Thư gởi các bạn trẻ trong và ngoài nước
Các bạn thân mến,
Trước hết tôi phải thú thật một điều với các bạn rằng khả năng tiếng Việt của tôi rất là giới hạn. Cuộc đổi đời nghiệt ngã 30/04/75 đã làm cho tuổi trẻ của tôi vô cùng xáo trộn và một tương lai mờ mịt tối tăm. Chỉ có một cái lớp tám mà học hoài cũng không xong. Mới bắt đầu niên học thì phải bỏ trường, bỏ lớp để khăn gói chuẩn bị vượt biên. Khi cuộc vượt biên không thành thì đã lỡ dở niên học, vì thế cho đến khi vượt biên thành công thì tôi cũng chưa học xong được cái lớp tám. Bạn bè tôi trêu chọc tôi là thằng học lớp tám… cà lăm.
Các bạn thân mến! Thấm thoát mà đã 35 năm kể từ ngày những “đỉnh cao trí tuệ” của loài người từ rừng rú ra khoe khoang là “mùa xuân nhân loại” mở đầu cho một trang sử đen tối và đau thương nhất của dân tộc. Qua các chiêu bài: hợp tác xã, đổi tiền, vùng kinh tế mới, học tập cải tạo và bi thảm nhất đã trực tiếp hoặc gián tiếp đẩy người ra biển cả để làm mồi cho sóng to, gió lớn và cá mập. Trong số những người bất hạnh trên quê hương của mình, nhưng vô cùng may mắn trên bước đường vượt khỏi thiên đàng xã hội chủ nghĩa (XHCN) trong đó có tôi. Các bạn hãy tưởng tượng đi, chiếc ghe dài khoảng 17 thước, chiều ngang khoảng 4 thước rưỡi, trong đó có mấy chục con người nheo nhóc ở hai khoang, một vài người may mắn được leo lên mui để hít thở không khí trong lành trên bỉển cả. Chiếc ghe nhỏ bé ấy đôi lúc phải hứng chịu sóng cấp 5 và mạng sống của mấy chục con người trong đó đa số là đàn bà và trẻ em như mành treo chuông nặng. Những tiếng khấn nguyện lâm râm xen lẫn tiếng khóc than, ói mửa vì say sóng, kèm theo tiếng rên la nghe bi thiết não nùng của những đứa trẻ khát nước và thiếu ăn. Lượng nước dự trữ cho khoảng 5 ngày trên biển đã cạn dần. Tình hình lại càng trầm trọng thêm khi người tài công, kiêm thợ máy đã vô ý đỗ dầu vào nước, làm cho lượng nước đã thiếu lại càng thiếu thốn thêm.
Các bạn ơi! Khi chiếc ghe may mắn không bị lật hoặc chìm và ra được đến hải phận quốc tế thì mọi người như được hồi sinh, cả ghe nhốn nháo hẳn lên. Mặc dầu bến bờ TỰ DO (TD) còn xa lắc tận phương trời xanh thẳm, nhưng chúng tôi biết chắc rằng đã thoát khỏi bàn tay của bạo quyền Cộng Sản (CS). Kìa tàu ngoại quốc! mọi người vô cùng mừng rỡ, có gì thì vẫy bằng cái nấy với hy vọng những chiếc tàu buôn ấy nhìn thấy mà thương tình cứu vớt. Nhưng chúng tôi đã hoàn tuyệt vọng, vì những chiếc tàu kia cứ lẳng lặng ngày một xa tít, mờ nhạt, rồi biến mình trong làn sương trắng của buổi bình minh. Nước đã cạn và lương thực cũng chẳng còn bao nhiêu. Máy chính trong ghe thì ngưng hoạt động, chỉ còn lại máy phụ hoạt động thay thế. Hai ông thợ trong ghe thì hì hục sửa chữa cái máy chính. Ngày thứ tư đã trôi qua giữa biển cả mênh mông, chẳng thấy bến bờ, không còn thấy một chiếc tàu nào hết, đói khát, đau đớn, cô đơn và tuyệt vọng. Những tiếng khấn nguyện lâm râm bắt đầu trỗi dậy, pha lẫn tiếng thở dài buồn thảm. Một tin vui đó là máy chính đã được sửa chữa và chạy lại bình thường, vì thế tốc độ của chiếc ghe đã nhanh hẳn lên. Qua đến ngày thứ sáu của cuộc vượt thoát thì chúng tôi đã thấy được một hòn đảo lờ mờ hiện ra, lúc ấy chỉ có một thiểu số người trên ghe nhốn nháo lên thôi, vì đa số mọi người đã sức cùng lực kiệt trong gần một tuần lễ lênh đênh trên biển cả cộng với sự say sóng và đói khát triền miên.
Chúng tôi phải mất gần 2 ngày và một đêm nữa mới đến được hòn đảo thuộc chủ quyền của Nam Dương. Có lẽ đây là thời gian cao điểm vượt biên, cho nên vừa thấy ghe của chúng tôi từ xa là chính quyền địa phương đã phái nhân viên ra kéo vào liền. Người yếu và bịnh hoạn thì được chăm sóc, còn người khỏe mạnh thì được cho ăn. Thú thật với các bạn đó là một bữa ăn tuy đơn sơ đạm bạc chỉ có cơm trắng với cá mòi hộp, nhưng đó là buổi ăn ngon nhất trong cuộc đời tôi, nó giống như tôi đang ngồi thưởng thức 72 món sơn hào hải vị mà nhà cầm quyền CS Trung Cộng (TC) đã khoản đãi tổng thống Nixon của Mỹ sau cái bắt tay lịch sử vào vào năm 1972 vậy.
Tôi ra đi bỏ lại một quê hương yêu dấu, nơi đó có ao cá vườn dừa, mồ mả ông cha trong lúc tuổi còn quá trẻ, chỉ mới 16 mà thôi, không một thân nhân ngoại quốc, vì thế tôi phải lưu lại trại tỵ nạn gần 3 năm trời mới được nhận cho đi định cư theo diện nhân đạo của chính phủ Úc. Trong suốt gần 3 năm trời đó tôi đã trải qua hết trại tỵ nạn Kuku, Galăng I rồi tới Galăng II thuộc nước Nam Dương, cũng hên là Chúa Phật còn ngó lại cho nên không phải vào “định cư” ở Galăng III (nghĩa địa), nơi có những người mà tôi quen biết đã vĩnh viễn nằm xuống trước khi được định cư ở một nước thứ ba.
Trong ba trại tỵ nạn mà tôi đã từng sống qua, phải nói Kuku là kinh hoàng nhất. Kuku là một trong 13 ngàn hòn đảo của Nam Dương. Vào những năm cuối thập niên 70, làn sóng vượt biên ngày càng ồ ạt, trại ty nạn Kuku được dựng lên để đáp ứng nhu cầu cấp thiết lúc ấy. Trại Kuku rất nhỏ, sức chứa khoảng bốn, năm trăm người. Tôi được đưa đến Kuku từ một đảo nhỏ khác tên gọi Sedanau vào những ngày đầu tháng 05/82. Trung bình thì mỗi tháng có một chiếc tàu từ Galăng sang Kuku để rước người tỵ nạn. Tuy nhiên do tàu phải nằm ụ để tu bổ và sửa chửa, cho nên đến hơn hai tháng sau tàu mới sang. Chúng tôi lúc ấy phải mỏi mòn trông bóng con tàu. Số người đến Kuku ngày càng đông có lúc lên đến khoảng 2 ngàn người, gấp bốn lần sức chứa của những ngôi nhà nhỏ và đơn sơ do cao ủy tỵ nạn liên hiệp quốc dựng lên, vì thế hầu hết mọi người phải ở trong những căn liều cho chính quyền địa phương cung cấp và dựng lên.Trong thời gian này tôi đã chứng kiến những cái chết đau thương và nghe được những câu chuyện vượt biên đầy bi thảm và rùng rợn. Có lần chính mắt tôi thấy một người đàn bà mang thai sắp đến ngày sinh nở chết vì bị bịnh sốt rét. Trước khi chết mắt chị ta trợn lên, toàn thân run lên từng chập và sau đó bất động, có bác sĩ người Nam Dương bên cạnh nhưng đành bất lực. Có ít nhất là 2 người bạn thân thiết, hàng ngày chúng tôi thường chơi chung với nhau cũng đã chết tại hòn đảo này vì bị bịnh sốt rét. Hai bạn ấy mấy ngày trước rất là khỏe mạnh cùng tôi còn đánh banh, tắm biển, vậy mà khi ngã bịnh chỉ có mấy ngày sau là chết, tôi hết sức đau buồn, nhưng thú thật tôi đâu còn nước mắt để khóc thương cho những bất hạnh mà người tỵ nạn lúc đó phải trải qua. Nguồn nước ở đảo Kuku vô cùng dơ bẩn và độc hại. Nước chảy từ trên núi xuống, chứa đựng không biết bao nhiêu lăng quăng, muỗi, lá cây độc, xác thú vật, v.v… vậy mà chúng tôi phải sử dụng nguồn nước ấy để tắm rửa và giặt giũ, thậm chí có nhiều người đã uống nửa vì thời tiết rất oi bức, đợi đun sôi để nguội thì lâu quá, còn nước đá ở trên đảo Kuku chỉ là một ước mơ. Vì thế nhiều người bị bịnh hoặc mất mạng vì uống nguồn nước ấy. Muỗi cũng là một sự đe dọa, nhiều người bị bịnh và vong mạng vì ban đêm ngủ không chịu giăng mùng để cho muỗi cắn. Có những câu chuyện vượt biên hết sức kinh hoàng mà chính tai tôi nghe, xin được kể lại một vài câu chuyện điển hình như sau: Có một chiếc ghe bị hư máy lênh đênh trên biển 42 ngày khi được vớt lên chỉ duy nhất có một người đàn ông còn sống sót, nhưng cái ghê rợn là người ấy phải ăn thịt đồng loại và uống nước tiểu của mình để sống sót. Khi được cứu vớt, tàu của anh ta treo lủng lẳng nào là chân, tay người,… cảnh tượng thật hết sức rùng rợn. Có một chiếc ghe chở 82 người, khoảng hơn phân nửa là đàn bà và trẻ em, chỉ còn cách đảo Kuku không xa thì ghe bị đụng đá ngầm chìm, toàn bộ những người trên ghe đều chết hết. Mấy tuần lênh đênh trên biển hầu như hoàn toàn kiệt sức, khi tàu bị chìm còn sức đâu nửa để mà bơi. Tôi có quen một anh, nghe đâu anh ấy hiện đang định cư ở Melbourne, Victoria, Úc Đại Lợi. Anh kể: tàu anh bị hư máy lênh đênh trên biển cả, hết tuần này đến tuần khác, có người nổi điên thay vì nằm chờ chết thì họ phóng xuống biển để “được” chết cho lẹ, dần dần mọi người ghe đều chết hết, do một phép lạ chỉ còn một mình anh may nắm sống sót. Để sống còn, anh phải ăn chính thịt đồng loại và uống nước tiểu của mình. Đoạn anh diễn tả cảm tưởng khi ăn thịt người nghe mà gởn tóc gáy. Anh kể: “Thịt người chổ thì tanh mùi máu chắc tại tui luộc chưa chín tới, chỗ thì day như đỉa vì ăn nhằm gân, chổ thì béo khủng khiếp, v.v…” anh còn kể nhiều nửa, nhưng thôi trích một đoạn ngắn ấy cũng đủ rùng mình nổi óc rồi. Tội nghiệp anh ta như người mất trí, nhiều khi nói cười một mình và đôi mắt thỉnh thoảng cứ đăm chỉêu nhìn ra biển và khóc một mình. Trên đây là những gì tôi tường thuật lại theo trí nhớ, đã 28 năm rồi, vì thế nếu có gì sơ sót, kính mong quí ông bà, cô chú, anh chị và các bạn cùng ở đảo Kuku trong khoảng thời gian ấy bổ túc thêm, xin chân thành cám ơn.
Các bạn thân mến! khi CS cưỡng chiếm MN, lúc ấy tôi mới 9 tuổi, cái lứa tuổi ăn chưa no lo chưa tới, chưa từng khoác áo chiến binh hoặc bị tù CS, vì thế tôi hoàn toàn không có một sự thù hận nào đối với CS cả. Nơi tôi sinh ra và lớn lên nằm trên một cù lao, hình thể giống như con trâu, nên người dân địa phương gọi là Cù Lao Trâu. Trước nhà tôi là một cái chợ nhỏ, bước mấy bước là đến bờ sông, một chi nhánh của sông Tiền. Vùng tôi ở hầu như hoàn toàn không bị tàn phá bởi chiến tranh. Nghe Má tôi kể lại bà chỉ ẳm tôi (lúc ấy 2 tuổi) chạy giặc một lần duy nhất vào tết Mậu Thân mà thôi. Nơi tôi ở phải nói là thành trì chống cộng. Không có bất cứ một tên du kích nào dám liều mạng bén mảng đến. Riêng bọn CS nằm vùng, ở xóm tôi gọi là công tác thành, về tên nào là bị xào tên nấy. Vì thế trong thời kỳ chiến tranh ở cao điểm như Mậu Thân, mùa hè đỏ lửa chẳng có một tấn công hoặc pháo kích nào của CS, tôi chỉ nghe tiếng đạn nổ bom rơi từ xa vọng về mà thôi. Vì vậy có người đặt cho vùng tôi ở 2 câu thơ bất hủ: “Đâu đâu cũng mất, Cù Lao Trâu vẫn còn”. Ngày 30/04/75 khi TT Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng thì cả buổi sáng không thấy bóng dáng một tên Việt cộng (VC) nào xuất hiện cả, phải đợi cho đến chiều mới thấy khoảng 5 năm du kích lò mò đến, 3 tên cầm AK-47, hai tên còn lại cầm B40 lúc nào cũng trong tư thế sẳn sàng chiến đấu. ”Giải phóng” chẳng được bao lâu thì một đứa trẻ mới 9, 10 tuổi như tôi phải chứng kiến những cảnh tượng hết sức ghê gợn và kinh khiếp mà cho đến bây giờ đã hơn 30 năm sau, tôi vẫn còn bị ám ảnh. Hầu như tuần nào tôi cũng thấy một vài người bị đem ra đấu tố, bị chửi bới thậm tệ và sau đó bị còng, có lúc thì bị trói thúc ké bằng dây luột dẫn đi, cảnh tượng hết sức thương tâm và đau lòng. Đa số những người ấy là tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo hoặc là lính VNCH nhưng đã giải ngũ. Chiếm MN được khoảng vài tháng thì ngụy quyền (tôi không muốn dùng chử chính quyền ở đây vì CS nắm quyền chẳng có danh chính ngôn thuận chút nào cả) CS địa phương đã đề ra một sáng kiến rất ư là “ưu việt” là cho sang bằng nghĩa địa để xây trường học. Đám thanh niên xung phong lúc ấy phải bốc lên hàng mấy trăm ngôi mộ để cải táng đi nơi khác. Nhiều ngôi mộ đã hơn nửa thế kỷ, có không ít ngôi mộ tôi đoán chỉ mới chôn khoảng trên dưới 2 năm mà thôi. Đa số những ngôi mộ mới là lính VNCH tử trận vì khi đào lên, tôi thấy hòm được phủ cờ vàng, bọn công an địa phương vội chạy đến lột xuống ngay. Nhìn kỷ tôi thấy những giòng nước màu vàng pha lẫn chút màu đỏ (chắc là máu còn đọng lại) rỉ ra từ những chiếc hòm ấy.Vậy mà bọn CS địa phương tán tận lương tâm để những quan tài ấy nằm phơi nắng cả tuần, khi đến gần mùi hôi thối bốc lên nồng nặc không chịu được, đây là một cách trả thù hết sức tàn độc và hèn hạ, người chết mà cũng không yên đối với bọn VC. Những ngôi mộ được bốc lên vội vàng, những nắm xương được bỏ trong những thùng cây vuông và để nằm trên một vùng đất bằng 2 sân banh nhập lại. Cả một vùng đất nồng nặc mùi tử khí, khi màn đêm buông xuống chẳng có mấy ai dám bén mảng đến khu vực đó cả. Chỉ có khoảng 1/3 ngôi mộ là có thân nhân đến đem về để cải táng, số còn lại nằm ở đấy khá lâu không một ai đến nhận và nghe đâu nhà cầm quyền CS địa phương đã đem cải táng đi nơi khác, trở thành những nấm mồ hoang không mộ bia, không tên tuổi. CS cưỡng chiếm MN mấy năm sau thì xảy ra cuộc chiến biên giới giữa Khờ Me Đỏ (KMĐ) và VC, theo sau là cuộc xâm lăng Cambốt của VC vào cuối năm 1978, dẫn đến việc đàn anh Trung Cộng đem mấy trăm ngàn quân tấn công và tàn phá 6 tỉnh phía Bắc để dạy cho thằng đàn em phản phúc CSVN một bài học. Khi cuộc chiến giữa VC và KMĐ lên đến cao điểm, nhà tôi thì ở cạnh giòng sông, vì thế hằng ngày tôi đã phải chứng kiến hàng trăm xác chết của những người Việt sống ở Cam Bốt bị KMĐ giết rồi chặt đầu thả trôi sông, chúng tôi lúc ấy thường gọi những xác chết này là chòng chỏng chết trôi. Có lần tôi thắc mắc hỏi một người lớn đứng bên cạnh: “Thưa Chú! Làm sao biết được xác chết là đàn ông hay đàn bà vì ai cũng bị chặc đầu?” Chú trả lời: “Đàn ông khi chết trôi sông nằm xấp, còn đàn bà thì nằm ngữa”. Những xác chết ấy đa số là đàn bà và trẻ em bị buộc từng chùm khoảng bốn, năm người, tất cả đều bị chặt đầu. Ban đầu thì dân địa phương còn vớt lên đem chôn, nhưng xác chết trôi sông ngày càng nhiều đến nổi không còn ai thiết tha đến việc vớt lên đem chôn cất nửa. Những cái xác trương sình ấy trôi dạt khắp nơi, bị tôm cá rỉa và mục rửa theo thời gian. Có những ngày nước ròng, tôi thấy những đoạn xương người trắng phếu nằm phơi trên bãi cát. Khoảng thời gian này hầu như chẳng ai dám tắm rửa, giặt giũ hoặc ăn những con tôm, con cá trên sông. Thịt trở nên mắc mõ vô cùng, nhiều người không có tiền mua thịt thì thà ăn cơm với nước mắm, nước tương hoặc muối còn hơn ăn cá tôm. Nước thì phải lóng phèn, sau đó đun sôi rồi mới dám uống, vậy mà khi uống tôi vẫn còn cảm thấy ớn ớn vì nhớ đến những cái xác trôi sông.
qua khu da troi qua gan nua the ky roi, con ac mong van chua nguoi ngoai trong long tac gia. phai chang day la su mac cam va long han thu co huu cua nguoi viet nam ta. lich su van mai la lich su. mot lich su dau thuong va mat mat. hang trieu nguoi chu co phai mot minh ai. da den luc chung ta can quen di cai bi kich cua minh, cung nhu cai bi kich cua dan toc, de huong toi mot cuoc song vi tha va bao dung hon. moi nguoi cu co nui keo qua khu, co nui keo han thu, toi tin dan toc viet nam ngan nam van the, van mat mat, van thuong dau, van nho nhen, van ich ky..tien do cua moi ca nhan, cua dan toc van nhu buc tranh biem hoa cua mot hoa sy toi……
Bạn ha_le.cz thân mến,
Lời bạn nói vô cùng bi đát. Và đúng là bi đát. Hiện trạng Việt Nam còn tệ gấp vạn lần trong quá khứ thì thử hỏi làm sao quên được quá khứ vốn đã đau buồn mà tương lai thì đen tối. Bạn cần tỉnh táo hơn người viết để tìm cách xoa dịu anh ta và cố gắng làm điều tôt đẹp để anh ấy khỏi mang “mặc cảm”. Tôi đọc kỹ không thấy anh ấy “hận thù” nhưng anh ấy vô cùng tha thiết muốn mọi người đọc kỹ và rút kinh nghiệm để cùng nhau xây dựng một nước Việt còn mấy cái “vẫn” cuối giòng: vẫn mất mát, vẫn thương đau, vẫn nhỏ nhen, vẫn ích kỷ…” đó chính là những mặc cảm và bản chất của người cọng sản hiện nay tại quê nhà vậy. Thân chào đoàn kết.
Khổ lắm ,kể lể mãi !Hãy nhìn sự bình yên của 80 triệu người trong nước kìa ,ở đó người ta đang cần gì biết không ?Hòa bình ,yên ổn làm giàu .Có được như thế ,đất nước mới tiến lên,có tiến lên thì khắc có dân chủ .Chưa có nước nào trên trái đất ,từ cổ đến kim, đang trong tình trạng phát triển mà có được tự do dân chủ như ở Mỹ hay Úc châu.Vì vậy cần tỉnh táo nhận biết ,cái gì cần làm và cái gì làm trước.Chứ chỉ kêu gọi chung chung, không có cái gì cụ thể ,thì chỉ có người điên mới nghe !
Nước mất mà không biết là bất trí
Biết mà không lo liệu là bất trung
Lo liệu mà không liều chết là bất dũng
Trước hết , xin chân thành cảm ơn Tác giả Hồ Nguyễn đả post bài ” Thư gửi các bạn trẻ trong và ngoài nước ” rất khúc chiếc cụ thể và xúc tích …phản ảnh sự tuyên truyền của bọn tà quyền đvgcs . Rất mong Đàn Chim Việt đăng lâu hơn và phổ biến đến các Diễn Đàn .
mot bai viet that hay va thuc. tac gia gui tam su minh cung la tam trang cua tuyet da so nguoi dan VN phai bo nuoc ra di nhung tam long van luon hoai vong ve co huong va tam thuc luon mong sao cho dat nuoc duoc thay doi de co anh sang tu do dan chu . Tuy rang nhung su kien duoc dien ta la 1 cach tong quat, duoc lap di lap lai nhung khong the cho la nham chan vi do la toi ac can phai duoc the he hom nay nhan dien de tranh va len an,chu khong phai de ke toi dai dong ma thuc ra chang co toa an nao xet xu vi bao dang cam quyen,ngoai tru co toa an luong tam va lich su sau nay phan xet ma thoi. Chi mong sao nhung ai dang hay se la nhung con dan uu tu thuong nuoc thuong dan co co hoi tham gia viec nuoc sau nay se thay duoc la nguoi CS da chiem linh dat nuoc ta theo phuong trinh cua chu nghia CS quoc te da la 1 tai hoa khung khiep cho dan toc chua tung xay ra trong lich su nuoc ta , chung ta se khong the nao chap nhan duoc cho du ho luon tu hao la nho ho ma co thong nhat. Thong nhat lam chi de roi dan ta kho va mat tu do nhu the nay !
1.
Hởi tuổi trẻ hướng về nguồn sáng,
Ánh tự do chói rạng toàn cầu.
Tình người nhơn loại năm châu,
Hoà đồng tương ái xây cầu tương thân.
Mở cõi lòng nối vòng tay lớn,
Xoá tị hiềm đau đớn vương mang.
“Việt Nam là giống Hồng Bàng”,
Muôn đời xa lánh tai nàn diệt vong”.
2.
Hởi tuổi trẻ Con Hồng Cháu Lạc,
Hoa Rồng Tiên ngào ngạt nồng hương.
Chí Hùng rạch cõi riêng phương,
Bao thời bất khuất quật cường sử xanh.
Kẻ bành trướng hùng anh lấn chiếm,
Nết bá quyền hung hiểm xưa nay.
Lưỡi Bò khua trống cờ lay,
Hoàng Trường hải khấu trổ tài cướp thâu.
3.
Hởi tuổi trẻ cánh Âu vượt lượn,
Dáng thần Long hiển tướng vụt bay.
Vươn vai Phù Ðổng ra tài,
Xua tan muổi đói đuổi loài cường xâm.
Dạ Tần Chính mưu thâm ý hiểm,
Lòng A Man lấp liếm gian lưà.
Chữ Vàng Mười Sáu đẩy đưa,
Miệng khoe Bốn Tốt buá đưa liềm kề.
4.
Hởi tuổi trẻ hướng về nòi Việt,
Quyết noi theo hùng liệt giống nòi.
Ngàn năm chiụ cảnh tôi đòi,
Kìa gương Trưng Triệu còn soi muôn đời.
Sấm Diên Hồng vang lời Sát Thát,
Tiếng Bình Ngô khúc hát Ðằng Giang.
Lam Sơn cờ phất rợp đàng,
Mê Linh trống thúc vọng vang khắp miền.
Vĩnh hằng Hồng Lạc Rồng Tiên !!!
Bai viet rat hay va co y nghia. Xin cam on tac gia.