WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã hành xử hợp lý khi ký công ước 1958

LTS: Trên diễn đàn này, đã có rất nhiều bài viết, ở các mức độ khác nhau, phê phán công hàm 1958 do thủ tướng Phạm Văn Đồng ký kết. Nay chúng tôi xin đăng tải một bài khác với những phản biện của một luật sư, bênh vực cho vị cố thủ tướng Phạm Văn Đồng. Hy vọng, sự mổ xẻ từ những góc cạnh khác nhau, sẽ đem tới một cái nhìn đúng đắn về một sự việc diễn ra hơn nửa thế kỷ trước.

——————————————————

Thời gian qua, có nhiều giải thích khác nhau chung quanh Công hàm của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Phạm Văn Đồng gửi Quốc vụ viện Trung Quốc liên quan đến lãnh hải Trung Quốc vào năm 1958, khiến nhiều người hiểu không đúng bản chất vấn đề. Qua nghiên cứu tài liệu, bước đầu chúng tôi xin có một số ý kiến giải thích sau đây:

1. Tuyên bố 1958 của Trung Quốc vi phạm Luật quốc tế:

Ngày 4 tháng 9 năm 1958, Ban thường trực quốc hội Trung Quốc thông qua tuyên bố về lãnh hải Trung Quốc. Tuyên bố có 4 vấn đề nhưng có 1 vấn đề tối quan trọng là định nghĩa về “đường cơ sở” (còn gọi là đường căn bản) như sau:

“Các đường thẳng nối liền mỗi điểm căn bản của bờ biển trên đất liền và các đảo ngoại biên ngoài khơi được xem là các đường căn bản của lãnh hải dọc theo đất liền Trung Quốc và các đảo ngoài khơi”.

Từ định nghĩa về đường cơ sở này, phía nước bạn Trung Quốc đã xác định tiếp ranh giới nội thủy và lãnh hải của họ một cách sai lầm trong bản tuyên bố như sau:

Phần biển 12 hải lý tính ra từ các đường căn bản là hải phận của Trung Quốc. Phần biển bên trong các đường căn bản, kể cả vịnh Bohai và eo biển Giongzhou, là vùng nội hải của Trung Quốc. Các đảo bên trong các đường căn bản, kể cả đảo Dongyin, đảo Gaodeng, đảo Mazu, đảo Baiquan, đảo Niaoqin, đảo Ðại và Tiểu Jinmen, đảo Dadam, đảo Erdan, và đảo Dongdinh, là các đảo thuộc nội hải Trung Quốc.”.

Tuyên bố của nước bạn sai lầm và vi phạm Luật quốc tế ở chỗ nào?

Trước hết xin nói qua về đường cơ sở. Khi ta đọc định nghĩa trong văn bản, do văn bản pháp luật đòi hỏi sự diễn đạt súc tích cô đọng nên thành ra khó hiểu với một số người, nên xin “diễn nôm” ra cho dễ hiểu. Theo đó, thì đường cơ sở chính là một cái “ranh đất liền”. Tương tự như khi làm nhà thì ta xác định ranh đất của ta tới đâu để xây nhà khỏi phạm lộ giới vậy.

Lẽ ra “ranh đất liền” của một nước là phải lấy đường bờ biển của nước ấy. Nhưng đường này trên thực tế đôi lúc quá quanh co khúc khuỷu, dẫn tới việc xác định bề rộng lãnh hải phức tạp, nên các nhà lập pháp quốc tế phải đưa ra một khái niệm gọn gàng, dễ xác định hơn, là đường cơ sở. Theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển, thì đường cơ sở là một đường gần gũi với đường bờ biển. Người ta xác định đường này để từ đây đo ra ngoài khơi nhằm xác định lãnh hải của nước mình.

Nhưng với Trung Quốc, “ranh đất liền” mà họ xác định vào năm 1958 ấy hoàn toàn không gần gũi với đường bờ biển của họ chút nào, mà họ kéo tuốt nó ra ngoài khơi, quàng vào các đảo xa xôi, trong đó có những đảo họ mới “giành lấy” chủ quyền ngay trong bản tuyên bố này. Như vậy vấn đề căn bản đầu tiên là xác định “ranh đất liền”, họ đã quá sai. Xác định tiền đề sai, dẫn theo hàng loạt cái sai khác. Rõ ràng đường cơ sở của nước bạn Trung Quốc là một khái niệm không phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 mà chính họ đã phê chuẩn. Có thể nói đây là một đường cơ sở “không giống ai”. Lẽ ra sau khi tham gia Công ước 1982, họ phải điều chỉnh lại đường này mới đúng nhưng họ đã không làm thế.

2. Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký công hàm 1958 là đúng vai trò:

Một số người thắc mắc vì sao Thủ tướng Phạm Văn Đồng lại có thể tự mình ký công hàm 1958 mà không được sự ủy nhiệm của chủ tịch nước đương nhiệm khi ấy là Chủ tịch Hồ Chí Minh hoặc được sự ủy nhiệm của Quốc hội. Từ đó họ cho rằng Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký sai vai trò.

Chúng ta cần biết, thủ tướng, trong vai trò người đứng đầu chính phủ, hoàn toàn đủ tư cách ký công hàm nêu rõ quan điểm của chính phủ mình đối với một vấn đề quốc tế mà không cần bất kỳ sự ủy nhiệm nào (một số chức danh có thể ký những điều ước quốc tế liên quan mà không cần ủy nhiệm thư như nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu chính phủ, bộ trưởng ngoại giao, người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, trưởng phái đoàn tại hội nghị quốc tế, tổ chức quốc tế..).

 3. Công hàm 1958 không có giá trị “thỏa thuận lãnh thổ biên giới”.

Quan điểm cho rằng công hàm 1958 mặc nhiên thỏa thuận về một số vùng đảo và biển thuộc Trung Quốc như tuyên bố 1958 của nước bạn Trung Quốc là sai lầm. Theo Luật quốc tế, giá trị của công hàm chỉ là nêu quan điểm của chính phủ một nước về một vấn đề quốc tế, nói nôm na giống như là một tiếng vỗ tay đồng thuần hay một lời la ó phản đối. Chỉ khi nào Việt Nam ký hiệp định với Trung Quốc trong đó nêu rõ những vùng biển và đảo nào đó thuộc Trung Quốc thì khi đó mới có giá trị thực thi.

Chúng tôi lấy ví dụ, với Tuyên bố 1958 của Trung Quốc, Thủ tướng Canada hoặc Thủ tướng Ý chẳng hạn, nếu muốn thì họ cũng có thể ra công hàm ủng hộ Trung Quốc như công hàm 1958 của chúng ta, mặc đầu họ không có chung biên giới với Trung Quốc. Có nghĩa là, công hàm không có giá trị thỏa thuận.

 4. Sự khéo léo của Công hàm 1958:

Vào thời kỳ 1958, bề rộng lãnh hải của các nước tiếp giáp biển chưa thống nhất. Trước đó đa phần đều lấy bề rộng 3 hải lý tính từ đất liền. Cho đến năm 1958, một số nước đã tăng bề rộng lãnh hải lên 12 hải lý. Và Trung Quốc cũng tăng lên như thế trong Tuyên bố 1958. Điều này chẳng có gì đáng nói nếu như họ xác định đường cơ sở đúng như thông lệ quốc tế khi đó.

Vào năm 1958, trong bối cảnh Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đang quan hệ với Trung Quốc, việc ra công hàm ủng hộ Tuyên bố 1958 của nước bạn Trung Quốc là không thể không làm. Khổ nổi tuyên bố của nước bạn quá ngạo ngược về cái “ranh đất không giống ai” đó. Như vậy thì công hàm phải viết thế nào đây?

Nghiên cứu Tuyên bố 1958 của Trung Quốc chúng tôi thấy, tuyên bố đề cập đến 4 vấn đề như sau:

Bề rộng lãnh hải là 12 hải lý tính từ đường cơ sở (đường căn bản).

Kéo đường căn bản quàng lên các đảo thuộc và chưa thuộc chủ quyền của Trung Quốc tít ngoài khơi.

Xác lập chủ quyền lãnh hải và không phận của Trung Quốc nêu trong Tuyên bố 1958.

Nêu vấn đề Ðài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác.

Tuy nhiên, Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khéo léo công nhận chỉ 1 vấn đề là bề rộng lãnh hải 12 hải lý mà thôi. Công hàm viết: “Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tôn trọng quyết định ấy và chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa trên mặt biển”.

Công nhận hải phận 12 hải lý là phù hợp thông lệ quốc tế khi đó và phù hợp Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 về sau. Nhưng cũng chỉ là vấn đề hải phận 12 hải lý. Công hàm không hề nhắc đến 3 vấn đề còn lại. Chúng ta lưu ý, vấn đề thuộc luật pháp cần được hiểu, cái gì được nói ra thì chỉ là cái đó. Nếu như công hàm 1958 viết rõ: “Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ủng hộ toàn bộ nội dung của Tuyên bố…” thì mới bao hàm cả 4 vấn đề.

Từ đó chúng tôi kết luận: Công hàm 1958 không thể là nguyên nhân dẫn đến các rắc rối về sau liên quan đến chủ quyền biển đảo giữa Việt Nam và nước bạn Trung Quốc. Việc nước bạn Trung Quốc có những tuyên bố thiếu phù hợp gần đây là do sự chủ động của họ.

TP.HCM ngày 11/12/2011

Luật gia Trần Đình Thu

Nguồn: Quechoa.info

 

 

100 Phản hồi cho “Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã hành xử hợp lý khi ký công ước 1958”

  1. Trúc Bach says:

    Bài này của ông “luật gia” Trần Đình Thu gồm hai phần :

    - Phần đầu (phần chính), ông Thu cố chứng minh việc Phạm Văn Đồng ký công hàm 1958 là “đã hành xử hợp lý”, có nghĩa là cái văn kiện ô nhục mà P.V. Đồng ký là có đầy đủ giá trị .

    - Phần hai, ông Thu ngụy biện một cách yếu ớt để (vờ) chứng minh Phạm Văn Đồng không công nhận Hoàng Sa- Trường Sa là của TQ, nhưng ông cố tình để thật nhiều sơ hở trong lập luận – dường như – để cho đối phương (TQ) tự do tấn công vào chỗ nhược của bản công hàm.

    Trong khi, để Vô Hiệu Hóa bức công hàm bán nước1958, mọi người VN yêu nước vẫn đang cố gắng tìm mọi lý lẽ để cáo buộc Phạm Văn Đồng là “vi phạm pháp luật” khi ký công hàm như :

    - Phạm Văn Đồng ký mà không có sự biểu quyết của Cuốc hội nước VNDCCH
    - Phạm Văn Đồng ký nhượng những vật không thuộc sở hữu của mình tức không thuộc sở hữu của VNDCCH (như hành động Ăn cắp của người khác để bán…)
    - Chủ nhân chính thức của HS-TS là VNCH đã có hành động quyết liệt chiến đấu để bảo vệ chủ quyền và đồng thời đã có kháng thư về việc CHNDTH dùng vũ lực xâm chiếm HS 1974, cho nên mọi văn kiện, tuyên bố trước đó của VNDCCH (và CHXHCNVN) về các vấn đề Hoàng Sa là vô giá trị cho đến khi có sự lên tiếng của một nhà nước chính thức kế thừa (Official) VNCH về chủ quyền của Hoàng Sa và Trường Sa cùng vùng biển xung quanh các hòn đảo này .

    Chả biết ông “luật gia” Trần Đình Thu dốt luật hay ông bị Trung cộng mua chuộc, hoặc là ông thuộc loại LƯU MANH GIẢ DANH ÁI QUỐC ?

    Đã có một “luật gia” Lê Hiếu Đằng, một “bình loạn gia” Trần Bình Nam, nay lại thêm một “luật gia” Trần Đình Thu, vì để cố gắng bảo vệ Phạm Văn Đồng mà sẵn sàng mang các điểm yếu nhất của công hàm “bán nước 1958″ ra làm bia đỡ đạn .

    Thực ra thì Phạm Văn Đồng chỉ là kẻ thừa hành, còn thủ phạm chính trong việc VNDCCH công nhận bản tuyên bố ngày 4/9/1958 là Hồ Chí Minh, vi chỉ có ông ta lúc đó (vừa là chủ tịch đảng, tổng bí thư đảng kiêm chủ tịch nước) mới có quyền ra lênh cho Phạm Văn Đồng ký mà thôi (“đảng ta là đảng cầm quyền, đảng lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện” – Hồ Chí Minh) .

  2. PHC says:

    Ông Tấn Dũng kính nhi viễn chi:

    Xin tưởng thưởng cho ông một Tưởng lục cấp Quốc Phòng.
    Dù sao chăng nữa, ông cũng đã mạnh miệng tuyên xưng
    “ chánh quyền Việt Nam Cộng Hòa” trước Quốc Hội là Cơ
    quan lập pháp, còn oai hơn chánh phủ và… cái đảng tòn ten
    nữa.

    Nhưng chưa đủ ông ạ. Xừ Đồng tiền nhiệm của ông đã gởi
    Công hàm công nhận quyền Tàu Chệt tại Biển Đông, thì hễ
    có dịp, ông cũng gởi công hàm phủ nhận cái công hàm hèn
    hạ kia đi.

    Sau này, PHC tui sẽ xin tưởng thưởng cho ông đệ Nhứt
    đẳng Bảo Quốc Huân Chương. Thân quý, PHC

  3. Dâm Tiên says:

    Ông Đồng hỡi! Chúng tôi cũng mệt vì ông. Ấy là, chánh quyền quận, tỉnh
    Quảng Ngãi chúng tôi được lệnh PHẢI bảo vệ an toàn, an ninh cho thân
    nhân, gia sản của ông tại làng Mộ Tân,, quận Mộ Đức ( thuộc VNCH);
    thế mà ông nỡ lòng nào tuyên bố hăng tiết vịt như ri,” Với những thằng
    quận cán chánh Ngụy SG (!) thì ta bắn chúng chết BA lần cũng chưa thỏa!”

    với đất nước VN, thì ông theo lệnh Cu Hồ, ký công hàm công nhận
    quyền làm chủ Biển Đông cho bà mẹ Tàu Ghẻ của ông!

    Sau năm 1975, ông cho đổi với Ấn Độ, cứ một ký gạo trắng VN thì lấy về
    “ ba” ký củ mì T-34 Ấn Độ,. Ông giết dân, giết Tù thế sao! Ông còn trơ trẽn
    tâng bốc bà Gangdhi là ‘ Bà CHỊ Gangdhi của…ta!

  4. Nguyen V N says:

    Công Hàm PVĐ -HCM là một văn kiện phản quốc rõ ràng như vậy mà một “luật gia” bồi bút CSVN dám viết một bài vô cùng nguỵ biện ngoan cố dẽ bênh vực tội bán nước của PVĐ HCM thì là môt hành động lừa bịp dân tộc thay vì trong quá khứ nhiều Bộ trưởng BV đã cứu vãng cho VN mà chứng nhận Công hàm không hiệu lực vì Hoàng sa là chính thức của VN với mọi bằng chức hợp ức củ.

    CSVN càng ngày càng xa dân tộc vì tính cách khiếp nhược và lệ thuộc Tàủ nhưng luôn giã vờ khẳng định HSTS này nọ đễ chạy tội và đánh bónh hình ảnh tối đen của chế độ.
    CSVN đã sa lầy vô phương cứu chữa mà càng ngoan cố chúng càng đem đất nước vào tình trạng nguy ngập.

    Chỉ có sức ép bằng cuộc đoàn kết dân tộc nối kết hai nữa dân tộc bị CSVN lừa bịp 70 năm nay. Chúng ta phải bắt đầu cuộc bất tuân dân sự vô hiệu hoá và cô lập hoá chúng. Chúng luôn là bất hợp pháp bảo vệ bởi HIến pháp fát xít và một QN nô bộc.

    Muốn cứu nước chỉ còn ùmột cách là BỨNG CSVN ra khỏi chính trường dân tộc. Tôi không thấy liều thuốc nào công hiệu hơn.
    Nguyen V N

  5. Lý Đương Nhiên says:

    LÝ ĐƯƠNG NHIÊN

    Năm 1958, Việt Nam Cộng Hòa cũng công nhận 12 hải lý, cho nên không lên tiếng phản đối HÀ NỘI và TRUNG QUỐC, Xin đọc quyển sách CAN TRƯỜNG CHIẾN BẠI, chương 16 của Hải quân Phó Đề Đốc HỒ VĂN KỲ THOẠI [Hải quân QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA]

  6. NAM KỲ says:

    Theo tôi, ĐCSVN và ĐCSTQ, hoàn toàn không phải là lãnh đạo do dân bầu chọn hợp lệ, thì tất cả những hành động của họ nói chung lại là không có một chút giá trị gì, về mặt pháp lý, đối với dân tộc VN.,TQ – trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai nữa, nếu CS còn nắm quyền theo kiểu CƯỚP như họ đã và đang làm.

  7. chu cha says:

    Hợp lý ở chổ là phải sợ trung quốc!

  8. Timsuthat says:

    Xin mạn phép chép lại đây một phản hồi của bài này đăng trong danluan.org mà tác giả lại lấy từ một phản hồi trước đây của độc giả Trúc Lê trên Danchimviet về cùng đề tài! Bài phân tích này nếu không thuyết phục các luật gia VN như ông Trần Đình Thu (hay cả ngoại quốc!) trên căn bản luật QT thì theo tôi nghĩ, chẳng còn gì để bàn về luật với lệ!

    ——————————————
    Khách Qua Đường (khách viếng thăm) gửi lúc 11:59, 12/12/2011 – mã số 46902
    Thay vì cãi cối cãi chày như ông Trần Đình Thu, để bênh vực cho việc bán nước của Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng và bè lũ, ta cần đọc ý kiến của các nhà phân tích chính trị trên thế giới xem họ nghĩ thế nào về cái Công hàm ngày 14-9-1958 của ông Phạm Văn Đồng.

    Để rộng đường dư luận, tôi xin mạn phép post lại dưới đây bài của độc giả Trúc Lê đưa lên Web Đàn Chim Việt đoạn ý kiến của Tiến sĩ Greg Austin, một luật gia Úc chuyên về công pháp quốc tế, PHÂN TÍCH về giá trị pháp lý của Công hàm PVĐ (bản dịch của Trúc Lê và bản gốc tiếng Anh)

    ====
    Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã ét-tốp (estopped) tuyên bố chủ quyền của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

    (trích cuốn “Biên Giới Đại Dương của Trung Quốc” của Greg Austin, trang 126-130)

    Những lý lẽ mạnh nhất do nước CHND TH (Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa) đưa ra để hỗ trợ cho những tuyên bố chủ quyền của họ trên quần đảo Hoàng Sa là các tuyên bố này đã được thừa nhận bởi quốc gia kế tục An Nam, nước VNDCCH (Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa – ghi chú của Trúc Lê), sau khi được độc lập đã lâu từ nước Pháp vào năm 1945. Nước CHND TH đã nêu ra những lý lẽ trên trong bức thư do Đại Diện Thường Trực của CHND TH gửi ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc ngày 23 tháng 11 năm 1980.[96] Bức thư khẳng định:

    Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã là lãnh thổ của Trung Quốc từ thuở xa xưa… Đây là một sự kiện mà phía Việt Nam, qua các tuyên bố và các công hàm của chính phủ, qua các báo chí và tập san và qua các bản đồ và sách giáo khoa, đã nhiều lần trịnh trọng lên tiếng thừa nhận và tôn trọng.[97]

    Nước CHND TH nêu ra một công hàm ngoại giao do ông Phạm Văn Đồng, Thủ Tướng nước VNDCCH, gửi cho CHND TH ủng hộ tuyên bố về lãnh hải của nước CHND TH vào năm 1958.[98] Công hàm của ông Phạm Văn Đồng không đặc biệt đề cập đến Quần đảo Hoàng Sa nhưng bởi vì bản tuyên bố của CHND TH có đề cập đến quần đảo này, CHND TH cho rằng việc thiếu sót của Việt Nam đã không phản kháng việc ghi quần đảo này như lãnh thổ của CHND TQ là một minh chứng rõ ràng là VNDCCH đã thừa nhận tuyên bố chủ quyền này của CHND TH.[99] Bức thư, trích dẫn công hàm của Việt Nam, đã nói rằng Việt Nam “thừa nhận và ủng hộ” bản tuyên bố và “tôn trọng quyết định này” của CHND TH.[100] Vào ngày 6 tháng 9 năm 1958, Nhân Dân, tờ nhật báo của Đảng Lao Động Việt Nam, đã đăng trang trọng lên trang đầu đầy đủ tất cả mọi chi tiết của bản tuyên bố của CHND TH mà không bình luận gì hết.[101] Tờ nhật báo này được xem như là ấn loát chính thức của chính quyền do sự lãnh đạo mạnh mẽ của Đảng Lao Động trên chính quyền.

    Ngày 9 tháng 5 năm 1965, chính phủ nước VNDCCH ra tuyên bố về việc phân chia các vùng giao tranh dọc duyên hải Việt Nam của Hoa Kỳ.[102] Tuyên bố này của VNDCCH đã diễn tả vùng giao chiến này là xâm phạm “vùng biển của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa tại Quần đảo Tây Sa của Trung Quốc”. Vào ngày 13 tháng 5 năm 1969, báo Nhân Dân tường thuật một vụ xâm phạm của phi cơ Hoa Kỳ trên “Đảo Yongxing và Đảo Đông thuộc Quần đảo Tây Sa của tỉnh Quảng Đông Trung Quốc”.[103] Nước CHND TH tuyên bố rằng nhiều bản tường thuật tương tự như thế đã được báo chí Việt Nam đưa ra.[104]

    Nước CHNDTH cũng nêu ra các tuyên bố của một vị Thứ trưởng Ngoại giao và một công chức cao cấp trong Bộ Ngoại giao năm 1956 ủng hộ chủ quyền của CHND TH trên các Quần đảo Hoàng Sa (và Trường Sa).[105] Trong cuốn Bạch Thư 1979 của nước CHXHCN VN gửi kèm theo một bức thư cho ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, sự thiếu vắng các hành động của VNDCCH và CHXHCN VN trong việc bảo vệ cái mục đích chủ quyền của Việt Nam là đáng kinh ngạc. Tất cả mọi hành động từ năm 1955 đến 1974 được nêu ra trong Bạch Thư đều do “nhà cầm quyền Sài Gòn” thực hiện. Tuyên bố minh bạch đầu tiên của VNDCCH và CHXHCN VN về chủ quyền trên Quần đảo Hoàng Sa chỉ xuất hiện vào tháng 6 năm 1976 cùng lúc với bản đồ chỉ rõ Hoàng Sa là lãnh thổ của VNDCCH.[106] Phản ứng chính thức của chính phủ VNDCCH đối với việc CHND TH dùng vũ lực chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974 cũng chỉ giới hạn trong một thời gian dài vào một tuyên bố đưa ra khoảng độ một tháng sau trận đánh:

    …những tranh chấp lãnh thổ và biên giới phức tạp thường xảy ra giữa các nước láng giềng đòi hỏi sự thẩm xét thận trọng và cẩn mật. Các quốc gia liên hệ cần nên giải quyết các tranh chấp như thế qua các thương thuyết và trong tinh thần láng giềng hữu nghị.[107]

    Trong tất cả mọi bằng chứng do CHND TH đưa ra như là chứng cớ rằng VNDCCH đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc trên Quần đảo Hoàng Sa, bằng cớ có tính kết luận nhất có thể là cái công hàm của Thủ Tướng VNDCCH ủng hộ tuyên bố lãnh hải của CHND TH. Công hàm này là một văn kiện trao đổi từ một chính phủ gửi cho một chính phủ khác. Và chủ đề của công hàm là về chủ quyền lãnh thổ trên, gồm cả, Quần đảo Hoàng Sa; và nước VNDCCH không những đã không phản kháng chủ quyền do CHND TH đưa ra mà lại còn ủng hộ nó. Như đã đề cập trong Phụ lục I, vài tác giả cho rằng luật quốc tế rất rõ ràng về điểm nói rằng một khi mà một nước đã thừa nhận tư cách chủ quyền [của một nước khác] thì nước đó trong tương lai sẽ không còn được thụ lý trong việc tranh chấp về tính hợp pháp của chủ quyền của nước đó nữa. Như thế, chỉ qua hành động này thôi nước VNDCCH có thể đã bác bỏ (ét-tốp) bất cứ quyền nào của họ trong việc tranh chấp tư cách chủ quyền với CHND TH về các đảo này.

    Tuy nhiên CHNDTH không cần nghỉ ngơi –và họ đã không nghỉ ngơi- trên hành vi ét-tốp-pen này. Một số những hành động khác của VNDCCH do CHNDTH nại ra trên đây có thể được sử dụng như là bằng cớ thừa nhận của VNDCCH về tuyên bố chủ quyền của CHND TH.[109] Những hành động này gồm có việc xuất bản thường xuyên của các cơ quan chính quyền VNDCCH các bản đồ ghi rõ Quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ của CHND TH.[109] Mặc dù các bản đồ này không phải là bằng chứng bó buộc của sự thừa nhận của VNDCCH, tuy nhiên một cách hợp lý ta có thể xem chúng như là bằng cớ của một niềm xác tín trong chính phủ VNDCCH rằng Quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ của CHND TH.

    Quan trọng hơn nữa, việc VNDCCH không phản kháng sự chiếm đóng một phần hay toàn thể Quần đảo Hoàng Sa trong một thời gian 20 năm từ 1955 tới 1975 hầu như chắc chắn sẽ được diễn giải như là một sự thừa nhận.[110] Đáng lưu ý đặc biệt là sự thất bại của VNDCCH đã không lên tiếng phản đối việc CHND TH đã dùng vũ lực chiếm đóng Quần đảo Hoàng Sa vào đầu năm 1974 và sự thất bại sau đó của VNDCCH trong việc phản kháng việc chiếm giữ này cho đến khi các liên hệ chính trị đã suy sụp trầm trọng, làm cho tuyên bố chủ quyền của CHXHCN VN có vẻ như là một tuyên bố chính trị thay vì một tuyên bố pháp lý.

    Ý nghĩa pháp lý của việc thừa nhận của VNDCCH là như sau đây. Trong các trường hợp phân xét quyền sở hữu bất lợi về lãnh thổ, việc thừa nhận là điều cốt yếu trong tiến trình tậu được tư cách chủ quyền.[111] Các tuyên bố của CHXHCN VN về sự chiếm đóng Quần đảo Hoàng Sa của CHND TH là một sự sở hữu bất lợi như thế. Vậy mà trong suốt 20 năm chính phủ VNDCCH đã giữ im lặng. Trong hoàn cảnh của việc tranh chấp lãnh thổ này, thực không phải là không hợp lý nếu CHND TH lý luận rằng VNDCCH có nhiệm vụ phải phản kháng việc chiếm đóng nếu họ mong muốn giữ được bất cứ quyền nào tại đây.

    Câu trả lời duy nhất mà CHXHCNVN có thể nêu ra trước những phản bác như thế là một khi nhà cầm quyền Sài Gòn (nước VNCH) còn phản kháng và chống đối bằng hành động cụ thể trước việc chiếm đóng Quần đảo Hoàng Sa, thì không cần gì phải có thêm sự phản kháng và chống đối của VNDCCH nữa. Nước CHXHCN VN có thể lập luận rằng họ là quốc gia kế tục của VNCH, cho nên họ được thừa hưởng mọi quyền lợi của VNCH trong việc tranh chấp lãnh thổ với CHNDTH. Tuy nước CHXHCN VN không nói rõ ra điều này nhưng trong các tuyên bố của họ đã rõ là có hàm ý điều đó. CHXHCN VN cũng lý luận rằng do hoàn cảnh cực kỳ khó khăn mà họ đã phải đối diện trong suốt cuộc nội chiến kéo dài họ bắt buộc phải tập trung toàn lực để đối phó với những vấn đề quan trọng hơn là việc về chủ quyền trên các đảo bị tranh chấp.[112]

    Tuy nhiên những phản biện này đã không đi vào vấn đề chính. Giá mà VNDCCH giữ im lặng, thì vấn đề có lẽ vẫn còn được bỏ ngỏ. Nhưng những bước chủ động do VNDCCH thực hiện để thừa nhận hoàn toàn mà không có chút ngần ngại lưỡng lự trước tuyên bố của CHND TH về chủ quyền lãnh hải trong đó có liệt kê Quần đảo Hoàng Sa như là lãnh thổ của CHND TH đã tạo cho CHND TH các căn cứ hợp lý để tin rằng VNDCCH đã không có cùng chủ quyền giống như VNCH đối các đảo này. Nếu VNDCCH giữ lại một chút kỳ vọng chủ quyền nào trên các đảo này, thì hầu như chắc chắn là họ bắt buộc phải đăng ký lập trường này khi họ nhận được lập trường chính thức trong bản tuyên bố chủ quyền của CHND TH. Sự thiếu vắng sau đó của phản kháng của VNDCCH/CHXHCNVN trong 20 năm đã nhân lên nhiều lần hiệu quả bất lợi cho CHXHCN VN trước sự thừa nhận của VNDCCH năm 1958.

    Hiệu quả pháp lý của sự bác bỏ quyền thụ lý này chỉ giới hạn vào các hành vi trước khi CHXHCN VN thay đổi chính sách và tuyên bố chủ quyền trên Quần đảo Hoàng Sa. CHXHCN VN hoàn toàn có tự do thay đổi chính sách và đăng ký tuyên bố chủ quyền, nhưng việc bị ét-tốp có nghĩa là, khi tuyên bố chủ quyền, CHXHCN VN chỉ được phép dựa vào những biến cố sau ngày thay đổi chính sách để hỗ trợ cho tuyên bố của mình. Cơ sở duy nhất cho tuyên bố chủ quyền này là kỳ vọng chủ quyền chứa đựng trong các tuyên bố và các bản văn lập pháp của CHXHCN VN sau năm 1975, không đủ sức mạnh để trục bỏ tư cách chủ quyền do CHND TH và nước Trung Hoa thành lập qua việc thực thi chủ quyền trên các đảo này giữa các năm 1920s và thời điểm này.

    Kết luận

    Tuyên bố chủ quyền của CHND TH trên Quần đảo Hoàng Sa có lẽ nên được xem như là đã được chứng minh bởi những bằng cớ trong thảo luận trên đây, chủ yếu là dựa vào cơ sở của sức mạnh tương đối của các tuyên bố chủ quyền của CHND TH so sánh với các tuyên bố của CHXNCN VN, đặc biệt là trước “thời điểm tới hạn” hợp lôgic nhất là năm 1931.

    Kết luận này không dựa vào các tuyên bố quyền sở hữu lâu đời. Sự thiếu sót bằng cớ rõ ràng về hành sử qua tư cách chủ quyền của cả hai phía Việt Nam hay Trung Quốc trong thời trung cổ đã làm hao mòn (yếu đi) giá trị của các tài liệu do hai bên trưng dẫn thuộc giai đoạn trước năm 1816. Trong khi Việt Nam có lẽ đã thành lập được tư cách chủ quyền hợp pháp qua việc sáp nhập vào năm 1816 và qua các cuộc thám sát theo sau, nhưng có vẻ là Pháp quốc, như là chính quyền bảo hộ sau 1884, đã ngự trị gây nên sự thất cách của tư cách pháp nhân của An Nam được thành lập trước đó- qua sự thất bại đã không phản kháng và ngăn cản việc hành sử chủ quyền thường xuyên của người Trung Hoa trong một khoảng thời gian đáng kể và qua sự thừa nhận chủ quyền của Trung Hoa trễ nhất là năm 1929.

    Giá mà nước Pháp giữ được tư cách chủ quyền, thay mặt cho An Nam, từ những năm 1830s tới 1931, thì có lẽ là tư cách này có thể được nước CHXHCN VN tuyên bố như là quốc gia kế tục của VNCH, trên cơ sở là VNCH đã giữ được khẳng định chủ quyền và sự hiện diện cụ thể trên các đảo này kể từ lúc Pháp rút ra khỏi Đông Dương cho đến năm 1974. Tuy nhiên, có nhiều căn bản đáng kể để kết luận rằng việc VNDCCH thừa nhận chủ quyền của CHND TH trên quần đảo Hoàng Sa vào năm 1958 và việc họ đã không phản kháng tuyên bố của Trung Quốc trong thời gian từ 1958 đến 1975 đã tạo ra một ét-tốp-pen (tức là bác bỏ quyền thụ lý tranh chấp – ghi chú của Trúc Lê) đối với tuyên bố chủ quyền của CHXHCN VN trên Quần đảo Hoàng Sa.

    Trọng lượng bằng chứng có vẻ cho thấy khẳng định chủ quyền của CHND TH trên Quần đảo Hoàng Sa là mạnh hơn của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

    Greg Austin

    The Democratic Republic of Vietnam estopped Socialist Republic of Vietnam Claims
    (excerpt from Greg Austin, China Ocean’s Frontiers, pp. 126-130)

    The strongest arguments raised by the PRC (People’s Republic of China- Truc Le noted) in support of its claims to sovereignty of the Paracel Islands is that these were recognised by the successor state to Annam, the DRV (Democratic Republic of Vietnam- Truc Le noted), well after its independence from France in 1945. The PRC has made these arguments in a letter to the UN Secretary-General from the PRC Permanent Representative on 23 November 1980.[96] The letter asserts:
    The Paracel and Spratly Islands have been Chinese territory since ancient times… This is a fact of which the Vietnamese side, in statements and notes of its government, in its newspapers and magazines and in its maps and textbooks, solemnly expressed for many times its recognition and respect.[97]
    The PRC cites a diplomatic note to the PRC from Pham Van Dong, Prime Minister of the DRV, supporting the PRC’s territorial sea declaration of 1958.[98] Pham Van Dong’s note did not specifically mention the Paracel Islands but since the PRC declaration did, the PRC implies that the lack of Vietnamese protest at the inclusion of the islands as PRC territory demonstrates an apparent DRV acquiescence in the PRC’s claim.[99] The letter, quoting from Vietnam’s note, said that Vietnam “recognises and supports” the declaration and “respects this decision” by the PRC.[100] On 6 September 1958, the Vietnamese Worker’s Party daily, Nhan Dan, prominently displayed on page one full details of the declaration by the PRC without comment.[101] This newspaper was akin to a government publication because of the dominance of the government by the Worker’s party.
    On 9 May 1965, the DRV government issued a statement on US designation of a combat zone off the coast of Vietnam.[102] The DRV statement described the zone as affecting “the territorial waters of the People’s Republic of China in its Paracel Islands”. On 13 May 1969, Nhan Dan reported an incursion by US aircraft over “Yongxing Island and East Island of the Paracel Islands of China’s Guangdong Province”.[103] The PRC claims that many similar reports were carried in the Vietnamese press.[104]
    The PRC also cites statements by a DRV Vice-Foreign Minister and a senior Foreign Ministry official in 1956 supporting PRC sovereignty over the Paracel (and Spartly) Islands.[105]
    In the SRV’s 1979 White Book sent under cover of a letter to the UN Secretary-General, the lack of activity by the DRV or SRV in defence of the purported Vietnamese claim is striking. All the actions referred to in the White Book between 1955 and 1974 were carried out by the “Saigon authorities”. The first explicit statement of a DRV or SRV claim to the Paracel Islands came in June 1976 with the publication of a map showing the Paracel Islands as DRV territory.[106] The public reaction of the DRV government to the 1974 military take-over of the Paracel Islands by the PRC was limited for a long time to a statement made a month or so after the clashes:
    …the frequently complex disputes over territories and frontiers between neighbouring countries demand careful and circumspect examination. Countries involved should settle such disputes by negotiations and in a spirit of good neighbourliness.[107]

    Of all the items of evidence presented by the PRC as proof of DRV recognition of Chinese sovereignty over the Paracel Islands, the most conclusive may be the note from the DRV Prime Minister supporting the PRC territorial sea declaration. The note was a government to government communication. And its subject was territorial sovereignty over, inter alia, the Paracel Islands; and the DRV not only raised no objection to the PRC claim but supported it. As mentioned in Appendix I, some writers suggest that international law is clear on the point that recognition by a state to a title estops that state from contesting its validity at a future time. By this one act alone, the DRV may have forfeited any right to challenge the PRC title to the islands.
    However, the PRC need not rest –and does not rest- on this one act of estoppel. A number of other DRV actions referred to by the PRC and mentioned above might be used as evidence of DRV acquiescence [108] in the PRC claim. These acts include the frequent publication by DRV government agencies of maps showing the Paracel Islands to be PRC territory.[109] While these maps would not be binding proof of DRV acquiescence, they would reasonably be seen as evidence of a general conviction in the DRV government that the Paracel Islands were PRC territory.
    More importantly, the lack of DRV protest at the PRC occupation of some or all of the Paracel Islands for the twenty years from 1955 to 1975 would almost certainly be interpreted as acquiescence.[110] Of particular note is the failure of the DRV to protest the armed take-over by the PRC of the Paracel Islands in early 1974 and the subsequent failure of the SRV to protest the continuing occupation until political relations had deteriorated seriously, making the SRV claim appear more like a political one than a legal one.
    The legal significance of the DRV acquiescence is as follows. In cases proceeding from an adverse possession of territory, acquiescence is the essence of the process of acquisition of title.[111] The SRV claims that the PRC occupation of the Paracel Islands is such an adverse possession. Yet for twenty years the DRV government remained silent. In the circumstances of this territorial dispute, it would not be unreasonable for the PRC to argue that the DRV had a duty to protest the occupation if it wished to maintain any right there.
    The only answer that the SRV may have to such contentions is that as long as the Saigon authorities (the RVN) were protesting and physically opposing the Chinese occupation of the Paracel Islands, there was no requirement for the DRV to have protested or opposed the occupation. The SRV could argue that as successor state to the RVN, it inherited the RVN’s rights in the territorial dispute with the PRC. The SRV does not explicitly make this point but it is clearly implied in its claims. The SRV also argues that the extreme circumstances in which the DRV found itself during the continuing civil war obliged it to pay attention to more serious issues than territorial sovereignty over the disputed islands.[112]

    These rebuttals do not address the basic point, however. If the DRV had remained silent, the question might remain open. But the active step taken by the DRV to recognise without demur or reservation the PRC declaration on the territorial sea which named the Paracel Islands as Chinese territory provided the PRC with reasonable grounds to believe that the DRV did not have the same claims as the RVN to the islands. If the DRV retained some pretension to sovereignty over the islands, it was almost certainly bound to register that position when it took an official position on the PRC declaration. The absence of a subsequent DRV/SRV protest over twenty years compounds the disadvantageous effect for the SRV of the DRV’s recognition in 1958.

    The legal effect of this estoppel is confined to acts before the SRV changed its policy and claimed the Paracel Islands. The SRV is perfectly free to change its policy and register a claim, but the estoppel means that in making its claim, the SRV can only rely on events after the change of policy to support a claim. The only basis of such a claim is the pretension to sovereignty contained in SRV statements and legislation after 1975, which are inadequate to displace the title established by the PRC and China through exercise of sovereignty in the islands between the 1920s and that date.

    Conclusion

    The PRC claim to sovereignty over the Paracel Islands probably can be taken as proven by the evidence discussed above mainly on the basis of the relative strength of PRC claims over those made by the SRV, particularly before the most logical “critical date” of 1931.
    This conclusion does not rest on the claims of immemorial possession. The absence of clear evidence of acts à titre de souverain either by Vietnam or China in the medieval period undermines the value of documentary materials from before 1816 to either side in the territorial dispute. While Vietnam may have established a valid title through annexation in 1816 and through subsequent surveys, it would appear that France as the protecting power after 1884 may have presided over the lapse of any pre-existing Annamite title –by failing to protest or prevent the frequent exercise of sovereignty by China for a significant time and by expressly recognising Chinese sovereignty as late as 1929.
    Had France maintained a title, on behalf of Annam, from the 1830s to 1931, it is possible that such a title could probably now be claimed by the SRV as successor state to RVN, on the basis that the RVN maintained a claim to and a physical presence in the islands after the French withdrawal from Indochina until 1974. There is, however, considerable room to conclude that the DRV’s recognition of PRC sovereignty over the Paracel Islands in 1958 and its lack of protest to the claim between 1958 and 1975 create an estoppel in respect of the SRV claim to the Paracel Islands.
    The weight of evidence would appear to suggest that the claim of the People’s Republic of China to sovereignty of the Paracel Islands is stronger than that of the Socialist Republic of Vietnam.

    Greg Austin
    ————————–

    Tóm tắt cho quí vị thiếu kiên nhẫn đọc: tuy VN có phần thuyết phục hơn về dữ kiện lịch sử cận đại trước khi có hai nền chính thể do ĐCSVN lập, nhưng vì những tuyên bố trong công hàm 58 mà PVĐ ký, và với sự im lặng của chính quyền của hai thể chế từ đó cho tới gần đây, cũng như sự gián tiếp công nhận qua các sách báo mà VN đã in, Trung Hoa có nhiều bằng chứng khẳng định chủ quyền HS và TS hơn là VN!

  9. Ngụy Quân Tử - Hồ Bất Quần says:

    Bác bảo cho các cháu nghe, chính bác Hồ đây đã ra lệnh cho chú Đồng vẩu ký cái công hàm 1958 đấy!! Trong chế độ XHCN, thì VN ta cũng giống y hệt như Liên Xô, Tàu, và các nước CS Đông Âu khác, đó là không có việc gì dù lớn hay nhỏ, cũng phải được lãnh đạo Đảng thông qua. Đảng là quyền uy tuyệt đối trên cao, và ai đang lãnh đạo Đảng lúc đó vậy hở các cô chú?????? Ngay cả vụ CCRĐ, ai dám bảo là không do lệnh của bác Hồ đây??? Chế độ XHCN do Đảng lãnh đạo không có ba cái vụ phân quyền rõ ràng như chế độ Tư bản đâu các cô chú đừng có nằm mơ!!

  10. Trung Kiên says:

    Điều đáng nói ở đây là;

    Trong khi nhà nước csvn âm thầm chia cắt biển đảo và lãnh thổ cho TQ, còn bọn bá quyền phương Bắc lạm dụng “Công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng” như một “văn bản bán nước” để làm áp lực với csvn…

    Thì một “ỦY BAN BẢO VỆ SỰ VẸN TOÀN LÃNH THỔ” do một số trí thức và nhân sĩ Việt Nam đang sống ở hải ngoại đã lên tiếng…Kêu gọi nhà cầm quyền VN hãy lên tiếng mạnh mẽ bác bỏ hay phủ nhận “công hàm 1958 của Phạm Van Đồng”…

    …đồng thời đòi hỏi CHXHCNVN phải hành động, và cũng nhấn mạnh thêm đến việc đưa ra trước Tòa án quốc tế cả các hiệp ước trên đất liền ký năm 1999 và hiệp ước phân chia Vịnh Bắc Việt Nam năm 2,000 trong vụ tranh tụng này./.

    HỒ SƠ HOÀNG SA & TRƯỜNG SA!

    Trong bản lên tiếng có đoạn;…”TT Bush có tuyên bố rằng Hoa Kỳ ủng hộ sự vẹn toàn lãnh thổ, khi Nguyễn tấn Dũng đến Hoa thịnh Đốn. Vào tuần lễ vừa qua, thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Negroponte đến Hà Nội, đã công khai kêu gọi rằng các tranh chấp về lãnh hải phải được giải quyết bằng luật biển. Như vậy rõ ràng là có sự quan tâm không nhỏ của Hoa Kỳ về ôn cố trong vùng, gián tiếp cảnh cáo kẻ theo chủ nghĩa bá quyền, gây bất ổn cho tình hình thế giới. Vào tháng 6 vừa qua, tại một hội nghị bàn về an ninh được tổ chức ở Singapore gồm có Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Ấn Độ v.v., người ta cũng kêu gọi như vậy. Cả thế giới hỗ trợ cho việc giải quyết tranh chấp trên căn bản ấy- giải quyết vấn đề bằng luật pháp, nghĩa là họ sẽ đứng về phía CHXHCNVN trong vụ này.“.

    Thế nhưng, nhà nước csvn đã bỏ ngoài tai…và chỉ thích đến với TQ bằng hai đầu gối!

    Thật đau lòng!!!

Leave a Reply to PHC