WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đạo Thiền của Tàu có phải là đạo Phật Đại thừa không?

tranghat

Cho tới nay đa số những người theo đạo Phật ở Việt Nam vẫn coi Thiền và đạo Phật là một : tu Thiền là tu Phật. Sở dĩ như vậy là vì Phật giáo Việt Nam bị ảnh hưởng sâu đậm của Thiền Đạo đến từ Trung Quốc, xuất phát từ đời Tống. Nhiều người còn tin theo Tàu, muốn quan trọng hóa đạo Thiền của mình, cho ” Thiền” là tên gọi tắt của Thiền na, phiên âm chữ Hán của tiếng Phạn Dhyana, do chính đức Phật đặt ra khi còn sinh tiền. Theo huyền thoại của Tàu, chính tổ sư thứ 28 cùa Dhyana tên là Bodhidharma (Bồ Đề Đạt Ma) người Ấn Độ , đem qua Trung Quốc khoảng thế kỷ thứ VI, được coi là tổ sư thứ nhất của Thiền Trung Quốc và cũng vì Bồ đề Đạt ma là một nhà sư thuộc phái Đại thừa, Thiền được coi là một tông phái Đại thừa.
Trong bài viết này, tôi xin chứng minh:

1° Thiền mang đặc thái hoàn toàn Trung Quốc không đến từ Ấn Độ. Giữa Thiền Trung Quốc và Dhyana có một khoảng cách rất lớn về thời gian. Bồ Đề Đạt Ma chỉ là một truyền thuyết. Cứ cho là Dhyana có từ thời Phật giáo Nguyên thủy thì Thiền không thể là một tôn phái của Phật giáo Đại thừa được, vì Đại thừa chỉ hiện hữu từ thế kỷ thứ Nhất sau Công nguyên, cách Dhyana tới 600 năm.

2° Phật giáo Trung Quốc thời Tùy – Đường thế kỷ thứ VI-VII đã bị vua Đường Vũ Tông (840-846) triệt tiêu vì trở thành quá lớn mạnh có thể lấn áp Khổng giáo, nền tảng của chế độ Trung ương tập quyền. Có thể suy luận là trước khi bị bức hại, đạo Phật ở Trung Quốc không khác gì đạo Phật ở các nước Đông Nam Á cùng thời trong đời sống xã hội và trong cách tu hành. Đạo Phật ở những nước này là đạo Phật Tiểu thừa nay được đổi tên là đạo Phật Nguyên thủy (Theravada).

3° Có rất nhiều điểm tương đồng giữa Thiền và Lão giáo, không những về những ý niệm mà còn về cách hành trì. Trái lại những ý niệm của Thiền hoàn toàn xa lạ với những ý niệm trong Đại thừa, nhất là Đại thừa Trung Quốc.

1° Thiền không xuất xứ từ Ấn Độ

Trước hết tôi xin chứng minh Thiền là tiếng Hán thuần túy. Thiền với Dhyana không cùng một nghĩa:

Theo Từ điển Hán Việt Đào Duy Anh, Thiền (đọc theo âm Hán là Cha’n) là một danh từ nhưng cũng là một tính từ có nghĩa là yên lặng, thanh tịnh, tính lự. Phật giáo Trung Quốc lấy thanh tịnh làm gốc nên với thời gian chữ Thiền trong ngôn ngữ được coi là đồng nghĩa với chữ Phật trong những từ ngữ như thiền gia, thiền môn, thiền đường, cửa Thiền, đạo Thiền…

Nghĩa tiếng Phạn của Dhyana là : phương pháp tập trung tư tưởng, làm lắng đọng tư tưởng. Dhyana chỉ là một trong những phương pháp luyện thân và luyện tinh thần được gọi chung là Hayayoga. Những phương pháp này có từ thời Vệ Đà kinh, được nhiều tôn giáo thoát thai từ Vệ Đà giáo sử dụng như đạo Bà La Môn, đạo Phật nguyên thủy và các chi phái của Ấn Độ giáo sau này. Không thể lẫn lộn Dhyana, một phương pháp luyện tinh thần với Thiền được hiểu như là mặt hành trì của Phật giáo Đại thừa Trung Quốc được.

Chỉ cần tính theo niên đại sẽ thấy Thiền không thể là Dhyana vì Dhyana có trước đạo Phật cả mấy trăm năm và trước Đại thừa ít nhất là 2000 năm : Đại Thừa chỉ bắt đầu xuất hiện thời đầu Công Nguyên, sau đạo Phật Nguyên thủy tới 400-500 năm.
Những phương pháp Hayayoga thông thường là : Làm những động tác uốn nắn thân thể để luyện thân. Trầm tư, tập trung tư tưởng vào một tĩnh vật như một bức tượng, một bức tranh, một mantra… hay vào một cách thở để luyện tâm. Thân với tâm không thể tách rời nhau được. Ở Thái Lan, hai phương pháp hay được những người theo đạo Phật nguyên thủy thực hành là Samatha, và Vipassana, chú trọng vào cách thở và nội quan (introspection). Hiện nay ở phương Tây hai phương pháp này bắt đầu được phổ biến cùng với những phương pháp Yoga khác và với Zen (thiền Nhật Bản). Ở Việt Nam có một vài trung tâm Vipassana (gọi là Nội quán, Minh sát tuệ) được các nhà sư Phật giáo nguyên thủy qua truyền dạy. Đối với phương Tây, những phương pháp này chỉ có mục đích luyện thân, luyện tâm và luyện tinh thần không có tính cách một đạo giáo.

Nhưng cái vô lý nhất là muốn đề cao Thiền giáo, người đời đã đưa ra rất nhiều huyền thoại về Bồ Đề Đạt Ma khi cho ông là sư tổ thứ 28 của Dhyana đã đem Dhyana qua Trung Quốc và trở thành sư tổ thứ nhất của Thiền Trung Quốc. Thử nhắc lại một vài huyền thoại:

Bồ Đề Đạt Ma, hoàng tử thứ 3 con vua một nước Tây Nam Ấn Độ là môn đệ chính của Bát Nhã Độ, sư tổ thứ 27 của Dhyana. Khi còn trẻ ông muốn đi giáo hóa Trung Quốc nhưng sư tổ bắt phải đợi khi ngài viên tịch, lên thay thế ngài rồi mới được đi. 60 năm sau, Bát Nhã Độ viên tịch, Bồ Đề Đạt Ma, sau khi trở thành sư tổ thứ 28 của Thiền Ấn Độ trở về cung giáo hóa hoàng tộc một thời gian rồi mới lấy thuyền đi Trung Quốc. Phải ngót 3 năm thuyền mới cặp bến Quảng Châu (năm 520) dưới thời vua Võ đế nhà Lương. Ở Quảng Châu vài ngày để hội kiến vua Võ đế. Không ưng ý khi bàn về đạo lý, Bồ Đề Đạt Ma bỏ nhà Lương, vượt Trường giang đến nước Ngụy, dừng lại ở chùa Thiếu Lâm tỉnh Hà Nam. Chùa này được xây dựng năm thứ 20 nhà Bắc Ngụy (497). Ở chùa, Bồ Đề Đạt Ma không thuyết pháp mà chỉ ngồi xây mặt vào vách tường im lặng, không nhắm mắt ngủ trong 9 năm liền, nên được người đời gọi là “thầy Bà La Môn ngồi nhìn vách” (Bích quán Bà La Môn). Tương truyền là khi thể theo lời cầu khẩn của các môn đệ ngài không nhìn tường nữa và bắt đầu giảng thiền. Nhưng chỉ đúng 3 ngày sau, năm thứ 2 Đạo Thông nhà Lương (529), ngài viên tịch.

Một truyền thuyết khác lại nói Bồ đề Đạt Ma sinh năm 440, tới Trung Hoa dưới triều đại Lưu Tống (420-479), mất ỏ gần Trường An năm 528. Nếu căn cứ vào truyền thuyết này thì Bồ đề Đạt Ma không thể đợi 60 năm để trở thành sư tổ Thiền Ấn độ rồi mới đi tới Trung Hoa năm 520 được vì khi đó Bồ Đề Đạt Ma đã ít nhất 80 tuổi và nhà Lưu Tống không còn nữa vì đã sụp đổ từ năm 479.

Một khi loại bỏ những điều huyễn hoặc trên thì phải đi tới suy luận là Bồ Đề Đạt Ma chỉ là một nhân vật được gắn vào để thêm hương thêm hoa cho Thiền, và Thiền là một sản phẩm thuần túy Trung Quốc. Vậy ai là người sáng lập ra Thiền ? Huệ Khả (487-593, thọ 106 tuổi!), được coi là sư tổ thứ Hai của Thiền hay Huệ Năng (638-713), sư tổ thứ Sáu? Sau Huệ Khả còn có Tăng Xán (?- 606), Đạo Tín (580-651), Hoằng Nhẫn (601-674), không được ai nói đến ? Lí do nào khiến sau Huệ Năng không còn ai kế nghiệp?

2° Đạo Phật trở lên quá lớn mạnh có thể lấn áp Khổng giáo nên đã bị triệt tiêu dưới thời vua Đường Vũ Tông

Trong thời kỳ Lục Quốc trước khi nhà Tùy (581-618) ra đời, Phật giáo đã rất phổ biến ở Trung Quốc. Nhưng phải nói thời kỳ đầu nhà Đường (618-907) là thời đại hoàng kim của Phật giáo, nhất là dưới triều vua Đường Thái Tông (626-649) khi Trần Huyền Trang được phép đi Ấn Độ thỉnh kinh. Cũng trong thời kỳ này, ngoài đạo Phật nhà vua còn cho phép nhiều đạo khác tới Trung Quốc hoạt động nên ở kinh đô Tràng An có sự hiện diện của các giáo sĩ Bà La Môn, những người theo các đạo ở Tây Á như đạo Do Thái, đạo cổ Ba Tư Zoroastraisme (Bái Hỏa) và đặc biệt là Ki Tô giáo khi các giáo sĩ nestoriens (một giáo phái Ki Tô giáo) từ Ba Tư tới giảng đạo. Có thể vì vậy mà có truyền thuyết Bồ Đề Đạt Ma là người Ba Tư, là giáo sĩ Bà La Môn v.v..

Khi Võ Tắc Thiên (684-705) đoạt ngôi nhà Đường, Phật giáo ủng hộ Võ Hậu nên rất được sủng ái. Có lẽ vì vậy mà khi nhà Đường được tái lập lại, Phật giáo bị triều đình hắt hủi. Nhưng trong lịch sử thế giới, chưa bao giờ có một đạo bị đàn áp mãnh liệt và trong một thời gian ngắn như đạo Phật dưới triều đại vua Đường Vũ Tông (840-846) : 4600 ngôi chùa lớn bị phá bỏ hay biến thành công thự, 40 ngàn chỗ thờ tự và nơi tu hành của mấy trăm ngàn tăng ni bị thiêu hủy hay bị bỏ hoang. Cả thẩy 260 ngàn sư sãi nam nữ bị đuổi khỏi nơi tu hành và bị bắt phải hoàn tục. Có thể suy luận là đạo Phật thời kỳ đầu nhà Đường trước khi bị đàn áp, sinh hoạt không khác gì đạo Phật ở các nước Đông Nam Á trong cách tổ chức các tăng đoàn, các tu viện, trong cách phổ biến kinh kệ, giáo lí Phật giáo, giáo dục con trẻ và trong sự phụ thuộc vào người dân về kinh tế, lương thực hàng ngày (các tăng sĩ đi khất thực như thời đức Phật). Các chùa chiền và các tu viện thời đó tất nhiên phải nằm ở những nơi đô hội đông người tụ tập có nền kinh tế phát triển vì đặt cơ sở trên thương nghiệp chứ không phải nông nghiệp. Giữa tăng ni và người dân có cuộc sống quyện lẫn với nhau nằm ngoài sự kiểm sát của chính quyền khiến ảnh hưởng của đạo Phật – không những về đời sống tinh thần mà còn về tư duy – trên mọi tầng lớp dân chúng mỗi ngày một lớn làm đảo lộn tôn ti trật tự và đạo đức Khổng giáo với những ý niệm sau khi chết con người phải đầu thai kiếp khác tùy theo nghiệp chướng, không thể chấp nhân được với tục thờ cúng tổ tiên. Đó là lí do đạo Phật bị đàn áp chứ không phải vì vua Vũ Tông theo đạo Lão bức hại đạo Phật. Chế độ Trung ương tập quyền có từ đời Tần Thủy Hoàng là một chế độ thế tục và toàn trị không bao giờ chấp nhận bất cứ một quyền lực nào khác mà mình không chi phối được, dù chỉ là quyền hành về tinh thần. Với số lượng gần 300 ngàn tăng ni, bằng 1% dân số tộc Hán thời ấy (chừng khoảng 30 triệu người), những tăng đoàn Phật giáo còn lớn mạnh hơn Giáo hội Công giáo ở Âu châu và Cận đông cùng thời và số người theo đạo Phật chắc cũng chiếm khoảng 95% dân số như ở các nước theo đạo Phật ở Đông Nam Á hiện thời. Giáo hội Công giáo đã chi phối chính trị và tư duy Âu châu hơn một ngàn năm. Nếu không có cuộc đàn áp của vua Đường Vũ Tông, có thể Phật giáo cũng đã trở thành một thứ giáo hội Công giáo ở Trung Quốc .
Lẽ tất nhiên cũng như Khổng giáo Nguyên thủy dưới thời Tần Thủy Hoàng, khi mọi chỗ thờ phụng đã bị phá hết, tăng ni bị đuổi hết, kinh kệ bị đốt hết thì còn đâu những kinh kệ gọi là của Huyền Trang đem từ Ấn Độ về dịch. Chắc chắn là những kinh kệ chữ Hán gọi là của đạo Phật sau này, cũng giống như Tứ thư Ngũ kinh được viết lại dưới triều Hán Vũ Đế, đều đã được viết lại dưới các triều đại Tống, Minh hay trễ hơn nữa.

3° Có rất nhiều điểm tương đồng giữa Thiền và Lão giáo, không những về những ý niệm mà còn về cách hành trì, nên có thể nói sau cuộc đàn áp Phật giáo của vua Đường Vũ Tông Thiền xa rời đạo Phật, mất ý nghĩa của một đạo để trở thành một phần của Tam giáo

Khi nói về Thiền, các nhà Thiền học đều đưa ra bốn tông chỉ của Thiền là:

Bất lập văn tự ( Không viết chữ nghĩa kinh kệ )
Giáo ngoại biệt truyền ( Truyền riêng ngoài đạo)
Trực chỉ nhân tâm ( Đi thẳng vào tâm con người )
Kiến tính thành Phật ( Thấy tính thành Phật )

Bốn tông chỉ này rất ngắn gọn nhưng chứa đựng nhiều hàm ý và rất đối nhau như trong ngôn ngữ Hán nên khó có thể nói là của Bồ Đề Đạt Ma đặt ra. Là người Ấn Độ, cho dù rất thâm hiểu chữ Hán, cũng không thể đặt ra những câu đối nhau chan chát như vậy được.

Nghĩa nôm na của bốn tông chỉ này là:

Thiền không bị ràng buộc vào chữ nghĩa, giáo điều, kinh kệ, Thiền là im lặng, không dùng ngôn ngữ, không viết kinh kệ.
Thiền tự truyền riêng, không dựa vào giáo lý ( Phật).

Người tu Thiền lấy tâm mình làm đường đi tới (Phật).

Qua tâm mình sẽ thấy được Phật tính, tức là thấy Phật và trở thành Phật.

Câu hỏi cần được đặt là những tông chỉ này, ai là người đã đặt ra và trong hoàn cảnh nào?

Như đã nói trên, chắc chắn không phải là Bồ Đề Đạt Ma. Trong cuốn Đốn Ngộ chỉ đạo yếu vị thiền sư trứ danh Mã Tổ Đạo Nhất (709-788) còn coi “Bồ đề” chỉ là một danh từ giả lập.

Nếu Bồ Đề Đạt Ma chỉ là một “danh từ giả lập” không phải là người thật thì người đưa ra bốn tông chỉ phải là một trong những vị sư tổ từ Huệ Khả cho tới Huệ Năng (638-713).

Nhưng nếu Huệ Khả là người đưa ra 4 tông chỉ để sáng lập Thiền thì sao lại có truyền thuyết nói Nam Tuyền Phổ Nguyện (749-836) sinh sau Huệ Khả 262 năm là người đã đặt ra bốn tông chỉ để dung hòa Thiền với Lão giáo và Khổng giáo? Và tại sao Mã tổ Đạo Nhất, sinh sau Huệ Khả 222 năm là thày của Nam Tuyền Phổ Nguyện, người làm ra cuốn “Đốn Ngộ Chỉ đạo yếu” đưa ra thuyết Đốn ngộ, lí thuyết cốt lõi của Thiền, lại không đặt ra 4 Tông chỉ mà phải để cho học trò của mình làm? Làm sao những cốt lõi của Thiền như thuyết Đốn ngộ, Bốn Tông chỉ, lại ra đời trễ ít nhất là 200 năm sau Thiền?

Huệ Năng là sư tổ cuối cùng của Thiền, vậy Thiền của Mã Tổ Đạo Nguyên và của Nam Tuyền Phổ Nguyện là Thiền nào?

Trái lại có thể giải thích vì sao sau Huệ Năng không còn sư tổ nữa:

Để tránh bị đàn áp, các thiền sư kế nghiệp Huệ năng đều phải giấu tên, ẩn mình.

Huệ Năng muốn Thiền theo con đường của Lão giáo để mỗi hành giả được tự do hành trì theo cách của mình, nên sau mình không chỉ định ai kế nghiệp nữa.

Nhưng cũng vì Thiền được in rập trong khuôn của Lão giáo từ những tông chỉ đến cách hành trì nên có thể coi là Thiền của Trung Quốc mỗi ngày một tách xa khỏi Phật giáo:

1° Trong 4 tông chỉ của Thiền, chỉ có tông chỉ thứ 4 là có chữ Phật (với nghĩa Phật tính trong “Kiến tính thành Phật”). Chỉ cần thay “Phật” bằng “Đạo” là có thể coi 4 tông chỉ này là của Lão giáo.

2° Đạo nào cũng phải được truyền qua kinh kệ. Đạo Phật lại là đạo có nhiều kinh kệ nhất. Thiền không thể là một tông phái của đạo Phật vì chỉ truyền miệng không qua kinh kệ ( Giáo ngoại biệt truyền ).

3° Người hành trì Thiền là những cá nhân biệt lập, không sống tập đoàn, sống tản mát ở khắp mọi nơi, luôn luôn di chuyển như các đạo sĩ Lão giáo hay tu tại gia để có thể vẫn tiếp tục thờ cúng cha mẹ cho tròn chữ hiếu theo đúng tôn chỉ của Khổng giáo. Người tu đạo Phật phải xuất gia sống trong một cộng đồng. Tu riêng rẽ biệt lập như vậy không phải là tu Phật.

Những tông chỉ của Thiền chứng tỏ Thiền chỉ là một nền triết học, một lối tu thân, một lối sống tương tự Lão giáo:
Triết lý của Lão giáo (tiếng Hán gọi là Đạo giáo, Giáo lí về Đạo) là triết lý về Đạo. Đạo (viết hoa) không có nghĩa là một đạo mà có nghĩa là Nguồn gốc sinh ra vạn vật như Brahman của Vệ Đà giáo, Trời của các đạo Thiên Chúa. Sống (sinh), Chết (tử) chỉ là những biểu hiện của Đạo. Sinh tử – tử sinh, dính liền với nhau như trong vòng luân hồi của Phật giáo. Nhưng quan niệm của Lão về Sinh tử lại hoàn toàn khác với đạo Phật ở chỗ “Sinh” là điểm tuyệt đối cần phải đi đến : Sinh là Đạo. Sở dĩ những đạo sĩ (Lão giáo) đi tìm thuốc trường sinh là vì con người cũng như vạn vật chỉ là một phần của Đạo (Đạo sinh Một, Một sinh Hai, Hai sinh Ba, Ba sinh vạn vật) nên nhờ thuốc trường sinh sẽ nhập lại với Đạo để trở về với cuộc sống bất tử.
Mục đích Tu của Thiền là đi tìm Phật tính có sẵn trong mỗi con người. Tu Thiền dẫn hành giả đạt được sự thống nhất với Phật tính tức là với cái Tuyệt đối, chứng ngộ được sự đồng nhất của thế giới hiện hữu và Bản tính (cũng là Phật tính) và đạt được Giải thoát, tức là Niết Bàn, nơi an trú vĩnh hằng của Phật tính.

Khó mà không nghĩ là khái niệm Phật tính của Thiền được tạo ra từ khái niệm Đạo của Lão giáo : Phật tính cũng như Đạo, đã nằm sẵn trong mỗi chúng sinh, cũng như trong vạn vật, trong thiên nhiên. Bởi vậy người tu Thiền cũng như các đạo sĩ, thường tránh những chốn phồn hoa đô thị, tìm những nơi xa lánh, những thắng cảnh gần thiên nhiên, để dưỡng tâm tu tập.
Đối với Lão giáo, sống (tu) theo Đạo là làm cho cuộc sống trở thành “tối ưu”. Muốn sống tối ưu phải Vô vi, với nghĩa không phải là không làm gì, mà không làm gì thái quá, phải làm theo tự nhiên để hòa nhập với Tự nhiên (Thiên nhiên). Không làm gì để thỏa lòng ham muốn (tham ái), dù là ham muốn làm việc thiện, ham muốn đạt được Đạo: “Ai không ham muốn (dục) thì kiếm được Đạo. Ai ham muốn thì chỉ thấy được cái nhỏ nhặt”.

Hành giả Thiền cũng có lối sống như vậy: Muốn thoát khỏi luân hồi, đạt Niết Bàn, thì phải quên cả 2, Niết Bàn và luân hồi : Vì khi ham muốn thoát khỏi luân hồi thì sẽ vướng luân hồi . Ham muốn đạt Niết Bàn thì không thấy Niết Bàn nữa.
Các hiền triết Lão giáo cũng là những người cười nhạo văn tự. Một người dân quê mùa, không biết chữ nghĩa, dễ dàng đạt Đạo hơn một nho gia đầy chữ nghĩa hay một thày tu đầy kinh kệ. Tông chỉ “Bất lập văn tự” của Thiền có lẽ được gợi ý từ các nhà hiền hiền triết này.
Nếu những tông chỉ của Thiền gần Lão giáo bao nhiêu thì thuyết Đốn ngộ cũng làm Thiền xa Phật giáo bấy nhiêu:

Theo thuyết Đốn ngộ, bất cứ ai, người hành Thiền cũng như người không hành Thiền, đều có thể chứng ngộ ngay tức khắc qua cái tâm của mình (trực chỉ nhân tâm), Phật tính đã nằm sẵn trong mình và được giác ngộ, giải thoát. Nói theo thiền sư Thích Nhất Hạnh trong cuốn Living Buddha : “Phật ở trong ta, Chúa ở trong ta”.

Chứng ngộ ngay tức khắc không có nghĩa là bất thình lình, như những người Ki Tô giáo được ” Ơn Trên “. Đốn ngộ của Thiền có nghĩa là có thể được giải thoát (đạt Niết Bàn) ngay từ đời sống này (kiếp này) khi qua tâm mình thấy được Phật tính. Thấy Phật tính tức là đã giác ngộ và trở thành Phật (kiến tính thành Phật). Tất nhiên là người đốn ngộ không phải qua nhiều kiếp, không phải qua vòng luân hồi, không phụ thuộc vào cái gọi là Nghiệp.

Theo đúng giáo lý đạo Phật, mọi chúng sinh đều phải qua nhiều kiếp, phải tùy thuộc những nghiệp xấu, tốt, từ kiếp trước đã in dấu vết trong tâm thức người tạo nghiệp, tác động lên sự tái sinh và lưu con người trong vòng luân hồi. Nói tóm lại Phật còn phải trải qua mấy ngàn kiếp mới Ngộ, thì người thường làm sao mà ngộ nhanh chóng được?

Với thuyết Đốn ngộ, Thiền lại càng không thể là một tông phái của Đại thừa được: Theo Đại thừa những vị Bồ Tát trải qua nhiều kiếp đã tựu Phật Quả nhưng nguyện không nhập Niết Bàn, nghĩa là không muốn thành Phật khi mọi chúng sinh chưa giác ngộ. Các vị Bồ Tát vẫn chỉ là những vị Phật tương lai, vẫn luẩn quẩn dưới thế để cứu độ chúng sinh. Suy luận như vậy thì chỉ có đức Phật Thích Ca Mầu Ni là vị Bồ Tát duy nhất đã “bỏ cuộc” để nhập Niết Bàn ! Và làm sao một hành giả Thiền có thể đi đường tắt “kiến tính thành Phật” ngay từ giờ được ? Đạo Phật Nguyên thủy với khái niệm A La Hán – tự ngã có thể nhờ tu hành theo đúng Phật pháp trở thành một vị A La Hán, trở về hòa nhập với Đại Ngã (Bản Ngã, Brahman, Chân Như) – có vẻ gần vớii ý niệm tự giải thoát của Thiền hơn. Thật ra Phật giáo Đại thừa chỉ là Phật giáo Trung Quốc. Quốc tế hiện nay chỉ công nhận Phật giáo Nguyên thủy ( Tiểu thừa ngày trước ) thôi.

Kết luận

Công nghiệp của Tần Thủy Hoàng, không phải đã thống nhất Trung Quốc mà là đã đặt ra thể chế Trung ương Tập quyền toàn trị có một không hai trong lịch sử thế giới. Để áp đặt chế độ Pháp trị chống lại tư tưởng nhân trị của Khổng giáo Nguyên thủy, Tần Thủy Hoàng là người đã phát động cuộc Cách mạng Văn hóa đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc khi ra lệnh đốt hết kinh sách của Khổng Tử. Đường Vũ Tông chỉ là người bắt chước Tần Thủy Hoàng làm cuộc Cách Mạng Văn hóa thứ 2 khi triệt tiêu đạo Phật vì đạo này trở nên quá lớn mạnh có thể áp đảo Khổng giáo, được Hán Vũ Đế cho viết lại để dùng làm công cụ phục vụ thể chế Trung ương Tập quyền vẫn được tiếp tục từ thời Tần Thủy Hoàng. Thiền cũng như các tông phái Đại thừa khác của Trung Quốc được khôi phục lại sau thời Đường Vũ Tông cũng không khác gì Khổng giáo được tái lập lại : lấy một vài ý niệm của đạo Phật đã bị Lão hóa để nhân danh Phật giáo góp phần tạo ra cái gọi là Tam giáo trong đó Khổng giáo vẫn là cốt lõi, Lão giáo, Phật giáo chỉ là những van xì hơi trong cái nồi Khổng giáo. Chỉ cần so sánh với đạo Phật ở các nước Đông Nam Á là đủ thấy Thiền đã làm sai lạc những ý niệm chính truyền của đạo Phật, khiến Phật giáo ở Trung Quốc không còn là một đạo nữa mà trở thành những trường phái triết học Phật giáo chỉ quy tụ được một số người bàn về những khái niệm quá cao xa như Vô thường, Vô ngã, Bồ tát tính, Phật tính… Đạo Phật ( nay gọi là Nguyên thủy ) ở những nước ngoài văn hóa Trung Quốc như Thái Lan, Myanma, Sri Lanka… vẫn còn chịu ảnh hưởng của Ấn độ giáo, dản dị hơn nên tụ tập được 90-95% dân số. Người dân chỉ cần tin tưởng là làm điều tốt ở kiếp này thì kiếp sau tốt hơn và theo đúng giáo lý, nghi lễ thì mau lên được Niết Bàn – được hiểu là chốn Cực lạc – trở về với Phật, với đấng Chân Như (Brahman).

Đó cũng là lí do sự vắng mặt của Thiền ở những nước này. Là sản phẩm thuần túy của Trung Quốc, Thiền chỉ có mặt ở những nước chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc như Nhật Bản, Cao Ly, Việt Nam.

Có cái khác giữa Nhật Bản và Việt Nam là đời nhà Tống, khi người Nhật qua Trung Quốc đem Thiền về, thì biến Thiền thành Zen mang sắc thái hoàn toàn Nhật bản để phục vụ cuộc sống, đưa ra một lối sống, một cách suy tư chứ không như những nhà sư tu thiền (Tàu) ích kỷ, sống xa lánh cuộc đời, chiếm hữu những nơi danh lam thắng cảnh. Nhờ tạo ra một triết lý, một cách tập luyện tinh thần, nên Zen được cả thế giới biết đến cũng như Yoga của Ấn Độ, chứ có ai còn biết Cha’n (thiền Tàu) là gì ngoài võ Thiếu Lâm trên màn bạc?

Còn Hàn quốc thì đạo Phật vẫn không chịu chuyển mình ra khỏi quỹ đạo của Thiền Tàu nên mỗi ngày một yếu thế, bị Kitô giáo lấn át, trở thành thiểu số, chỉ còn hơn 10 triệu người theo.

Việt Nam muốn thoát Trung thì phải thoát khỏi cái Tam giáo của Tàu. Và muốn chấn hưng đạo Phật, thì phải trở laị với đạo Phật Nguyên thủy của các nước Đông Nam Á, chứ không thể cứ tiếp tục đạo Phật Quốc doanh hay đạo Phật kiểu Chùa Bái Đình được.

© Phong Uyên

© Đàn Chim Việt

20 Phản hồi cho “Đạo Thiền của Tàu có phải là đạo Phật Đại thừa không?”

  1. LeQuocTrinh says:

    Bạn BinLaLàng thân mến,

    Cám ơn lòng tốt của bạn BinLaLàng. Phải thú nhận rằng tôi rất đau xót và bức xúc khi bắt đầu phát giác được nhiều chứng từ lịch sử của nhiều nhân vật liên quan đến phong trào Pháp Nạn 1963. Tôi phải mất nhiều năm suy tư tìm tòi đào sâu vào triết lý Nhà Phật chính thống để nhận chân ra được sự thật, nói rằng giác ngộ cũng không ngoa, vì nó giúp tôi minh định được thế đứng vững trong bối cảnh nhiễu nhương và cực kỳ nguy hiểm của đất nước VN hiện nay.

    Tôi đặc biệt cám ơn mạng lưới Internet quảng bá, nhanh chóng giúp tôi có cơ hội đi tìm Chân Lý. Tôi cũng đăc biệt cám ơn nhiều Trang Mạng hải ngoại, báo chí trong nước, nhiều thư viện Phật Giáo VN, và rất nhiều bạn bè không quen biết trong các Diễn Đàn (Phật Giáo và Công Giáo) đã giúp tôi thu thập nhiều chi tiết sống động, thực tiễn.

    Chào thân ái, hẹn gặp lại ngày gần đây.

    Lê Quốc Trinh, Canada
    15/09/2014

  2. Phong Phanh says:

    @ Le Quoc Trinh

    Nghiên cứu của Edward Miller về phong trào Phật giáo năm 1963 là một bài báo 60 trang, được công bố trên một tạp chí nghiên cứu về Châu Á hiện đại, không phải là một cuốn sách.

    Bạn có thể đọc toàn bộ bài viết ở đây:

    http://dartmouth.edu/faculty-directory/edward-miller

    JOURNAL ARTICLE: “Religious Revival and the Politics of Nation Building: Reinterpreting the 1963 ‘Buddhist crisis’ in South Vietnam.” Modern Asian Studies, August 2014. Available on Cambridge Journals Online 2014 at doi:10.1017/S0026749X12000935. (Click here to access this article.)

    Một trong những điểm chính của bài viết: Đức Tổng Giám mục Ngô Đình Thục là người phải chịu trách nhiệm nặng nhất cho cuộc khủng hoảng Phật giáo 63 vì hành vi hung hăng của ông ta tại Miền Trung.

    Khi Phật tử than phiền với Tổng thống Ngô Đình Diệm về các vấn đề tôn giáo của họ vào năm 1962, Bộ Bộ trưởng Bộ Nội vụ của ông ta ám chỉ rằng họ bị Cộng sản giật dây. (Xin lưu ý: Lời cáo buộc Cộng sản giật dây đã được đưa ra ngay trước khi bất cứ điều gì xảy ra!)

    Tuy nhiên, sử gia Edward Miller không chấp nhận lập luận rằng Cộng Sản đã gây ra cuộc khủng hoảng bùng nổ trong năm tới. Theo Miller, sự kiện Tổng thống Diệm đã không đáp ứng khiếu nại của Phật tử chỉ làm cho họ bất mãn hơn.

    Edward Miller viết:

    Much of the trouble in central Vietnam had to do with Ngo Dinh Thuc, the eldest of the Ngo brothers. Thuc was a Catholic prelate who had served as bishop of a Mekong Delta diocese since the 1930s and was widely considered to be the most powerful figure in theVietnamese ecclesiastical hierarchy. In late 1960, the Vatican promoted Thuc to the newly created post of Archbishop of Hue.Unlike the reclusive Can, who preferred to wield power behind the scenes, Thuc like to flaunt his personal authority in ostentatious ways that often raised Buddhist hackles. Since Thuc had been heavily involved in the regime’s efforts to indoctrinate government officials in the intricacies of nhân vi and the Personalist Revolution, some Buddhists worried that his move to Hue signalled the start of a new government-backed effort to impose Christianity on the region. The Buddhists’ fears were reinforced by Thuc’s decision to build a ‘National Marian Center’ at the site of a Catholic shrine in the town of La Vang, located close to the border with North Vietnam. In 1961, the La Vang cathedral became Vietnam’s National Basilica, a designation which underscored Thuc’s declared intent to make the town into a stronghold of Vietnamese Catholicism.

    Buddhist feelings of anger towards Thuc in central Vietnam were compounded by reports that Catholic leaders were carrying out forced conversions in certain provinces. Church statistics showed that the number of communicants in and around the cities of Nha Trang and Qui Nhon rose sharply after 1957; Buddhists claimed that many of these new converts had been coerced by Catholic prelates acting in collusion with local government officials. Buddhist leaders also alleged that settlers living at government-built settlements in remote highland areas had been compelled by Catholic administrators to become at least nominally Christian in order to receive food and other supplies. While the frequency of such episodes is difficult to determine, it is clear that Buddhist leaders considered them a serious threat to the survival of their faith in the region.

    In response to the dangers they perceived, some Buddhists in central Vietnam launched a proselytization campaign of their own and claimed great progress in their efforts to reinvigorate Buddhist practices in the area. Buddhist groups also benefited from a popular backlash against some of the more heavy-handed of the actions taken by Thuc and other Catholic leaders. In 1959, government officials in the central region launched an anti-atheism campaign in which citizens were told that those who did not declare a religious affiliation would be considered communist sympathizers. Catholic leaders hoped that the campaign would encourage people to convert to Christianity, but its main effect was to produce a surge in membership in Buddhist organizations.

    By 1962, the situation in the centre had become so tense that Buddhist leaders decided to appeal directly to Diem for help. In a letter to the president, General Buddhist Association Chairman Thich Tinh Khiet described several cases where Buddhists had been abused by government officials in the central region. The chairman asked for an audience with Diem to present proof of the charges, promising that ‘the president—and the world—will be surprised’ at the scope and scale of the official wrongdoing. Diem declined to meet personally with the Buddhists and instead ordered Bui Van Luong, his interior minister, to investigate the complaints. In his subsequent report to Diem, Luong strove to be even-handed, but also attempted to shift the blame for the Buddhists’ problems away from the government. The minister candidly acknowledged that many of the complaints had indeed been sparked by the clumsy actions of ‘sub-par’ Catholic officials. At the same time, there were agitators within the Buddhist ranks who disliked Catholics; Luong insinuated that at least some of these agitators were communist agents. In his view, there was no evidence that the situation had become the ‘national tragedy’ that Buddhist leaders alleged. Diem’s response to the report has apparently not been preserved, but there is no evidence that he acted on Luong’s recommendations.

    Diem’s failure to respond to the Buddhists’ complaints only exacerbated their resentment. By 1963, Buddhist anger was palpable in many parts of central Vietnam. In Hue, the seat of Thuc’s archdiocese, relations between Buddhist leaders and Catholic officials were particularly fraught. As a stronghold of Buddhist reform sentiment, Hue had long played a leading role in the efforts to promote Buddhist national unity. For many of the bonzes, nuns, and lay Buddhists who lived there, Thuc’s behaviour in the ‘heartland’ of Vietnamese Buddhism posed a challenge that could not be ignored. In part, the Buddhists were worried that Thuc and his Catholic allies were seeking to constrain their religious freedom. But these worries went hand-in-hand with the fear that Thuc’s aggressive Catholicism left no room for Buddhists to participate as Buddhists in the building of Vietnam’s national future. Unlike Diem and Can, both of whom had at least tolerated the Buddhists’ reform agenda, Thuc appeared to have ruled out the possibility of a role for Buddhism in the regime’s nation-building plans. Hue thus became the site of a confrontation that pitted the exponents of a particularly fervent brand of Buddhist nationalism against the most ardently Catholic member of the Ngo family. Given the volatile mix of anger, ambitions, and personalities that existed in Hue in early 1963, it is not surprising that the spark which ignited the Buddhist protest movement was struck there.

    • LeQuocTrinh says:

      @Phong Thanh,

      Cám ơn bài phản hồi của bạn cùng với bài viết của ông học giả Edward Miller (HK) về phong trào Phật Giáo Miền Mam thời kỳ 1963 (NĐ Diệm).

      Sự kiện Phật Giáo Miền Nam có bị CS Miền Bắc giật dây hay không, tôi không thể vắn tắt vài hàng đơn giản để gây ngộ nhận và tranh cãi trong chủ đề này. Tuy nhiên tôi có đầy đủ chứng từ do những nhân vật chính yếu VN thổ lộ trên Internet, qua báo chí trong nước, và lưu lại trong thư viện Phật Giáo, ít nhất bốn (4) nhân vật quan trọng. Phải làm một phân tích tỷ mỷ theo thứ tự thời gian và lý giải vấn đề thật minh bạch mới thấy rõ sự thật. Có ai thử tự đặt vài nghi vấn lớn trọng đại như sau:

      1)- Tại sao cố tổng thống Mỹ J.F.Kennedy lại bị ám sát chết chỉ sau ngày anh em ông NĐ Diệm, NĐ Nhu bị đảo chính một tuần lễ ?

      2)- Tại sao đến giờ này cái chết của Kennedy vẫn chưa được giải mã để công bố trước dư luận Mỹ ?

      3)- Có sự liên hệ nào giữa hai cuộc ám sát (đảo chính) đó ? Tại sao chính quyền Mỹ đã chờ đến năm 1965 mới quyết định can thiệp quân sự trực tiếp vào miền Nam ?

      Bạn Phong Thanh chỉ đọc tài liệu của Mỹ nhưng có bao giờ tự đặt nghi vấn và tự đi tìm hiểu những chứng từ xuất phát tại VN chưa ? Bạn có theo dõi bối cảnh toàn thế giới, từ nội bộ TQ đến khối Đông Âu Liên Sô vào thời điểm đó để hiếu lý do HK quyết định lao đầu vào một cuộc phiêu lưu tốn kém nhân lực và vật lực, để lại vêt nhơ trong lịch sử Mỹ ?

      Tôi sẽ thảo luận thêm với bạn Phong Thanh sau này, tuy nhiên tôi cần biết tên họ thật của bạn và nơi cư trú để tôi biết rõ đối tượng là ai.

      Chào thân ái,

      Lê Quốc Trinh, Canada
      15/09/2014

    • Tien Ngu says:

      Thưa,

      Các anh Giao Điếm cắt dán, mang anh Tây này, anh Tây kia, viết thế này thế khác, để biện minh cho các thày chùa tu mà còn ham vui năm xưa, có…ép phê gì không?
      Nốp! Diễn đàn in tẹc nét, rất ít có em nào…mắt hí, (dĩ nhiên là ngoại trừ các em cò mồi Cộng láo và các em giáo điếm đồng nghiệp khác…)

      Dưới cái gầm trời in tẹc nét, thiên hạ ai cũng biết, Tây nó cũng…điếm trời than. Lúc cần tiền để mua vui, cũng có vài em Tây dễ dàng bán rẻ lương tâm, nói láo theo…vẹm!

      Lịch sử cùng nhân chứng sống đã chứng minh, thời Diệm, các thầy chùa…ngây thơ bị các thầy chùa tu mà còn ham vui giật dây nỗi loan chống Diệm tới bến. Dưới cái cặp mắt hí của chúng, Diệm biến thành….gian ác, tiểu nhân bỉ ổi, chuyên đàn áp Phật giáo để đưa Thiên Chúa giáo lên đời, còn dân ngu thì…ai chết kệ mẹ mày. Mắc cười quá…

      Các thầy chùa tu mà còn…ham vui này do đâu có…cơ sở ( chử VC), giựt dây các thầy chùa ngây thơ và Phật tử nhi đồng cùng vùng lên ta quyết tiêu diet…giặc Diệm xâm lăng Phật giáo?

      Thưa, chúng bị cò mồi VC đưa đò, xúi trẽ ăn c…gà, sau lung bơm tới bến về mọi phương diện…

      Phải công nhận là chúng thành công, dứt dây được Ngô đình Diệm. Nhưng chúng cũng đứt dây luôn cái tự do nhân bản của xã hội VN, mở đường cho Cộng láo tung hoành, người VN ngày càng bị….khốn nạn.

      Và Phật giáo VN từ đó cũng mang tiếng…thúi vì lũ Giao Điểm….

      Thiệt thãm.

  3. Tiểu Đồng says:

    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Phật

    - Chẳng hiểu Thiền – chớ luận bàn về Thiền.
    - Chẳng hiểu Phật pháp – chớ luận bàn Phật pháp.
    - Thiền là nền tảng của đạo Phật. Ngôn ngữ của Thiền vốn chẳng thể dùng tri kiến phàm phu và danh tự trong từ điển để tra khảo hay dẫn chứng.
    - Xin tác giả đừng lẫn lộn giữa Phật pháp và chính trị thuần tuý, bởi Phật pháp vốn chẳng phải chính trị. Làm vậy là người chẳng hiểu đạo Phật và cũng mê mờ về chính trị.
    Vạn pháp do tâm tạo. Tâm mê thì pháp cũng mê. Tâm ngộ pháp chơn thường sáng tỏ.
    Kính
    Tiểu Đồng

    • Tien Ngu says:

      Mô Phật.

      Thí chủ phán rất đúng.
      Cái thế ngồi của ta không gọi là thiền thì gọi là…gì?

      Ta toạ thiền mà…đạt đạo. Thiền từ ta mà có, các anh ba Tàu không nên…láo….

  4. Phong Phanh says:

    @ Lê Quốc Trinh

    Xin giới thiệu với Lê Quốc Trinh cùng độc giả bốn phương một công trình nghiên cứu về chế độ Ngô Đình Diệm và phong trào Phật giáo 1963 của Edward Miller, một sử gia thành thạo tiếng Việt, vừa mới được công bố. Đây là một công trình nghiên cứu rất nghiêm chỉnh và công phu, rất đáng được lưu hành rộng rải trong cộng đồng người Việt…

    Bài nghiên cứu nói trên có thể đọc được tại nơi đây:

    http://dartmouth.edu/faculty-directory/edward-miller

    JOURNAL ARTICLE: “Religious Revival and the Politics of Nation Building: Reinterpreting the 1963 ‘Buddhist crisis’ in South Vietnam.” Modern Asian Studies, August 2014. Available on Cambridge Journals Online 2014 at doi:10.1017/S0026749X12000935. (Click here to access this article.)

    • LeQuocTrinh says:

      Thân chào Phong Thanh,

      Cám ơn Phong Thanh đã giới thiệu một nguồn tài liệu ngoại quốc để tìm hiểu về mối quan hệ giữa chế độ Ngô Đình Diệm và chính phủ Mỹ thời khủng hoảng (1963).

      Tôi đã cố gắng vào website đó nhưng chỉ đọc được một ít chi tiết không mấy quan trọng, nếu Phong Thanh có thể tóm lược và trình bày cuốn sách của Miller lên cho các bạn độc giả đọc thì tốt biết mấy.

      Riêng cá nhân tôi quan sát và phân tích lịch sử Miền Nam thời NĐ Diệm từ 1955 đến 1963 cùng với bối cảnh Miền Bắc CS, tình hình TQ rối loạn và áp lục quân sự của khối CS Liên Sô bên Âu Châu thì tôi phát giác được nhiều chi tiết mới lạ giúp tôi khẳng định bàn tay lông lá của chính quyền CS Hà Nội trong phong trào Pháp Nạn 1963 đưa đến sụp đổ chính thể VNCH và sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ vào Miền Nam (1965).

      Lê Quốc Trinh, Canada
      14-09-2014

      • Bin Lalàng says:

        Thưa Bác LQT,cái chuyện có bàn tay vc khuynh đảo và làm sụp đổ nền đệ nhất CH trong cái gọi là pháp nạn là có thật và lịch sử đã chứng minh,hội đồng bảo an LHQ cũng đã có phúc trình là kg có việc đàn áp tôn giáo. Bác LQT là một phật tử thuần hành chưa hết ngỡ ngàng và có lẽ không dám tin đó là sự thật,tôi thông cảm cho bác nhưng sự thật vẫn là sự thật. Tôi đọc hầu như không sót còm nào của Bác và tôi ngưỡng mộ và qúi mến Bác.Vận mệnh của VNCH,của miền Nam và của nước Vn hình như đã được an bài,nhưng điều quan trọng là cho đến tận bây giờ có nhiều phần tử vì trục lợi,vì bài xích tôn giáo vẫn điên cuồng đánh phá TCG mặc dầu lịch sử đã chứng minh người theo TCG cũng có bao người nằm xuống để bảo vệ sự tư do hoà bình cho miền Nam nói riêng và cho sự toàn vẹn lãnh thổ. Đạo Phật cũng du nhập từ hải ngoại vào Vn và TCG cũng vậy nhưng có những người mang học hàm giáo sư hẳn hoi vẫn giả mù mà tuyên truyền dối trá rằng TCG theo gót chân xâm lược thực dân vào Vn.Thử hỏi ở cuối thế kỷ 14 và cuối thế kỷ 18 là bao nhiêu xa cách và trí nhớ không quá ngắn để có được một học hàm giáo sư ? Vài dòng thưa chuyện với bác LQT,thân chúc ông Bác luôn an mạnh trong bình an của Đức Phật,trong sự quan phòng của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát. Kính

  5. phù sa says:

    Nếu lãnh đạo VN theo đạo thiền thay gì đạo cộng thì bạn nghĩ VN đã ở vị trí nào hôm nay?

  6. LeQuocTrinh says:

    Thân chào các bác Phật tử trong Diễn Đàn,

    Tôi là một Phật tử thuần thành, xuất xứ từ một gia đình mộ Đạo Phật. Mẹ tôi mở nhà in ở SaiGon chuyên ấn tống kinh sách nhà Phật. Tôi thường được giao nhiệm vụ “thầy cò” kiểm tra lỗi trước khi cho lên khuôn. Tôi cũng thường đến chùa, chẳng phải để tụng kinh, mà để “lấy tiền in kinh” cho mẹ tôi. Tôi là một trong những đứa nhỏ xung phong xuống đường đấu tranh thời Pháp Nạn (chính thể VNCH, Ngô Đình Diệm 1963), sau này sang Canada tìm hiểu tài liệu mới biết phong trào bị CS giật dây, tôi sẽ trình bày chi tiết sau này.

    Trở lại đề tài của tác giả Phong Uyên: “Đạo Thiền của Tàu có phải là đạo Phật Đại thừa không?”, tôi xin phép vắn tắt đôi giòng:

    1)- Đạo Phật do thái tử Tất Đạt Đa (Thích Ca Mâu Ni) sáng lập 2500 năm trước vốn không phải là một tôn giáo dựa trên niềm tin, tín ngưỡng (bên ngoài, hay trên cao). Tất cả cuộc đời Đức Phật hy sinh chỉ là vạch ra con đường Trung Đạo nhằm mục tiêu hướng dẫn chúng sinh đến bờ Giác Ngộ, giải trừ phiền não (do từ nguồn gốc Vô Minh). Đạo Phật do Đức Phật Thích Ca giảng truyền 2500 năm trước là một hệ thống triết học siêu việt phù hợp hoàn toàn với khoa học. Những luận đề giáo lý Ngài để lại khÔng nhiều, tập trung gồm những định luật bao gồm vũ trụ quan, nhân sinh quan, đó là: Vô Ngã, Vô Thường, Nhân Quả, Luân Hồi, Thập Nhị Nhân Duyên, Trùng Trùng Duyên Khởi, Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, Tam Lậu Học (Giới, Định, Tuệ), Tam Pháp Ấn (Vạn Pháp Vô Ngã, Chư Hành Vô Thường, Chư Hành là Khổ).

    2)- Bộ môn Thiền Định do Đức Phật truyền lại là phương pháp giúp người tu hành giữ được cái Tâm bình an, khai triển năng lượng để phát triển tư duy đi đến giác ngộ. Thiền Định có hai giai đoạn căn bản:

    a)- Trước tiên là Thiền Chỉ: giúp hành giả tập trung tư tưởng, tránh bị xáo trộn hay trầm uất (buồn ngủ). Đó là giai đoạn khó khăn đầu tiên cho những người lớn tuổi, lăn lộn nhiều trong cuộc sống, tâm tư hay bị xáo trộn khi ngồi yên;

    b)- Sau khi tập trung tư tưởng không suy nghĩ lung tung, thì hành giả bước vào giai đoạn Thiền Quán: có nghĩa là tập trung tư tưởng suy nghĩ, quan sát sự vật, phân tích sự vật, tìm ra nguồn gốc vấn đề và truy ra lời giải, đi đến GIÁC NGỘ;

    3)- Vậy thì tông phái Thiền của Trung Hoa từ đời nhà Đường (Bồ Đề Đạt Ma), hay Thiền đạo của nhà vua Trần Nhân Tông, không đạt đến mục tiêu GIÁC NGỘ bằng tư duy, chỉ vì không thực hành Thiền Quán. Suốt 2500 năm qua đã có nhà sư nào đạt trình độ GIÁC NGỘ gì chưa ? Có luận đề nào mới lạ xuất hiện sau này giúp ích cho chúng sinh thoát khổ và giác ngộ không ?

    4)- Gần như mọi tông phái xuất hiện sau khi Đức Phật Thích Ca ra đi chỉ nhằm con đường mê tín, lấy niềm tin ảo ảnh (thần tượng, tranh vẽ) làm chính, mở chùa, đúc tượng hoành tráng càng ngày càng xa rời mục tiêu GIÁC NGỘ của Đức Phật. Từ Đại Thừa (Bắc Tông) đến Tiểu Thừa (Nam Tông), từ Tịnh Độ tông, đến Thiền Tông sau nữa là Mật Tông (Tây Tạng) tất cả mang hình thức tôn giáo (tôn thờ, tôn vinh và tôn sùng hình ảnh). Hậu quả của tôn giáo là đi từ mê tín đến cuồng tín, xảy ra thánh chiến, giết chóc, tàn sát nhau chỉ vì niềm tin vào ảo ảnh. Điển hình là Phật Giáo Thái Lan, Miến Điện, Cam Bốt, Tích Lan, vv…Phật Giáo Miền Nam VN thời tt Ngô Đình Diệm cũng là một hình ảnh điển hình đưa đến sự đổ vỡ của một chính thể dân chủ tự do mới phôi thai.

    Lê Quốc Trinh, Canada
    13-09-2014

    • Choi Song Djong says:

      “Tôi là một trong những đứa nhỏ xung phong xuống đường đấu tranh thời Pháp Nạn (chính thể VNCH, Ngô Đình Diệm 1963), sau này sang Canada tìm hiểu tài liệu mới biết phong trào bị CS giật dây, tôi sẽ trình bày chi tiết sau này.” . hết trích

      Vậy xin bác LQT dạy dỗ Chưng Sơn và nguyễn Trung Thực trở thành người lương thiện ăn nói lễ độ, hữu ích cho xã hội. Cám ơn

    • Phong Phanh says:

      Xin giới thiệu với Lê Quốc Trinh cùng độc giả bốn phương một công trình nghiên cứu về chế độ Ngô Đình Diệm và phong trào Phật giáo 1963 của Edward Miller,một sử gia thành thạo tiếng Việt, vừa mới được công bố.. Đây là một công trình nghiên cứu rất nghiêm chỉnh và công phu, rất đáng được lưu hành rộng rải trong cộng đồng người Việt…

      EDWARD MILLER, “Religious Revival and the Politics of Nation
      Building: Reinterpreting the 1963 ‘Buddhist crisis’ in South Vietnam”…

      http://journals.cambridge.org/download.php?file=%2F9995_055696E21902A38A93474F9603B2C6C3_journals__ASS_S0026749X12000935a.pdf&cover=Y&code=144cbe050517f47aad870197ef071dd8

  7. nguyen says:

    phong uyen nen doc bai nay

    08:35:am 24/05/13 | Tác giả: Nhất Hướng
    Chuyển thể (trường sanh bất tử)

    Con ve ve đang chuyển thể (lột Xác)
    Con ve ve đang chuyển thể (lột Xác)
    “Tranformation” dịch ra tiếng Việt là Chuyển Thể, là tên những cuốn phim loại khoa học giả tưởng diễn tả những người máy trong tích tắc Chuyển Thể thành những chiếc máy bay hay xe hơi để bay chạy cho nhanh. Trong cuốn truyện Tề Thiên Đại Thánh, cũng có viết nhiều lúc Tôn Ngộ Không truy nả yêu quái. Quá quýnh yêu quái bèn biến (Chuyển Thể) thành sâu bọ để trốn núp. Sự Chuyển Thể trong phim và truyện có được là nhờ các đạo diễn và nhà văn nhìn vào sự Chuyển Thể trong thế giới tự nhiên mà bắt chước để trước tác.
    Trong thế giới tự nhiên, con nòng nọc sống dưới nước đứt đuôi lên bờ thành con ếch là Chuyển Thể. Con chuồn chuồn, con bươm bướm, con ve ve là những con vật được Chuyển Thể từ những con khác loài, chúng chun ra từ hình hài cũ đã cứng lại như hóa đá. Sự Chuyển Thể không chỉ x ảy ra riêng trong sinh vật mà còn lan ra những loại khác như nước, ở nhiệt độ thấp Chuyển Thể qua tuyết hay băng, sữa thành bơ cũng có thể gọi là Chuyển Thể v.v…
    Trong thế giới tự nhiên còn có nhiều trường hợp Chuyển Thể khác, chỉ có nghe như huyền thoại, như cá gáy hóa rồng, chỉ có biết mà không thể thấy, như Con Người sau khi chết Chuyển Thể qua Phản Con Người. Các tôn giáo gọi Phản Con Người là linh hồn, pháp thân, kim đan, xích tử, bản thể v.v.. và thêu dệt vạn điều như Phản Con Người bị xuống địa ngục, được lên thiên đường, sống Trường Sanh Bất Tử trong Phản Thế Giới v.v…vì không thể thấy và xác nhận được sự tồn tại của Phản Con Người nên cũng không thể biết được những điều thêu dệt liên quan và sự Chuyển Thể ở con người có hay không có.
    Nhục thân của 2 vị đại sư Vũ khắc Trường (bên trái) và Vũ Khắc Minh ở chùa Đậu
    Nhục thân của 2 vị đại sư Vũ khắc Trường (bên trái) và Vũ Khắc Minh ở chùa Đậu
    Khoa học Phương Tây đã tìm ra được Phản Hạt (Phản Vật Chất), đã biết được rằng mỗi Hạt đều có Phản Hạt đi theo và Hạt mang lực thế nào thì Phản Hạt cũng mang lực thế ấy. Họ còn xác nhận được một Phản Thế Giới hay một nửa vụ trụ đầy bí mật nằm trước mắt chúng ta nhưng khác thời gian (chiều thứ tư) trong đó có những loại năng lượng và vật chất (năng lượng tối – vật chất tối) khác với năng lượng và vật chất trong thế giới chúng ta nhưng khoa học Phương Tây không thể giải thích được tại sao những nhục thân của các vị đại sư Vũ Khắc Trường, Vũ Khắc Minh tại chùa Đậu, Hà Tây nhục thân của vị đại sư Như Trí tại chùa Tiêu Sơn, Bắc Ninh v.v…tồn tại gần 300 năm mà vẫn bất hoại. Gần đây cũng có hình ảnh 2 nhục thân bất hoại của 2 vị đại sư khác ở Thái Lan và Nga và hình ảnh những nhục thân bất hoại của các vị thánh của Thiên Chúa Giáo được truyền đi trên mạng. Phải chăng sự Chuyển Thể có thể có xảy ra ở con người như người xưa đã nói đến (?).
    Những nhục thân bất hoại kia cũng giống như hình hài hóa đá của con chuồn chuồn, con bươm bướm, con ve ve khi chúng đã Chuyển Thể. Vì Hạt mang lực thế nào thì Phản Hạt mang lực thế ấy nên Hạt phải bất diệt thì Phản Hạt mới bất diệt. Các nhục thân của các vị đại sư bất hoại nên Phản Con Người của các vị đại sư cũng bất hoại như thế có thể Phản Con Người của các vị đại sư cũng bất hoại và tồn tại đâu đó trong Phản Thế Giới. Phải chăng chuyện Trường Sanh Bất Tử của Phản Con Người là chuyện có thật (?).
    Người đề cập đến chuyện sự Chuyển Thể của Con Người thành Phản Con Người để sống Trường Sanh Bất Tử trong Phản Thế Giới sớm nhất và khoa học nhất là Lão Tử. Theo truyền thuyết ngài đã sống trên 200 tuổi và đã để lại cho hậu thế một cuốn sách gồm 81 chương, chương ngắn nhất vỏn vẹn chỉ 21 chữ, chương dài nhất khoảng 150 chữ, toàn bộ cuốn sách đếm được trên 5000 chữ, nếu viết ra chỉ khoảng 15 trang giấy học trò.
    Từ 5000 chữ này, Lão Tử đã được người đời sau tôn lên làm giáo chủ của Đạo Giáo, một tôn giáo ngang hàng với Phật Giáo và Khổng Giáo, được dịch ra nhiều thứ tiếng và mỗi thứ tiếng lại có hàng trăm bảng dịch và giải thích từ ý đến nghĩa từng chữ từng câu khác nhau và bị các đệ tử chuyển nội dung sách ra thành 96 thứ ngoại đạo 3600 bàng môn mà ai cũng tự nhận mình hiểu đúng Lão Tử là chính tông hay chính đạo.
    Bài viết này nhắm mục đích trình bày tổng quát những hiểu biết chủ quan có giới hạn của người viết trong tinh thần khoa học về phương pháp Luyện Đan, là phương pháp luyện tập để Chuyển Thể, mà các vị kỳ nhân dị sĩ nổi danh như Mã Ngọc, Lữ Động Tân, Trần Đoàn v.v… đều cho rằng phát xuất từ Lão Tử và họ đã nâng phương pháp này thành một bộ môn có nhiều nét khoa học gọi là Đan Học và một vài ý nghĩ liên quan đến những danh từ giữa Đạo Giáo và khoa học hiện đại.
    Đan Học xuất hiện từ đời Tấn, khởi xướng có Bá Dương đến đời Tống có Tử Dương, về sau có Hải Quỳnh, Tử Quỳnh, Huỳnh Phòng …bổ túc với sự tham gia bởi nhiều học giả khác như Lưu Nhất Minh, Doãn Chân Nhân, Thiệu Khang Tiết v.v…nhưng thuở đó nền Khoa Học Phương Tây chưa hình thành chưa xác nhận sự hiện hữu của Phản Thế Giới nên cách giải thích của họ có nhiều điểm mơ hồ và khó hiểu.
    Đan Học có quan niệm : khi con người giao cấu đã có một điểm linh quang (Phản Hạt) đến từ Thái Hư (Phản Thế Giới) gieo vào bào thai của mẹ. gọi là Nguyên Thần, từ đó sinh ra Khí, rồi Khí hóa Hình (hình hài, cơ thể). (Chương 1ĐĐK : … Vô, danh thiên địa chi thủy. Hữu, danh vạn vật chi mẫu… Không, là gọi cái bản thủy của trời đất. Có, là gọi mẹ sinh ra muôn loài). Ý nói vạn vật nguyên thủy sinh ra từ Vô mà theo sự hiểu biết của chúng ta hiện nay là Phản Thế Giới.
    Đan còn được gọi là Kim Đan hay Anh Nhi, Xích Tử, Pháp Thân… là Phản Con Người hay Linh Hồn.
    Đan có 3 phần : Tinh + Khí + Thần.
    Phần một; Tinh : là Kim Đan Hay Anh Nhi, Xích Tử nhưng còn rất non yếu
    Phần hai; Khí : còn gọi là Hống, hay Thiên Đạo, Thiên Tâm, Thái Huyền v.v…là một điểm sáng yểu yểu minh minh (Phản Vật Chất) còn gọi là khí Tiên Thiên đến từ Phản Thế Giới.
    Phần ba; Thần : là Nguyên Thần, còn gọi là Diên, là Hoàng Nha, Huyền Châu v.v…là nhất điểm linh quang (Phản Vật Chất) , nằm sẳn trong con người khi mới sinh ra, là viên ngọc trong mỗi con người.
    Vị trí để luyện là huyệt Đan Điền, nơi có Diên, có thể ở dưới rốn nhưng không thể định vị chính xác chỗ nào trong con người, còn gọi là Huyền Tẫn Chi Môn, Nguyên Thủy Tổ Khí, Thiên Điạ Linh Căn v.v… (trên 50 tên khác nhau).
    Thời Gian Luyện là bất cứ lúc nào nhưng tốt nhất là lúc Âm Dương giao cảm ( Âm sinh Dương sinh ), động tĩnh chuyển dịch (động sinh tĩnh sinh), thí dụ ngày mồng 3 là ngày mặt trăng vừa loé sáng nhờ mặt trời bắt đầu chiếu vào (Dương sinh). Thí dụ ngày đông chí là ngày mặt trời bắt đầu đi lên hướng bắc (Dương sinh). Gìờ Hợi qua Tý là giờ mặt trời chuyển vào nằm hướng chính bắc thông với huyệt Vĩ Lư trong con người (Dương sinh) , là giờ tiểu vũ trụ (con người) thông thương với đại vũ trụ. Giờ luyện còn in hình trên nền trời khi chuôi sao bắc đẩu chỉ cung tý.
    Cách Luyện : Người luyện phải ở trong trạng thái cực tĩnh, vô niệm ngoại bất xâm nội bất xuất, vì khi tĩnh lên đến cực điểm thì động manh nha (động sinh). Lúc động manh nha là lúc Hống xuất hiện bằng một đốm sáng yểu yểu minh minh người luyện bèn hít thật mạnh đưa đốm sáng ấy vào huyệt Đan Điền hay còn gọi là ăn trộm khí Hư Vô hay khí Tiên Thiên của trời đất, là trộm Âm Dương Tạo Hóa Chi Quyền, để bồi dưỡng Con Người và Phản Con Người. Cách Luyện này gọi là Tính Mệnh Song Tu hay Nội Ngoại Song Tu, giải thích theo khoa học dùng Phản Vật Chất bên ngoài (Hống) hổ trợ Phản Vật Chất có sẳn bên trong (Diên) để bồi bổ cho Con Người và Phản Con Người.
    Tại sao phải làm vậy ? vì con người được sanh ra do có sự can thiệp của Phản Vật Chất (Diên), đó là viên ngọc vô hình trong mỗi con người, là Nguyên Thần của Con Người. Cần phải trau luyện, bồi đưởng, nuôi nấng bằng cách đưa thêm những Phản Vật Chất khác (Hống) vào để cùng với Diên giúp cho Tinh (Phản Con Người) còn non yếu lớn lên cứng lại để có ngày chun ra khỏi cái vỏ (con người) sống Trường Sanh Bất Tử trong Phản Thế Giới.
    Giải thích phương pháp luyện đan như trên là giải thích một cách đơn giản, không thể đi vào chi tiết bằng một bài viết ngắn và tạm cho là cách giải thích có khoa học nhưng không thể chứng minh được vì không ai có thể nhìn thấy hay rờ mó được Phản Hạt hoặc Phản Con Người. Người luyện đơn đạt được những tiến bộ thì chỉ tự riêng mình biết và nếu thấy được đốm sáng yểu yểu minh minh kia (Hống) mà nói ra sẽ bị người khác cười và hơn 2000 năm trước Lão Tử đã viết ỡ chương 41 (C 41 ĐĐK : … Hạ sĩ văn đạo, đại tiếu chi, Bất tiếu, bất túc dĩ vi dạo …Người tối tăm nghe Đạo thì cười rộ, nếu không cười thì Đạo đâu có phải là Đạo).
    Phản Vật Chất được khoa học Phương Tây xác nhận sau năm 1930 bởi 3 nhà khoa học Paul Maurice, Victor Hess, Carl Anderson nhờ quan sát những tia gamma rays đến từ những vụ nổ của các sao mới (Nova) ở xa xôi trong vũ trụ va vào bên ngoài bầu khí quyển. Từ đó các khoa học gia Phương Tây cứ nghĩ rằng Phản Vật Chất chỉ xuất hiện ở những thiên hà xa xôi nhưng những phát hiện mới nhất bởi những bức ảnh của viễn vọng kính Hubble cho biết Phản Vật Chất hay Phản Thế Giới đang bao trùm cả Ngân Hà và đến nay có thuyết cho rằng khởi đầu vụ nổ Big Bang vào 15 tỷ năm trước Phản Vật Chất và Vật Chất có một định lượng tương đương tụ lại tại Điểm Kỳ Dị rồi bùng nổ ra… (About 15 billion years ago, matter and antimatter were created in gigantic Big Bang in equal amounts, at least according today’s best theory …. ). Đến năm 2004, các khoa học gia Phương Tây mới xác nhận sự hiện hữu của Phản Thế Giới (thế giới vô vi), một thế giới bí mật với lượng Phản Vật Chất nhiều gấp năm lần vật chất đang có trong thế giới chúng ta mà các tôn giáo đã đề cập vào hàng ngàn năm trước.
    Trong cuốn sách 5000 chữ do Lão Tử để lại cho hậu thế có khoảng gần 70 chữ Đạo và 2 lần gọi Đạo Là Một Vật và ngài đã định nghĩa chữ Đạo như sau : (C 25 ĐĐK : Hữu vật hỗn độn thành, tiên thiên địa sinh ….Có một vật hỗn độn mà hình thành trước trời đất, nó yên lặng (vô thanh) trống không (vô hình) đứng một mình mà không thay đổi (vĩnh viễn, bất biến), vận hành khắp vũ trụ mà không ngừng, có thể coi nó là mẹ trong thiên hạ. ta không biết nó tên gì, tạm đặt tên nó là Đạo, miễn cưởng gọi nó là lớn vô cùng ….(*.) . ngài nói rằng Đạo là một vật chất (hữu vật) vô thanh vô hình, phải chăng ngài đã nhìn thấy được Phản Vật Chất từ 2500 năm trước đang vận hành khắp vũ trụ nhưng không biết là thứ gì nên tạm gọi là Đạo (?).
    Ngài cho rằng nguồn gốc của vạn vật được sinh ra từ Phản Thế Giới, thứ vật chất đi từ Phản Thế Giới đến thế giới chúng ta để tạo ra muôn vật là Phản Vật Chất (Đạo) và sợ người đời sau không hiểu nghĩa chữ Đạo nên ngài lập lại trong nhiều chương khác như là ở ( C21 ĐĐK : …Đạo vi chi vật …. Đạo là cái gì (một vật ) chỉ mập mờ, thấp thoáng. Thấp thoáng mập mờ mà bên trong có hình tượng. mập mờ thấp thoáng mà bên trong có vật. Nó thâm hiểm tối tăm mà bên trong có tinh túy. Tinh túy đó rất xác thực đáng tin. Từ xưa đến nay đạo tồn tại hoài, nó sáng tạo ra vạn vật. Chúng ta do đâu mà biết được bản nguyên của vạn vật. Do cái đó (Đạo)).
    ( C 4 ĐĐK : Đạo xung, nhi dụng chi hoặc bất doanh, uyên hề tự vạn vật chi tôn …. Đạo bản thể thì hư không mà tác dụng thì cơ hồ vô cùng, nó uyên áo mà tựa như làm chủ tể vạn vật ….).
    Và Ngài đã diễn tả chữ Đạo như là một Phản Vật Chất rõ ràng nhất là ở (C 14 ĐĐK : Thị chi bất kiến danh viết di … Nhìn không thấy gọi là di, nghe không có tiếng động gọi là hi, nắm không được gọi là vi. Ba cái đó (di, hi, vi tức là vô sắc vô thanh, vô hình) truy cứu đến cùng cũng không biết gì được, chỉ thấy trộn lộn làm một thôi. Ở trên không sáng, ở dưới không tối, thâm viễn bất tuyệt, không thể gọi tên, nó lại trở về cõi vô vật (Phản Thế Giới ?), cho nên bảo cái trạng không có hình trạng, cái tượng không có vật thể. Nó thấp thoáng, mập mờ. Đón nó thì không thấy đầu, theo nó thì không thấy đuôi.
    Ai giữ được cái Đạo (Phản Vật Chất ?) từ xưa vẫn có thì có thể khống chế được mọi sự vật ngày nay. Biết được cái nguyên thủy tức là tứ là nắm được giềng mối của Đạo)).
    Nếu những lời diễn tả trên của Lão Tử không làm cho chúng ta hiểu được nghĩa chữ Đạo là Phản Vật Chất thì chúng ta nên tìm một loại Vật Chất khác để thay thế chứ đừng có chuyển nghĩa chữ Đạo qua những nghĩa cao xa vì Lão Tử chỉ trọng đức tính chất phác thì ngài không bao giờ dùng lời bóng bẩy để chỉ nghĩa chữ Đạo. Nếu chúng ta hiểu chữ Đạo trong cuốn Đạo Đức Kinh theo nghĩa là Phản Vật Chất, là một loại vật chất mà khoa học Phương Tây đã xác nhận đang vận hành một cách to lớn khắp vũ trụ nhưng chính họ cũng giống như Lão Tử không biết nó là cái thứ gì, gọi nó với cái tên gì và không làm sao diễn tả nó giống cái gì trong thế giới chúng ta. Khoa học Phương Tây còn biết được Hạt luôn có Phản Hạt đi theo thì chuyện Phản Hạt là nguyên thủy sinh ra vạn vật như Lão Tử nói là có thể đúng, thì chúng ta cũng nên hiểu những lời Lão Tử viết ra là những lời của một nhà khoa học có thần nhãn nhìn qua được ½ vũ trụ bí mật đang nằm trước con mắt chúng ta vào hơn 2500 năm trước và ngài đã diễn tả lại một cách rất chất phác trung trực không thêm thắc tưởng tượng màu mè.
    Nếu chúng ta hiểu danh từ Đạo là Phản Vật Chất thì những danh từ khác trong Đạo Giáo như Vô, Thái Hư nên hiểu là Phản Thế Giới và Anh Nhi, Xích Tử cũng nên hiểu là Phản Con Người. Những thứ mà nền khoa học hiện đại đang xác nhận hiện hữu, đang mở ra những nghiên cứu tại phòng thí nghiệm to lớn CERN tại Châu Âu. Thì phương pháp luyện đan của Đan Học cũng giống như những phương pháp chế luyện khác của nền khoa học hiện đại và chúng ta có thể chia nó ra làm 2 phần : Phần trong thế giới chúng ta gọi là Phần Hữu vì có thể dùng văn tự để diễn tả và chứng minh nhưng qua Phần Vô (Phản Thế Giới) thì đành chào thua vì chúng ta không thể dùng những gì của Hữu để nói đến Vô mà tin rằng đúng được.
    Phương pháp luyện đan nói cho cùng chỉ là một phương pháp nuôi ăn hay bồi dưỡng rất đặc biệt bằng cách dùng Phần Hữu (Con Người) hấp thụ đồ ăn từ Phần Vô (Phản Vật Chất) để bồi dưỡng, nuôi lớn Phần Hữu (Con Người) và cả Phần Vô (Phản Con Người) trong con người. Cũng vì Phần Vô này chưa được nền khoa học hiện đại xác nhận trước đây nên nó trở thành mãnh đất màu mè cho con người diễn đạt mông lung vì ai cũng có thể cho rằng mình nói đúng và ai cũng có thể cho rằng người khác nói không đúng nên từ đó con người đã gây nên những cuộc chiến tranh tôn giáo xương chất thành núi.
    Tinh hoa của phương pháp luyện đơn làm cho Anh Nhi (Phản Con Người) lớn lên cứng lại để có thể chun ra khỏi cái võ Con Người thoát ly khổ ải sống Trường Sanh Bất Tử trong Phản Thế Giới. Những bậc vĩ nhân đi theo con đường Đan Học luôn luôn tôn Lão Tử là ông tổ của ngành Đan Học vì cách luyện Đan và sau khi thành công thi Anh Nhi (Đan) rời Con Người để được sống Trường Sanh Bất Tử trong Phản Thế Giới đã được Lão Tử trình bày miên man trong nhiều chương của Đạo Đức Kinh (chương 5, 6, 7, 16 v.v…)
    Lão Tử đi vào nền văn hóa Việt Nam bằng nhiều bản dịch của nhiều tác giả nhưng trong tay tôi chỉ có 2 cuốn sách : Lão Tử Đạo Đức Kinh của tác giả Nguyễn Hiến Lê do nhà xuất bản Văn Hoá in và Lão Tử Tinh Hoa của tác giả Thu Giang Nguyễn Duy Cần do nhà xuất bản Xuân Thu in. Hai cuốn sách này được biên soạn công phu nhưng rất tiếc cả 2 tác giả đều không phải là người của Đạo Giáo và không biết chút gì về phương pháp luyện đan nên đã dịch và diễn đạt nghĩa nhiều chữ nhiều câu trong các chương nói về Đạo theo ý mình vào theo sự hiểu biết của những nhà Nho.
    Tôi xin trích cách dịch và diễn đạt chương 6 ĐĐK của tác giả Nguyễn Hiến Lê để chứng minh.
    (C 6 ĐĐK : Cốc thần bất tử, thi vị huyền tẫn, huyền tẫn chi môn, thi vị thiên địa căn. Miên miên nhược tồn, dụng chi bất cần,
    Hang thần bất tử, gọi là Huyền Tẫn (mẹ nhiệm mầu), cửa Huyền Tẫn là gốc trời đất. Dằng dặt mà như bất tuyệt, tạo thành mọi vật mà không kiệt (không biết mệt)
    Vì có hai chữ Cốc Thần nên có người cho rằng đây là một thần thoại nào đó như trong bộ Sơn Hải Kinh. Vì hai chữ đó và hai chữ Huyền Tẫn nên có nhà lại bảo chương này có tính cách bí giáo (ésotérique) và các Đạo Gia đời sau (Hán, Lục Triều ) hiểu theo một nghĩa riêng để đi tìm phương pháp trường sinh.
    Về triết lý không nghĩa gì bí hiểm. Thần hang tương trưng cho Đạo, thể của nó là hư vô nên gọi là hang, dụng nó là vô cùng nên gọi là thần. Vô sinh hữu, hữu sinh vạn vật, nên gọi là mẹ nhiệm mầu. Nó sinh sinh hóa hóa, nó “động nhi dũ xuất” (chương 5) cho nên bảo là không kiệt.
    Bài đầu bộ Liệt Tử chép lại chương này Hoàng Đế. Không tin được. Hoàng Đế là một nhân vật huyền thoại ), ngưng trích.
    Theo sự hiểu biết của tôi : Chữ Cốc Thần là một Hán Tự được ghép lại từ 2 chữ Thiên Cốc (đỉnh đầu) và Nguyên Thần (Diên, Phản Hạt, viên ngọc có sẳn trong con người).
    Theo phương pháp luyện đan thì đỉnh đầu có 9 cung, cung nằm giữa gọi là Thiên Cốc (còn gọi Nê Hoàn Cung, có đến trên 50 tên khác nhau), khi ta dùng phương pháp Tiến Dương Hỏa, điều khiển hơi thở đưa Nguyên Thần (Diên) lên được Thiên Cốc thì Khí (Hống) và Tinh sẽ đi theo, các huyệt đạo trên đầu khai mở thì chuyện Trường Sanh Bất Tử đã nắm được trong tay.
    Vậy 4 chữ Cốc Thần bất Tử có thể hiểu như sau : Lúc nào Nguyên Thần lên được Thiên Cốc là được bất tử.
    Huyền tẫn Chi Môn : Huyền là Dương chủ động, Tẫn là Âm chủ tĩnh, là cửa sanh Âm sanh Dương, là căn cơ của trời đất, là tên chỉ huyệt đan điền. Nơi có Phản Vật Chất (Diên) cư ngụ. Theo Đan Học thì huyệt đan điền nằm đưới rốn nhưng không thể định vị được (họ viết : nó không ở gần rốn, không ở gần thận, không gần bàng quan v.v…..) chúng ta có thể hiểu huyệt đan điền ở vào vị trí Phản Không Gian vì nó chứa Phản Vật Chất (Diên, Nguyên Thần) nên ở trong con người mà không có trong xương thịt con người, là nơi tạo ra mọi vật mà không kiệt.
    Khoa học Phương Tây đang nghi ngờ Lỗ Đen (Black Hole) và Sao Mới (Nova) là những cánh cửa đưa vật chất qua về giữa hai mặt vũ trụ, họ còn nghi ngờ Lỗ Đen và Sao Mới là thủ phạm xuất hiện trong trái đất làm hút mất tàu bè trong vùng Tam Giác Quỉ và nhiều nơi khác cũng như tạo ra những hình thù kỳ lạ trên các đám lúa nhiều nhất ở nước Anh. Những điều trên Lão Tử không thể biết nhưng ngài lại biết được có 2 cánh cửa đi qua về giữa hai mặt không gian khác nhau trong tiểu vũ trụ (con người) là đỉnh đầu (Thiên Cốc) và huyệt đan điền (Huyền Tẫn Chi Môn) và ông đã trình bày nó ở chương 6. Như vậy chương 6 nên dịch đơn giản như vầy : Lúc nào Nguyên Thần lên được Thiên Cốc thì chuyện trường sanh bất tử nắm được trong tay. Thật là mẹ nhiệm mầu. Huyệt Đan Điền là gốc của trời đất, mãi mãi tồn tại, tạo ra muôn vật mà không biết mệt.
    Tóm lại, khuyết điểm của 2 tác giả là trước khi ra tay dịch Đạo Đức Kinh là đã không đi vào Đạo Giáo, không đọc những sách của Đan Kinh như Tham Đồng Khế, Tính Mệnh Khuê Chỉ, Huỳnh Đình Kinh v.v… nên không nắm được nghĩa nhiều danh từ chuyên môn của một khoa học kỳ bí như Đan Học để rồi dịch sai nghĩa nhiều chữ nhiều câu như chữ Anh Nhi, Thân Nhi, Phục Mệnh, Xích Tử, Thủ Trung, Tỏa kỳ nhuệ….Ngoại kỳ thân nhi thân tồn …v.v…Không hiểu nghĩa những danh từ chuyên môn nên dịch sai nghĩa chữ và nghĩa câu và dùng sự hiểu biết của mình để diễn đạt theo ý mình những tinh hoa của một vấn đề mà mình không nắm được là làm phiền đám hậu sinh là đưa những người muốn tìm hiểu Lão Tử vào con đường lạc lối. Hai cuốn sách này cần có sự tham gia bởi các học giả uyên bác về Đan Kinh ngày nay để hiệu đính lại trước khi tái bản giúp cho chúng ta có cái nhìn về lão Tử đúng đắn hơn.
    Đan Học có quá trình phát triển qua nghìn năm, có nhiều học giả tham gia nên chỉ một vật mà lại được gọi bằng hàng chục tên khác nhau. Nó có ảnh hưởng đến tất cả mọi người và có thể đưa niềm tin tôn giáo vào con đường của khoa học nên cần phải tìm hiểu nó trước khi muốn dịch hay viết về tinh hoa của ông tổ nó là Lão Tử, tức là muốn lên cao phải bắt đầu đi từ thấp chứ không thể muốn trình bày là có thể trình bày ngay được hay trình bày để tiêu cho hết 24 giờ một ngày ( trang 49- ĐĐK-Nguyễn Hiến Lê).
    Tinh hoa của Đan Học cũng như Đạo Đức Kinh là Anh Nhi hay Xích Tử thoát ly khổ ải sống Trường Sanh Bất Tử trong Thái Hư thi hai vị dịch và diễn đạt từ Anh Nhi là đứa trẻ sơ sinh trong thế giới hiện tại. Người được Đạo, giống như cái đức của đứa trẻ sơ sinh …. Chữ “ Xích Tử” đây ám chỉ cái tâm trạng của đứa trẻ sơ sinh, không dục vọng, bình thản đối với ngoại vật, nên ngoại vật không động được tâm và làm thương tích …. (trang 178 – C10 ĐĐK – nguyễn Hiến Lê – trang 57- Lão Tử Tinh Hoa-Thu Giang Nguyễn Duy Cần)
    Vào một ngày rất gần khi các khoa học gia Phương Tây sẽ tìm ra phương cách nhìn được vào Phản Thế Giới, họ sẽ trả lời rất nhiều câu hỏi của con người trong hơn ngàn năm nay về vũ trụ bí mật kia và Con Người có Chuyển Thể thành Phản Con Người đề sống Trường Sanh Bất Tử trong Phản Thế Giới hay không như lời Lão Tử đả nói vào 2500 năm trước. Nếu phương pháp luyện đan và lời Lão Tử được chứng minh là đúng thì đường lên thiên thai sẽ thênh thang vì cửa trời đang rộng mở. Chỉ có Lão Tử mới đủ tư cách làm cho con người bớt cuồng tín bớt thù ghét nhau vì khác niềm tin tôn giáo, thế giới nhờ đó mà bớt chiến tranh và bình yên hơn. Người nhiều mơ mộng muốn vào Phản Thế Giới để “vui chơi” cho biết thì ngay từ bây giờ cũng nên nghe lời Lão Tử khuyên “C 5ĐĐK : đa ngôn số cùng, bất như thủ trung (**) – Càng nói nhiều càng vô cùng, không bằng giữ huyệt đan điền”. Lời khuyên này rất có giá trị trong thời mạt pháp hiện nay, chúng ta không nên nhập Đạo bằng cách nghe lời của những kẻ khác mà nhập Đạo bằng cách thực hành tập luyện khí công cho huyệt đan điền có điện đề có thể giao cảm cùng điện vũ trụ rồi từ đó có ý muốn trông Đạo mới có thể nhìn thấy Đạo (Hống – Phản Vật Chất).
    Tôi xin giới thiệu 1 cách tập khí công hay của đạo sĩ Lý Thanh Vân (đã sống đến 239 tuổi, chết 1930 ) ở trang 31 sách Khí Công Toàn Thư và cũng gởi lời cám ơn bác sĩ Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ đã bỏ công lao dịch những bộ sách của Đan Kinh giúp cho nền văn hóa Việt Nam thêm màu mỡ và giúp cho tôi hiểu được câu nói người xưa “Kinh thư vạn cuốn không bằng Hống Diên”. Mà Hống chính là Diên và Diên cũng là Đạo, là Phản Vật Chất mà các nhà khoa học Phương Tây đã xác nhận đang nằm trước mắt chúng ta, đang bao trùm cả ngân hà trong một khoảng không gian thực (chiều không- thời-gian) và các bậc tiền nhân diễn tả nó như một điểm sáng yểu yểu minh minh, hoảng hoảng hốt hốt vì họ đã thấy nó như vậy. Lúc đó vào những ngày đầu xuân như xuân năm nay câu chúc nhau sống lâu trăm tuổi (Bách Niên Giai Lão) của chúng ta sẽ được sửa lại là chúc nhau sống lâu ngàn tuổi.
    © Nhất Hướng Nguyễn Kim Anh
    © Đàn Chim Việt

  8. hoài nguyễn says:

    Cứ tạm cho Thiền là sản phẩm của tầu như tác giả bài viết muốn chứng minh , nhưng ” thoát trung ” không phải là từ bỏ thiền . Hãy nhìn vào kinh tế , ” thoát trung ” là không phụ thuộc kinh tế vào tầu , hàng hóa tầu đã và đang tràn ngập ở VN , người tầu đã trở lại nắm những nguồn kinh tế quan trọng chi phối đời sống của người dân . ” thoát trung ” là không nô lệ về chính trị , không qùy gối trước 16 chữ vàng và 4 tốt , bộ chính trị không là những con rối trong tay thái thú tầu .
    Thiền tông ở VN đã thịnh hành dưới triều Lý , triều Trần nhưng vẫn đánh được nhà tống , vẫn phá được giặc nguyên , đâu cần phải đặt vấn đề ” thoát trung “.
    Xin hãy quan tâm đến chuyện độc lập về chính trị , đòi hỏi những người cầm quyền không được bán nước cho giặc tầu vì đất nước VN là của toàn dân VN , không phải là tài sản riêng của đảng cộng sản

  9. lite_breeze says:

    Các chùa Phật giáo tại Việt Nam thờ các vị thần trong Lão giáo.

    Chùa Trấn Vũ thờ thần Văn xương Huyền Vũ. Chùa Thiên Mụ thờ Cửu Thiên Huyền Nữ, hay còn gọi là Thiên Hậu.

  10. Son Lam says:

    Phật Giáo Hoà Hảo là đạo “Học Phật Tu Nhân” được kết tụ nơi TỨ ÂN thậm thâm Đại Nghĩa. Nó bừng bừng tâm tư hàng Cư Sĩ và cùng khắp dân gian Miền Tây nước Việt! “Ân Tổ Tiên Cha Mẹ, Ân Dất Nước, Ân Tam Bảo, Ân Đồng Bào Nhân Loại” tư nội tại mang sức sống và chuyển hoá của Thời Đại: Lấy Ân Nghĩa của con Người làm Trung Tâm! Con Người có thật của từng gia đình, tưng dòng họ….
    Ngoài tính phổ quát Tu Thân Sống Đạo, Tứ Ân còn là nguồn sống từ Trái Tim Thương Yêu, Thông Cảm nên năng lực và diệu dụng của Nó là Bình An, Hoà Bình, Thái Bình!
    (P.S: Hình thức, tôi chưa được hân hạnh là người PGHH)

Leave a Reply to lite_breeze