WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã hành xử hợp lý khi ký công ước 1958

LTS: Trên diễn đàn này, đã có rất nhiều bài viết, ở các mức độ khác nhau, phê phán công hàm 1958 do thủ tướng Phạm Văn Đồng ký kết. Nay chúng tôi xin đăng tải một bài khác với những phản biện của một luật sư, bênh vực cho vị cố thủ tướng Phạm Văn Đồng. Hy vọng, sự mổ xẻ từ những góc cạnh khác nhau, sẽ đem tới một cái nhìn đúng đắn về một sự việc diễn ra hơn nửa thế kỷ trước.

——————————————————

Thời gian qua, có nhiều giải thích khác nhau chung quanh Công hàm của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Phạm Văn Đồng gửi Quốc vụ viện Trung Quốc liên quan đến lãnh hải Trung Quốc vào năm 1958, khiến nhiều người hiểu không đúng bản chất vấn đề. Qua nghiên cứu tài liệu, bước đầu chúng tôi xin có một số ý kiến giải thích sau đây:

1. Tuyên bố 1958 của Trung Quốc vi phạm Luật quốc tế:

Ngày 4 tháng 9 năm 1958, Ban thường trực quốc hội Trung Quốc thông qua tuyên bố về lãnh hải Trung Quốc. Tuyên bố có 4 vấn đề nhưng có 1 vấn đề tối quan trọng là định nghĩa về “đường cơ sở” (còn gọi là đường căn bản) như sau:

“Các đường thẳng nối liền mỗi điểm căn bản của bờ biển trên đất liền và các đảo ngoại biên ngoài khơi được xem là các đường căn bản của lãnh hải dọc theo đất liền Trung Quốc và các đảo ngoài khơi”.

Từ định nghĩa về đường cơ sở này, phía nước bạn Trung Quốc đã xác định tiếp ranh giới nội thủy và lãnh hải của họ một cách sai lầm trong bản tuyên bố như sau:

Phần biển 12 hải lý tính ra từ các đường căn bản là hải phận của Trung Quốc. Phần biển bên trong các đường căn bản, kể cả vịnh Bohai và eo biển Giongzhou, là vùng nội hải của Trung Quốc. Các đảo bên trong các đường căn bản, kể cả đảo Dongyin, đảo Gaodeng, đảo Mazu, đảo Baiquan, đảo Niaoqin, đảo Ðại và Tiểu Jinmen, đảo Dadam, đảo Erdan, và đảo Dongdinh, là các đảo thuộc nội hải Trung Quốc.”.

Tuyên bố của nước bạn sai lầm và vi phạm Luật quốc tế ở chỗ nào?

Trước hết xin nói qua về đường cơ sở. Khi ta đọc định nghĩa trong văn bản, do văn bản pháp luật đòi hỏi sự diễn đạt súc tích cô đọng nên thành ra khó hiểu với một số người, nên xin “diễn nôm” ra cho dễ hiểu. Theo đó, thì đường cơ sở chính là một cái “ranh đất liền”. Tương tự như khi làm nhà thì ta xác định ranh đất của ta tới đâu để xây nhà khỏi phạm lộ giới vậy.

Lẽ ra “ranh đất liền” của một nước là phải lấy đường bờ biển của nước ấy. Nhưng đường này trên thực tế đôi lúc quá quanh co khúc khuỷu, dẫn tới việc xác định bề rộng lãnh hải phức tạp, nên các nhà lập pháp quốc tế phải đưa ra một khái niệm gọn gàng, dễ xác định hơn, là đường cơ sở. Theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển, thì đường cơ sở là một đường gần gũi với đường bờ biển. Người ta xác định đường này để từ đây đo ra ngoài khơi nhằm xác định lãnh hải của nước mình.

Nhưng với Trung Quốc, “ranh đất liền” mà họ xác định vào năm 1958 ấy hoàn toàn không gần gũi với đường bờ biển của họ chút nào, mà họ kéo tuốt nó ra ngoài khơi, quàng vào các đảo xa xôi, trong đó có những đảo họ mới “giành lấy” chủ quyền ngay trong bản tuyên bố này. Như vậy vấn đề căn bản đầu tiên là xác định “ranh đất liền”, họ đã quá sai. Xác định tiền đề sai, dẫn theo hàng loạt cái sai khác. Rõ ràng đường cơ sở của nước bạn Trung Quốc là một khái niệm không phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 mà chính họ đã phê chuẩn. Có thể nói đây là một đường cơ sở “không giống ai”. Lẽ ra sau khi tham gia Công ước 1982, họ phải điều chỉnh lại đường này mới đúng nhưng họ đã không làm thế.

2. Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký công hàm 1958 là đúng vai trò:

Một số người thắc mắc vì sao Thủ tướng Phạm Văn Đồng lại có thể tự mình ký công hàm 1958 mà không được sự ủy nhiệm của chủ tịch nước đương nhiệm khi ấy là Chủ tịch Hồ Chí Minh hoặc được sự ủy nhiệm của Quốc hội. Từ đó họ cho rằng Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký sai vai trò.

Chúng ta cần biết, thủ tướng, trong vai trò người đứng đầu chính phủ, hoàn toàn đủ tư cách ký công hàm nêu rõ quan điểm của chính phủ mình đối với một vấn đề quốc tế mà không cần bất kỳ sự ủy nhiệm nào (một số chức danh có thể ký những điều ước quốc tế liên quan mà không cần ủy nhiệm thư như nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu chính phủ, bộ trưởng ngoại giao, người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, trưởng phái đoàn tại hội nghị quốc tế, tổ chức quốc tế..).

 3. Công hàm 1958 không có giá trị “thỏa thuận lãnh thổ biên giới”.

Quan điểm cho rằng công hàm 1958 mặc nhiên thỏa thuận về một số vùng đảo và biển thuộc Trung Quốc như tuyên bố 1958 của nước bạn Trung Quốc là sai lầm. Theo Luật quốc tế, giá trị của công hàm chỉ là nêu quan điểm của chính phủ một nước về một vấn đề quốc tế, nói nôm na giống như là một tiếng vỗ tay đồng thuần hay một lời la ó phản đối. Chỉ khi nào Việt Nam ký hiệp định với Trung Quốc trong đó nêu rõ những vùng biển và đảo nào đó thuộc Trung Quốc thì khi đó mới có giá trị thực thi.

Chúng tôi lấy ví dụ, với Tuyên bố 1958 của Trung Quốc, Thủ tướng Canada hoặc Thủ tướng Ý chẳng hạn, nếu muốn thì họ cũng có thể ra công hàm ủng hộ Trung Quốc như công hàm 1958 của chúng ta, mặc đầu họ không có chung biên giới với Trung Quốc. Có nghĩa là, công hàm không có giá trị thỏa thuận.

 4. Sự khéo léo của Công hàm 1958:

Vào thời kỳ 1958, bề rộng lãnh hải của các nước tiếp giáp biển chưa thống nhất. Trước đó đa phần đều lấy bề rộng 3 hải lý tính từ đất liền. Cho đến năm 1958, một số nước đã tăng bề rộng lãnh hải lên 12 hải lý. Và Trung Quốc cũng tăng lên như thế trong Tuyên bố 1958. Điều này chẳng có gì đáng nói nếu như họ xác định đường cơ sở đúng như thông lệ quốc tế khi đó.

Vào năm 1958, trong bối cảnh Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đang quan hệ với Trung Quốc, việc ra công hàm ủng hộ Tuyên bố 1958 của nước bạn Trung Quốc là không thể không làm. Khổ nổi tuyên bố của nước bạn quá ngạo ngược về cái “ranh đất không giống ai” đó. Như vậy thì công hàm phải viết thế nào đây?

Nghiên cứu Tuyên bố 1958 của Trung Quốc chúng tôi thấy, tuyên bố đề cập đến 4 vấn đề như sau:

Bề rộng lãnh hải là 12 hải lý tính từ đường cơ sở (đường căn bản).

Kéo đường căn bản quàng lên các đảo thuộc và chưa thuộc chủ quyền của Trung Quốc tít ngoài khơi.

Xác lập chủ quyền lãnh hải và không phận của Trung Quốc nêu trong Tuyên bố 1958.

Nêu vấn đề Ðài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác.

Tuy nhiên, Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khéo léo công nhận chỉ 1 vấn đề là bề rộng lãnh hải 12 hải lý mà thôi. Công hàm viết: “Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tôn trọng quyết định ấy và chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa trên mặt biển”.

Công nhận hải phận 12 hải lý là phù hợp thông lệ quốc tế khi đó và phù hợp Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 về sau. Nhưng cũng chỉ là vấn đề hải phận 12 hải lý. Công hàm không hề nhắc đến 3 vấn đề còn lại. Chúng ta lưu ý, vấn đề thuộc luật pháp cần được hiểu, cái gì được nói ra thì chỉ là cái đó. Nếu như công hàm 1958 viết rõ: “Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ủng hộ toàn bộ nội dung của Tuyên bố…” thì mới bao hàm cả 4 vấn đề.

Từ đó chúng tôi kết luận: Công hàm 1958 không thể là nguyên nhân dẫn đến các rắc rối về sau liên quan đến chủ quyền biển đảo giữa Việt Nam và nước bạn Trung Quốc. Việc nước bạn Trung Quốc có những tuyên bố thiếu phù hợp gần đây là do sự chủ động của họ.

TP.HCM ngày 11/12/2011

Luật gia Trần Đình Thu

Nguồn: Quechoa.info

 

 

100 Phản hồi cho “Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã hành xử hợp lý khi ký công ước 1958”

  1. Moi Moc says:

    nước bạn Trung Quốc hay la Trung Quoc hoac la Trung Cong ah. Nước bạn Trung Quốc !?!?

  2. Moi Moc says:

    nước bạn Trung Quốc hay la Trung Quoc hoac la Trung Cong ah. Nước bạn Trung Quốc !?!?

  3. vn says:

    Tác gỉa gọi Trung Quốc là ” Nước bạn”. Bạn ở chỗ nào?

  4. deng Xiaoping says:

    Nếu Lê chiêu thống, Trần Ích Tắc có sống lại vào thời “đồ đểu” thì cũng phải bái bọn này làm sư phụ trong nghề bán nước!
    Suốt đời chúng nó chỉ muốn “cầm q cho tầu đ ái”!!!

  5. Minh Đức says:

    Trích: Vào năm 1958, trong bối cảnh Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đang quan hệ với Trung Quốc, việc ra công hàm ủng hộ Tuyên bố 1958 của nước bạn Trung Quốc là không thể không làm.

    Tại sao lại nói là không thể không làm? Trên thế giới chỉ có hai chính phủ gửi công hàm công nhận bản tuyên bố này của Trung Quốc đó là chính phủ Bắc Hàn và chính phủ Bắc Việt. Cả hai chính phủ này đều cần sự viện trợ của Trung Quốc. Không ai bắt ông Phạm Văn Đồng phải công nhận bản tuyên bố này (ngoại trừ Trung Quốc). Cả thế giới chẳng ai công nhận, ngoài miền Bắc và Bắc Hàn. Bắc Hàn công nhận bản tuyên bố này thì chẳng mất gì, còn miền Bắc công nhận tức là công nhận Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Trung Quốc.

    Lúc đó nếu chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa gửi công hàm phản đối bản tuyên bố của Trung Quốc có bao gồm cả Hoàng Sa, Trường Sa thì Trung Quốc sẽ chẳng bao giờ viện trợ cho miền Bắc và miền Bắc chẳng có súng đạn mà đi “giải phóng miền Nam”.

    Miền Bắc cũng chẳng cần phải phản đối, mà chỉ lặng thinh. Nếu Trung Quốc không viện trợ cho miền Bắc thì đã có viện trợ kinh tế của Liên Xô và các nước Đông Âu thì việc thiếu viện trợ của Trung Quốc cũng không phải là có ảnh hưởng đến sự tồn tại của miền Bắc, ngoại trừ miền Bắc không có khí giới để đánh miền Nam vì Liên Xô lúc đó không tán thành việc đánh miền Nam, chỉ có Trung Quốc là tán thành.

    Vì thế đó không phải là tình thế “không thế không làm” mà là cái giá phải trả khi không làm là thế nào, có nghiêm trọng hay không. Nghĩ là “không thể không làm” là lối suy nghĩ của kẻ trong kịch Faust, bán linh hồn cho quỉ để được thành công ở đời vì quá say mê danh vọng và sự thành công.

  6. Freedom says:

    PVD đồng ý với công hàm 1958 của Trung Quốc, trong đó bao gồm HS/TS thì mặc nhiên TQ chiếm các đảo này là hợp lý, vì ta đã đồng ý đó là đảo của họ rồi thì còn gì nói nửa.

  7. LeQuocTrinh says:

    Ai công ai tội ?

    Bài này đã được trích đăng trên báo AnhBaSàm sáng hôm qua, tôi đã vào đọc và có để lại một phản hồi, sau đó thì thấy bài này bị biến mất, cho nên tôi đành phải vào Dân Luận và DanChimViet vậy.

    Đọc kỹ bài viết của ông Trần Đình Thu tôi nghĩ rằng mang danh phận luật gia như ông Thu chưa hẳn là có lập luận vững chắc, đôi khi lại là một loại “trí ngủ” cố tình nguỵ biện để bao che cho thế lực cường quyền. Trước bằng chứng giấy trắng mực đen sờ sờ ra đó (bức công hàm nguyên bản với con dấu và chữ ký PVĐ hẳn hòi), câu văn ngắn gọn nhưng rõ ràng trực tiếp công nhận lời tuyên bố chủ quyền của ông Chu Ân Lai (TQ) trên hai quần đảo HS-TS, thế mà ông LS Thu vẫn còn cố tình cãi chầy cãi cối cho bằng được. Ông ăn bao nhiêu tiền để viết bài này vậy?

    Ông Thu có biết rằng ĐCS VN đã không từ nan bất kỳ thủ đoạn tàn ác nào để triệt hạ những người yêu nước, chỉ cần một lời nói vô tình, một bài viết phóng khoáng là có thể bị kết tội hữu khuynh, nhẹ thì bị kiểm điểm, nặng thì ngồi hoả lò bóc lịch. Hãy xem con số nạn nhân CCRĐ 1954-1956 và Nhân Văn Giai Phẩm để hiểu họ bị kết án tội gì nếu không là phản động hay phản quốc, hãy xem tấm gương những nhà đấu tranh dân chủ như CHH Vũ, Lê Công Định, Bùi Thị Minh Hằng, Lê Thị Công Nhân, Tạ Phong Tần. Nay đứng trước một chứng cớ bán nước quá sức rõ ràng người ít học cũng hiểu ngay, thế mà ông luật gia TĐ Thu vẫn cố tình hiểu một cách khác, ngoại trừ ông là người chậm hiểu.

    Trước hết theo nguyên tắc pháp luật, kẻ nào làm thì phải tự đứng ra giải thích trước công luận. Năm 1958 ĐCS VN đã đề cử ông PV Đồng soạn thảo lá thư, ký tên đóng dấu hẳn hòi, thì chính ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng hay tt Nguyễn Tấn Dũng ngày nay phải đứng ra điều trần giải thích trước toàn dân, ông luật gia Thu là cái thớ gì mà đứng ra biện hộ cho họ, ngoại trừ ông được Đảng trả tiền để ông làm chuyện đó. Ông lại còn cãi lý cho rằng bức công hàm không có hiệu quả bằng một buổi ký kết Hiệp Định long trọng. Thế thì tại sao ĐCS VN không tổ chức mời ông Chu Ân Lai sang VN bàn cãi thảo luận nát nước với biết bao lập luận minh bạch trước khi ông Đồng đặt bút ký lên bức công hàm? Và Hiệp Định Geneve 1954 còn sờ sờ ra đó, mới ký kết 4 năm mà đã bị TQ và VNDCCH (miền Bắc) xé nát ngay, ông Thu nghĩ sao?

    Đứng trước một sự kiện vô cùng hệ trọng như vậy, tôi yêu cầu lãnh đạo ĐCS VN và Nhà Nước hiện tại phải công bố tài liệu chính thức và cung cấp lời giải thích rõ ràng, ai công ai tội, có hình thức nhượng bộ chủ quyền lãnh thổ hay không, trước toàn dân (trên đài TV công khai) chứ không phải trước 500 đại biểu bù nhìn của Quốc Hội.

  8. butnua says:

    Ông luật gia ui
    Ý quên,cái anh Thiến lợn hay anh nảnh đạo nào đó cuả đảng ta đã tuyên bố,tuyên mẹ rằng thì là mà:Thà để đảo Hoàng sa cho Trung Quốc chiếm còn hơn để cho bọn Mỹ Ngụy”.Thế nà thế lào?
    Thiệt khổ “Há miệng mắt quoi”

  9. butnua says:

    Kính thưa Luật gia
    Ông bà ta thường nói “Lưởi không xương nhiều đường lất léo” .nhất là cái lưởi cuả mấy ông Luật gia từ đen biến thành trắng,và lưởi cuả lũ Vẹm từ thằng bán nước trở thành yêu nước,thằng cướp nước trở thành người bạn hữu hảo 16 chử vàng.Hết ý kiến chiụ.
    Công hàm 1958 là sự cướp đoạt trắng trợn biển đảo cuả chính phủ VNCH dâng cho Tàu cọng để đổi lấy vũ khí đạn dược và sự hổ trợ cuả Tàu Cọng trong chủ trương bành trướng chủ nghiã CS mà HCM và đồng bọn là tay sai đắc lực và đã lộ hẳn bộ mặt bán nước cuả đảng CSVN.
    Xin luật gia đừng ngụy biện,đừng tiếp tay cho bọn bán nước hại dân.
    Lưởi không xương và cái lưởi bò chín đoạn chắc same same bốt đờ sô.

  10. Đòan Viên Ưu Tú says:

    ” Luật gia trần Đình Thu” chỉ là một tên gọi thôi chứ thực chất chỉ là một con chó sủa mướn cho Đảng không hơn không kém.

Leave a Reply to Moi Moc