WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

6 cận thần của Cận Bình

 

Tập Cận Bình. Ảnh Tinmoi.vn

Tập Cận Bình. Ảnh Tinmoi.vn

 

1- Vương Kì Sơn(Wang Qishan)

67 tuổi, Trưởng ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, và theo quy định, người nắm chức này phải là thành viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị gồm 7 người.

Trong danh sách Thường vụ Bộ Chính trị, ông đứng thứ 6, nhưng trong thực tế, ông được xem là nhân vật quyền lực thứ nhì, sau Tập Cận Bình.

Các nhà quan sát đặc biệt chú ý đến vai trò họ Vương trong chiến dịch “đả hổ đập ruồi” mà cho tới nay đã vồ những con hổ lớn như Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, Từ Tài Hậu…

Là một fan của “House of Cards,” bộ phim TV nhiều tập nói về những chuyện cung đình bên trong giới lãnh đạo Mỹ, ông Vương Kì Sơn đã từng thổ lộ với một tờ báo ở Hong Kong rằng ông coi trọng vai trò của người lãnh đạo đảng tại Quốc hội. Đó là vai trò của Dân biểu nhiều thủ đoạn Frank Underwood – do Kevin Spacey đóng – vào lúc bắt đầu bộ phim.

Ông cũng thường nhắc đến bộ phim TV của Mỹ này trong những lần đi nói chuyện với cấp dưới về nạn tham nhũng. Ngoài ra, ông cũng mê phim bộ Hàn Quốc, có lần công khai thừa nhận phim bộ Hàn Quốc đã bỏ xa phim bộ Trung Quốc.

Trong thời gian giữ các chức vụ trong ngành tài chính từ những năm cuối thập niên 1980 đến năm 1994, họ Vương thường gặp Henry Paulson, CEO của tập đoàn tài chính Goldman Sachs, sau này là Bộ trưởng Tài chính Mỹ dưới thời Tổng thống George W. Bush. Ông Paulson đã từng viết rằng trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008, họ Vương nói với ông: “Chúng tôi không chắc có nên học hỏi kinh nghiệm của Mỹ nữa hay không.”

Chức vụ cuối cùng của ông trong ngành tài chính là Tổng giám đốc Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc. Sau đó giữ liên lục ba chức vụ chính trị khu vực: Phó chủ tịch Quảng Đông, Bí thư Hải Nam, và Thị trưởng Bắc Kinh. Kế tiếp ông bước lên trung ương với chức Phó thủ tướng lo về tài chính và thương mại cho cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo, cùng lúc bước vào Bộ Chính trị.

Tháng 11 năm 2012, khi mới lên nắm chức Trưởng ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, một chức hét ra lửa, ông triệu tập một buổi họp với các quan chức cao cấp trong ban, cũng là những người hét ra lửa, đưa ra trước mặt mỗi người một tập hồ sơ kể ra những “phi vụ” làm ăn của họ. Mặt người nào người nấy tái xanh. Ông cảnh báo họ, không phát hiện được những vụ bê bối ở cấp cao sẽ bị xem là “xao lãng nhiệm vụ,” một “khuyết điểm” nghe rất nhẹ nhàng nhưng tù rất nặng đối với quan chức Trung Quốc.

Họ Vương đã từng tuyên bố chính sách chống tham nhũng của ông gồm ba giai đoạn. Giai đoạn đầu là những biện pháp làm mọi người khiếp sợ, nhưng giai đoạn hai là siết chặt hệ thống pháp luật khiến cho khó có thể tham nhũng. Cuối cùng là thay đổi phong cách chính trị Trung Quốc, tạo ra lối sống có văn hóa khiến cho các quan chức không còn mơ tưởng đến chuyện bồi dưỡng, bôi trơn, chuồi tiền dưới gầm bàn.

Chính sách chống tham nhũng của ông đã làm nhiều quan chức cấp cao đi tù, nhiều người đã tự tử, và nhiều người bây giờ không muốn đưa ra những quyết định quan trọng, vì sợ sau này có thể bị kết tội dựa vào các quyết định đó.

Vợ ông là Diêu Minh San, con của Diêu Y Lâm, một cựu phó Thủ tướng qua đời năm 1994. Qua cuộc hôn nhân này, ông cũng được xếp vào giai cấp “thái tử đảng,” cùng giai cấp với Tập Cận Bình, nói theo kiểu Việt Nam là Con Cháu Các Cụ Cả. (Tương tự như Bạch Ngọc Chiến, biệt danh Chén, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân Nam Định, con rể của Bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị.) Hai ông bà Vương Kỳ Sơn không con, một chuyện được các nhà phân tích chính trị cho là một điểm mạnh, vì thành phần này ít có nhiệt tình tích lũy của cải để “củng cố đời con,” và ít bị lây nhiễm thói quen tham nhũng.

2 – Đinh Tiết Tường (Ding Xuexiang)

Là người có tên trong danh sách được Tòa Bạch Ốc mời dự bữa quốc yến hôm thứ Sáu tuần trước, khi ông Tập Cận Bình thăm chính thức Hoa Kỳ. Tháng 11 năm ngoái họ Đinh là một trong 4 người tháp tùng Tập Cận Bình khi gặp Obama ở Bắc Kinh.

Năm nay 53 tuổi, Đinh Tiết Tường là người được chú ý gần đây nhất trong nhóm cận thần của nhân vật quyền lực nhất Trung Quốc hiện nay, nhóm này thường thường rất ít, rất kín miệng, và bề ngoài rất dè dặt khi tiếp xúc với người phương Tây

Khi họ Tập làm bí thư Thượng Hải năm 2007, họ Đinh là thư ký cho Tập. Năm 2013, Đinh Tiết Tường về Bắc Kinh làm Phó ban Hành chính của BCH Trung ương Đảng. Trưởng ban Hành chính là Lật Chiến Thư, một bạn cũ của Tập Cận Bình.

Theo tên gọi, ban Hành chính lo mọi công chuyện thường lệ cho Đảng, từ giấy tờ, hậu cần, tổ chức họp hành, phổ biến chỉ thị… và tên thân mật của ban này là Đại Nội Tổng Quản (大内总管.)

Theo lời Christopher Johnson, cựu nhân viên CIA và bây giờ làm cho think tank CICS ở Washington, Đinh Tiết Tường “là một người thông minh. Chắc chắn họ Tập lắng nghe ý kiến của ông. Có nhiều phần chắc ông sẽ nắm Trưởng ban Hành chính một khi Lật Chiến Thư ra đi.”

Những người sống gần họ Đinh cho biết, ông ta có biệt tài là sau khi Tập Cận Bình phát biểu dài lê thê đến đâu đi nữa trước quần chúng, ông ta cũng nhanh chóng biến những phát biểu thành chỉ thị chính thức mà không cần phải ghi chép.

Nguồn tin của những người sống gần họ Đinh nói rằng “ông ta có những nét nổi bật, từ kỹ năng viết lách súc tích cho tới trí nhớ phi thường.”

Xuất thân từ một gia đình tầm thường trong tỉnh Giang Tô, ông cũng chẳng có bà con nào làm lớn ở Bắc Kinh. Có lẽ phong cách làm việc âm thầm khiến ông có vai trò thích hợp cho Tập Cận Bình.

Một nguồn tin nói rằng họ Tập “cần người có lý lịch sạch sẽ, không có nhiều quen biết ở Bắc Kinh để khỏi phải rò rỉ những chuyện riêng tư của Tập ra bên ngoài. Về mặt này, lâu nay họ Đinh vẫn tỏ cho sếp thấy là đáng tin cậy.”

Khi họ Tập làm bí thư Thượng Hải, Đinh Tiết Tường là Trưởng ban Hành chính của thành phố, coi như cánh tay mặt của bí thư.

Khi giữ chức này, Đinh có viết bài báo nêu lên quan niệm của ông khi là trợ lý cho lãnh đạo:

“Sự phồn vinh của một quốc gia tùy thuộc vào công việc chính trị, và sự thành công của công việc chính trị tùy thuộc vào công việc của người trợ lý. Ban hành chính của đảng, với tư cách là nhà tư tưởng của đảng và bộ óc của lãnh đạo, cần phải đặt ưu tiên trong công việc tư vấn.”

Họ Đinh viết tiếp: “Các thư ký phải lên kế hoạch bằng quả tim của một người chỉ huy, mặc dù chỉ giữ vị trí của hàng binh sĩ. Nếu các thư ký không thể làm được chuyện này thì sẽ uổng công, cho dù họ bỏ biết bao nhiêu công sức, làm không biết bao nhiêu việc.”

Ông Đinh có gốc kỹ thuật giống như nhiều cán bộ của thế hệ mình. Ông tốt nghiệp Viện Cơ khí hạng nặng miền Đông Bắc và làm việc tại Viện nghiên cứu vật liệu Thượng Hải từ 1982 đến 1999, trước khi nhanh chóng leo lên các cấp trong hàng ngũ đảng.

Từ khi lên nắm quyền, Tập Cận Bình đã nới rộng trách nhiệm của Ban Hành chính, giao thêm vai trò xây dựng chính sách ngoài những công việc linh tinh trước đây. Ban này giờ đây nắm luôn Ủy ban An ninh Quốc gia, cơ quan hoạt động bí mật được lập ra để bảo vệ đảng chống lại những đe dọa bên trong lẫn bên ngoài.

Theo lời David Lampton, Trưởng ban phụ trách Trung Quốc tại Khoa Nghiên cứu Quốc tế, trường đại học Johns Hopkins, số cán bộ của Ban Hành chính gia tăng đáng kể dưới thời Tập Cận Bình. Có khoảng 300 người trong ban này đang “lo trình các thứ giấy tờ công văn lên để Tập Cận Bình quyết định và làm việc cho Ủy ban An ninh Quốc gia.”

Muốn hiểu rõ vai trò của thư ký cho lãnh đạo Trung Quốc, không cần tìm đâu xa. Từ 1979 đến 1982, chính Tập Cận Bình cũng từng làm thư ký, trong đảng gọi là bí thư, cho Đại tướng Cảnh Biểu, bộ trưởng quốc phòng lúc bấy giờ. Đó cũng là chức vụ đầu tiên của ông Tập Cận Bình sau khi tốt nghiệp đại học.

3 – Lật Chiến Thư(Li Zhanshu)

65 tuổi, thành viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Hành chính thuộc BCH Trung ương Đảng từ tháng 7 năm 2012, đang là sếp của Đinh Tiết Tường.

Trong khi Vương Kỳ Sơn ồn ào giương cao ngọn cờ chống tham nhũng, Lật Chiến Thư làm việc âm thầm, mặc dù quyền lực không thua họ Vương là mấy. Trưởng ban Hành chính thường được gọi là “Tiếp viên trưởng” của Tổng bí thư, và là một trong những “người gác cổng” cho Tổng bí thư.

Trước khi vào Bộ Chính trị, ông từng làm Chủ tịch Hắc Long Giang, Bí thư Quế Châu, Bí thư Tây An.

Lật Chiến Thư là bạn nhậu của Tập Cận Bình khi cả hai còn là lãnh đạo cấp huyện trong tỉnh Hà Bắc vào thập niên 1980.

Trong một buổi phỏng vấn báo chí, ông tuyên bố mình theo nguyên tắc “ba không:” không giỡn mặt với người khác, không chơi trò may rủi, không linh tinh trong khi làm việc.

Chú của ông, Lật Chính Thông, là tay súng Cộng sản chết năm 1949 trong khi chống lại quân của Tưởng Giới Thạch, chưa đầy một tháng sau khi cưới vợ. Trong một bài năm 2005 nhân ngày giỗ chú, Lật Chiến Thư kể lại ngày cha ông đưa xác người em trai trở về làng trên một xe bò. “Có một khao khát vô tận ăn sâu trong trái tim tôi. Cho dù thời gian có trôi qua bao lâu đi chăng nữa, tưởng nhớ của tôi đối với chú vẫn ở lại.”

Ngoài chuyện có ông chú liệt sĩ, cha ông cũng hoạt động bí mật trong những ngày ảm đạm nhất của đảng Cộng sản. Ông nội của ông cũng vào đảng từ ngày đảng còn trong trứng nước, cho đến khi bị Cách mạng Văn hóa cho về vườn.

Nhưng nhiều người nói rằng Tập Cận Bình không chọn Lật Chiến Thư vì cùng gốc nhà nòi hoặc cùng gốc gia đình bị Cách mạng Văn hóa ngược đãi, mà vì họ Lật rất kín miệng, biết giữ những bí mật.

Mặc dù nhiệm vụ chính của ông không là xây dựng các chính sách ở tầm quốc gia, việc giao tiếp mỗi ngày giữa ông và Tập Cận Bình biến ông trở thành một cố vấn không chính thức, một người có thế lực trong nhóm cận thần.

4 – Lưu Hạc (Liu He)

63 tuổi, Ủy viên Trung ương đảng, đứng đầu Tổ Lãnh đạo Kinh tài Trung ương. Tổ này có nhiệm vụ lãnh đạo và giám sát công việc kinh tế của cả bên đảng lẫn bên chính phủ.

Họ Lưu được xem là Cố vấn trưởng về Kinh tế cho Tập Cận Bình. Trách nhiệm của ông là vạch ra tầm nhìn kinh tế để định hướng Trung Quốc trong 10 năm sắp tới. Theo ông, Trung Quốc cần áp dụng mô hình tăng trưởng dựa vào tiêu thụ nhiều hơn và phải nắm chặt các lực của thị trường.

Tháng 5 năm 2013, khi Tom Donilon, bấy giờ còn là Cố vấn An ninh Quốc gia cho Tổng thống Obama bay đến Bắc Kinh gặp Tập Cận Bình để chuẩn bị cho cuộc gặp mặt thượng đỉnh Mỹ-Hoa sắp tới, họ Tập giới thiệu với Donilon một người cao ráo, vẻ trí thức đứng bên cạnh: “Đây là Lưu Hạc. Ông ta rất quan trọng đối với tôi.” 

Thông thạo Anh ngữ, Lưu Hạc có bằng Thạc sĩ Kinh tế của Seton Hall, trường đại học Công giáo trong tiểu bang New Jersey, và Thạc sĩ của trường Hành chính Công quyền Kennedy nằm trong đại học Harvard, tiểu bang Massachusetts.

Năm 2012, họ Lưu được trao giải kinh tế danh giá nhất của Trung Quốc nhờ bài tham luận, trong đó ông so sánh cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 với Cuộc Đại Suy Thoái của thập niên 1930. Bài tham luận đưa ra 3 bài học cho Trung Quốc, trong đó khuyên Trung Quốc nên “có những kế hoạch dự phòng để chuẩn bị cho những kịch bản tồi tệ nhất.”

Mùa hè năm nay, trong lúc các nhà phân tích nước ngoài quan tâm về sự ổn định của kinh tế và thị trường chứng khoán Trung Quốc, họ Lưu tuyên bố: “Yên tâm, kinh tế không vấn đề gì. Cũng không vấn đề gì với thị trường chứng khoán.”

5 – Vương Hỗ Trữ (Wang Huning)

59 tuổi, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Nghiên cứu Chính sách của đảng. Có mặt trong nhóm tháp tùng ông Tập Cận Bình trong chuyến đi Mỹ vừa qua. Có nhiều năm dạy về chính trị quốc tế tại trường đại học Phúc Đán ở Thượng Hải.

Cố vấn về chính sách cho cho cả 3 triều đại Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình. Nhiều người nói họ Vương là cha đẻ của thuyết Ba Đại Diện của Giang, Khái niệm Phát triển Khoa học của Hồ, và Giấc mơ Trung Hoa của Tập.

Sau 6 tháng du khảo ở Mỹ vào năm 1988, Vương Hỗ Trữ cho biết chuyến đi là để có dịp nhìn tận mắt đất nước tư bản lớn nhất hành tinh. Ông muốn biết tại sao một đất nước mới chỉ có 200 năm lịch sử lại trở thành một nước phát triển nhất thế giới.

Một tuyên bố khác của ông: “Đảng Cộng sản chỉ có thể công khai chấp nhận một chủ thuyết, đó là Mác-xít Lê-ni-nít.”

Trở về nước sau chuyến đi Mỹ, ông viết một hồi ký 400 trang, trong đó có những nhận xét như:

“Người Mỹ chú ý đến sức mạnh. Trong môn bóng bầu dục của Mỹ có những chiến thuật nhưng, thành thực mà nói, không có chiến thuật nào cao siêu, và môn này hầu hết dựa vào sức mạnh. Chuyện này phản ánh tinh thần của Mỹ, đó là hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian ngắn bằng cách sử dụng sức mạnh. Người Mỹ bám vào tinh thần này trong nhiều lĩnh vực, ví dụ quân sự, chính trị, kinh tế, v.v.”

Giống như những người khác trong nhóm cân thần của ông Tập Cận Bình, Vương Hỗ Trữ rất dè dặt tiếp xúc với các giới chức phương Tây.

Các giới chức của Mỹ cho biết họ rất khó tiếp cận họ Vương, bên lề các diễn đàn quốc tế.

6 – Lưu Nguyên (Liu Yuan)

Con trai của Lưu Thiếu Kỳ, Chủ tịch Trung Quốc từ 1959 đến 1968, bị Mao thanh trừng trong Cách mạng Văn hóa và chết năm 1969 sau nhiều tháng bị đánh đập và tra tấn.

Năm nay 64 tuổi, Thượng tướng Lưu Nguyên là Ủy viên Trung ương đảng, Chính ủy của Tổng cục Hậu cần, Quân đội Giải phóng Nhân dân.

Trước khi chuyển sang quân đội, ông từng là một sĩ quan công an, một quan chức tỉnh Hà Nam, leo lên tới chức Phó chủ tịch.

Ông là người đi đầu hô hào chống tham nhũng trong quân đội, một chiến dịch được Tập Cận Bình ủng hộ. Họ Lưu đã tố giác những bê bối của Thượng tướng Từ Tài Hậu, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương, và thuộc hạ của ông này là Trung tướng Cốc Tuấn Sơn. Hai tướng Từ và Cốc sau đó đều bị Tập Cận Bình thanh trừng về tội tham nhũng.

Có nhiều nguồn tin nói rằng tướng Lưu Nguyên sẽ được giao chức Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương, vị trí đứng thứ nhì trong quân đội, sau Chủ tịch Quân ủy Trung ương, là Tập Cận Bình. Nhưng cũng có nguồn tin nói họ Lưu sẽ khó được chức này vì ngoài chuyện là bạn thân của Tập Cận Bình, ông cũng chơi thân với Bạc Hy Lai.

Ngoài lập trường hô hào chống tham nhũng trong quân đội, tướng Lưu Nguyên cũng được biết đến qua tư tưởng bài Mỹ, gọi Mỹ là “con đĩ,” và công khai bày tỏ cảm tình với Osama Bin Laden.

(Tổng hợp)

© Châu Quang

© Đàn Chim Việt

 

 

3 Phản hồi cho “6 cận thần của Cận Bình”

  1. Tien Ngu says:

    Thưa,

    Trí thức mà ra thân…cò mồi, mần việc cho Cộng sản, theo cs để kiếm sướng…

    100 em thì hết…100 đứa có máu bất lương.

    Hơn ai hết, chúng thừa biết cs nhờ láo lừa, khũng bố mà lên đời. Cs xứ nào cũng vậy, chúng làm cho người dân bị trị ngày càng mất đi nhân tính và chuyên sống trong sợ hãi, hồi họp, phải biết…lòn lách, láo có trình độ khá, mới…sống còn…
    Ấy thế, nhưng chúng vẫn…tỉnh rụi, ra thân cò mồi, chiêu dụ thêm nhiều nhiều cò mồi, hát láo cho chế độ, lừa dân, khiến dân…ngu mãi mãi. Dân có…ngu, chúng mới…khoẽ, yên chí mà cầm quyền, sướng bền…

    Cho nên, có thể …thấy được rằng thì là, cs và các trí thức mần cò mồi bảo vệ cái chủ nghĩa…láo, làm hại biết bao nhân loại, sẽ nghìn thu mang tiếng ….thúi

  2. Hùng says:

    T/g Châu Quang đã quá sơ sót khi cho rằng Tập Cận Bình chỉ có sáu tay chân thân tín mà quên đi anh Trọng Lú, anh Phùng Quang Thanh , chị Ngân, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, anh phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, anh Bí thư thành ủy Lê Thanh Hải, anh Phạm Quang Nghị, Đổ Mười, Nông Đức Mạnh vân vân..,

  3. QUAY MÒNG

    Nước Tàu ngẫm lại cũng vui
    Thanh triều vừa dứt lại triều Mao quân
    Trăm năm thảy bước khập khừng
    Rồi trăm năm kế chẳng ngừng loay hoay

    Giống xưa ngoại tộc lên đài
    Còn giờ ngoại thuyết cũng oai quá trời
    Dân Tàu xớ rớ mà chơi
    Chuyện mình cả thảy đều người lo toan

    Tôn Văn dầu thuở rộn ràng
    Chẳng may Thống Tưởng Đài Loan chạy ù
    Mao làm đất nước hoang vu
    Đặng bèn dựng lại quả càng đở hơn

    Bây giờ lớp mới lờn bơn
    Đập ruồi đả hổ rõ càng hiên ngang
    Ngỡ rằng lịch sử chói chang
    Ai ngờ cũng thế giống ngàn đời xưa

    Cũng là phong kiến kỳ chưa
    Song theo mốt mới trong đời cách tân
    Miệng hô cách mạng vang rân
    Chỉ đều theo sách của phần người dưng

    Xưa ham bỏ Khổng tưởng mừng
    Giờ thì dựng lại Khổng ngày xa xưa
    Đường kim mũi chỉ rõ thừa
    Bởi toàn khâu vấy có vừa lòng ai

    PHƯƠNG NGÀN
    (06/10/15)

Phản hồi