WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Trần Đức Thảo sống và chết như thế nào [2]

Tiếp theo phần I

GS Trần Đức Thảo

GS Trần Đức Thảo

I- Giải mã bộ mặt thật của Hồ Chí Minh

Ngày 5 tháng sáu, năm 1946 đánh dấu lần đầu tiên ông Trần Đức Thảo được gặp Hồ Chí Minh tại Paris. Trong buổi chiêu đãi ‘phái bộ cụ Hồ’, ông Thảo đã hồn nhiên vội vã thân mật ra nắm chặt tay Hồ chủ tịch và nói:’ Tôi rất hân hạnh gặp cụ chủ tịch. Cụ Hồ cũng vui vẻ đáp: Chào chú Thảo.. Vào cuối bữa ăn, Hồ chủ tịch kêu gọi anh em Việt kiều về nước tham gia kháng chiến. Trần Đức Thảo hăng hái nhận lời ngay và nói ông Hồ: Tôi rất mong ước được về nước cùng cụ xây dựng thành công một mô hình cách mạng tốt đẹp tại quê hương ta. Và để đáp lại lời ông Thảo: ông cụ lúc ấy chỉ mỉm cười nhạt, nhưng nét mặt thì vẫn lạnh lùng khi nhìn tôi. Tới lúc Hồ chủ tịch lần lượt bắt tay từ biệt mọi người. Khi bắt tay tôi thì ông cụ nói với tôi một cách nghiêm nghị:

- Còn chú Thảo này thì cách mạng chưa cần tới chú lúc này đâu. Chú cứ ở lại Paris thì có lợi cho cách mạng và cho chú hơn. [19]

 

Và kết quả là có bốn Việt kiều cùng về với ông Hồ là: ba kỹ sư Phạm Quang Lể, Võ Quý Huân, Võ Đình Quỳnh và bác sĩ Trần Hữu Tước.

Sự loại trừ ông Trần Đức Thảo của ông Hồ rõ ràng đến như thế mà xem ra ông Thảo vẫn không nhận ra.

Hồ Chí Minh khi sang Pháp hẳn đã nắm hồ sơ Trần Đức Thảo trong việc ông cộng tác với nhóm Troskyt để thành lập Ủy ban Đại diện Việt kiều( Delégation Générale des Indochinois en France), đại diện cho 20.000 Việt kiều ở Pháp..Và năm 1946, ông cũng là người tuyên bố công khai bất đồng ý kiến với Hiệp Định sơ bộ mà ông Hồ ký. [20]

Số phận ông Thảo không giống số phận của Nguyễn An Ninh, Phan Văn Hùm và Tạ Thu Thâu thuộc nhóm cộng sản đệ tứ được kể là điều may rồi. Tạ Thu Thâu còn dại dột vì câu nói: Ngoài bắc có cụ trong Nam có tôi. Trần Đức Thảo cũng dại dột không kém khi nói với Hồ Chí Minh: Tôi rất mong về nước để cùng cụ xây dựng thành công.

Nói như thế là tự cho là ngang hàng với Hồ Chí Minh, một xúc phạm đến lãnh tụ đến không tha thứ được. Anh là cái thá gì mà đòi cộng tác, cùng cụ xây dựng!!

Ông Thảo cũng đã thừa nhận rằng, ông cụ phải là trên tất cả và không cho phép ai tỏ ra ngang hàng với Người.

Trong khi đó TS Cù Huy Chữ đã viết lại kỷ niệm ngày 27-7-1946 trong buổi gặp gỡ giữa ông Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng có phần khác hẳn[21]. Ông không có dù một chữ nói về cuộc gặp vắn vỏi giửa Hồ Chí Minh và Trần Đức Thảo.

Sự che giấu ấy nay trở thành sự thật lộ liễu quá. Điều gì các ông ấy không nói ra, điều đó mới là sự thật.

Sự thật như Trần Đức Thảo tiết lộ là Hồ Chí Minh đã có ác cảm với ông ngay từ buổi gặp gỡ lần đầu tiên với Việt Kiều tại nhà ông Raymond Obrac, người đã có nhã ý cho mượn nhà để làm buổi tiếp tân.

Trần Đức Thảo cảm thức được rằng kể từ nay, thân phận người trí thức như ông sẽ bị bóng ma Bác Hồ phủ lên. Từ đó, Trần Đức Thảo suy luận thêm rằng trên bác Hồ có bóng ma của Mao Trạch Đông, trên Mao Trạch Đông có bóng ma của cụ tổ Marx.

Và dân chúng ở ngoài bắc cùng một lúc chịu bị đè bởi hai bóng ma: Bóng ma Liên Xô và bóng maTrung Quốc. Đấy là thảm cảnh đi căng giây cũng là thảm cảnh của cả dân tộc.

Trần Đức Thảo nói thêm: Vậy mà ông cụ cứ tưởng mình tài giỏi, cứ tưởng mình đã tạo ra những trang sử oai hùng cho dân tộc, cứ tưởng mình có tài khuynh đảo các nước lớn, tưởng mình xoay vần được lịch sử… theo ý mình, nhưng cuối cùng mới nhận ra là nước mình vẫn nằm trong vòng cương tỏa của mấy thế lực nước lớn.[22]

Mặc dù cả đời Trần Đức Thảo, ông chỉ được gặp Hồ Chí Minh một vài lần. Nhưng ông là một trong những người hiếm hoi nhận ra con người thực của Hồ Chí Minh. Chỉ cần một chút quan sát, một chút trải nghiệm, Trần Đức Thảo đã nhìn ra nhiều mặt trái của con người ấy. Đó là một con người tự tôn mình, tự coi là trên hết biến sự sùng bái cá nhân như một thứ giáo điều. Từ cách ăn mặc theo kiểu lãnh tụ áo bốn túi, có cổ, cái mũ đội đầu, chòm râu, cái gậy chống, phong cách đi đứng, nói cười giả lả bề ngoài, mặc cái áo mưa, cách xưng hô bác cháu, cách phát biểu, ngay cả cái phong cách bề ngoài xem ra bình dân đều là có chủ đích, có tính toán rất kỹ càng. Trần Đức Thảo kể lại trong lần gặp ra mắt Hồ Chủ tịch, cán bộ nghi lễ đã dặn kỹ ông, phải đứng cách xa bác ba thước, không được nói, khi nào Bác hỏi mới được nói. Phải xưng hô bác, bác, cháu cháu. Lê Duẩn có thể còn hơn tuổi Hồ Chí Minh cũng không ra ngoại lệ nói chi đến những Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp.

Đó là cả một màn kịch mà đạo diễn chính là Hồ Chí Minh.

Ông tạo ra một phong cách của một lãnh tụ duy nhất, không giống ai và ở trên mọi người. Mọi quyết định lớn nhỏ đều do ông cả. Một việc nhỏ như kê khai lý lịch của Trần Đức Thảo, dưới không dám quyết định cũng phải trình lên lãnh tụ. Kiếm một việc làm cho Trần Đức Thảo, người nọ đùn người kia đến Phạm Văn Đồng cũng phải hỏi ý kiến Bác. Một chân thư ký cho Trần Đức Thảo cũng bị Hồ Chí Minh bác không cho. Cứ để cho nó đói rã họng mới hết kiêu căng. Việc cải cách ruộng đất làm chết hàng vạn người cũng do Hồ Chí Minh quyết định cả. Theo Trần Đức Thảo, Hồ Chí Minh đã che bộ râu, giả dạng làm người dân thường và đi dự những buổi đấu tố để xem xét và đưa những chỉ thị cần thiết như chỉ đấu tố vào ban đêm dưới ánh lửa bập bùng tạo ra không khí huyền bí, sợ hãi, gây được sự căm thù giai cấp, biến những nông dân hiền lành chất phác thành thứ côn đồ của đảng. Cho nên việc bắn một người phụ nữ có công với cách mạng như bà Nguyễn Thị Năm không thể không có sự đồng ý của Hồ Chí Minh. Chính Hồ Chí Minh quyết định giết bà Nguyễn Thị Năm, nhưng sau này cứ đổ thừa cho Tầu cộng sản.

Về điều này, ông Trần Đĩnh trong Đèn cũ cũng đã nói rõ.

Dự những cảnh đấu tố hãi hùng với tiếng hò hét của đám đông, ánh lửa bập bùng, thân người quằn quại sau một loạt súng cộng với tiếng kêu khóc, tiếng cầu kinh, tiếng than van của nạn nhân, Trần Đức Thảo rụng rời tay chân: Bỗng thân xác Thảo run lên lên lập cập vì xúc động, như một cơn sốt rét mãn tính bất ngờ ập tới, mồ hôi lạnh toát ra từ trán tới chân, nước mắt tuôn trào, hàm răng run lập cập..(…) Thật ra thì những tiếng súng chát chúa hạ sát mấy thân xác đồng bào tội nhân ấy đã như bắn vào chính thân xác Thảo, đã vĩnh viễn đập tan tành giấc mộng trở về góp công sức xây dựng một mô hình cách mạng mà nhân loại trông chờ. [23]

Nhưng mọi việc làm của Hồ Chí Minh đều được che đậy và nếu cần đổ trách nhiệm cho người khác. Bác đóng vai một người nhân từ, đóng vai một lãnh tụ hết lòng với đất nước. Bác chơi gái như mọi người- chơi nhiều gái mà phải là gái còn trẻ- nhưng vẫn đóng kịch là Cha già dân tộc, hy sinh cả đời, không vợ con. Đám cận thận từ một tên bảo vệ đến ông Tổng bí thư đều biết rõ con người thật của Bác: Một thứ gian manh, quỷ quyệt, độc ác, mất nhân tính. Nhưng bác vẫn dặn đám bầy tôi phải làm thế này, thế kia. Còn Bác làm cái gì thì kệ Bác.

Rồi tiếp theo từ cách tự đặt tên minh với những ý đồ đầy cao vọng như : Ái Quốc, Tất Thành, Chí Minhvv đến tự viết Hồi ký khen tặng chính mình là một thứ cao ngạo, giả dối cao độ. Khát vọng quyền lực, khát vọng một lãnh tụ được tôn sùng tuyệt đối là có thật noi con người Hồ Chí Minh. Và ông dùng mọi thủ đoạn, nếu cần, để đạt được. Di chúc viết ra thì như thể Bác không muốn bày vẽ tốn kém, xuềnh soàng cho xong. Nhưng trong bụng Bác thì biết rằng chúng nó sẽ làm cho long trọng, ướp xác để đời đời nhân dân nhớ ơn Bác.

Từng chi tiết một, từng lời ăn tiếng nói, từng việc làm, từng lời tuyên bố của Hồ Chí Minh đã bị Trần Đức Thảo bóc trần. Có thể nói, từ trước tới nay, chưa một ai dám viết lột tả hết mọi mọi điều gian dối, nói lên hết những thối tha, những bi kịch làm người như dưới ngòi bút của Trần Đức Thảo. Người đọc chia xẻ ngầm với những con chữ ấy, cho dù đó là một câu chuyện rất bình thường có thể chẳng liên quan gì đến Hồ Chí Minh như sau đây:

Thảo đứng nhìn bữa cơm chỉ có một đĩa rau muống duy nhất, bên cạnh nồi cơm trơ trọi y như bơ vơ, như thiếu vắng, nhớ tiếc một cái gì vừa mất. Y như Hà Nội đang nhớ tiếc một thời chưa xa, nhưng nay không còn nữa! Thảo lớn tiếng:

- Mời bố mẹ dạy xơi cơm.. Ông bố vẫn nằm im không trả lời. Nằm im lặng thêm một lúc, không biết nghĩ sao, ông bố ngồi dậy, từ từ đi sang một góc chiếu trõng che rồi nói:
- Mẹ ăn cháo chứ chưa ăn được cơm. Lát nữa bố sẽ nấu cháo cho mẹ. [24]

 

Câu chuyện bữa cơm trong một gia đình trung lưu như gia đình Trần Đức Thảo, chỉ bằng một vài việc phác họa đã là một lời tố cáo chế độ bất nhân không có cách gì bào chữa được.

Và để chấm dứt phần này, xin trích một đoạn mô tả cái thực trạng miền Bắc những năm sau 54 và ngày nay còn tồi tệ gấp bội phần. Nơi ấy, không còn ai dám nói tới nhân phẩm, đạo đức nữa. Cứ như thể cả một nền văn hóa đểu giả càng ngày càng phát triển đã tạo ra một xã hội tàn nhẫn đến mức thô bạo mà một Hà Nội mới với cảnh vừa bán, vừa chửi, vừa bán vừa xua đuổi khách hàng. Nói năng thô lỗ, giọng ba que xỏ lá:

- Chỉ có vậy thôi, mua thì mua không mua thì cút.

- Ông cút thì ông ‘đ’ mua!

- Mày về mà ‘đ’ mẹ mày ấy..

Đọc đoạn này không khỏi sót sa cho ông. Trần Đức Thảo không còn là một triết gia nữa mà là một nhà văn hiện thực phê phán như một Nam Cao!!

Phần hai: xoá bỏ chủ nghĩa Mac-Xít- Staline

Cái éo le nhất của cuộc đời cầm bút của Trần Đức Thảo là ông được nhìn nhận nơi xứ người như một nhà tư tưởng lớn. J.P. Sartre coi ông là một trong số hiếm hoi những người Mác Xít không chìm đắm trong tụng niệm mà dám xông pha- một thứ Marxiste combattant- để làm thế nào cuộc đời nhất quán với triết lý. Đem triết lý vào hành động như một thứ dấn thân của một người Mác Xít lý tưởng.

Paul Mus, trong Sociologie d’une guerre viết: Ngay từ 1946, không một ai nói hay hơn nhà tư tưởng có tương lai lớn này..(..) mà những phân tích tâm lý của ông trong những bài đăng trong Les temps modernes, dưới mắt tôi, là một thu hoạch hoàn tất.

Sự trở về Việt Nam của ông nằm trong ý nghĩa đó, đem cái hiểu biết, đem cái lý thuyết Mac Xít về áp dụng vào thực tế Việt Nam.

Nhưng tiếc thay, ông đã không được bất cứ lãnh đạo cộng sản cao cấp nào đón nhận vì nhiều lý do, trong đó có lý do trình độ quá thấp kém của họ. May ra có một người là cụ Cao Xuân Huy có thể chia xẻ về những quan điểm về Hiện tượng học Husserl- một chuyên ngành của Trần Đức Thảo- trong một chương nhan đề: Do lai của ý thức. [25]

Mặc dầu vậy, tôi khó chia sẻ với những thuật ngữ triết học có tinh chuyên ngành mà cụ dịch và sử dụng như vật thể kiên xác ( Solides), vật tự nó (en soi), có chỗ cụ dùng vật tự thân, nội chấp (Intentionnel)vv Những thuật ngữ này ở miền Nam trước 1975 hầu hết đã trở thành những chuẩn ngữ quen dùng cũa những người dạy và học triết ở miền Nam.

Thật khó cho Trần Đức Thảo có thể gieo trồng một cây triết học dù là triết học Mác Xít ở một vùng đất mà phần đông giới lãnh đạo đều vừa qua bậc tiểu học.

Ngay như có đủ vốn triết học và thông thạo tiếng Pháp, vị tất đọc đã hiểu được triết học. Tôi chỉ lấy trường hợp triết gia hàng đầu về chủ thuyết Mác Xít ở Paris như một thí dụ,- ông Louis Althusser tự thú như sau, xin lược dịch: Tôi có đọc chút ít về Hégel, đọc chút ít về Aristote. Kant thì không. Còn những Spinoza, Heidegger, Husserl; tôi đã chẳng hiểu họ viết gì. Freud cũng thế cũng như phần đông độc giả của ông ta. Nếu tôi biết chút ít là do suy đoán, tệ hơn nữa cứ nhận đại là mình biết đi.

Trần Đức Thảo lạc lõng giữa đám người ít học ấy. Ngay cả khi ngồi trước đám môn sinh sau 1954 ở Hà Nội, liệu có ai hiểu được ông thày muốn nói gì?

Tuy nhiên, cái khó khăn của Trần Đức Thảo không phải chỉ nằm ở chỗ đọc hiểu hay không hiểu. Một khó khăn đặt ra bây giờ và những thế hệ sau này muốn đọc là ông sử dụng hai thứ tiếng để biểu đạt tư tưởng của mình: Tiếng Pháp và tiếng Việt.

Chính ở chỗ này, cần phân biệt có hai Trần Đức Thảo.

Có một con người Trần Đức Thảo viết tiếng Pháp suôi chảy và con người viết tiếng Việt còn thiếu bộ danh từ triết học. Đã thế viết tiếng Việt lại phải qua hàng rào kiểm duyệt. Viết cây dừa có dấu huyền mà nó bỏ dấu huyền thành cây dưa là đời đi đoong rồi. Lại nữa chỗ nào ông viết thật, chỗ nào ông viết nịnh bợ?

Hai con người ấy phơi bầy hai lối nhìn, nhiều khi hai tư cách trái ngược nhau.

Viết tiếng Việt, có thể Trần Đức Thảo phải viết theo đơn đặt hàng hoặc viết sao để vừa lòng chế độ như các bài về: Tìm Hiểu giá trị văn chương cũ hay Nội dung xã hội truyện kiều. Cái gọi là Tấm biển chỉ đường của Trí tuệ..Bài Hịch Tướng sĩ của Trần Hưng Đạo và xã hội Việt Nam trong thời kỳ thịnh của chế độ phong kiến.

Đặc biệt trong đó có bài viết về Thằng Bờm trong Tìm hiểu giá trị văn chương cũ mà ông yêu cầu mọi người từ nay phải gọi Bờm là anh Bờm. Vì Bờm biểu tượng cho giai cấp nông dân chống lại địa chủ phong kiến. Hóa ra tranh đấu giai cấp đã có từ thời thượng cổ thì cần gì đến ông thầy Mác?

Đọc bài này của ông mà muốn chửi thề!! Hình như đây không phải là Trần Đức Thảo mà là bóng ma Hồ Chí Minh nhập vào Trần Đức Thảo.

Tuy nhiên, số lượng bài viết này không nhiều, cũng chẳng đáng nói tới so với số lượng các đề tài liên quan đến lãnh vực triết học mà ông để lại.

Một cái tuy nhiên nữa là trong số những tài liệu tiếng Việt ấy có cuốn Vấn đề con người và Chủ nghĩa ‘Lý luận không có con người’ được in và xuất bản khi ông vào ở trong Nam. Cuốn sách mỏng chỉ khoảng 140 trang này có thể được xuất bản là nhờ cái không khí chính trị miền Nam tương đối khoáng đạt hơn miền Bắc và nhờ có sự yểm trợ tinh thần của những người như Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng. Vậy mà sau này nó cũng bị Hà Nội ra lệnh tịch thu.[27]

Về phần triết học Tây Phương của Trần Đức Thảo, tôi chỉ xin trích dẫn ý kiến của giáo sư H.L Van Breda, người có trách nhiệm bảo quản các tài liệu của nhà Hiện tượng học Husserl ở đại học Louvain bên Bỉ.. Husserl là người Đức, gốc Do Thái nên ông phải tẩu tán tài liệu của ông sang Bỉ  [28] khi Hitler lên nắm quyền. Có bốn trí thức ở Paris có quan tâm đến triết học Hiện tượng luận là Merleau-Ponty, J.Hyppolite, Lm Geigner và Trần Đức Thảo vào những năm 1942-1946. Vì thế, họ phải liên lạc với giáo sư H.L Van Breda để tiếp cận tài liệu Husserl. Chính vì thế mà Trần Đức Thảo mới có điều kiện viết cuốn triết học làm ông nổi tiếng. Đó là cuốn La Phénoménologie et le Matérialisme dialectique.( (Hiện tượng luận và chủ nghĩa duy vật biện chứng). [29]

Nội dung cuốn sách này là Trần Đức Thảo có tham vọng muốn trình bày thuyết Hiện tượng luận đem áp dụng vào chủ nghĩa duy vật biện chứng. Tham vọng này cũng giống như J.P Sartre muốn đem triết thuyết hiện sinh vào thuyết Mác Xít. Và đây cũng là đầu mối việc J.P Sartre mời Trần Đức Thảo trao đổi với J.P Sartre trong năm buổi trao đổi. Việc trao đổi này sau ở miền Bắc nhiều người phóng lên rằng J.P Sartre đã thua Trần Đức Thảo. Đã có mấy ai đủ trình độ và có tài liệu để nói đến chuyện thua được. Vả lại, trao đổi triết học mà nói đến thua được là trẻ con, chưa hiểu gì về tính chất của triết học.

Theo phần đông các triết gia Pháp cho rằng ông Thảo là người hiểu và trình bầy một cách sâu sắc và tương đối dễ hiểu về Hiện tượng luận hay phương pháp hiện tượng luận của Husserl.

Tuy nhiên phần hai của cuốn sách- phần áp dụng Hiện tượng luận vào chủ thuyết biện chứng duy vật biện chứng thì thật bất xứng với ông(indigne de lui), Có thể phần hai ông Thảo đã triển khai chưa đúng mức và có phần vội vã.[30]

Tôi chỉ trích dẫn lại ý kiến của các nhà triết học mà về phần tôi, chưa đủ trình độ để hiểu được đến nơi đến chốn.

Theo ý kiến thô thiển của tôi trong cái hiểu biết có giới hạn về Trần Đức Thảo, tôi vẫn cảm thấy gần gũi với ông mỗi khi ông cho rằng triết học dù là Mác Xít-Lênin đi nữa thì vẫn là thứ triết học về con người và lấy con người làm đối trọng.

Đây là một điều mà tôi cho là đáng trân quý nhất so với những luận thuyết trừu tượng với những thuật ngữ quá chuyên biệt ngoài tầm tay của mình.

Có muốn dựa cột mà nghe cũng không được.

Và phải chăng tôi tự hỏi vì thế ông viết cuốn Vấn đề con người và chủ nghĩa lý luận không có con người, trong đó ông phê phán nặng nề Louis Althusser. Althusser là một trong những triết gia, nhà tư tưởng cộng sản hàng đầu của Paris vào các năm từ 1965-1980. [31]

Tôi gọi cái phần ưu vượt của triết lý Trần Đức Thảo là một thứ chủ nghĩa nhân bản Mác Xít( Un humanisme marxiste). Một thứ chủ nghĩa hầu như xa lạ và đối nghịch với Staline, với Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh.

Tôi cũng cảm nhận ông có một bước tới gần với các triết gia nhân bản xã hội Âu Châu mặc dầu còn rất nhiều khoảng cách giữa họ.

Nhưng tôi cũng không thể đồng tình với tác giả Cù Huy Chử trong một bài viết Tư Duy triết học Trần Đức Thảo và tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh.

Đây là một gán ghép có tính áp đặt. Cho đến nay, chưa mấy ai có thể chỉ ra chỗ nào là tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh nếu có chỉ là tư tưởng thuộc loại Luân lý Giáo Khoa thư hay tư tưởng công dân giáo dục dạy cho học sinh trong các trường trung-tiểu học.

Xin Tiến sĩ Cù Huy Chử nên từ bỏ những điều nghiên cứu ngoài lãnh vực của ông để xứng danh với danh xưng tiến sĩ của ông. Xin tha cho làm phước.

Nhưng nếu căn cứ vào cuốn sách Những lời trăng trối của ông, tôi nhận thấy Trần Đức Thảo muốn vứt bỏ hầu như toàn cái gia tài triết học của ông- gia tài sùng bái chủ nghĩa Mác Xít. Và Về phần này, xin nhường để ông hiển lộ tất cả những sâu kín đã chôn chặt, đã dấu kín và nỗi lòng của ông. Ông thố lộ :

‘Từ lúc tôi khám phá ra là tôi đã sai lầm, đã một thời đứng trong hàng ngũ tội ác, đã mù quáng cả tin vào ý thức đấu tranh giai cấp của Marx, thì sự tỉnh thức ấy làm tôi sung sướng. Bởi như thế là tôi đã tự giải thoát chính tôi, đã tự giải phóng chính tôi. Tôi đã trở thành con người tự do! Tôi đã đạt tới tâm trí thanh thản trong sáng của con người tự do, tư tưởng không còn bị gông cùm của ý thức hệ.

Và nay dĩ nhiên là tôi phải phủ nhận tất cả những gì đã viết lúc đang sùng bái Marx..

 

Xin tiếp tục đọc những lời trăng trối của ông :

Những gì đã viết mà dựa vào Marx thì vẫn bao hàm một định kiến, một ngộ nhận,một căn bản không tưởng, từ đó có thể dẫn đến những sai lầm khác, có thể phạm vào tội ác. Bởi vì một phần tư tưởng tranh đấu của Marx, lúc nào cũng như cái bóng ma quái, muốn thúc đẩy con người lao vào các hành động quá trớn, quá khích, do hận thù và bạo lực cách mạng, để giải quyết các vấn đề cơ bản của xã hội, của con người.

Thật sự là trong chiều dài lịch sử nhân loại, bạo lực cách mạng xã hội chủ nghĩa đã không hề giải quyết được vấn đề bất công trong xã hỗi loài người.

Và cũng chưa hề giải phóng ai![33]

 

Ông Trần Đức Thảo vốn là một người cầm bút cẩn thận. Đọc một vài trang bản thảo của ông, tôi thấy ông xóa gạch, sửa nhiều chỗ, thêm bớt từng chữ một. Vậy mà trong những dòng tâm sự cuối đời này, giọng văn như vỡ ra, tuôn trào, không kềm giữ được.. Hình như bao nhiêu nỗi oan ức, nỗi buồn, sự câm nín bấy lâu nay giống như một cái cửa đập nước được mở ra. Nó tuôn trào như một dòng thác nước!! Đúng như nhận xét của Tri Vũ Phan Ngọc Khuê viết :

Nói tới đó, rồi bác Thảo im lặng hồi lâu. Lúc này, chúng tôi thấy bác Thảo nổi bật như một người, lúc cuối đời, đầu óc nặng trĩu tâm tư, đầy ân hận, hối hận rất u buồn, đau đớn, và đang tìm cách gì đó để giải tỏa thảm kịch của chính mình.[34]

Rải rác đó đây trong sách, người đọc thấy đầy những giọng điệu bi phẫn như thế!

Không phải tôi đa mang đâu, sự thật là mình đã tự thân bước vào con đường của sai lầm, bế tắc. Nỗi khổ tâm là mình cũng đã làm cho nhiều người cùng với mình sa vào sai lầm và bế tắc. Nay mình đã tìm ra được lối thoát nên rất ân hận, phải sám hối, phải chuộc tội bằng hành động. Vào lúc hoàng hôn, thấy một ngày bị lãng phí là đáng tiếc, đáng buồn, huống chi bây giờ là hoàng hôn của cả một cuộc đời đã bị lảng phí. Nỗi ân hận, hối hận đang ngùn ngụt thiêu đốt tâm trí tôi… Bây giờ tôi chỉ thấy tội lỗi của cái thời câm nín của mình, đã biến thành một tên trí thức đồng lõa khốn nạn, đáng nguyền rủa..[35]

Còn tôi, đã bao phen biết mình phải nói một câu trái với lương tâm, làm một cử chỉ a dua, ca ngợi tội ác, lúc đó tôi đã ý thức ngay là mình phạm tội, tội giả dối, tội a dua, hoan hô cái xấu, cái ác, tội hèn nhát đã phản bội lý tưởng của mình, phản bội chính mình. Đã biết là tội như vậy mà vẫn cứ nói, cứ làm..[36]

Tôi đã chấp nhận ra đi, lúc tuổi già sức yếu, để có cơ hội thét lớn cùng thế giới rằng : Thủ phạm gây ra đại bi kịch này cho nhân loại, chính là Marx.

Tất cả là do đám trí thức hèn như tôi. Buồn lắm! Hèn lắm! Nhục lắm! Đau lòng lắm.

 

Phần tôi, xin được chấm dứt bài viết ở đây. Bài viết của tôi mang tínhcách tìm hiểu về một Con người, một tưởng niệm hơn là nhận thức. Điều mà tôi tâm đắc nhất khi viết về triết gia này, chính là tính cách nhân bản của ông. Ông đã sống xứng đáng một con người có nhân cách và trách nhiệm của một người trí thức.

Ông sống khổ mà chết đẹp và đã để lại cho mọi người một sứ điệp: chế độ cộng sản và Hồ Chí Minh đã tạo ra một thảm cảnh bất hạnh cho Việt Nam.

Ta phải tiêu diệt cả hai. Tiêu diệt cách nào? Đó không phải là công việc của Trần Đức Thảo mà của những người hiện nay đang sống dưới chế độ bất nhân và vô đạo ấy!!

© Nguyễn Văn Lục

© Đàn Chim Việt

——————————————————–

Chú thích:

[19]Tri Vũ-Phan Ngọc Khuê, Trần Đức Thảo, Ibid, trang 280
[20]Xem Hoàng Khoa Khôi, Một nhận định về Trần Đức Thảo IBId
[21]TS Cù Huy Chữ: Về mối quan hệ giữa giáo sư Trần Đức Thảo với ông Phạm Văn Đồng, một vài nét chấm phá.
[22]Trần Đức Thảo IBID, trang 350-352
[23]Tri Vũ- Phan Ngọc Khuê, Trần Đứ cThảo, Ibid, trang 142
[24]Tri Vũ- Phan Ngọc Khuê, Trần Đức Thảo, Ibid, trang 162
[25]Paul Mus: Sociologie d’une guerre, nxb Seuil, Paris, 1951, trang 185.
[26]Cao Xuân Huy, Tư tưởng phương Đông, Gợi những điểm nhìn tham chiếu, do Nguyễn Huệ Chi soạn và giới thiệu, nxb văn học từ trang 147-174
[27]Trần Văn Giàu: Trần Đức Thảo, nhà triết học, tạp chí Văn Nghệ nguyệt san, số 1, bộ mới, trang 2
[28]H.L Van Breda, Maurice Merleau Ponty et les archives de Husserl à Louvain, Revue de Métaphysique et de morale, 1962
[29]Trần Đức Thảo La phénomologie et le materialisme dialectique, Minh Tan, Paris, 1951
[30]Nguyễn Văn Trung, đôi điều ghi nhận về ông Trần Đức Thảo.
[31]Althusser đã giết vợ là Helene bằng cách bóp cổ vào năm 1980. Ong là tiêu biểu thứ tận cùng của thứ điên loạn triết học. Sau khi giết vợ xong, ông ghi lại như sau . Voila ce que j’ai fait, ce que j’ai pense, ce que je fus ( Đó là nhựng cái gì tôi đã làm, cái gì tôi đã suy nghĩ và đó là cái gì là tôi). và năm sau đến lượt ông chết ngồi trên ghế bành về bệnh tim..
[32]Ts Cù Huy Chử, Tư duy triết học Trần Đức Thảo và tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh.
[33]Tri Vủ Phan Ngọc Khuê, Trần Đức Thảo, Ibid, trabg 385
[34]Tri Vũ Phan Ngọc Khuê, Trần Đức Thảo, Ibid, trang 337
[35]Tri Vũ Phan Ngọc Khuê, Trần Dức Thảo, Ibid, trang 390
[36]Tri Vũ Phan Ngọc Khuê, Trần Đức Thảo, Ibid, trang 391

 

19 Phản hồi cho “Trần Đức Thảo sống và chết như thế nào [2]”

  1. TÈO says:

    TƯ LIỆU CẦN BIẾT

    Một vài năm gần đây , việc nghiên cưú Phan Chu Trinh dẫn đến so sánh các văn bản ký tên là Nguyễn Ái Quốc , bà Thuỵ Khuê đã khám phá ra Hồ Chí Minh không phài là Nguyễn Ái Quốc .

    Một tư lieu khác cách đó hơn nưả thế kỷ là sách HO cuả David Hamberstam có ghi lại như sau :” Năm 1946 truớc khi vào Hội đam Fontainebleau tuớng Pháp Salan dẫn đầu phái đoàn thẳng thừng hỏi ông Hồ :” Ông có phải là Nguyễn Ái Quốc không ? Ông Hô dứt khoát trả lời rằng :
    ” Tôi không hề là Nguyễn Ái Quốc” (1)
    Lúc đó ,ông Hồ không dám nhận mình là Nguyễn Ái Quốc bỡi vì ông taa cũng dư sức đoán biết đuợc rằng truớc khi gặp mình , tuớng Salan đã xem xét hồ sô luu trử cuả mình bên sở Mật thám Pháp về tên Quốc và đa nắm trong tay lý lịch cuả ông taa rồi. Đây là bằng chứng cho biết vì sao ông Hồ tránh né : Trong sách “Hồ Chí Minh , sủ gia Nga tên Yevgeny Kobelev có kề lại :” Sáng nọ , truớc cưả nhà cuả cưu Đại sứ Pháp Cambon môt nguời lỏ ra , ông Hồ nói “ “ Thưa Bà , tội tên là Nguyễn Ái Quốc..tôi xin gặp ông Cambon”… (2)
    Thế nhung năm 1958 ( đúng ra là năm 1948, hai năm sau), nhà xuất bản cuả nhà cầm quyền Hànội do ông Hồ lãnh đạo đã chính thức thuà nhận rằng ông Hồ là Nguyễn Ái Quốc.”Xem Ho cua David. Hamberstam)

    Thế nhung năm 1958 ( đúng ra là năm 1948, hai năm sau), nhà xuất bản Hànội chính thức thuà nhận rằng ông Hồ là Nguyễn Ái Quốc.”(2)
    Và hậu quả là nay CSVN dừng HCM là bình phong để vơ vét. ( TS Hà Sĩ Phu đã tố cáo nhà nuớc đã tố cáo trong video sau đây :
    -Diệt Chuột, đập Bình hay đập Bình phong? (Trò chuyện Hà Sĩ Phu)
    https://www.youtube.com/watch?v=Hjxh82I6Aw8&list=LL1IB99ckxfrNAO0HvmRnT0w
    http://boxitvn.blogspot.com/2014/10/diet-chuot-ap-binh-hay-ap-binh-phong.html

    —————————
    (1)In 1946, during talks with General Salan, the French officer in charge of truce negotions , Salan asked him point-blank if he was Nguyen Ai Quoc. Ho categorically( dứt khoát) denied it.
    Similarly in 1946 when Vo Quy Huan, a technician whom Ho had brought back from Paris to work with him, asked where Nguyen Ai Quoc was at the moment, Ho answered, “You ‘d better ask him, not me.” By 1958, however, official Hanoi publications admitted that Ho and Nguyen were the same man. (80,note) HO David Halberstam
    (2). Măc dù từng tu xụng là Ng,Ái Quốc nhu khi tuớng Salan hỏi là Quốc không thì Hồ chối bác bỏ.:
    .(NEW : HO,AI QUOC).One morning…at the home of Jules Cambon, former French ambassador to Germany…Ho spoke(to his secretary, Genevière Tabouis) with a strong accent : “ Mademoiselle, my name is Nguyen Ai Quoc. I should like to see Monsieur Cambon.“ ..This is an appeal from the peoples of Indochina. I want to give it to the Ambassador…I write on behalf of the peoples of Indochina.” A few days later , other delegations … received the same messages. An attached note read : Esteemed Sir, on the occasion of the victory of the Allies…On behalf of a group of Vietnamese patriots, Nguyen Ai Quoc (32) HO CHI MINH Yevgeny Kobelev
    (3) cuôn sách ” Những hoạt động cuả Hồ Chủ Tịch…” với tác giả là Trần Dân Tiên. Nay ai cung đều biết Trân Dân Tiên chính là Hồ Chí Minh bảo rằng HCM là Nguyễn Ái Quốc.

  2. Mây lang thang says:

    “Nếu ông đã ở lại Paris thì những tư tưởng cuả ông còn ngu hại cho các thế hệ con cháu chúng ta đến dường naò. ”

    Bạn đọc DCV có thể cho rằng, đây là một ý kiến hiếm hoi. Hiếm – vì sự chải chuốt, giũa gọt; và cũng hiếm trên bình diện của sự tranh luận – for the shake of argument.
    Tui nghĩ, phải chi …Bạn bỏ dấu hỏi sau chữ “Nếu” thì …Tuyệt. Xin cãm ơn bạn.

    Kính,

  3. Minh Đức says:

    Trích: “Ông đã sống xứng đáng một con người có nhân cách và trách nhiệm của một người trí thức.”

    Lời kết luận này rất chính xác. Ông Trần Đức Thảo say mê chủ nghĩa Mác và cả đời quan sát thực tế và so sánh với lý luận của chủ nghĩa Mác. Về cuối đời, ông thấy được là chủ nghĩa Mác đã sai. Ông có thái độ trung thực trong việc nghiên cứu triết thuyết mà ông quan tâm và chấp nhận vì có thái độ trung thực mà bị chế độ đày đọa. Ông không phải là loại người nói thuyết Mác chỉ ở cái miệng cốt để mưu đồ lợi quyền. Ông xứng đáng được gọi là triết gia, không phải ở chỗ đã để lại một gia tài triết lý đồ sộ mà ở chỗ quan tâm tìm hiểu cho thấu đáo một triết thuyết mà mình tin từ thời trẻ để cuối cùng tìm ra là cái gia tài triết lý đồ sộ đó của thế giới không có giá trị như mình tưởng.

  4. Tudo.com says:

    Trích: “Còn tôi, đã bao phen biết mình phải nói một câu trái với lương tâm, làm một cử chỉ a dua, ca ngợi tội ác, lúc đó tôi đã ý thức ngay là mình phạm tội, tội giả dối, tội a dua, hoan hô cái xấu, cái ác, tội hèn nhát đã phản bội lý tưởng của mình, phản bội chính mình. Đã biết là tội như vậy mà vẫn cứ nói, cứ làm..[36].”

    Đọc đoạn nầy của Trần Đức Thảo mới thấy Mao Trạch Đông ví những trí thức CS như cục phân thật là chính xác.

  5. NGÀN KHƠI says:

    TRẦN ĐỨC THẢO

    Quả Trần Đức Thảo bá vơ
    Một đời tôn Mác ngu ngơ vậy mà !
    Đám đình nổi tiếng gần xa
    Mà ngu cỡ đó thật là quá ngu !
    Cuối đời hệt bòng trăng lu
    Trong lòng mới sáng cái ngu của mình !
    Thông minh chỉ tại niềm tin
    Thông minh loại ấy cũng in thằng khờ !
    Bây giờ Thảo đã đi rồi
    Ngậm ngùi thương tiếc một đời quá ngu !

    NON NGÀN
    (27/11/14)

  6. Phan Thiết Hạnh says:

    Tôi nghĩ trường hợp Trần Đức Thảo như là một trò chơi cuả định mạng. Nếu Trần Đức Thảo không về VN mà cứ ở lại Paris chắc chắn “sự nghiệp triết học” cuả ông còn sáng lạn ghê lắm và với một sự tự cao cuả một nhà tư tưởng “lớn” như vậy khi chứng biến sự sụp đổ cuả chủ nghiã Marx ở Nga, sự băng hoại cuả nó ở Trung Cọng, và Việt Nam hiên nay ông cũng sẽ chỉ là một Noam Chomsky cho rằng tại đảng CS những nơi đó áp dụng không đúng chủ nghiã Marx. Sự hoang tưởng và ám thị vaò tư tưởng và taì năng cuả mình như Althusser không giúp cho những “triết gia” tâm thần như vậy “phả tỉnh” về sự sai lầm cuả mình và nhận thức được sự sai lầm cuả chủ nghiã Marx.

    Định mạng “biết” như vậy, định mạng muốn phaỉ có những kẻ “tầm cở” như Trần Đức Thảo “Trăn Trối” để đặt “trọng lương” thêm cho sự phủ nhận một thứ triết học “vong thân” – alienate – phi nhân, được goị là chủ nghiã Marx đồng thời là một “nhân chứng” nặng lý cho sự vạch mặt một “thần tượng” cực kỳ giả ngụy Hồ Chí Minh cho những thế hệ sau.

    Suy nghĩ như vậy tôi cho rằng Trần Đức Thảo đã thực hiện được “sứ mệnh” cuả ông, và sự trở về Bắc Việt cuả ông không phaỉ là một điều đáng tiếc cho ông hay cho dân tộc Việt mà là một điều đáng mừng. Nếu ông đã ở lại Paris thì những tư tưởng cuả ông còn ngu hại cho các thế hệ con cháu chúng ta đến dường naò.

    Một vấn đề về chính danh cần được đặt ra cho trường hợp cuả ông. Moị tác phẩm và hoạt động cuả ông đều xoay quanh chủ nghiã Marx. Đến cuối đời ông tự thú tất cả những tư tưởng cuả ông theo hướng chủ nghiã naỳ là sai lầm, đã xác nhận “Thủ phạm gây ra đại bi kịch này cho nhân loại, chính là Marx” (tức chủ nghiã CS cuả ông ta) Như thế cả một “nền triết học” cuả ông Thảo không những bị ông quăng vaò sọt rác mà còn lên án thì cái danh xưng “triết gia” cuả ông có còn chính đáng hay không? Một “triết gia” mà không có “triết thuyết” thì có chính danh hay không?

    Cho đến nay Việt Nam chưa hề có nhà tư tưởng naò để có thể nhận danh xưng “triết gia”, kể cả ông Trần Đức Thảo.

    • GIÓ NGÀN says:

      THƯƠNG THAY

      Thương thay dân tộc Việt Nam
      Một thời ăn bám của phàm người ta !
      Mác Lênin quả chói lòa
      Một tên Tố Hữu ba hoa chích chòe !
      Lại Trần Đức Thảo cũng ngu
      Một đời cũng chỉ lu bù Mác Lê !
      Tới gần xuống lổ ê chề
      Quay ra trăng trối thảm thê thế nào !
      Ối dào chú ếch bờ ao
      Dân ta như thế dễ nào triết gia !
      Chỉ toàn một đám ta bà
      Nhục hồn dân tộc mưa sa vạn ngàn !

      NON NGÀN
      (28/111/14)

Leave a Reply to GIÓ NGÀN