WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Biển chỉ đường về tương lai cho một dân tộc

Buổi hòa nhạc Điều còn mãi diễn ra tại Nhà hát lớn Hà Nội trong chiều ngày 2 tháng 9 năm nay đã để lại cho những người đến dự và những người theo dõi truyền hình trực tiếp những cảm xúc đặc biệt. Cùng với buổi hòa nhạc đó là triển lãm những tác phẩm hội họa của họa sỹ Đào Hải Phong về những ngôi nhà Hà Nội mà ông vẽ trong suốt 10 năm qua, và cùng với những giai điệu và màu sắc là sự hiển hiện của những con người với những nụ cười và ngôn từ của chia sẻ và yêu thương.

Chương trình hòa nhạc Hòa giải và Yêu thương 2010 do các nghệ sỹ của Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam biểu diễn trong 2 ngày 22-23/4 dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Charles Ansbacher đến từ dàn nhạc Boston Landmark tại Nhà hát Lớn thành phố Hà Nội. Ảnh: tuầnvn

Chúng ta đã đi qua và đã có một buổi chiều như thế trong chính đời sống của thế gian còn những phiền muộn và khổ đau này. Buổi chiều ấy là một hiện thực. Một hiện thực của cảm xúc đẹp, của những suy tưởng nhân văn và của tình yêu cuộc sống lớn lao. Và trở lại hơn một chút: hai đêm Hòa nhạc Hòa Giải và Yêu Thương tại Nhà hát lớn tháng tư vừa qua với sự chỉ huy của nhạc trưởng Charles Ansbacher đến từ Boston, Dàn nhạc Giao hưởng Việt nam trình diễn những tác phẩm âm nhạc tinh hoa của Thế giới….

Buổi chiều ấy đã minh chứng rằng: khi chúng ta mang khát vọng về Cái đẹp và hành động vì Cái đẹp, chúng ta sẽ đi qua những thách thức tưởng không thể đi qua. Và hôm nay (9/9), chúng ta lại bước đến cái ngày mà chúng ta khởi xướng với chính khát vọng ấy: Ngày của Hòa giải và yêu thương. Và khi chúng ta nghĩ về Ngày đó, sống cho Ngày đó là lúc chúng ta đang cầm giữ hạnh phúc trong chính bàn bay của mình.

Với mỗi một ai khi nghĩ đến Ngày này thì ngay tức khắc đã tìm thấy cho mình một cảm xúc và một ý thức sống. Và cũng ngay lập tức, họ tìm thấy cái Ngày của thế gian mà con người từ thuở sinh ra đã lao động, đã đấu tranh và đã sáng tạo để đi đến Ngày đó. Cũng chính lúc này, chúng ta nhận ra có những ngày chúng ta đã sống thật vô lý và đánh mất đi những ý nghĩa sống đích thực của chúng ta.

Chỉ còn một tháng nữa là chúng ta bắt đầu Đại lễ 1000 năm Thăng Long. Đại lễ 1000 năm Thăng Long không phải là một Lễ hội thông thường mà đó là một cơ hội lớn để cho những người Việt Nam được trở về trong lịch sử và văn hóa của dân tộc mình và được sống trong lịch sử và văn hóa ấy. Các khách sạn ở Hà Nội cho đến lúc này đã được đăng ký không còn một phòng trống. Trong dòng người trở về ấy, có biết bao con người Việt Nam đang sống ở nước ngoài. Họ là những người đã rời bỏ tổ quốc ra đi với nhiều tâm trạng và cả sự hận thù.

Cuộc chiến tranh tàn khốc trên xứ sở chúng ta đã kết thúc 35 năm về trước. Và như một hậu quả tất yếu của mọi cuộc chiến tranh, con người đã rơi vào cảnh ly tán với nhiều lý do của nó. Nhưng rồi,  sức sống mãnh liệt của chính đời sống chứa đựng trong nó lịch sử và văn hóa đã làm cho Cái đẹp hồi phục như vết chém trên thân cây đã liền vỏ và như vết thương trên thân thể đã liền da. Dân tộc chúng ta sau những mất mát quá lớn giờ đang tìm lại những gì dân tộc ấy đã có, những gì dân tộc ấy phải có và những gì dân tộc ấy xứng đáng được có.

Hiện thực của mỗi cá nhân chúng ta đủ yếu tố để chiếu rọi vào hiện thực của dân tộc. Ví như một cá nhân đã rời bỏ tổ quốc với một lời nguyền không trở lại, đó là một cá nhân thề nguyền không chấp nhận cá nhân rời bỏ tổ quốc ra đi. Nhưng giờ mọi chuyện đã thay đổi quá nhiều. Những cá nhân đó đã trở về với nhau, đã nhận ra những sai lầm của người này hoặc người kia, đã nhận thấy chính họ không thể nào sống mãi với thù hận và ngờ vực. Khi chúng ta mang trong lòng ngờ vực và thù hận người khác thì chính lòng ngờ vực và sự thù hận của chúng ta sẽ giết chết chúng ta như một mũi dao trong tay chúng ta đã đâm ngược lại vào chính mình.

Những dòng người Việt Nam đã rời bỏ tổ quốc ra đi với nhiều lý do khác nhau giờ trở về và trong ánh mắt chờ đợi đầy chia sẻ và yêu thương của những người ở trong nước đã trở thành những “Biển chỉ đường” cho dân tộc chúng đi về một tương lai đúng và tốt đẹp.

“Biển chỉ đường” ấy là “Biển chỉ đường” có thể nói là duy nhất cho mọi con người, mọi gia đình và cho toàn dân tộc. Không có hòa giải thì không có sự hòa đồng và không có yêu thương thì không có sự hiến dâng. Bởi không có “Biển chỉ đường” của Hòa giải và yêu thương thì cho dù chỉ có hai người sống trên thế gian này thôi thì con người vẫn chỉ đưa thế gian này trôi vào bóng tối của vô cảm, thù hận và cả máu chảy. Nếu không có Hòa giải và yêu thương thì ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cái, anh em trong một gia đình tưởng như bền vững sẽ sống trong chia cắt. Một quốc gia cũng như vậy, nếu những người lãnh đạo của một quốc gia không có Hòa giải và yêu thương thì quốc gia đó giống một chiếc xe nhiều ngựa kéo mà mỗi con ngựa đều đi theo một hướng khác nhau. Một cỗ xe như vậy chỉ là một cỗ xe đi một vòng luẩn quẩn hoặc bị xé vỡ.

Bất cứ ai trong cuộc đời mình cũng ít nhất một lần cảm nhận đầy đủ nhất đời sống khi người đó sống trong tình thần cao cả của Hòa giải và yêu thương. Chúng ta đều nhận biết một cách rõ ràng điều đó. Thế nhưng tại sao có nhiều lúc chúng ta lại lưỡng lự trước điều ấy và đi qua điều ấy như một tội lỗi.

Chúng ta đã có một buổi chiều như thế, chúng ta đã có một Ngày như ngày hôm nay, vậy sao chúng ta không có thêm một buổi chiều như thế nữa và một ngày như thế nữa… Và cứ thế, từng người trong chúng ta và từ thế hệ này đến thế hệ khác sẽ làm cho thế gian mỗi lúc một đầy thêm những vẻ đẹp và tình yêu thương. Chỉ có như vậy, thế gian này mới được cứu vớt và chúng ta mới xứng đáng với tên gọi là Người.

Nguồn: tuanvn

Phản hồi