WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thư ngỏ gửi các nhà lãnh đạo Việt Nam về hiểm họa ngoại bang và sức mạnh dân tộc

Kính gửi:

Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Chủ tịch và Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Thủ tướng và Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Tổng Bí thư và Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam

Thưa quý vị,

Chúng tôi, một số trí thức sinh sống tại nước ngoài, gửi đến quý vị lá thư ngỏ này để phát biểu những suy nghĩ thẳng thắn và xây dựng trước tình hình nghiêm trọng của Việt Nam hiện nay.
Trước hết, chúng tôi muốn bày tỏ sự ủng hộ bản “Tuyên cáo” ngày 25 tháng 6, 2011 của 95 nhân sĩ, trí thức, tố cáo và lên án nhà cầm quyền Trung Quốc liên tục gây hấn, xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Chúng tôi đồng thời hưởng ứng bản “Kiến nghị” ngày 10 tháng 7, 2011 của 20 nhân sĩ, trí thức, kêu gọi Quốc hội và Bộ Chính trị công khai hoá thực trạng quan hệ Việt-Trung, nhấn mạnh vào nhu cầu đổi mới hệ thống chính trị, tôn trọng các quyền tự do, dân chủ của nhân dân để có thể thực hiện thành công nhiệm vụ bảo vệ và phát triển đất nước.
Cả hai bản Tuyên cáo và Kiến nghị đại diện những tiếng nói can đảm, trung thực của giới trí thức yêu nước mà chúng tôi có cơ hội tiếp xúc, trực tiếp hay gián tiếp, trong nhiều năm qua. Dù xa quê hương đã lâu, dù còn mang quốc tịch Việt Nam hay đã trở thành công dân nước ngoài, chúng tôi vẫn luôn quan tâm đến các khó khăn và thuận lợi của đất nước. Do đó chúng tôi ủng hộ những ý kiến chính đáng của nhân sĩ, trí thức trong nước và chỉ trình bày ngắn gọn một số nhận định bổ túc sau đây.
Hiểm hoạ ngoại bang
Sau chiến tranh biên giới cực Bắc năm 1979, nguồn tư liệu do Nhà nước bạch hoá về quan hệ Việt-Trung cho thấy mối quan hệ giữa hai nước không tốt đẹp như nhiều người lầm tưởng. Do hơn 30% dân số Việt Nam hiện sử dụng internet, thông tin ngày nay không còn là độc quyền của riêng ai. Kết hợp các nguồn tư liệu khác nhau cũng cho thấy rằng đối với Trung Quốc, “Việt Nam là một đối tượng quan trọng cần khuất phục và thôn tính” (“Sự thật về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong 30 năm qua”, nxb Sự thật, 1979, trang 8).
Quan điểm trên được thể hiện rõ nét qua một chiến lược nhất quán của Trung Quốc trong gần 60 năm nay tuy chiến thuật tùy lúc, tùy thời có khác nhau: phản bội Việt Nam ở Hội nghị Geneva năm 1954, ngăn cản Việt Nam thương lượng với Mỹ năm 1968, dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ Hoàng Sa năm 1974, phát động chiến tranh biên giới năm 1979, dùng vũ lực đánh chiếm một phần Trường Sa năm 1988; và sau khi quan hệ giữa hai nước đã bình thường hoá năm 1991, từng bước lũng đoạn kinh tế, thu vét tài nguyên, thực hiện mưu đồ đồng hoá, xâm phạm chủ quyền và đối xử tàn bạo đối với ngư dân Việt Nam trên Biển Đông.
Sức mạnh dân tộc
Việt Nam có lịch sử chống ngoại xâm, phần lớn là từ phương Bắc, trong nhiều thế kỷ. Việt Nam cũng có nhiều tài nguyên thiên nhiên, với non 20 triệu héc-ta rừng, và hơn 3.200km đường biển. Trong dân số gần 90 triệu, hơn 3 triệu người có trình độ đại học trở lên. Do biến chuyển thời cuộc, hiện có hơn 3 triệu người gốc Việt sinh sống tại nước ngoài, trong đó có hơn 300.000 người có trình độ đại học trở lên và nhiều người là chuyên gia, giáo sư ở những công ty, trường đại học hàng đầu của thế giới.
Vị thế chính quyền
Sau hơn 35 năm lãnh đạo một đất nước thống nhất, các nhà cầm quyền chắc biết rõ hơn ai hết toan tính thâm độc của Trung Quốc và tình thế nguy nan của Việt Nam. Nhưng trong thời gian qua những chính sách và biện pháp đối nội và đối ngoại được thực thi đã tỏ ra lúng túng và mâu thuẫn, trái với sự mong đợi của toàn dân. Tình trạng này hiển nhiên làm suy yếu sức mạnh dân tộc, đòi hỏi chính quyền cần phải có những thay đổi toàn diện về cơ chế và chính sách mới có thể bảo vệ được chủ quyền và phát triển đất nước.
Những việc cần làm
Khác với các cuộc xâm lăng trong quá khứ, Trung Quốc trong thế kỷ XXI có nhiều lý do cần thiết hơn và nhiều điều kiện thuận lợi hơn để “khuất phục và thôn tính” Việt Nam mà không cần sử dụng vũ khí hay tổn thất nhân mạng. Mặc dù yếu kém hơn Trung Quốc về kinh tế và quân sự, Việt Nam có một lợi thế lớn chưa từng có trong lịch sử: không một nước tự do, dân chủ nào muốn thấy một nước độc tài chuyên chế như Trung Quốc xâm phạm quyền lợi hay quyền tự quyết của một nước khác, đe dọa tình trạng ổn định trong khu vực và toàn cầu. Tuy nhiên, cũng sẽ không có quốc gia hay liên minh nào có thể hỗ trợ Việt Nam nếu, trước hết, chính phủ Việt Nam không chứng tỏ là có ý chí và khả năng bảo vệ dân tộc và đất nước của mình.
Một lần nữa, chúng tôi khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ các ý kiến chính đáng vừa qua của nhân sĩ, trí thức trong nước. Chúng tôi hi vọng quý vị lãnh đạo tiếp thu đóng góp quan trọng ấy và sớm thiết lập một lộ trình cải cách cụ thể để được nhân dân tin tưởng và ủng hộ. Chúng tôi đề nghị những điểm chính dưới đây cần được chú trọng khi quyết định lộ trình:
1.    Đối với Trung Quốc: Cần xác định công khai và rõ ràng lập trường của Việt Nam đối với chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa-Biển Đông: mọi tranh chấp phải được giải quyết dựa trên luật pháp quốc tế và chứng cứ lịch sử. Cần xét lại toàn bộ quan hệ Việt-Trung và chỉnh sửa những quyết định sai lầm trước đây khiến Việt Nam mất cân bằng, lệ thuộc vào mối quan hệ này trên các lãnh vực khác nhau. Cần nhấn mạnh truyền thống hiếu hòa của Việt Nam với nhân dân Trung Quốc, đặc biệt là trí thức tiến bộ, để tranh thủ sự ủng hộ của họ trong việc cùng tranh đấu cho công bằng và quan hệ bình đẳng giữa hai nước.

2.    Đối với ASEAN và các nước khác: Cần tiếp tục củng cố và phát triển quan hệ hợp tác với thành viên ASEAN cũng như những nước then chốt khác. Cần đồng thuận trong việc bác bỏ đòi hỏi trên 80% chủ quyền Biển Đông của Trung Quốc và trong lập trường đàm phán đa phương với Trung Quốc về Trường Sa. Cần tranh thủ sự ủng hộ của ASEAN và quốc tế cho một giải pháp về Hoàng Sa trên cơ sở luật pháp quốc tế và chứng cứ lịch sử. Cần thúc đẩy sự đồng thuận của ASEAN trong việc đổi tên Biển Đông thành Biển Đông Nam Á để góp phần vô hiệu hóa đòi hỏi chủ quyền phi lý của Trung Quốc, và để tránh ngộ nhận về các tên gọi khác nhau cho một vùng biển chung.

3.    Đối với nhân dân trong nước: Cần sửa đổi Hiến pháp để đẩy mạnh quá trình dân chủ hoá với ba cơ chế hoàn toàn độc lập: Quốc hội và cơ chế đại diện ở cấp thấp hơn, cơ chế toà án và cơ chế chính quyền. Cần thực hiện tự do bầu cử và ứng cử. Cần tôn trọng các quyền tự do công dân quy định bởi Hiến pháp Việt Nam và những công ước quốc tế mà Việt Nam cam kết tôn trọng, cụ thể như quyền tự do biểu tình và tự do phát biểu nhằm phản đối hành động hung hãn của Trung Quốc trên Biển Đông. Cần trả lại tự do cho những công dân bị giam giữ vì tranh đấu ôn hòa cho tự do, dân chủ, cho chủ quyền quốc gia, để đoàn kết toàn dân. Cần cải tổ hệ thống luật pháp, kinh tế, tài chính, giáo dục, y tế, v.v. để đẩy lùi tham nhũng, giảm thiểu bất công, gia tăng năng lực, bảo vệ tài nguyên. Cần tham khảo với những nhóm nghiên cứu độc lập (như Viện Nghiên cứu Phát triển IDS đã phải tự giải thể năm 2009) trong quá trình hình thành các chính sách có tầm vóc quốc gia và quốc tế.

4.    Đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài: Cần tạo bước đột phá để cải thiện sự hợp tác của cộng đồng vào công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Cần cho tái thiết Nghĩa trang Biên Hoà vô điều kiện, giúp đỡ chương trình tìm kiếm hài cốt những người đã bỏ mình trong trại tù cải tạo, không can thiệp vào việc xây dựng bia tưởng niệm thuyền nhân ở các nước Đông Nam Á. Đây là bước cần thiết bắt đầu một quá trình nghiêm túc thực hiện hoà giải và hoà hợp dân tộc.
Mặc dù chính quyền kêu gọi trong nhiều năm, sự đóng góp về trí tuệ của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài vẫn quá nhỏ bé: số chuyên gia, trí thức hàng năm về nước “chuyển giao công nghệ” chỉ trong vòng 500 lượt người trên con số hơn 300.000 trí thức.

Có hai nguyên nhân chính: (1) cơ chế chính quyền hiện hữu không những đánh mất niềm tin của người dân trong nước mà còn là cản trở lớn cho trí thức ở nước ngoài muốn đóng góp vào mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” do chính Nhà nước đề ra;  (2) sự nghi ngờ, thiếu tin tưởng vào thiện chí của trí thức còn phổ biến trong một bộ phận không nhỏ của lãnh đạo.

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài còn có điều kiện nghiên cứu và vận động tìm kiếm những giải pháp thuận lợi cho Việt Nam, như tranh thủ sự ủng hộ của các chính phủ và dư luận quốc tế cho quan điểm của Việt Nam. Thực tế là một số chuyên gia trong và ngoài nước từng hợp tác với nhau trong các hoạt động theo chiều hướng này và công cuộc vận động đã đạt được một số kết quả tích cực về vấn đề Biển Đông và sông Mekong.

Trước chiến lược trước sau như một của Trung Quốc đối với Việt Nam và trước tham vọng bành trướng, bá quyền ngày càng lộ rõ của Trung Quốc, đất nước và nhân dân đòi hỏi quý vị phát huy sức mạnh dân tộc, đoàn kết toàn dân trong và ngoài nước trong giai đoạn cực kỳ hiểm nguy cho Việt Nam. Chúng tôi mong quý vị dũng cảm nắm lấy thời cơ duy nhất để thực hiện một cuộc cách mạng dân chủ toàn diện, xây dựng một chính quyền thực sự của dân, do dân và vì dân, nhằm đưa Việt Nam lên vị thế xứng đáng với các nước trong khu vực và cộng đồng thế giới.

Trân trọng kính chào,

Ngày 21 tháng 8 năm 2011

Đồng ký tên:


Liên lạc điện thư:  ThuNgo2108@gmail.com

18 Phản hồi cho “Thư ngỏ gửi các nhà lãnh đạo Việt Nam về hiểm họa ngoại bang và sức mạnh dân tộc”

  1. Trung Kiên says:

    Rất tiếc góp ý của tôi hôm qua về bài viết này đã không được hiển lộ!
    Mong BBT cho biết lý do?

    BBT: Chúng tôi bị mất quyền kiểm soát với server trong nhiều giờ nên cũng không hiểu điều gì đã xảy ra với ý kiến của bạn.
    Bạn vui lòng post lại nhé.

  2. Vũ duy Giang says:

    Yêu cầu BĐH đăng lại phản hồi (reply)đầu tiên của tôi cho”thư ngỏ”, để có công bằng, và thăng bằng,vì trong số 7 phản hồi(hiện giờ)thì có 6 phản hồi”chửi”bới những trí thức người Việt ở nước ngoài,đã có can đảm đứng giữa 2 “lằn” quá khích (“chống công chết bỏ”,và “CS cuồng tín”)mang họ ra”phỉ nhổ”(như các danh ca,đánh cá ở Mỹ),hoặc”tố khổ” như ở VN bây giờ.

    Nếu đòi CSVN phải có”tự do ngôn luận”,thì cũng nên tránh”hướng dẫn dư luận”của cộng đồng người Việt ở nước ngoài, vì đúng là:”Hãy đừng làm theo,bắt chước VC,mà hãy làm những gì mà VC không dám làm”, thì mới có ngày”tháo chạy ngược về VN” được?!

    (BBT: Chúng tôi bị mất quyền kiểm soát với server trong nhiều giờ nên không thể biết ý kiến của bạn là gì. Bạn vui lòng post lại nhé.
    Cám ơn bạn.)

  3. Các bạn có thấy mấy thằng an ninh mạng ngồi trực sẵn để viết vài lời nhận xét láo toét theo đơn đặt hàng mà ông Tô Huy Rứa viết cho đăng nhận xét hay không? TKV là những kẻ vô liêm sỉ như vật. Chúng cũng như Nguyễn Chí Vịnh ăn cơm mặc áo dân nuôi mà lại cúi đầu làm kẻ tay sai hèn hạ cho Trung quốc. Thật nhục nhà sao ông bố Nguyễn Chí Thanh đức độ vậy lại đẻ ra thằng con khốn nạn đến như vậy nhỉ? Hay là nó học theo gương Lê Chiêu Thông không chừng? Những con người Việt nam đáng quý viết lời tâm huyết gửi Đảng và Nhà nước Việt nam như lời khuyên họ hãy quay về với dân tộc đất nước làm việc có ích cho dân cho nước mà bọn chúng còn nói lời bất nhã. Thật hổ thẹn khôn cùng.

  4. TKV says:

    Đọc danh sách các ông trí ngủ này thật rùng mình,toàn sortie từ các trường LỚN nhưng cái đầu chứa
    khối óc quá NHỎ.Rất may không có vị trí thức nào xuất thân từ Congo hay Mozambic.Sudan .Biết đâu mấy ông này xuất thân từ mấy trường nho NHỎ nhưng cái suy nghĩ LỚn và không cà chớn như mấy ông trên.Mô Phật

  5. butnua says:

    Kính gởi các Tiến Sỉ,Thạc Sỉ (bằng cắp)Lảnh đạo Đảng Cọng sản VN quang vinh
    Thưa quý quan
    Chúng con những trí thức,trí ngủ thứ thiệt sortie từ các trường đại học danh tiếng,nguyện noi theo bước chân những “tiền “nhân Nguyễn cao Kỳ,Phạm Duy….khấu đầu xin quý vị “buông dao trở thành Phật”lạy Chuá tôi.Amen
    Đồng ký tên như trên

  6. Khinh Binh says:

    Bức thư mở đầu:” Chúng tôi, một số trí thức sinh sống tại nước ngoài…”
    Thế nào là trí thức nhỉ? Có bằng cấp ư? Ai phong cho quí vị hai chữ “trí thức” khi quí vị cứ nằm mơ mãi!
    Tôi không muốn vô phép, nhưng nếu ông Mao sống dậy ông ấy cười” Khà khà, ngộ lói có sai đâu!”

  7. Đại Ngàn says:

    THƯ NGỎ GỬI CHO THƯ NGỎ

    Mọi người đều thấy vừa qua, không phải chỉ có thư ngỏ của nhóm các vị trí thức lớn có nhiệt tình với đất nước ở nước ngoài gửi về, mà còn thấy có cả thư ngỏ của ông Lê Hiếu Đằng, một cán bộ phong trào quần chúng cao cấp đã về hưu trong nước, cũng đã có thư ngỏ gửi đến ngay trong nước. Có điều bất ngờ, là cả trong hai thư ngỏ này, người ta vẫn thấy chúng đều được đề gửi đến cho Chủ tịch nước trước, còn gửi cho ông Tổng bí thư của Đảng sau cùng. Đề thế, quả các vị này vẫn cứ luôn hãy còn nệ thức, nên thành giả tạo, hay bé cái lầm trong thực tế, hoặc làm bộ ngây thơ cụ, giả mù sa mưa, nên mới phải sử dụng đến chính cái hình thức thư ngỏ, cùng với một nội dung xưng hô rất bất cập, theo kiểu trật tự thưa gửi quá tréo ngoe như vậy. Đây dù chỉ là một việc nhỏ, một khía cạnh ngoại vi, không đáng nói, nhưng nếu lamg bộ như không rõ, hay cố ý phớt lờ nó đi, thì cũng chỉ giống như một sự tự biểu hiện cho tính chất không đâu của mình. Mà nếu như thế, thì cũng còn gì mà có thực chất, hay gây nên tác dụng, hoặc có ý nghĩa nghiêm chỉnh, nhiệt thành, hay thẳng thắn nào nữa. Điều đó, đối với những vị trí thức cũ của Saigon trước kia, đã từ lâu sống ở ngoài, cứ theo quán tính xưa, hay suy nghĩ cũ, thì quả cũng không có gì đáng nói. Nhưng cả đến ông Lê Hiếu Đằng, là người tại chỗ, đã theo Đảng lâu năm, mà còn viết thư ngỏ với dạng này, thì thật quả không thực tế, và cũng không có thực chất chút nào cả. Trong thư ngỏ của các vị trí thức Việt kiều, thì đúng là có nói đến vài điều có hơi nhức nhối, khiến cho những người nào ở trong cuộc tất phải nhăn mặt, khó chịu là cái chắc. Còn như thư của ông Đằng thì quả thật chỉ mang tính chất vuốt đuôi, góp ý cho cái không thể, hay không cần góp ý, thì kể cũng quả là chuyện lạ. Nên nói chung, hình như nhiều người VN hiện nay đều mang căn bệnh không thực tế. Y như những con đà điểu, không thích, hay không dám nhìn vào chính bản thân của sự thật khách quan, thì làm gì mà còn tạo nên được các lối ra thực tế cho đất nước trong thời hiện tại nữa. Bởi vì, nguyên tắc đảng lãnh đạo, không phải chỉ là nguyên tắc cho mọi cá nhân con người, mà còn là nguyên tắc về ý thức của nguyên lý Mác Lê. Nguyên tắc chi phối mọi cá nhân con người, cũng là nguyên tắc vốn thường gọi là nguyên tắc dân chủ tập trung trong Đảng. Với ba triệu đảng viên, thì không phải chỉ có mười mấy người trong Bộ chính trị, là toàn quyền quyết định được. Mà trong cả mười mấy người này, thì cũng không phải một cá nhân nào trong tập thể đó là quyết định được. Cho nên, đáng lẽ gửi thư ngỏ cho cả ba triệu đảng viên, thì các vị chỉ gửi cho Chủ tịch nước, Chủ tịch quốc hội, và ông Tổng bí thư, quả thật là hoàn toàn sai lầm. Nhưng nếu quý vị lại gửi thư ngỏ cho cả ba triệu đảng viên, lại càng thành lầm to, bởi vì nguyên tắc làm chủ tập thể, thì có ai trong số họ tự quyết định được, nhưng lại cần phải có sự họp bàn thống nhất chung. Song việc họp bàn thống nhất chung, mà không có vị nào đó chủ xị trong ban bí thư đứng ra tổ chức để họp bàn, thì cũng làm gì có cuộc họp bàn đó được. Vả chăng, Đảng lãnh đạo, nhưng nhân dân làm chủ. Vậy tại sao quý vị lại không gửi ngay cho nhân dân, cho toàn dân VN, tức là ông chủ lớn nhất, mà quý vị lại chỉ gửi cho người không phải là ông chủ. Cho nên, người lãnh đạo Đảng tất phải là người theo quan điểm của học thuyết Mác Lê, mà đã là học thuyết được hiểu là của giai cấp vô sản, song quý vị lại gửi thư chung chung, không cho giai cấp nào, thì ai mà đọc được. Còn nếu gửi cho giai cấp vô sản, thì lại phải cho chính những người được cho là tiên phong của giai cấp đó, thay thế cho giai cấp đó, thì làm sao lại cần gửi cho giai cấp đó nữa. Thế nên, mọi sự quả thật đã an bài. Những người đầu tiên có trách nhiệm trong việc này chính là hai ông Trường Chinh và Lê Duẩn. Nhưng hai vị này, vốn đã phiêu linh từ lâu rồi, về cõi âm từ lâu rồi, thì giả dụ dầu có ông Nguyễn Hữu Thọ được sống lại, cũng đành phải chịu thua nữa, huống gì quý vị. Bởi thực chất ông Thọ cũng chỉ là sản phẩm của hai ông Chinh, ông Duẫn mà thôi. Mà ngày nay, ngay như cả đến ông Mác, ông Lênin có sống lại, cũng chỉ có thế thôi. Bởi vì, một khi người ta đã đúc nên khối bê tông rồi, thì nó cũng đã định hình vĩnh cửu sẵn rồi, còn có gì để mà chuyển đổi hay thắc mắc được nữa. Cũng giống như những người đang trên một con thuyền xuôi theo dòng sông lịch sử, dù có qua bao thác ghềnh, cũng không ai dại gì mà nhảy riêng ra khỏi thuyền để cho bị nước lũ cuốn trôi đi được. Trừ khi, trường hợp thuyền đã bị nạn, thì khi đó, mới mạnh ai nấy nhảy ra khỏi thuyền bằng tất cả mọi giá. Ấy, quán tính của mọi vật lăn hay trôi, nó đều là như thế. Các vị mà cứ lơ mơ, thì chính chiếc xe hủ lô cũng đâu dễ gì mà nễ nang được. Cho nên, các quý vị còn viết thư ngỏ kiểu đó, cũng bằng thừa, chẳng khác gì như đang vừa muốn ở trên con thuyền, mà vừa đòi quay mũi nó, hay muốn nhấc thuyền đó ra khỏi dòng sông đang trôi. Bởi vậy, tất cả các dạng thư ngỏ theo kiểu đó, đều hoàn toàn ngây thơ cụ hay non nớt, và phí lý. Các vị cứ nên đứng ở ngoài thôi, và nếu có thiện chí, thì chỉ nên viết bài theo dạng khoa học, trực tính, hay vô tư, vô vụ lợi, để chỉ ra cái chủ quan của mình mà mình thấy đúng, nhằm hòng tạo ra được cái ích lợi nào đó cho chính cái khách quan chung. Làm sao để người ta không cho rằng là các vị chỉ muốn ném đá cho hỏng thuyền, cũng chẳng phải là quý vị muốn leo lên để cầm lái con thuyền, mà quý vị chỉ như những hoa tiêu nghiệp dư, bất vụ lợi, hành động hoàn toàn miễn phí, chỉ cốt vạch ra các đặc tính của dòng chảy, của các chướng ngại hiện đang có thật, để tự những người đang lái thuyền nếu muốn thì cứ chuyển hướng theo từng mỗi hoàn cảnh, điều kiện mà thôi. Còn nếu vì nào quá nhiệt tình, tích cực, phải nên xắn quần, chịu ướt để lội xuống sông mà vật chơi với nước. Nên nói cho cùng, cái chìa khóa quyết định để mở lối chung cho toàn dân tộc, toàn đất nước VN hiện nay, không gì ngoài chính ý thức độc lập, tự chủ thật sự hay thực chất của mọi người dân. Điều này là cả về phương diện chất, và cả về phương diện lượng. Nếu ý thức của mỗi người VN đều trở nên có tự chủ, có độc lập, sáng suốt, mà không còn mù quáng gì nữa, tức là có thực chất, và có chiều sâu thực sự, và cũng đã trở thành một đa số áp đảo, thì khi ấy, mọi thực tế mà quý vị đang cho là có chỗ sai, thì mới thật sự chuyển hướng được. Bởi vì, mỗi cá nhân đó, bao hàm mọi chức năng trong Bộ chính trị, trong nhà nước, trong Đảng, và trong cả toàn dân, mà không loại trừ bất kỳ một ai. Đó mới chính là sự làm chủ tập thể thật sự, mà không phải chỉ là làm chủ tập thể trên danh nghĩa như ngài Lê Duẫn đã từng dựng hình nê. Đó cũng mới là sự dân chủ tập trung thật, mà không phải chỉ là thứ dân chủ tập trung trên danh nghĩa và hình thức, tức phải dựa trên nguyên lý ý thức hệ tiền chế có trước. Và cuối cùng, đó mới chính là dân chủ tự do thật sự và thực chất, mà không phải chỉ là thứ dân chủ tự do theo kiểu ưu việt gấp cả triệu lần, như một số trí thức XHCN vốn là con đẻ của hai ông Trường Chinh và Lê Duẫn, trước đây từng giương cao ngọn cờ đầy lý tưởng và chính nghĩa theo kiểu hình thức như thế, đã đưa vào trong mọi trường đại học cho tới nay để bắt bọn trẻ em phải tụng niệm đầy nhiệt tình và ảo giác theo. Vậy nên, đây cũng chính là một hình thức thư ngỏ phản thư ngỏ, mà hình như các quý vị đã nói trên chắc chắn đều không mong muốn hay chờ đợi.

    Võ Hưng Thanh
    (07/9/11)

  8. Lữ Út says:

    CON DÂN ĐÃ THẦN PHỤC NAY DÂNG BIỂU HIẾN KẾ.
    Nghị quyết 36 thành công mỹ mãn !

  9. Hoanho says:

    Xin ủng hộ và hoan hô những người có tên trong nghị quyết này . Một việc làm đúng lúc và có ý nghĩa . Thành bại nào ai có thể biết trước được . Hy vọng đất nước sớm trở mình thoát cảnh tăm tối như hiện nay

  10. Dân Chửi says:

    Dù cho quý vị có gửi “Thư ngỏ gửi các nhà lãnh đạo Cộng sản VN”……nhiều đến thứ một triệu cũng vẫn chả đi đến đâu quý vị ơi. Tuy khâm phục lòng yêu nước và hâm mộ học vị trí thức của quý vị, nhưng tôi xin hỏi quý vị đem đàn khảy tai trâu, trâu có nghe chăng????? Bọn lãnh đạo CSVN chúng đọc mà hiểu được quý vị muốn nói gì là chết liền đó!!!! Tại sao??

    1/ Bọn lãnh đạo CSVN toàn là dân lưu manh mạt hạng chỉ biết khủng bố giết chóc dân lành thời chiến, chỉ lo vơ vét đô la bám giữ ghế bằng mọi giá kể cả bán rẻ quê huơng đất nước cho Tàu, kể từ tên Hồ chí minh trở xuống cho đến bọn đàn em hắn hiện nay. Thử hỏi bọn chúng có đủ trình độ để hiểu tầm nguy hiểm cho đất nước hiện nay không??? Chắc chắn là không!!! Giả dụ như có…..hơi bị hiểu được, thì chúng cũng sẽ không thèm để ý vì đô la và quyền chức quan trọng với bọn chúng hơn nhiều so với cái thư ngỏ này!!!

    2/ Bọn lãnh đạo CSVN chỉ “lưu ý đến thư ngỏ” hay “chịu khó lắng nghe ý kiến nghịch nhĩ” của người dân chỉ khi nào bọn chúng đang ở thế rất yếu, hay có nguy cơ sắp chết. Ngoài ra, khi nào chính quyền còn nằm trong tay CA và quân đội, thì bọn chúng bỏ ngoài tai mọi ý kiến khác và đếch thèm nói chuyện hay thỏa hiệp với ai…..

    Cách tốt nhất và duy nhất là mọi người phải chung sức đạp đổ bọn cướp CSVN trước tiên, sau đó chúng ta mới có hy vọng cứu quốc và kiến quốc được!!!!

Leave a Reply to Dân Chửi