đi, về sống dưới trướng của chúng tôi, với điều 4 hiến pháp, với đảng cử, dân bầu, với, với mọi đất đai, tư liệu, tài nguyên, tương lai dân tộc thì do nhân dân các anh làm chủ, nhưng đảng Cộng sản chúng tôi quản lý. Đó là mấu chốt tại sao người Viêt trong và ngoài nước không cộng sản, rất ghét mấy chữ hoà giải hòa hợp khi ho (cộng sản) tung ra. Tôi nghĩ, bàn làm chi cho tốn thời gian và giấy bút, khi mà ý nghĩa đích thực của 4 chữ hoà hợp hòa giải – thật ấm áp và thiệng liêng đối với chúng ta, sau một cuộc chiến kéo dài từ đánh Pháp, đánh Mỹ và VNCH mà họ gọi là Nguỵ quyền Miền Nam, và cho tới bây giờ qua cuộc chiến đòi Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền cho Nhân dân Việt nam, tổng cộng đến sắp tròn một thế kỷ – đã bị đảng Cộng sản hiếp dâm, áp đặt cho nó một ý nghĩa khác theo chiến thuật, chiến luợc bán nước cho Trung Cộng để cầu vinh và bảo đảm đảng CS của họ. Thôi, có lẽ cái câu mà cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã nói “Đừng Tin những gì CS nói mà hãy nhìn kỹ những gì CS làm” đã trở thành chân lý qua mặt cả câu “Không có gì qúy hơn độc lập, tự do” của cựu Chủ Tịch đảng và nhà nước CS Hồ Chí Minh.

  5. Di Linh says:

    Nưả thế kỷ lưà gạt, Cộng Sãn Việt nam đã gây ra vô số nạn nhân từ các nhân vật lịch sử như Phan Bội Châu,Nguyễn Tuờng Tam , Nguyễn Mạnh Tuờng, Hùynh Phú Sổ cho đến đưá trẻ con nông thôn rồi đem xử tử như em bé Lệ Lý Hardslip…(xem phim và sách :Earth and Heaven changed places). Không một nguời Việt nam nào mà không biết những điều ghê tỡm này kễ cã những mặt trái bẫn thiũ cuả Hồ Chí MInh mà lịch sữ nay lần luợt phơi trần.
    Ngày nay , tất cã các đãng viên Cọng sãn Viêt nam có cạo đầu , mặc áo cà sa chắp tay niệm Phật suôt phần đời còn lại thì chắc chắn không một nguời Việt nào dám hó hé bén mạng đến gần chứ đừng nói tới
    cái chuyện gọi là “Hoà hợp hoà giãi “cho vô ích.
    Đãng CSVN chớ nên coi thuờng hiễu biết cuả nhân dân Việt Nam mà dùng ngôn từ trịch thuợng và thái độ xấc láo như từng thấy trong thư gưĩ cho DB Joseph Cao.

  6. HoangYnguyeN says:

    Toi nghi bai nay rat hay, chi tiet tam du, phan hoi cung tot nhung lam sao de goi cho Quoc Hoi VN hay la nhung tay chop bu….thi co le CSVN se lang nghe.
    TQ la con cua Thien Tu, CSVN la chau cua Thien Tu,
    Thi tat ca cung nhau TU thi van tot hon….

  7. VC mà nói hòa giải không khác gì chuyện bà Tám anh Hai nói chuyện rượu chè, cờ bạc. Từ năm 1975, VC có hòa giải với ai mà thành công không. Mỗi lần nhắc đến VC người ta sợ như sợ cùi hủi vì thế nhân gian có câu rằng:
    Khoai la chắm muối ăn bùi
    Lấy chồng VC lấy cùi sướng hơn

    VKiều về VN cốt ăn chơi, tôi thấy chẳng có ai yêu nước và thường phê bình lối sống VC hết sức trịch thượng và tự cao. VC chơi với Mỹ, Mỹ cũng ngán cái trò nay tuyên bố này, mai tuyên bố khác, hành động và lời nói bất nhất. VC là con người không có lập trường,cách ăn nói lật lọng làm Mỹ không tin . Dân tỵ nạn thì không bao giờ tin VC vì những người này đã trải qua những chặng đường quá khốn đốn với chế độ lao tù đánh đập của VC nên VC nói chuyện với những người này không khác gì người cầm búa, kẻ cầm dao chực sẳn, thấy thời cơ thuận là đâm chém nhau.

    VC chơi với Tàu trong quá khứ nhưng nay thấy yếu nên tìm cách hòa giải để thoát tội chết nhưng Tàu quá khôn, không như thời kháng chiến xưa, giờ đây Tàu thấy chém được tên VC là Tàu chém.

    Đối với tôn giáo, các bạn thấy VC chơi xỏ thầy Nhất Hạnh chưa. Khi chưa lợi dụng được thầy thì chúng đưa người đến Màng Mai năn nỉ, mời mọc thầy về VN truyền giáo pháp Làng Mai nhưng khi công việc xong xuôi thì VC đá thầy không thương tiếc, còn chơi trò giả vờ là nhà nước không dính dáng gì trong việc ấy, nhưng tại sao tướng Trần Tư VC đích thân chỉ huy đánh phá Làng Mai Lâm Đồng một cách tàn nhẫn.

    Về vụ Giám Mục Ngô Quang Kiệt, VC bắt đầu nhảy vào phá nát cộng đồng công giáo VN bằng cách đưa những ông cha thiếu tư cách thay thế cha Kiệt. Nhưng VC lầm rồi. VC tưởng rằng đưa tay chân chúng vào nội bộ công giáo sẽ làm lũng đoạn tôn giáo. Người tín hữu công giáo luôn luôn nhận rõ ai là làm tay sai cho VC, ai là làm phận sự hướng dẫn con chiên theo chúa. VC làm điều ấy có đúng với tinh thần hòa giải không mà chúng từng rao giảng không?.

    Ngay Tàu cũng nhận chân được VC là tên lừa , người dân VN chắc chắn thấy rõ VC là kẻ lửa đảo đang mang nhản hiệu hòa giải đi cốt làm lũng đoạn lòng yêu nước của dân tộc VN, đang ngày đêm tranh đấu để giải thoát dân tộc.

    Gần đây, mạng Đàn Chim Việt là trang mạng chỉ nói lên sự thật nhưng VC cũng tìm cách phá hoại. Chơi trò phá hoại thì VC nên dẹp cái màn ảo thuật hòa giải dân tộc. VC muốn hòa giải thì sang Bắc Kinh để hòa giải, sang đó sẽ thấy Tàu sẽ tỏ thái độ như thế nào về một anh chàng VC thiếu tư cách không xứng đáng làm nghĩa vụ hòa giải.

  8. Với chủ trương : Độc Đảng,Độc quyền cai tri,điều hành đất nước từ hơn NỬA thế kỷ;và đần năm ngoái (2009)chính Nguyễn-Minh-TRIẾT Chủ Tịch nước,tuyên bố tại Bộ TTM: Tổng Cục Chính trị :”Thay
    đổi “bỏ” điều 4 Hiến Phápcoi như CHÚNG TA (Đảng CS) tự sát”(Tóm tắt nộ dung điều 4 hp là : Đảng CS “đôc quyền Lãnh đạo)
    Chúng (CS) đã từng tuyên bố :Hoà hợp nhưng KHÔNG Hòa tan (Chính sách CS không thay dổi)và vẫn CAI TRI bằng Công An trị;và Công An ở khắp nơi(Quân số hơn Quân đội Chính quy)Chúng ta thưà biết rằng;Chúng (CS) rất NHỨC NHỐI;(hơn gà mắc tóc)khi những phái đoàn của VN CHXHCN
    ra nước ngoài,(nhất là đén các Thành Phố Hoa Kỳ,Úc-Đại-Lợ bị khối người Việt Nam tỵ nạn Chính Trị (CS)rầm rộ biểu tình phản đối :Độc tài,Tay sai (Tàu)DÂNG Biển;Đảo,Biên giới cho Trung Cộng;Cho
    nên Bộ ngoại giao của chúng đã có gần 200 triệu Đô-La để chi phí “Đánh-Phá, các hội đoàn,và cũngtung các cấp”giáo phẩm Quôc doanh ra các nước để :gây ảnh hưởng “vào hùa với Chế độ “MAFIA đỏ” (CSVN) Riêng Phật Giáo chúng đã “NHÀO NẶN” một lực lượng khá hùng hậu tư hơn 6 năm qua,và đã gửi ra nhiều nước (kể cả Mỹ-Úc)
    Với người sống chúng còn KỲ THỊ (trong nước) Người CHẾT (các Nghĩa trang Quân độVNCH) chúng cũng chủ trương “DẸP SẠCH”.Những ai trong nước nói lên KHÁT VỌNG Dân Chủ,Tự do,Quyền làm người v.v..(có ghi rõ trong hiến pháp của chúng)chúng cho Công An thắng tay bắt
    (giam giữ)
    Bản chất TAY SAI của Trung Cộng rõ như ban ngày;Gần nửa năm qua.Đồng Bào trong nước có bao giờ được NGHE,ĐỌC tin đăng MỘT trong 700 tờ báo (các loại) vềbản tin trên mạng của Trung
    Cộng (ngày 09-tháng 1-2010)”Sát Việtkhấu vi NAM SAchi chiến tế kỳ (Tạm dịch :Giết GIẶC Việtđể làm lễ tế cờ trong trận chiến NAM SA (Tức các đảo Trường Sa,Hoàng Sa)
    Tôi lại thách Tô-Huy-KHÓM (Rứa,trưởng ban Tư Tưởng,văn hóa Trung ương Đảng và Lê-doãn-Hợp Bộ Trưở 4 T (thông tin-Tuyên truyền;và cả “bộ SẬU Ngoại Giao :Phạm-Gia-Khiêm;,Nguyễn-Thanh-Sơn v.v. trả lời CÔNG KHAI cho toàn dân biết;

  9. KENNY says:

    Nhân ngày sinh cuả Hồ Chí Minh 19 tháng 5, CSVN tiếp tục dở trò trở luỡi , hiện đang ngoan cố cổ võ một luận điệu cho rằng HCM xử dụng Cọng sãn Quốc tế Đệ tam vì chủ truơng giãi phóng dân tộc thuộc điạ như một phuơng tiện . Mục đích chính cuả Hồ là chủ nghiã dân tôc.

    Truớc một đất nuớc đang tan rã, một dân tộc đang vong thân vì sự lầm đuờng vẫn còn ngoan cố cuả tập đoàn CSVN trên đà xoá sổ, những tiếng nói cuả tầng lớp trí thức trong và ngoài nuớc là cần thiết cho lúc này hơn hết . Cùng sự lên tiếng thật quan trọng , đúng lúc và vô cùng chính xác trong phân tích cuả TS Nguyễn Hưng Quốc , cầu mong những hiền nhân ,những Nguyễn Mạnh Tuờng thời đại , những ai thấy mình thuộc bộ phận tim óc và luơng tâm cuả đất nuớc xin hãy lên tiếng để bảo vệ sự thực lịch sử cho con cháu và để huớng dẫn dư luận quần chúng hiện nay,để góp tay loại trừ cái Ác và xây dựng điều Thiện cho một dân tộc quá bất hạnh như dân tộc VN .

  10. Trung Hoàng says:

    1.
    Hãy hoà giải hướng về dân tộc,
    Xa Mác Lê thâm độc đấu tranh.
    Buá liềm ngập nguạ máu tanh,
    Mất tình lià nghiã lợi danh tương tàn.
    Cùng một họ Hồng Bàng Thánh Tổ,
    Cùng cành Nam cùng ổ Lạc Hồng.
    Làm người phải tưởng giống giòng,
    Yêu nòi thương nước son lòng chớ phai.

    2.
    Hãy hoà giải phục lai vĩ nghiệp,
    Hiệp sức nhau nối tiếp chí Hùng.
    Bá quyền bành trướng cường hung,
    Lưỡi Bò ngang ngược truy lùng ngư dân.
    Cướp Hoàng Sa A Man dạ ác,
    Lấn Trường Sa tàn sát thói Tần.
    Biển Ðông uất khí mấy tầng,
    Chí Hồng khí Lạc lều thân đấp bồi.

    3.
    Hãy hoà giải phục hồi tiềm lực,
    Nối cánh Âu ra sức xây cầu.
    Sông Ngân liên kết năm châu,
    Ðộc tài quyết xoá dựng lầu tự do.
    Bỏ tình riêng chung lo đại nghiã,
    Chận bá quyền Nam điạ vẹn gìn.
    Ra roi Phù Ðổng uy linh,
    Xua loài cẩu tặc lọng hình bướm hoa.

    4.
    Hãy hoà giải dân ta một mẹ,
    Bốn ngàn năm văn vẻ quang huy.
    Xử phân bao kẻ vô nghì,
    Mới là khoả lấp vít tì ngọc son.
    Nam chí Bắc giử tròn tâm chí,
    Ráng hiểu ra vướn LUỴ SONG MÂU.
    Tự cường tự lực nhiệm mầu,
    Hiên ngang ngạo nghễ ngỏ hầu thoát ra.

    5.
    Hãy hoà giải đơm hoa Hồng Lạc,
    Nhuỵ Rồng Tiên bát ngát diệu kỳ.
    DÂN QUYỀN chí quyết thực thi,
    Xoá cờ chuyển thế kịp thì thuận cơ.
    Nhục Câu Tiễn sao ngờ toan liệu,
    Phận Tây Thi cam chiụ tha hương.
    Tình ta sao mãi vấn vương,
    Tà tinh ngày ấy nay dường tình ta.

    6.
    Hãy hoà giải réo ca dân chủ,
    Quyết chuyển cơ tranh thủ kịp thì.
    Sao còn ngần ngại hồ nghi,
    Vẽ mày làm mặt lạ chi thói nhà.
    Cả ruộng sâu những ma cùng quỷ,
    Muổi với mòng hoang phí máu dân.
    Kià cơn nắng Sở mưa Tần,
    Dân lành thống khổ sao đành vinh thân.

    7.
    Hãy hoà giải phải gần nhau lại,
    Chuá lòng lành bác ái đại đồng,
    Phật tâm dạ sạch lòng trong,
    Tranh quyền tham vị non sông rã rời.
    Cơ đồng hoá chiều mơi phải đến,
    Sóng Biển Ðông lểnh nghểng thây trôi.
    Rồng Tiên tan tác than ôi,
    Lạc Hồng rã cánh việc tồi chất thêm.

    8.
    Hãy hoà giải lòng mềm thuần thuận,
    Trí nhuận nhuần tham luận xét soi.
    Gương xưa Tông Tổ học đòi,
    Gìn non giử nước quyết noi chí Hùng.
    Gốc trăm họ vẫn chung một mẹ,
    Bôi mặt lem cắn xé cùng nhau.
    NGƯ ÔNG ÐẮC LỢI nọ sao,
    Lạc Hồng nhuộm đỏ máu đào Rồng Tiên.

    Luân luân chuyển chuyển oan khiên !!!

Leave a Reply to Di Linh