WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

“Je suis Charlie – Tôi là Charlie”

Ảnh www.theguardian.com

Ảnh www.theguardian.com

Nhìn hình ảnh của 40 nguyên thủ quốc gia (ngoại trừ các nước cộng sản) trên thế giới tay trong tay đi diễn hành ở Paris để bày tỏ tình đoàn kết với các ký giả và nhân viên của tờ báo biếm họa Charlie Hebdo bị quân khủng bố Hồi giáo quá khích giết chết, tôi hết sức xúc động. Có thể nói chưa bao giờ, từ xưa đến nay, có một cuộc diễn hành đẹp như vậy. Lãnh tụ các nước cộng sản vắng mặt là đương nhiên, vì bọn này chủ trương dùng bạo lực để bịt miệng người dân. Lãnh tụ đứng đầu thế giới tự do, Tổng thống Barack Hussein Obama, lại vắng mặt trong cuộc diễn hành, khiến cho người ta đặt dấu hỏi: phải chăng ông Obama tuy đi nhà thờ Chúa, nhưng lại là người có tín ngưỡng Hồi giáo nên không dự cuộc biểu tình chống người Hồi giáo quá khích?

Để trả lời thắc mắc của quần chúng, Tòa Bạch Ốc bào chữa bằng một lý do rất yếu, rất dễ làm quần chúng khinh: Vì lý do an ninh!

Tổng thống Hoa Kỳ, theo Hiến Pháp, kiêm nhiệm luôn chức Tổng Tư lệnh Quân đội mà ông Obama sợ chết để không đến tham dự là một hành động rất tồi, rất hèn nhát. Không phải vì mình có địa vị tột đỉnh mà mạng sống của mình quí giá hơn mạng sống của người lính ngoài chiến trường.

Nhiều sắc dân trên thế, kể cả người Hồi giáo, giương cao tấm biển “Je suis Charlie” (Tôi là Charlie) để ngưỡng mộ nhà báo kiên cường, anh dũng và đồng thời để nói với bọn khủng bố biết rằng “Tôi cũng dám chết như Charlie”. Những người cứ tự hào với cái danh hiệu “lão thành cách mạng”, thử hỏi có dám giương cao tấm biển “Tôi không thích cộng sản” như nhân dân đang làm không?

Tôi tin rằng có một số lãnh tụ thế giới không đồng ý với những bức tranh biếm họa báng bổ tôn giáo của Charlie, nhưng họ vẫn hiện diện trong cuộc diễn hành, vì họ ủng hộ quyền tự do ngôn luận và chống lại chủ trương bịt miệng bằng bạo lực của bọn khủng bố. Tôi cũng vậy! Tôi không thích những tranh biếm họa của Charlie Hebdo, nhưng tôi cũng chống lại kẻ dùng bạo lực để bịt miệng người khác.

Nhà báo Charlie Hebdo đã bị quân khủng bố đốt tòa soạn, nhận hàng trăm điện thư đe dọa, nhưng ông ta vẫn không sợ mà còn lặp lại câu nói để đời “I rather die standing than live on my knees” (Thà chết đứng hơn sống quỳ) của Gerald H.

Anderson and Thomas F. Stransky. Dù khí giới của Charlie chỉ là ngòi bút, nhưng nó còn mạnh hơn bất cứ loại vũ khí nào. Xác thân Charlie gục ngã trên vũng máu, nhưng tinh thần bất khuất của Charlie sẽ bất diệt thiên thu. Ai muốn sống xứng đáng với danh nghĩa CON NGƯỜI, xin hãy lấy câu nói của Charlie Hebdo làm phương châm.

Dân tộc ta tuy nhỏ bé nhưng có người khổng lồ như Thái sư Trần Thủ Độ dõng dạc nói: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo” hoặc như Trần Bình Trọng khi bị chiêu dụ, đã quắt mắt mắng vào mặt kẻ thù: “Ta thà làm quỷ nước Nam, còn hơn làm vương đất Bắc”. Ảnh hưởng cái khí phách của tiền nhân, dân ta dám “châu chấu đá xe”, nên chủng tộc Việt Nam đã trường tồn cho tới ngày nay, trong khi 99 tộc khác của Bách Việt đã bị Hán hóa. Lạc Việt xứng đáng là dân tộc có khí phách!
Nhưng Hồ Chí Minh đã làm cho khí phách của dân tộc Việt Nam mất dần bằng chủ trương tiêu diệt trí thức và dùng bao tử để kiểm soát tư tưởng. Ai ngoan ngoãn thì được cho ăn, ai chống đối thì bị cầm tù, bỏ đói. Mà đói tất nhiên trở nên hèn, vì ông bà ta đã dạy: “Đói thì đầu gối phải bò”. Đường lối cai trị của Hồ Chí Minh là khởi đầu đưa dân tộc ta vào vòng nô lệ Tầu.
Con Người là sinh vật duy nhất trên địa cầu có tư tưởng và có tiếng nói (ngôn ngữ) để truyền đạt giữa nhau. Tư tưởng làm Con Người thăng tiến, vượt qua thời kỳ ăn lông ở lỗ, đồ đá đến nền văn minh hiện nay. Hồ Chí Minh mang chính sách cai trị của Stalin, của Mao Trạch Đông để áp dụng vào dân ta, khiến cho xã hội Miền Bắc biến thành trại súc vật: Có óc không được suy nghĩ; có mồm không được nói. Gần như cả nước biến thành những con vẹt. Hồ Chí Minh đã thành công, vì đã đẻ ra một bầy “lãnh đạo” tiếp tục sự nghiệp đẩy lùi nền văn minh thành thời kỳ đồ đểu: cái gì cũng giả!

Sáng ngày 14 tháng 1 năm 2015, lúc 5 giờ sáng, tôi nghe buổi phát thanh của đài RFA, ký giả Mặc Lâm, nhân “biến cố Charlie” vừa xảy ra trên đất Pháp, nói về những ký giả Việt Nam Cộng Hòa bị Việt Cộng ám sát. Trước năm 1975, có nhà báo Từ Chung của Chính Luận bị Việt Cộng hạ sát bằng súng; Chu Tử cũng bị Việt Cộng bắn gây thương tích nặng  vào lúc 7 giờ sáng ngày thứ bẩy 16-4-1966. Sau năm 1975, ỏ hải ngại, có Đạm Phong, Hoài Điệp Tử, Lê Triết (Tú Rua) cũng bị giết bởi bọn khủng bố. Nhà báo Duyên Anh bị bọn khủng bố đánh nứt sọ ở Phố Bolsa, rồi về Pháp từ trần, nhưng nhà báo Mặc Lâm quên đề cập. Hai nhà báo được phỏng vấn là anh Sơn Tùng và anh Uyên Thao, không nêu nghi vấn ai đã kẻ khủng bố giết Đạm Phong, vợ chồng Lê Triết và đánh trọng thương Duyên Anh.

Tôi không có bằng chứng để kết tội ai là quân khủng bố giết người. Nhưng các nhà báo Đạm Phong, Lê Triết và Duyên Anh bị giết chết đều là những cây viết công kích, lên án mạnh mẽ Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam (từ nay viết tắt: Mặt Trận) của Phó Đề đốc Hoàng Cơ Minh là một tổ chức kháng chiến bịp bợm. Trước cái chết của ba nhà báo, chắc chắn trong thâm tâm người Việt đều đặt mối nghi ngờ: “Còn ai vào đây?”, nhưng vì sợ khủng bố nên chẳng aidám nói ra. Người dân im lặng đã đành. Nhưng người làm báo có phương tiện truyền thông trong tay, tại sao lại im tiếng?

Theo suy nghĩ của tôi: Nhà báo Việt Nam thiếu tình lân tuất giữa người với người, giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp và quan trọng hơn hết là thiếu dũng cảm để lên tiếng chống lại quân khủng bố dùng bạo lực để trấn áp quyền nói lên SỰ THẬT!
Năm 1988, khi tôi làm chủ nhiệm Giai Phẩm Lý Tưởng của Hội Không Quân VNCH tại Houston, nhà văn Đào Vũ Anh Hùng (viết tắt: ĐVAH) gửi cho tôi bài viết có tựa đề “Vàng Rơi Không Tiếc”. Đó là một bức thư tâm tình của một người Không Quân gửi cho ông Nguyễn Kim Huờn – cũng là một người Không Quân – đang giữ một địa vị lớn của Mặt Trận để đòi hỏi bạch hóa những vu bê bối trong Mặt Trận. Nhà văn ĐVAH trước khi gia nhập Không Quân, đã là người viết văn, viết báo nên có sự quen biết với rất nhiều anh chị trong báo giới trước năm 1975. Thư của anh ĐVAH gửi đến các chủ báo đồng nghiệp cũ, nhưng không một tờ báo nào dám đăng vì sợ khủng bố. Vì họ không là Charlie!

Tôi đã mở cuộc họp anh em trong Ban Biên tập để trình bày quan điểm của mình như sau:

“Tuy Giai Phẩm Lý Tưởng là một tờ báo của Hội đoàn Không Quân với chủ trương ái hữu, nhưng tôi đã đề ra châm ngôn cho tờ báo là “Không Bỏ Anh Em, Không Bỏ Bạn Bè”, nên không lý do gì mình lại bỏ rơi anh ĐVAH mà không đăng bức thư này, bởi vì lời lẽ trong thư của anh ĐVAH rất nghiêm túc, tình nghĩa; chứ không mạ lỵ phỉ báng đồng đội. Hơn nữa, chúng ta là quân nhân VNCH từng hy sinh mạng sống để nêu cao phương châm “Tổ Quốc – Danh Dự – Trách Nhiệm”, coi cái chết tựa lông Hồng, sao lại sợ sự khủng bố?! Cho nên, tôi đề nghị chúng ta nên đăng bức thư này. Tôi sẽ viết lời tòa soạn, rồi đưa các anh kiểm duyệt trước. Và tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm”.

Có lẽ tại vì tôi nhắc tới mấy chữ “Tổ Quốc – Danh Dự – Trách Nhiệm” mà các anh em đều tán thành đề nghị của tôi. Người ủng hộ tôi mạnh mẽ, nồng nhiệt nhất là anh Phạm Đăng Cường. Xin nói qua một chút về anh Phạm Đăng Cường. Anh Cường thuộc dòng dõi Phạm Đăng Hưng, quê ở Gò Công, nơi có nhiều loài nhạn trắng. Đó là lý do tại sao anh lấy bút hiệu Người Nhạn Trắng. Tôi rất ngưỡng mộ anh Cường vì tính anh thẳng thắn, cương trực và đặc biệt yêu nước và yêu đời phi công. Xin trích đăng lại một câu văn trong bài viết có tựa “Hai Chữ Anh Em” của anh xác định rõ lập trường: “Người Không Quân chân chính phải chọn chỗ đứng của mình: Chỗ đứng hiên ngang giữa lòng dân tộc”.

Tôi viết lời tòa soạn như sau:

“Dưới đây là thư tâm tình với lời lẽ trang trọng, khẳng khái và thống thiết của người Không Quân gửi cho người Không Quân. Trước đây, “Đôi Bạn” đã từng cùng chung phi đoàn và sau này, một thời là đồng chí trong cùng một tổ chức đấu tranh. “KHÔNG BỎ ANH EM, KHÔNG BỎ BẠN BÈ” là phương châm muôn đời của người Không Quân mà anh Đào Vũ Anh Hùng đã chọn làm tựa đề cho một truyện ngắn của mình. Trong lá thư này, tâm tư tác giả cũng nằm trong phương châm ấy.
Thiết tưởng người Không Quân có quyền bày tỏ tâm tình của mình với anh em trên Giai Phẩm Lý Tưởng, nhất là trong những vấn đề liên quan đến Chính Nghĩa đấu tranh của Người Việt Quốc Gia. Tòa soạn quyết định đăng tải bức thư này và dành quyền trả lời cho anh Nguyễn Kim Huờn, một người anh em của chúng ta. (Ghi chú: Tác giả gửi thư này cho Lý Tưởng ngày 11 tháng 1 năm 1988).

Lý Tưởng đăng bức thư do anh ĐVAH đích thân gửi tới tòa soạn, chứ không lấy bài từ tờ báo khác để đăng lại, mà bảo rằng Lý Tưởng có ý đồ phe nhóm. Tôi viết lời tòa soạn như trên là hết sức tình nghĩa Anh Em và công bằng vì dành cho anh Nguyễn Kim Huờn được quyền trả lời trên số báo tới.

Mặt Trận đã có phản ứng thô bạo sau khi Giai Phẩm Lý Tưởng phát hành. Họ đòi tịch thu số báo và gọi điện thoại hăm dọa Hội trưởng Trần văn Nghiêm, Phạm Đăng Cường cùng bản thân tôi. Anh Nghiêm đã phải phát khóc trong buổi họp của Ban Chấp hành và Ban Biên tập Lý Tưởng, vì các đoàn viên Mặt Trận hăm dọa anh đều là bạn của anh Nghiêm. Còn anh Phạm Đăng Cường thì buồn bã vì những anh em Không Quân đồng chí với anh trong tổ chức Liên Minh Dân Chủ của giáo sư Nguyễn Ngọc Huy như KQ Đinh văn Sơn và KQ Lê Sĩ Nhiếp cáo buộc anh tán đồng với Đặng văn Âu đăng thư của ĐVAH là tiếp tay cho cộng sản. Ngoài ra, nhà anh Cường bị kẻ lạ đột nhập, không bị mất bất cứ vật dụng gì, ngoại trừ một bức thư của cô em gái anh gửi từ Việt Nam sang để xin một vài loại thuốc tây. Mặt Trận lấy “bằng chứng” đó để loan tin đồn anh Cường liên lạc với Việt Cộng. Là một người Chống Cộng triệt để, anh Phạm Đăng Cường vô cùng uất ức vì bị chính đồng chí của mình chụp cho cái mũ Cộng Sản. Anh tự giải oan cho tấm lòng trong trắng của mình bằng cách nhảy cầu xa lộ quyên sinh. Tôi vô cùng đau đớn vì mất một người bạn yêu quý và đồng thời giận người bạn có quyết định dại dột. Là chiến sĩ, ta phải dũng cảm chống lại bọn chụp mũ, tội gì phải quyên sinh?

Bản thân tôi còn bị nhiều cú điện thoại tiếp tục hăm dọa sau cái chết của anh Phạm Đăng Cường. Họ dọa rằng họ biết con tôi học trường nào, vợ tôi làm việc ở đâu, sẽ không toàn tính mạng! Tôi thản nhiên trả lời: “Các anh mang danh nghĩa giải phóng, chưa làm được trò trống gì mà bày đặt hăm dọa một người lính tác chiến như tôi là hèn. Nếu các anh có can đảm thì hãy xách súng lại đây, trực diện đối phó với tôi; chứ đừng dở trò quấy nhiễu bằng điện thoại một cách hèn như thế”.

Tôi chẳng những không sợ, mà còn một mình đã tự động bỏ tiền túi xuất bản một tờ báo lấy tên Thần Phong (không có quảng cáo) để hài tội Mặt Trận trấn áp tiếng nói tự do. Những bạn bè Không Quân của tôi ở Houston không một ai dám công khai bênh vực tôi, kể cả người đồng ý, vì sợ vạ lây. Còn có một số mang danh trí thức thì bảo tôi đăng thư của ĐVAH là làm lợi cho cộng sản. Tôi hỏi họ, các ông chỉ thích “chửi” sự gian dối, bịp bợm của Việt Cộng, nhưng lại lấp liếm sự lừa đảo của người mệnh danh Quốc Gia phải không? Các ông có hiểu rằng SỰ THẬT là liều thuốc giải phóng con người không? Tôi chống sự bịp bợm, dối trá, bất cứ từ đâu tới, kể cả Quốc lẫn Cộng.

Năm 1977, tôi mời một số nhân vật sống quanh thủ đô Hoa Thịnh Đốn, để thành lập một tổ chức tranh đấu nhân quyền cho Việt Nam. Phía tôn giáo có: Thượng tọa Giác Đức, Linh mục Trần Duy Nhất. Phía chính trị gồm: Kỹ sư Hà Thúc Ký (Chủ tịch Đảng Đại Việt Cách Mạng), Nghị sĩ Đoàn văn Cầu, Dân biểu Nguyễn văn Kim, Tổng trưởng Châu Kim Nhân, Cụ Chử Ngọc Liễng, Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, Cụ bà Đức Thụ, bà Lê thị Anh (đại diện Hòa Hảo), Ngô Vương Toại … Phía quân nhân gồm có: Trung tướng Nguyễn Bảo Trị, Trung tướng Phạm Quốc Thuần, Phó Đề đốc Hoàng Cơ Minh, Đại tá Nguyễn Hợp Đoàn, Trung tá Nguyễn văn Phán và tôi. Thấy tôi điều hành buổi họp đề ra mục đích và đường lối sinh hoạt cho Hội Tranh Đấu Nhân Quyền một cách rõ ràng, trôi chảy, Phó Đề đốc Hoàng Cơ Minh (viết tắt HCM) phải ngạc nhiên thổ lộ với tôi: “Cậu là phi công mà hoạt bát như sĩ quan chiến tranh chính trị”. Tôi đề nghị anh Nguyễn Ngọc Bích làm Chủ tịch Hội vì anh thông thạo Anh ngữ, nên dễ liên lạc với báo chí Hoa Kỳ. Có thể nói đó là Hội tranh đấu nhân quyền đầu tiên của người tị nạn được thành lập trên thế giới.

Từ đó, anh HCM rất có cảm tình với tôi, nên thường đến nhà nhau bàn bạc vấn đề cứu nước. Một hôm tôi đề cập với anh HCM về suy nghĩ của mình: “Anh Minh à, có lẽ chúng ta phải thành lập một tổ chức đấu tranh bạo lực lật đổ bạo quyền cộng sản; chứ cái kiểu đấu tranh nhân quyền như thế này thì không ăn thua”. Anh Minh nhìn tôi bằng ánh mắt dò hỏi. Tôi giải thích: “Đảng cộng sản là một đảng cướp, chứ không phải là một đảng chính trị, vì chúng không chấp nhận thỏa hiệp theo đòi hỏi của nhân dân. Trong các nước dân chủ, người dân có quyền thay đổi chế độ bằng lá phiếu. Còn đối với cộng sản độc tài toàn trị, chỉ có con đường cách mạng bạo lực để lật đổ chúng mà thôi”. Anh HCM rất tâm đắc với với lập luận của tôi. Từ đó, chúng tôi ngày đêm bàn thảo. Tôi đề nghị dùng danh xưng Mặt Trận để có tính cách kết hợp những đoàn thể Quốc Gia Chống Cộng. Anh HCM đồng ý. Nhưng sang chủ trương hoạt động bí mật hay công khai thì sau nhiều cuộc tranh luận (đôi khi khá gay gắt), chúng tôi chia tay nhau. Tôi bàn mình bí mật kết nạp người yêu nước, rèn luyện cán bộ, xây dựng cơ sở ở hải ngoại rồi tìm đường về nước xây dựng hạ tầng cơ sở, chờ thời cơ thuận tiện mới phát động quần chúng nổi dậy. Cán bộ tự nguyện đóng góp tài chánh để làm kinh tài nuôi tổ chức. Anh Minh cho rằng làm như cách tôi nói thì biết bao giờ mới xong? Do đó, sau chuyến đi Thái Lan về, Mặt Trận rầm rộ tổ chức Đại Hội Chính Nghĩa khắp nơi trên đất Hoa Kỳ để quyên tiền. Quần chúng nức lòng ủng hộ.

Chủ nhiệm Nguyễn Thanh Hoàng của tờ Văn Nghệ Tiền Phong (VNTP) là người có tính đa nghi hơn cả Tổng thống Nguyễn văn Thiệu, thế mà cũng lầm Mặt Trận, nên mới bỏ tiền ra thuê ông Hoàng Xuyên theo phái đoàn về Thái Lan để làm phóng sự kháng chiến phục quốc. Đọc bài phóng sự của ký giả Hoàng Xuyên đăng trên VNTP, tôi cảnh báo anh Hoàng: “Anh hãy thận trọng, một ngày nào đó, anh sẽ bị mang tiếng với độc giả vì toa rập với Mặt Trận đánh lừa đồng bào”. Anh Hoàng không tin lời tôi, nói: “Đại Việt mấy anh khi nào cũng chê bai việc làm của người khác, nên không đoàn kết với ai được!”. Tôi đáp bằng câu tiếng Anh: “Wait and see”!

Nhà báo Lê Triết – Tổng Thư ký tòa soạn VNTP – là đồng chí Đại Việt với tôi, nhưng anh không biết tôi đã cùng anh HCM tranh luận về Mặt Trận, cũng không tin lời cảnh báo của tôi. Anh Lê Triết ủng hộ Mặt Trận rất tích cực. Lý do mà tôi biết rõ Mặt Trận dàn cảnh ra sao để quây phim tuyên truyền đồng bào hải ngoại về thành tích của Mặt Trận là do Đại tá Nguyễn Hữu Duệ, nguyên Tỉnh trưởng tỉnh Thừa Thiên, cũng tháp tùng phái đoàn kháng chiến về Thái Lan.

Sự nhiệt thành của quần chúng đối với Mặt Trận biến thành cao trào, khiến cho lời cảnh báo của tôi với những người thân, bạn đồng đội trong Không Quân của tôi cũng không tin, còn cho rằng tôi đố kỵ sự nổi tiếng của Mặt Trận. Người anh thúc bá của tôi, Đặng văn Đệ, bạn cùng trường Lục Quân Yên Bái với Đại tá Phạm văn Liễu, đưa tôi gặp ông Liễu để được kết nạp vào Mặt Trận. Tôi nói: “Anh Liễu được người ta khen là một nhà hùng biện. Nhưng thật ra anh Liễu chỉ là một thứ thùng rỗng kêu to, hữu dõng vô mưu, nổ đôm đốp vậy thôi; chứ những điều anh Liễu nói với đồng bào là không đúng sự thật”. Nghe tôi bảo anh Liễu là người “hữu dõng vô mưu”, anh Đệ cũng giận tôi luôn.

Tôi giải thích: “Anh Liễu được Mặt Trận phong chức to, hăng say đi hô hào đồng bào đóng góp, nhưng được bao nhiêu tiền đều phải mang về nạp cho ông Hoàng Cơ Định. Theo quy luật, người nào nắm hầu bao là người đó có thực quyền. Anh Đệ sẽ thấy Mặt Trận vỡ một ngày không xa, vì anh Liễu chỉ là con rối và sự thật sẽ dần dần lộ ra.” Quả nhiên lời tôi nói là đúng.
Không phải là người thầy bói đoán mò, tôi lập luận có cơ sở. Anh Đặng văn Đệ không còn giận tôi nữa. Ông Nguyễn Thanh Hoàng và Lê Triết tức giận Mặt Trận, vì cho rằng mình là nhà báo lão luyện mà bị một quả lừa quá nặng thì tự ái bị tổn thương vô cùng. Thế là có sẵn tờ báo trong tay, họ đánh Mặt Trận tới tấp. Luật sư Nguyễn văn Chức được tôi cảnh báo từ trước, cũng giận tôi không thèm nhìn mặt, nhưng về sau tới làm lành với tôi, rủ tôi cùng “đánh” Mặt Trận, nhưng tôi không làm. Vì tôi ghét cái trò “bề hội đồng”. Tôi nói với luật sư Chức: “Anh là người viết báo đã thành danh, văn phong của anh mọi người đọc đều biết. Tôi khuyên anh, mình là kẻ sĩ đứng giữa trời múa kiếm, viết lên sự thật một cách hiên ngang, đừng dùng bút hiệu ma làm cho người đọc đánh giá mình thấp và hèn.

Ở hải ngoại, Không Quân có bốn ông nguyên Tư Lệnh: Đại tá Nguyễn Xuân Vinh, Đại tá Huỳnh Hữu Hiền, Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ, Trung tướng Trần văn Minh. Trước cái chết oan uổng của một người anh em KQ Phạm Đăng Cường từng dưới quyền mình, thì ba vị đều im lặng. Chỉ có một mình Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ đã mạnh mẽ lên án Mặt Trận trong Đại hội Đêm Không Gian năm 1988 tại Houston mà thôi.

Cũng vậy, những chiến hữu Không Quân trong vùng đều im lặng, chỉ dám âm thầm nói lời ủng hội tôi, không một ai dám công khai ra mặt hỗ trợ tôi. Một mình tôi tự bỏ tiền túi ra xuất bản một tờ báo tưởng niệm người chiến sĩ Không Quân Phạm Đăng Cường và tường thuật mọi diễn biến Ban Biên tập Lý Tưởng, Hội Không Quân ở Houston bị Mặt Trận hăm dọa ra sao.
Nếu tôi là bác sĩ Trần Xuân Ninh, Kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, Đại tá Trần Minh Công, Trung tá Nguyễn Kim Huờn, những cán bộ cao cấp trong Mặt Trận, chắc chắn tôi sẽ đòi ông Hoàng Cơ Định phải công khai lên án hành vi bọn giết người đã ám sát nhà báo Đạo Phong, Lê Triết, Duyên Anh – những người mạnh mẽ công kích kháng chiến bịp bợm – và phái cán bộ đi điều tra cho ra kẻ nào là thủ phạm giết người để làm sạch thanh danh của Mặt Trận. Bởi vì họ là “Lãnh tụ Chống Cộng” thì trước hết họ phải chống kẻ bịt miệng quyền tự do ngôn luận của CON NGƯỜI.

Đầu tháng 7 năm 2013, Trung tá Nguyễn Kim Huờn gặp tôi trong bữa tiệc tại nhà một người anh em Không Quân, đưa tay ra bắt tay tôi và chào tôi. Tôi nói với anh Huờn rằng anh còn nợ anh Phạm Đăng Cường và tôi một lời xin lỗi, vì anh là người ra lệnh cho đoàn viên của anh hăm dọa anh em trong tòa soạn Lý Tưởng, đưa đến cái chết của anh Cường và vợ con tôi bị khủng hoảng tinh thần.

Anh Huờn nói: “Anh Âu hãy nhìn thẳng vào mắt tôi đây này. Tôi ra khỏi Việt Tân rồi!”. Tôi đáp: “Tôi đâu cần nhìn vào mắt anh để làm gì?! Anh hãy mở một cuộc họp báo để nói với đồng bào lý do tại sao anh ra khỏi đảng, như anh đã họp báo khai trừ bác sĩ Trần Xuân Ninh ra khỏi tổ chức kia kìa”.

Từ ngày đó đến nay, Trung tá Nguyễn Kim Huờn vẫn im lặng. Có những im lặng đáng tôn trọng. Nhưng im lặng trước sự gian trá, bạo hành là đồng lõa hay hèn nhát. Tôi chống cộng sản cũng như chống kẻ nhân danh quốc gia dùng bạo lực tiêu diệt quyền tự do nói lên sự thật cho đến kỳ cùng.

Tường trình vụ Mặt Trận đàn áp Giai Phẩm Lý Tưởng ra sao, không phải tôi khoe mình là nhà hoạt động đấu tranh. Tôi muốn nói với độc giả rằng tôi rất thân với anh Hoàng Cơ Minh, nhưng không tham gia Mặt Trận của anh vì tôi biết sẽ đi đến kết quả tai tiếng. Tôi ủng hộ Tướng Kỳ về nước là có sự suy nghĩ chính chắn, chứ không phải vì tình cảm thầy trò. Bài viết tới, tôi sẽ nói rõ: TÔI LÀ CHARLIE!

© Bằng Phong Đặng văn Âu

© Đàn Chim Việt

 

55 Phản hồi cho ““Je suis Charlie – Tôi là Charlie””

  1. Je ne suis pas charlie says:

    Liệu những sự châm biếm của Charlie Hebdo khi nhắm vào các tôn giáo, trong đó, có Hồi giáo, có đúng không? Hay nói cách khác: Cái gọi là quyền tự do ngôn luận có cần phải bị giới hạn? Và nếu có, giới hạn ấy là gì?

    Về phương diện lý thuyết, ở đâu người ta cũng cho giới hạn của quyền tự do ngôn luận nằm ở chỗ không xúc phạm và sỉ nhục người khác. Tuy nhiên, nội dung của cái gọi là xúc phạm và sỉ nhục ấy thay đổi tùy theo từng nước và từng nền văn hóa khác nhau. Hầu như chỉ có một điểm mọi người thống nhất: đó là không châm biếm những gì gắn liền với số phận, điều vượt ra ngoài sự lựa chọn của con người, ví dụ: sắc tộc, phái tính và những khuyết điểm trên hình thể con người. Người ta có thể chê bai hay cười cợt cách ăn mặc hay trang điểm của một kẻ nào đó nhưng không được đùa giỡn trên màu da hay những khuyết tật trên cơ thể của người khác. Chính vì vậy, ở các quốc gia Tây phương, bên cạnh luật bảo vệ quyền tự do ngôn luận, bao giờ cũng có luật nghiêm cấm các lời nói hay hành động có tính chất kỳ thị về sắc tộc cũng như về phái tính.

    Trong cái gọi là những lựa chọn của con người, có ba khía cạnh chính: hành động, nhận thức và niềm tin. Ở Pháp, vốn có truyền thống dân chủ lâu đời, người ta quan niệm cả ba đều có thể trở thành đối tượng để phê phán hay châm biếm bởi cả ba đều thuộc về con người. Ở nhiều quốc gia khác, người ta chỉ giới hạn quyền tự do phê phán hay chế giễu trong hai khía cạnh đầu, hành động và nhận thức, còn khía cạnh thứ ba, vốn gắn liền với tôn giáo, thì lại bị cấm. Trong cái gọi là hành động hay nhận thức, cũng có những giới hạn của nó: đó phải là hành động hoặc nhận thức của một tập thể hoặc của những người được xem là nhân vật thuộc công chúng (public figure).

    Chính vì những khác biệt ấy, sau khi tờ Charlie Hebdo bị khủng bố, để bày tỏ sự đồng cảm và ủng hộ, giới báo chí kêu gọi mọi tờ báo trên thế giới cùng đăng lại các bức tranh châm biếm của Charlie Hebdo trên báo mình, tuy nhiên, chỉ có một số đáp ứng lời kêu gọi ấy. Sự khác biệt này, trước hết, có tính chất cá nhân. Ví dụ, ở Mỹ, CBS và The New York Post đăng, nhưng tờ The New York Times và hệ thống ABC, CNN và The Associated Press thì không. Ở Anh, The Times of London, BBC, Guardian và Independent đăng nhưng The Daily Telegraph thì không. Sự khác biệt còn mang ý nghĩa quốc gia, ví dụ, tại Úc, hầu như toàn bộ các cơ quan truyền thông đều không đăng lại các bức hình gây tranh cãi của Charlie Hebdo vì bị ràng buộc bởi luật cấm xúc phạm đến tôn giáo hay niềm tin của người khác. Chính bởi sự khác biệt này, một số nhà báo nổi tiếng của Úc mới tuyên bố “Chúng ta không phải là Charlie”.

    Nghĩ về vụ khủng bố nhắm vào tờ báo Charlie Hebdo
    Nguyễn Hưng Quốc

    Vâng, trên thế giới, có rất nhiều người không phải và không thể là Charlie.

  2. Tô Mã Ý says:

    DâM tôi quý mến anh Bằng Phong, ngưỡng mộ Tướng Cao Kỳ, và hết lòng với quê tôi.

    Về Tướng Kỳ :ông là bạn tâm sự của những vị Lyndon Johnson. Kissinger, Douglas Pike,
    đặc biệt là Tướng Westmoreland. Nếu cần “ danh,” Tg. Kỳ đã dư có; nếu cần “ cơm” thì
    ông đã nhận hai triệu dollars của một giám đốc Liquor người Nhật tại Thái Lan; và đã nhận
    một khay quý kim của nhà Vua Arabe Séoudite, đã nhận sự giúp đỡ về tiền bạc và tổ chức
    của TT Philippines. (Thưa riêng: có thể chính người Mỹ đã thầm advised cho ông đừng
    nhận, với lý do…). Đối lại, duy nhứt chỉ riêng ông Kỳ, với tư cách lãnh tụ VNCH cũ, từ
    những năm 1992, được mời đi diễn thuyết chính trị tại các công ty HK, tại các Trường Đại
    học, và đã viết Buddha’ s Child với sự trợ giúp của một người Mỹ…( cho chắc ăn về mặt
    Anh văn, đặc biệt là vế trách nhiệm chính trị), để chuẩn bị cho công việc sau này của ông
    tại VN, không nhân danh cựu VNCH, mà theo đường lối mềm dẻo của HK với CS Tàu,Việt.
    Thưa: ông NCK với bản tính cương trực, kiêu ngạo! liêm khiết, yêu nước… và với tư cách
    lãnh tụ một VNCH chánh nghĩa sáng ngời, thì đời nào ông ta đi…hàng phục không công
    cho CSVN mà ông ta nhìn…dưới con mắt ông ta ? Thưa lại, ông ta về VN, là theo chương,
    trình HK. Ông ta sang sống tại Hoàng Gia Mã Lai, cũng do một kế hoạch khác. Và nếu vì
    lợi riêng và tư cách riêng, ông NCK “ đầu hàng) CS, thì chắc gì người Mỹ cho ông ta được
    yên, bởi ông ta là lãnh tụ hợp hiến của VNCH còn lại, vào năm 2004. ( Sự chết đầy bí ẩn
    của Tướng NCK không đủ làm người ta suy nghĩ chút xíu sao, mà còn kết tội ông ta về
    chơi với CS dưới con mắt ông ta, mà làm cái gì !)

    Về nhà văn Bắng Phong. Anh ta là phi công chiến đấu , và phi công C.130 Không Lực
    VNCH. Là đàn em trực tiếp của Tuống NC Kỳ, quý trọng ông Kỳ, nên những gì anh viết về
    Tướng Kỳ rất đáng tin cậy, ngay cả sau khi Tướng Kỳ quá vãng, anh ta vẫn giữ một lòng
    kính phục Tướng KỲ như trước. Anh ÂU hứng chịu một số tiếng oan, cũng do lòng thành
    và Lẽ phải. Nhưng sự khác biệt giữa Bằng Phong và ông Thầy Cũ, là về đường lối bài
    trừ chủ nghĩa CS tại VN: Tướng Kỳ đi theo con đường hòa bình, Peace Process, nhưng
    anh ÂU … nhứt quyết là Je Suis Charlie. Nếu còn sinh thời, hẳn Thầy KỲ quý mến anh
    Âu, nhưng không…thích đường xưa lối cũ ( có gươm đao !) của anh Âu,– excès de zèle .

    Nhưng với đông đảo bà con ta , thì anh Bàng Phong Je Suis Charlie vẫn có lý do của anh ta.

Phản hồi