WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Việt Nam chính thức thừa nhận việc sử dụng sai cờ TQ

Photo AFP

Kể từ khi những bức hình chụp trẻ em Việt Nam cầm cờ Trung Quốc có 6 ngôi sao trong lễ đón Tập Cận Bình, trên các trang mạng, blog, Facebook đã dấy lên một làn sóng tranh luận về việc này.

Nhiều người bày tỏ sự căm giận và cho đây là hành vi “bán nước” không thể tha thứ của nhà cầm quyền. Luồng ý kiến này cho rằng, qua cách thêm sao, Việt Nam tự nhận mình là ngôi sao nhỏ thứ 5, là một dân tộc của Trung Quốc, là một chư hầu của mẫu quốc.

Luồng ý kiến khác thì cho đây là sơ suất khi in ấn và việc này đã từng xảy ra với Ấn Độ (năm 2006) và Pakistan.

Nhưng cũng có một bộ phận nào đó vẫn ngờ vực về những tấm hình, thậm chí còn cho đó là sản phẩm photoshop một cách khéo léo, dù hình ảnh này được chính những hãng thông tấn lớn đăng tải.

Nay, Việt Nam đã lên tiếng chính thức thừa nhận rằng, đã dùng nhầm cờ 6 sao trong buổi đón tiếp vừa rồi. Nhưng cho rằng, đó là lỗi của bộ phận tiếp tân và nói “sẽ kỷ luật” những người liên quan.

Thông báo hết sức ngắn ngủi được đưa ra dưới dạng “trả lời câu hỏi của phóng viên” đăng trên trang web của Bộ ngoại Giao Việt Nam như sau:

Câu hỏi: Đề nghị cho biết thông tin về việc trong lễ đón Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 21/12, các cháu thiếu nhi Việt Nam đã vẫy cờ Trung Quốc có in hình 6 sao trong khi cờ Trung Quốc chỉ có 5 sao?

 Trả lời: Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội đã được thông báo đây là sai sót mang tính kỹ thuật. Cục Lễ tân Nhà nước đã nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm và kỷ luật các cán bộ có liên quan.

 

Xin nhắc lại, đây không phải lần đầu tiên Việt Nam dùng cờ thừa sao của Trung Quốc, hồi tháng trước, kênh truyền hình TW đã trưng ra một lá cờ thừa sao trong bản tin thời sự.

Điều này gây hoang mang, ngờ vực trong dư luận, nhất là khi mối quan hệ giữa 2 nước vốn hết sức nhạy cảm và thực tế không thể chối cãi được về việc mất dần đất, đảo và biển của Việt Nam về tay Trung Quốc.

© Đàn Chim Việt
 

 

61 Phản hồi cho “Việt Nam chính thức thừa nhận việc sử dụng sai cờ TQ”

  1. ke luu vong says:

    Những gì xảy ra trong bóng tối của 2 đảng CS TQ và VN ít ai trong chúng ta rõ sự thật nhưng nhìn qua cung cách đối xử của TQ với CSVN,hàng giả ,hàng kém chất lượng tràn lan khắp nơi tại VN,kinh tế VN 90% cũng như đầu tư nằm trong tay người Việt gốc Hoa hay các Hoa kiều từ Đài Loan , Singapore,Hongkong…đó là chưa kể vụ bâuxit, cho thuê rừng đầu nguồn.TQ không cần gây hấn hay xâm lăng VN như 1979 nhưng VN vẫn không thể nào ra khỏi qũy đạo do TQ vẽ ra , TQ đã nắm cái bao tử VN và nay thì sự việc đã chín mùi nên cấp lãnh đậo TQ không cần giấu giếm sự lệ thuộc của VN vào TQ nên mới có vụ ngôi sao thứ sáu trên cờ TQ nhân dịp tiếp đón Cẩm Bình.Bây giờ mọi mưu toan nhằm tháo gỡ thòng lọng TQ đã trễ trừ phi TQ có sự thay đổi lớn về chính trị.

  2. maison says:

    Lá cờ đỏ sáu sao vàng là tiếng kêu cứu của nhà nước cộng sản có nền đỏ một sao vàng báo nguy cho dân chúng Việt Nam biết là “chúng tôi bất lực ” đang bị nuốt sâu vào cờ đỏ nhiều sao vàng.

    • Hoài An says:

      Nói như thế thì không đúng với thực tế rồi bác maison ơi.
      Đâu phải TQ muốn nuốt VN bằng cách dẹp cờ VN để lấy sao đem vào cờ TQ, mà do VN tự nguyện lấy sao cờ của mình ghép vào cờ TQ đấy.

      Vì vậy mà khi đón tiếp ông Tập Cận Bình thì các thiếu nhi không cầm cờ VN nữa, mà chỉ cầm cờ TQ có thêm sao. Như vậy đâu có phải là sai nhầm hay sơ sót, mà phải là chủ ý của CSVN.

  3. Lê Dân Việt says:

    Trích:
    tan says:
    25/12/2011 at 16:02 Ông Bower: “Tôi tin rằng về phương diện ngoại giao, Việt Nam đã hành động hiệu quả, và nêu lên vấn đề để thu hút sự chú ý của các nước khác, những quốc gia không có liên hệ trực tiếp trong cuộc tranh chấp. Tôi tin rằng Việt Nam đã rất khôn khéo và lôi kéo được sự chú ý của ASEAN tới vấn đề. Tôi cũng tin rằng Việt Nam đã thận trọng trong việc cân bằng các nỗ lực của mình và cùng lúc duy trì quan hệ tốt với Trung Quốc, trong khi vẫn đẩy mạnh các nỗ lực của mình, và cùng lúc đào sâu quan hệ với Hoa Kỳ. Không phải nước nào cũng có thể đạt được thành tích ngoại giao đó một cách hiệu quả như vậy.”

    Trên đây là lời nhận định của ông Bower, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở thủ đô Washington. Néu các vị vẫn chưa tin thì còn hàng trăm ví dụ khác tương tự, chỉ ngại là in ra nhiều quá làm các vị hoa mắt mà thôi..

    Hết trích.

    Này Tan,

    Đừng có nhai đi nhai lại như đám trâu bò súc sinh nữa, phải biết suy nghĩ độc lập trong tranh luận. Ông posted đi posted lại nguyên văn cái câu của ông Bower này, ra vẻ như đắc ý lắm, không khác gì lão cáo Hồ từng tuyên bố: “Bác Lenin, bác Mao không bao giờ sai”, nhưng cả hai bác này đều sai hết, vì chủ nghĩa tư bản không bị diệt vong mà chính chủ nghia CS mới là chủ nghĩa trên đà diệt vong. Thực tế bậy giờ chỉ còn mấy mống là Tầu công, Việt cộng, Cu ba và Triều tiên, mà bốn thằng này thì thằng nào cũng đang ngấp ngoải theo kính tế thị trường bám theo cái đuôi XHCN để chia chác quyền lợi hội chót.

    Ông nên nhớ là ông Bower có nói gì thì cũng chỉ là ý kiến cá nhân của ông ấy, nó không phải là chân lý hay sự thật 100%, nhất là những câu trả lời phỏng vấn mang tính chính trị. Vả lại ông ta không phải là người Việt nam làm sao hiểu biết tình hình chính trị Việt nam bằng chính người Việt nam. Đừng mang cái đầu óc nô lệ người ngoại quốc quá mức như vậy, hễ họ là ông này bà kia nói một câu nào là cứ coi nó là chân lý. Thật rõ chán cho cái đám “trí thức XHCN” quá ! Kiểu như Mỹ nó địt cũng thơm được. Thối lắm không thể ngửi được. OK.

    Hãy nhìn thẳng vào sự thật là CSVN đang bán đứng Việt nam cho Tầu công qua những hành động quỳ mọp thằng giặc cướp nước Tập Cân Bình bằng cờ sáu sao. Hay giao hết những trọng điểm an ninh quốc gia cho bọn Tầu thuê rừng dài hạn ở biên giới, khai thác Boxit Tây Nguyên, cái sống lưng của Việt nam, bán đứng Hoàng sa từ năm 1958, thực thi cuộc mua bán này năm 1974 qua việc đồng loã để Tầu cộng chiếm từ chính phủ VNCH, tiếp tục chấp nhận sự xâm chiếm Trường sa 1988. Chính vì sự ngu xuẩn của Hồ Chí Minh và đồng đảng để xẩy ra những sự cố trên mà Tầu công bây giờ mới có cái cớ để vẽ ra cái đường lưỡi bò chiếm hết gần 80% biển Đông. Vậy mà ông không thấy còn ngụy biện, mượn mấy lời trả lời phỏng vấn ba sàm của ông Bower để che đậy sự thật hiển nhiên là CSVN đã và đang bán nước hại dân.

    • Trung Kiên says:

      Khi một đứa trẻ mới cắp sách đến trường, nó tưởng “thiên đường” của nó là đây!
      Nó không có biết rằng sự hiểu biết của nó giống như “Ếch ngồi đáy giếng, thấy trời lớn chỉ bằng cái vung” (năp nồi)!

      Kẻ vọng ngoại thì luôn tôn thờ ngoại bang! Mỹ, Tây, Tầu hay ông Bower nói gì là hắn tin răm rắp, không cần biết đúng hay sai, tốt hay xấu…giống như lãnh đạo csvn cặm cụi, say sưa cắm cúi, dúi đầu vào “16 chữ vàng (dẻo) và 4 tốt (đểu)”…

      …trong khi ấy TQ tha hồ tự tung tự tác, đẽo đạc lãnh thổ, lấn chiếm lãnh hải, đòi liếm nuốt gần 80% biển Đông…

      Mặc dù “ngu muội” như thế, nhưng lãnh đạo csvn vẫn chưa tỏ ra hài lòng với “đỉnh (cao) ngu trí tuệ” của mình…Vì thế họ đã cho vẽ thêm sao vào cờ TQ khi đón rước Tập Cận Bình…để tỏ ra “công khai” thần phục Đại Hán…

      Qua sự kiện này…Nếu ông Bower viết tiếp rằng…“Tôi tin rằng về phương diện ngoại giao, Việt Nam đã hành động hiệu quả, và nêu lên vấn đề để thu hút sự chú ý của các nước khác, những quốc gia không có liên hệ trực tiếp trong cuộc tranh chấp. Tôi tin rằng Việt Nam đã rất khôn khéo và lôi kéo được sự chú ý của ASEAN tới vấn đề

      …thì những kẻ ĐẠI NGU sẽ hết lời ca ngợi ông Bower, không phải bằng ngôn ngữ, mà là tru tréo để tỏ nỗi vui mừng???

      • Xóm Mới says:

        Yêu cầu ông Trung Kiên et al cảm thông, thông cảm cho các đồng chí đồng hương của tớ. Nói nào ngay, sự thật nó có hơi phũ phàng đấy.

        Ngày xưa chửi Mỹ, hung hăng
        Bây giờ tiền Mỹ, đéo thằng nào chê
        Ngày xưa thần tượng Mác Lê
        Bây giờ Tư Bản đưa lên bàn thờ
        Minh râu chết cũng không ngờ
        Cháu ngoan cộng phỉ tôn thờ… ông Bower!

  4. hongha says:

    hongha says:
    05/12/2011 at 06:52

    TQ lo VN hợp tác với Nga, Ấn, Mỹ???

    ——————————————————————————–

    Tạp chí Bộ Ngoại giao Trung Quốc đánh giá về chiến lược và sức mạnh quân sự của Việt Nam Tạp chí Bộ Ngoại giao Trung Quốc đánh giá về chiến lược và sức mạnh quân sự của Việt Nam
    Thứ tư, 24 Tháng 8 2011 00:00 dinh tuan anh
    Theo Tạp chí “Tri thức thế giới” của Bộ Ngoại giao Trung Quốc số 15, trong những năm gần đây thực lực quân sự của Việt Nam đã được nâng lên một cách vững chắc, quân số đông và tác phong ngoan cường, xét về sức chiến đấu và sức mạnh tổng hợp đều đứng đầu các nước Đông Nam Á

    Thời gian gần đây, Việt Nam có rất nhiều động thái ở Biển Đông: Vào cuối tháng 5 Việt Nam chỉ trích tàu cá Trung Quốc cắt cáp của tàu thăm dò dầu khí của họ ở Biển Đông, dân chúng Việt Nam liên tục trong nhiều tuần biểu tình chống Trung Quốc. Ngày 9/6, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố phải bảo vệ vùng biển và các đảo của Việt Nam bằng sức mạnh của toàn đảng, toàn quân và toàn dân. Ngày 13/6, Hải quân Việt Nam hai lần tổ chức diễn tập bắn đạn thật ở vùng Biển Đông, sau đó lại công bố lệnh huy động nhập ngũ. Ngày 15/7, Việt Nam và Mỹ bắt đầu tổ chức diễn tập liên hợp trong một tuần ở vùng biển gần Đà Nẵng. Để củng cố lợi ích đã có của mình ở Biển Đông, Việt Nam một mặt dựa vào sức mạnh của ASEAN và cơ hội thuận lợi Mỹ “trở lại Đông Nam Á” để đẩy mạnh ASEAN hóa và quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, mặt khác cũng thiết thực tăng cường bố trí quân sự và hiện đại hóa quân đội ở Biển Đông.


    (BBT: Đề nghị không dán những tài liệu dài lê thê vào trang web chúng tôi)

    • cuulong says:

      Mời các vị xem người TQ nói gì về VN? Liệu họ có cho VN tình nguyên làm một bang của TQ như ý nghĩ trong đầu các vị hay không?

  5. cuulong says:

    Mời các vị xem người TQ nói gì về VN? Liệu họ có cho VN tình nguyên làm một bang của TQ như ý nghĩ trong đầu các vị hay không?

    BÁO HONGKÔNG * CUỘC CHIẾN HOA VIỆT

    Nếu khai chiến trên biển Đông,
    khả năng Trung Quốc sẽ thua Việt Nam

    Một số tờ báo của Hồng Công gần đây như “Đại công báo”, “Văn Hối”, “Đông phương” và nguyệt san “Phòng vệ Hán Hoà” dẫn lời các nhà quan sát quân sự Bắc Kinh cho rằng tuy từ đầu năm 2009 đến nay, các bước chuẩn bị đấu tranh quân sự của Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp chủ quyền biển Đông (Trung Quốc gọi là biển Hoa Nam) vô cùng rầm rộ. Thế nhưng trong bối cảnh hiện nay, còn rất nhiều rào cản khiến Trung Quốc chưa thể áp dụng hành động quân sự thực tế trong tranh chấp chủ quyền biển Đông.

    Các chuyên gia quân sự Trung Quốc cũng cảnh báo nếu Bắc Kinh Trung áp dụng hành động
    quân sự, cái giá phải trả sẽ rất đắt, thậm chí ảnh hưởng quốc tế tiêu cực của hành động này đối với Trung Quốc còn lớn hơn cả phát động một cuộc chiến tranh tại Eo biển Đài Loan. Dưới đây là tổng hợp nội dung cơ bản của các bài viết này.

    1- Rào cản chính trị: – Tại khu vực Biển Đông, hiện nay có ba nước tồn tại bất đồng lớn nhất với Trung Quốc về lãnh hải và hải đảo là Việt Nam, Philippin và Malaixia, trong đó Việt Nam là hàng đầu. Vì thế, khả năng bùng nổ xung đột quân sự tại khu vực biển Đông chỉ có thể là Trung Quốc tấn công quân sự chiếm các đảo, bãi mà Việt Nam đang kiểm soát tại quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọil à Nam Sa).

    Còn khả năng Trung Quốc và Malaixia nổ ra xung đột quân sự do tranh chấp đảo Layan Layan (đá Hoa Lau) trong tương lai gần, cơ bản bằng không. Thế nhưng, vấn đề quan trọng là Trung Quốc áp dụng hành động quân sự quy mô lớn với Việt Nam, thế tất sẽ thiêu huỷ hoàn toàn hình tượng quốc tế “hoà bình phát triển” mà Trung Quốc tạo dựng trong gần 20 năm qua. Hệ quả là sự cảnh giác của Ôxtrâylia, Mỹ, Nhật Bản và cả Hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN) đối với Trung Quốc sẽ tăng cao.

    - Gần đây, hợp tác và trao đổi quân sự giữa Mỹ với ASEAN và Việt Nam đã có những bước tiến lớn, một khi Trung Quốc áp dụng hành động quân sự, dư luận và báo chí chính thức của Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và các nước phương Tây khác sẽ đứng về phía Việt Nam. Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản thậm chí còn cung cấp cho Việt Nam chi viện về tình báo và hậu cần quân sự cho Việt Nam . Bên cạnh đó, “Học thuyết quân sự mới” của Ôxtrâylia cho rằng biển Đông chính là “biên cương lợi ích” của Ôxtrâylia sẽ có cớ phát triển.

    - Một khi chiến tranh bùng nổ, sẽ thúc đẩy nhanh hơn sự thành lập chính thức của tập đoàn “NATO biển Đông”, bước đi Nam tiến của Lực lượng Tự vệ trên biển của Nhật Bản cũng sẽ trở thành hiện thực và tạo ra căn cứ hợp pháp để Mỹ can thiệp quân sự trực tiếp. Hơn thế, tại khu vực này, tồn tại “Hiệp ước đồng minh Mỹ – Xinhgapo – Ôxtrâylia” và từ sau năm 1995, Mỹ cùng với 6 nước ASEAN là Philippin, Thái Lan, Xinhgapo, Malaixia, Inđônêxia và Bruney tổ chức cuộc diễn tập quân sự hàng năm mang tên “Karat”, được mệnh danh là “Tập đoàn Karat” và trên thực tế đã trở thành quan hệ “chuẩn đồng minh”.

    - Quần đảo Trường Sa hiện nay, có một số đảo nằm sát bờ biển Malaixia, có một số đảo gần đường trung tuyến Việt Nam – Malaixia, cách Trung Quốc xa như vậy, nói là của Trung Quốc thật khó có sức thuyết phục. Do vậy, khi Trung Quốc áp dụng hành động quân sự, hình tượng quốc tế của các nước hữu quan, nhất là Việt Nam sẽ tốt hơn nhiều so với Trung Quốc, theo đó các nước lớn châu Âu, thậm chí cả Mỹ và Ấn Độ sẽ cùng đưa ra đề nghị cung cấp vũ khí cho Việt Nam, khiến cho nhân tố thiên thời và nhân hòa là bất lợi đối với Trung Quốc.

    2- Rào cản về quân sự
    - Các nhà quan sát quân sự Bắc Kinh nêu rõ nhìn bề ngoài, so sánh sức mạnh quân sự giữa Trung Quốc với Việt Nam, phía Trung Quốc có vũ khí hiện đại mang tính áp đảo, nhất là ưu thế về số lượng và chất lượng tàu mặt nước, tàu ngầm cỡ lớn. Thế nhưng, phân tích sâu về học thuyết địa – quân sự, thực sự bùng nổ chiến tranh trên không và trên biển với Việt Nam, ưu thế sức mạnh quân sự không hẳn nghiêng về Trung Quốc. Bởi vì đặc điểm mới của chiến tranh kỹ thuật công nghệ cao với vũ khí tên lửa là không có khái niệm so sánh sức mạnh của nước mạnh, nước yếu. Theo đó, nước yếu có một số ít tên lửa hiện đại, trong chiến tranh trên biển và trên không, vẫn có thể dựa vào ưu thế thiên thời, địa lợi, nhân hòa v.v.để vẫn thắng được nước mạnh.

    - So sánh cụ thể hơn, về hải quân và không quân của Trung Quốc tham gia cuộc chiến tranh này sẽ chủ yếu là Hạm đội Nam Hải (Bộ Tư lệnh đặt tại Trạm Giang, Quảng Châu). Còn Việt Nam lực lượng không quân được trang máy bay chiến đấu “Su-30MKV” và “Su-27SK/UBK”. Hải quân Việt Nam được trang tàu tên lửa tốc độ cao “Molniya-12418” và tới đây có cả tàu ngầm “KILO-636”. Như vậy, xu thế so sánh sức mạnh tại biển Đông đang phát triển theo hướng bất lợi cho Trung Quốc.
    - Trong tương lai gần, khi Hải quân Việt Nam đưa tàu ngầm “KILO- 636” vào sử dụng, quyền kiểm soát cục bộ dưới nước có thể sẽ nghiêng về phía Hải quân Việt Nam. Ngoài ra, Trung Quốc phải tính đến nhân tố máy bay chiến đấu “Su-30MKV” của không quân Việt Nam có thể sẽ được trang bị tên lửa siêu âm không đối hạm “BRAHMOS” (của Ấn Độ) và “YAKHONT” (của Nga) với tầm bắn đạt 300km.

    - Về năng lực phòng không, Trung Quốc và Việt Nam đều được trang bị tên lửa đất đối không hiện đại “S-300PMU1”. Lực lượng phòng không của Việt Nam có 2 tiểu đoàn, còn con số này của Trung Quốc là 20. Thế nhưng, lực lượng này (của Trung Quốc) chủ yếu bố trí trên đất liền, do vậy vai trò có thể phát huy trong chiến tranh trên biển và không phận trên biển khá hạn chế.

    3- Rào cản về địa lý
    - Toàn bộ 29 đảo, bãi mà Việt Nam kiểm soát hiện nay tại Trường Sa, cách đất liền từ 400 – 600 km. Tại khu vực này, Việt Nam có các căn cứ không quân tại vịnh Cam Ranh (Nha Trang), Đà Lạt (Lâm Đồng) và ở Thành phố Hồ Chí Minh, đa số không phận tại khu vực tranh chấp này đều nằm trong tầm tác chiến của máy bay tấn công “Su-22” của không quân Việt Nam, chưa kể đến máy bay chiến đấu “Su-30MKV” và “Su-27SK” với bán kính tác chiến lên đến 1.500 km. Từ đó cho thấy cả Trung Quốc và Việt Nam đều có đủ năng lực tấn công tầm xa đối với các căn cứ hải quân tung tâm của đối phương.

    - Việt Nam đã xây dựng sân bay tại đảo Trường Sa. Nếu so sánh, không quân Trung Quốc kể cả cất cánh từ sân bay tại đảo Hải Nam, khoảng cách đường thẳng đối với 29 đảo bãi Việt Nam đang kiểm soát đã lên đến từ 1.200 – 1.300 km, còn cất cánh từ khu vực quần đảo Hoàng Sa, khoảng cách đến Trường Sa cũng lên đến từ 900 – 1.000 km… Điều này buộc máy bay chiến đấu “J-10” và “J-8D” và cả “Su-30MKK” và “Su-27SK” của Không quân Trung Quốc đều cần được tiếp dầu trên không mới có thể tham chiến. Tuy vậy, thời gian tác chiến trên vùng trời biển Đông so với máy bay chiến đấu cùng loại của không quân Việt Nam cũng ngắn hơn khoảng 50%.

    - Khi chiến tranh bùng nổ, sân bay trên đảo Vĩnh Hưng (Hoàng Sa) và thậm chí cả sân bay trên đảo Hải Nam của không quân Trung Quốc nhiều khả năng trước tiên sẽ bị máy bay chiến đấu “Su-22” của không quân Việt Nam thực hiện tấn công phủ đầu. Căn cứ Toại Khê, Căn cứ Quế Lâm (Quảng Tây) của Sư đoàn không quân số 2 cũng nằm trong phạm vi bán kính tác chiến tấn công của máy bay chiến đấu “Su-30MKV” của Không quân Việt Nam. Ngoài ra, còn một yếu tố quan trọng khác là xung đột không chỉ hạn chế ở khu vực biển Đông, toàn bộ các mục tiêu chiến lược tại đảo Hải Nam, Hồng Kông, Côn Minh (Vân Nam) và Nam Ninh (Quảng Tây) đều nằm trong phạm vi bán kính tác chiến của máy bay chiến đấu “Su-30MKV” của Không quân Việt Nam.

    - Địa hình lãnh thổ của Việt Nam dài hẹp, máy bay “Su-27SK” và “J-10A” của Trung Quốc, sau khi tham chiến, trên đường bay trở về căn cứ tại đảo Hải Nam hay căn cứ Toại Khê, Quế Lâm (Quảng Tây), đều nằm trong tầm tác chiến của máy bay chiến đấu “MiG-21Bis” của Không quân Việt Nam cất cánh từ các căn cứ không quân miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Do vậy, MiG-21Bis của Việt Nam có thể cất cánh đánh chặn máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã hết vũ khí và thiếu nhiên liệu vào bất cứ lúc nào.

    4- Rào cản về chiến thuật
    - Máy bay chiến đấu “Su-22” của không quân Việt Nam có thể sẽ áp dụng chiến thuật không kích siêu thấp và có được sự yểm hộ hoả lực trong tấn công đảo, bãi. Vì thế, ngay cả khi Trung Quốc chiếm lĩnh được các đảo bãi Việt Nam đang kiểm soát hiện nay, bảo vệ lâu dài là vấn đề cực kỳ khó khăn. Ngoài ra, Không quân Việt Nam áp dụng chiến thuật không kích tầm siêu thấp, sẽ tránh được sự theo dõi của các loại rada trên tàu mặt nước của Trung Quốc và trực tiếp tấn công các tàu mặt nước cỡ lớn của hải quân Trung Quốc.
    - – Hải quân Việt Nam không có tàu mặt nước cỡ lớn, cho nên không ngại Trung Quốc áp dụng chiến thuật không kích tầm siêu thấp. Hơn thế, như vậy còn khiến cho tàu ngầm hiện đại của Trung Quốc không thể phát huy sức mạnh, chỉ có thể tấn công tàu vận tải của hải quân Việt Nam.

    Nhưng phán đoán từ loại tàu đổ bộ từ đất liền tiến ra đảo, bãi quần đảo Trường Sa của Việt Nam hiện nay, đa số là tàu vận tải cỡ nhỏ lớp từ 300 – 500 tấn trở xuống, hơn thế phần nhiều là được đóng bằng gỗ, cho nên điều động tàu ngầm hiện đại để tiêu diệt là không cần thiết, không hiệu quả mà có khi lại làm mồi cho các loại phương tiện săn ngầm của VN do Nga trang bị./.
    Reply

    • Tien Ngu says:

      Xin lỗi bạn nghe, không lẽ mình nói tục cho nó dể hiểu, nhưng cái sự thật phủ phàng ai cũng thấy rỏ rằng thì là Việt Cộng do Tàu Cộng đẻ ra. Tàu Cộng không cách chi ngu hơn Việt Cộng. Đừng có nói dóc “Nếu khai chiến trên biển Đông, khả năng Trung Quốc sẽ thua Việt Nam…”

      Dân VN chắc có lẽ còn ngu như thời giặc Cộng mới nỗi dậy?

      Trang bị, điều hành, quân phục, xã hội, văn hoá, cãi cách…cái gì VC cũng rập khuôn theo Tàu Cộng cả, thậm chí đến lá cờ đỏ sao vàng, cũng y chang như nó, chỉ khác cờ mẹ sáu sao, cờ con một sao.

      Sau 1975, VC cũng có lúc ra mặt phãn lại thầy, bám Liên Xô. Nhưng khi Liên Xô lăn đùng, dẫy ra chết, Việt Cộng đã lập tức qua Tàu, lạy Tàu Cộng như tế sao, năn nỉ kiểu…đắu con xưa đã tìm về nhà. Từ nay xin thần phục, không dám láu cá nữa. Chuyện, cứ tưỡng như là thần không hay, quỉ chằng biết; tiếp tục nói láo với người dân tỉnh rụi. Ta…đỗi mới, ta cao cơ hơn, ta đi cái đường thị trường tự do định hướng xã hội chủ nghĩa…

      Khoe hoã tiển, khoe tàu ngầm Liên Xô. Chơi Tàu Cộng tới bến. Nghe…bịnh quá.
      Mần ơn bớt…láo, để cái đức cho con đi cò.

  6. chán says:

    Cố ý treo cờ 6 sao tiếp Tập cận Bình, bây giờ bị dư luận cả nước và thế giới chất vấn lại giả mù sa mưa. . Làm cán bộ ngoại giao, tất nhiên học vị cũng cao lắm, sao lại thiếu hiểu biết đáng ngờ như vậy? Nhà nước “sẽ kỹ luật cán bộ” , nhưng là cán bộ nào, sử lý ra sao. Làm nhục quốc thể và có ý đồ bán nước tội đó xử ra sao?

  7. Bến Tre says:

    ” Sai đến đâu , sửa đến đó ” , lời NTD.

    Mai mốt sai tiếp, sửa tiếp; Còn khỏe còn sửa , mệt thì giao cho con cháu tài giỏi nó sửa.

  8. Vnh says:

    1 ngôi sao bằng vải bán được 300 triệu là được giá quá xá

  9. Ẩn danh says:

    Ngũ tinh hồng kỳ là quốc kỳ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa được quy định trong “Hiến pháp nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa” do Tăng Liên Tùng thiết kế tháng 7 năm 1949. Nền đỏ tượng trưng cho cách mạng. Năm ngôi sao màu vàng tượng trưng cho ánh sáng. Ngôi sao lớn đại biểu cho Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bốn ngôi sao nhỏ đại biểu cho tầng lớp nông dân, công nhân, giai cấp tiểu tư sản và giai cấp tư sản dân tộc.

    Nay mấy cha CSVN thêm 1 ngôi sao có nghĩa là thêm 1 thành phần giai cấp mới là : GIAI CẤP TƯ BẢN ĐỎ .

    Vậy mà Trung Cộng cứ hí hửng như thằng ngu .

    Bạn nào biết tiếng Hoa thì dịch và đăng cho Trung Cộng biết cho vui !.

  10. cuulong says:

    Thưa các bác VNCH và không CNCH!

    Bởi vì các bác không nắm được tình hình thực tế hiện nay về mối quan hệ VN và TQ nên có nhiều nhận đinh rất sai lầm. Bởi thế nên tôi xin dược copy bài phỏng vấn mới nhất, sốt dẻo nhất của VOA (đài tiếng nói Hoa Kỳ) chứ không phải đài Hà Nôi tuyên truyền CS đâu nhé. Xin mời:

    cuulong says:
    20/12/2011 at 02:32

    Mời các vị xem đài VOA Mỹ nói gì:

    VOA- Thứ Hai, 19 tháng 12 2011
    Quan hệ Việt-Mỹ, Việt-Trung dưới mắt một chuyên gia về Đông Nam Á

    Cuối năm là thời điểm để nhắc lại những biến cố quan trọng đã xảy ra trong thời gian qua và hướng nhìn tới phía trước. Theo thông lệ đó, chuyên mục Câu Chuyện Việt Nam tuần này và tuần lễ kế tiếp xin được dành để mời quý vị nghe một chuyên gia quốc tế điểm lại tình hình Việt Nam.

    Hoài Hương – VOA

    Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Ban Việt Ngữ Đài VOA, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở thủ đô Washington, kiêm Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Thủ Tướng Việt Nam về cạnh tranh, ông Ernest Bower phân tích các quan hệ giữa Việt Nam với Hoa Kỳ và với Trung Quốc, trong bối cảnh các diễn biến quan trọng đã xảy ra trong năm qua. Mời quý vị theo dõi phần 1 trong câu chuyện giữa chuyên gia Ernest Bower và phóng viên Hoài Hương.

    VOA: Thưa ông, năm 2012 sắp đến, nhìn lại quãng thời gian 12 tháng qua, xin ông điểm lại những diễn biến ông cho là quan trọng đối với Việt Nam, sẽ ảnh hưởng lâu dài tới tương lai Việt Nam và khu vực?

    Ông Bower: “Tôi cho rằng điều đã trở nên rõ rệt hơn trong năm qua là mối quan hệ giữa Việt Nam với Hoa Kỳ và với Trung Quốc, xoay quanh vấn đề Biển Đông… Tôi tin rằng theo một cách nào đó, Việt Nam đã giúp tạo ra khởi điểm cho một cấu trúc an ninh mới trong khu vực Châu Á-Thái bình dương. Đó là điều rất quan trọng. Rồi thì Việt Nam bầu lại lãnh đạo, ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng lại được bầu. Một điều quan trọng khác là các nỗ lực cải cách kinh tế, đã bắt đầu nhưng cần tập trung hơn và phải hoàn tất.Về mặt quan hệ với Hoa Kỳ, mối quan hệ Mỹ-Việt đã có khởi đầu tốt đẹp, nhưng hãy còn rộng chỗ để mối quan hệ ấy phát triển và lớn mạnh. Năm ngoái đã có một số tiến bộ trong các lĩnh vực an ninh, tình báo và thương mại, nhưng chúng ta vẫn còn một số vấn đề về nhân quyền, về tự do tôn giáo. Tuy nhiên hai nước đang thảo luận với nhau về các vấn đề đó, và cả hai bên phải làm việc để cải thiện các lĩnh vực ấy.”

    VOA: Thưa ông, trong một phúc trình, ông có nói rằng cùng với Indonesia, Việt Nam là một trong các quốc gia chủ yếu mà chính phủ Tổng Thống Obama muốn tăng cường quan hệ, trong chính sách của chính phủ Mỹ tập trung vào khu vực Đông Nam Á, xin ông đánh giá đáp ứng của Việt Nam trước thái độ mời gọi đó từ Washington?

    Ông Bower: “Tôi tin rằng Việt Nam là một đối tác rất tốt của Hoa Kỳ, nước này đã tỏ thái độ nghiêm túc, và sẵn sàng tham gia. Hai nước đã trao đổi các cuộc thăm viếng cấp cao, kể cả cấp Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng Y tế, Bộ trưởng Thương mại… Điều rõ ràng là Việt Nam tỏ ra cởi mở và thẳng thắn về các quyền lợi của họ. Nói chung, Việt Nam là một đối tác có tiềm năng phát triển quan hệ lâu dài với Hoa Kỳ.”

    VOA: Thưa ông, trong năm qua cuộc tranh chấp trong Biển Nam Trung Hoa, biển Đông của người Việt Nam, đã trở thành một điểm nóng trên thế giới. Xin ông nhận định về những hệ quả của các cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải đó đối với Việt Nam và khu vực, ông có đề nghị nào khả dĩ có thể giải quyết cuộc tranh chấp đó một cách hòa bình?

    Ông Bower: “Rất khó giải quyết một cách hòa bình các cuộc tranh chấp như thế này, nhưng tôi nghĩ rằng điều đã trở nên rõ rệt trong năm nay là, Trung Quốc đứng trước 3 vấn đề, 3 thách thức chủ yếu mà chúng ta cần chia sẻ, bởi vì nếu Trung Quốc không giải quyết được các vấn đề đó thì tôi tin rằng sự ổn định và hòa bình trong khu vực Châu Á-Thái bình dương sẽ bị thách thức. Ba vấn đề đó là: an ninh lương thực, năng lượng và nguồn nước. Trung Quốc cần bảo đảm nguồn cung cấp lâu dài cho các tài nguyên đó. Tôi nghĩ chính vấn đề đó đã làm tăng nỗi lo âu của Bắc Kinh về vấn đề Biển Nam Trung hoa. Tôi nghĩ Việt Nam đã cư xử đúng đắn khi bảo đảm các nước khác nhận thức rõ vấn đề, và đã tìm cách để thu hút sự chú ý của các nước khác đến các vấn đề đó. Mục đích là làm thế nào để Trung Quốc không tìm cách sử dụng thế lực kinh tế mới thủ đắc, để buộc các quốc gia nhỏ hơn phải thương thuyết với họ một cách không cân xứng.”

    VOA: Ông khuyên Việt Nam nên làm gì trong thời gian tới để giải quyết vấn đề một cách ổn thỏa và có lợi nhất cho Việt Nam?

    Ông Bower: “Tôi nghĩ Việt Nam nên tiếp tục tập trung vào vấn đề. Tôi tin rằng ASEAN rõ ràng đã chú ý tới cuộc tranh chấp, và Hoa Kỳ, dù không trực tiếp liên quan trong vụ này, cũng tuyên bố rằng giải quyết tranh chấp là điều vô cùng quan trọng đối với an ninh của Hoa Kỳ. Tôi nghĩ Việt Nam nên tiếp tục làm việc và tìm cách giải quyết các vấn đề, không những với Trung Quốc mà còn với các nước ASEAN khác. Có thế thì mới củng cố được hơn nữa nền tảng để mà thương lượng với Trung Quốc trong một cuộc thương thuyết chung cuộc.”

    VOA: Thưa ông, đảm bảo các nhu cầu lương thực, năng lượng, nguồn nước của Trung Quốc là trách nhiệm của nước này, hay như ông có ý nói là Hoa Kỳ, ASEAN, và cả Việt Nam nên tiếp tay với Trung Quốc, vì hòa bình và sự ổn định của khu vực?

    Ông Bower: “Chắc chắn đó là trách nhiệm của Trung Quốc, nhưng chúng ta đều chia sẻ một phần trách nhiệm để giúp giải quyết các vấn đề này, cho Trung Quốc và cho đất nước chúng ta. Điểm mà tôi muốn nhấn mạnh là khi nào mà Trung Quốc, tự trong thâm tâm, không cảm thấy an ninh trong các vấn đề đó, thì phần còn lại của Châu Á và Thái bình dương sẽ không được an ninh. Điều đó có nghĩa là chúng ta đều có quyền lợi trong việc giúp Trung Quốc cảm thấy tự tin hơn – ở một chừng mực nào đó, trong việc xử lý các vấn đề đó. Đứng từ quan điểm đó thì vâng, tôi cho đó là trách nhiệm chung.”

    VOA: Nói tới Trung Quốc và vấn đề an ninh, xin ông cho biết ý kiến về sự hiện diện của các tàu hải quân vũ trang Trung Quốc tuần tiễu trên sông Mekong, trong khi mới đây Trung Quốc cũng tỏ ý muốn sử dụng quần đảo Seychelles trong Ấn độ dương, ông nhận định như thế nào về sự hiện diện của Trung Quốc tại nhiều khu vực trên thế giới như thế?

    Ông Bower: “Thành thực mà nói, tôi cho rằng đây là một hành động đánh cuộc có nhiều rủi ro khi mà Trung Quốc điều động các lực lượng tuần tra của họ trên sông Mekong. Dòng sông này là đường huyết mạch của Đông Nam Á. Kiểm soát dòng sông cực kỳ quan trọng đối với các nước Mekong, tôi rất kinh ngạc về việc Trung Quốc triển khai lực lượng quân sự tới sông Mekong, dù là để tham gia các cuộc tuần tiễu hỗn hợp, bởi vì có nguy cơ rất cao xảy ra hiểu lầm, dẫn tới người bị thương hay bị giết. Có nguy cơ nhân dân và chính quyền các nước liên hệ không mấy hài lòng về chuyện cảnh sát Trung Quốc tuần tra kiểm soát người dân nước họ, ngay bên trong ranh giới lãnh thổ của họ. Tôi hiểu Trung Quốc muốn cảm thấy an ninh khi đi lại trên sông Mekong, nhưng theo tôi, chính sách an toàn hơn là hậu thuẫn và tăng sức mạnh cho các lực lượng cảnh sát địa phương và để lực lượng quân đội bản xứ xử lý vấn đề.”

    VOA: Hà Nội và các nước ở hạ nguồn sông Mekong khác có phản ứng gì trước sự hiện diện của lực lượng vũ trang Trung Quốc trên sông Mekong?

    Ông Bower: “Tôi chưa thấy nước nào phản ứng tiêu cực về sự hiện diện của Trung Quốc. Một số nước đã chấp thuận cho Trung Quốc có mặt trên sông Mekong, có đúng không nào? ”

    VOA: Vâng, ít ra có Lào và Thái Lan.

    Ông Bower: “Nhưng dù được sự đồng ý của một số nước hạ nguồn đi nữa, nếu là người Trung Quốc, tôi sẽ hết sức thận trọng trước khi quyết định nên tiến xa tới đâu. Giải pháp tốt nhất vẫn là xây dựng và hỗ trợ các lực lượng cảnh sát địa phương, cũng như các lực lượng quân đội và cảnh sát quốc gia để họ thi hành phận sự.”

    VOA: Thưa ông, xin ông đánh giá phản ứng của Việt Nam nói chung, trước thách thức do Trung Quốc đặt ra liên quan tới cuộc tranh chấp biển đảo trong Biển Đông? Đôi khi phản ứng đó không mấy nhất quán…Thủ Tướng tuyên bố thế này, Tổng Bí thư Đảng tuyên bố thế khác?

    Ông Bower: “Tôi tin rằng về phương diện ngoại giao, Việt Nam đã hành động hiệu quả, và nêu lên vấn đề để thu hút sự chú ý của các nước khác, những quốc gia không có liên hệ trực tiếp trong cuộc tranh chấp. Tôi tin rằng Việt Nam đã rất khôn khéo và lôi kéo được sự chú ý của ASEAN tới vấn đề. Tôi cũng tin rằng Việt Nam đã thận trọng trong việc cân bằng các nỗ lực của mình và cùng lúc duy trì quan hệ tốt với Trung Quốc, trong khi vẫn đẩy mạnh các nỗ lực của mình, và cùng lúc đào sâu quan hệ với Hoa Kỳ. Không phải nước nào cũng có thể đạt được thành tích ngoại giao đó một cách hiệu quả như vậy.”

    ‘Câu chuyện Việt Nam’ do Hoài Hương phụ trách đến đây xin tạm ngưng, trong chương trình tuần sau, mời quý vị nghe ông Ernest Bower phân tích về giới lãnh đạo Việt Nam, kể cả Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, và những thách thức mà Việt Nam sẽ phải đối phó trong năm tới. Câu Chuyện Việt Nam như thường lệ sẽ phát thanh vào lúc 10 giờ tối thứ Bảy mỗi tuần. Quý vị có thể bình luận về đề tài hôm nay, đọc các tin mới nhất, xem phóng sự video, và trao đổi với các độc giả khác trên trang web http://www.voatiengviet.com hoặc trên các trang mạng xã hội Facebook, Twitter và Yahoo 360 plus. Hoài Hương xin cám ơn sự theo dõi của quý thính giả và xin hẹn gặp lại quý vị trong chương trình tuần sau.
    Reply

    • Nguyen V N says:

      Thưa mấy vị chống VNCH và không chống VNCH

      Mấy vị muốn dụ độc giả lạc đề chính là cờ TQVN 6 sao lại cho dẫn link voa tieng viet, thì nghe được tiếng nói của Nguyen trọng Vĩnh Cưu đai sứ VN tại BK phản đối

      Cờ 6 sao là trêu ngươi và xúc phạm đến QG VN

      KHông biết có đủ cho thấy dù là cán bộ cao cầp CSVgian cũng không chấp nhận trò bán nước này.
      Lần sau Cưlong và Tan nên khôn hơn một chút đừng thưa ông em núp bụi này.

      Cám ơn các bác bồibut CDSVGian
      Nguyen V N

      • Tan says:

        Bài của cuulong đưa có đoan:

        Ông Bower: “Tôi tin rằng về phương diện ngoại giao, Việt Nam đã hành động hiệu quả, và nêu lên vấn đề để thu hút sự chú ý của các nước khác, những quốc gia không có liên hệ trực tiếp trong cuộc tranh chấp. Tôi tin rằng Việt Nam đã rất khôn khéo và lôi kéo được sự chú ý của ASEAN tới vấn đề. Tôi cũng tin rằng Việt Nam đã thận trọng trong việc cân bằng các nỗ lực của mình và cùng lúc duy trì quan hệ tốt với Trung Quốc, trong khi vẫn đẩy mạnh các nỗ lực của mình, và cùng lúc đào sâu quan hệ với Hoa Kỳ. Không phải nước nào cũng có thể đạt được thành tích ngoại giao đó một cách hiệu quả như vậy.”

        Trên đây là lời nhận định của ông Bower, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở thủ đô Washington. Néu các vị vẫn chưa tin thì còn hàng trăm ví dụ khác tương tự, chỉ ngại là in ra nhiều quá làm các vị hoa mắt mà thôi..

        CSVN, họ đang kết hợp với QT chống TQ hay như thế, há gì họ lại phải tình nguỵện làm tay sai cho CSTQ? Các vị mà nghĩ như vậy thì không phải là “đỉnh cao của sự ngu muội” thì là cái gì?

        Như thế này mà ông Nguyễn VN lại cho rằng cuulong “lạc đề” à? Có ông Nguyễn VN “lạc hậu” thì có!

    • Vũ duy Giang says:

      E.Bower có lần qua VN,rồi tự phong chức”tư vấn”của thủ tướng 3D(ê!),để sau đấy 3D đã cải chính là không có tư vấn ngoại quốc!Bây giờ thì Ernest B lại tự phong lên chức”chủ tịt”của”Hội đồng tư vấn thủ tướng VN về CẠNH TRANH”(?!),mặc dầu 3D đã giải tản Ban nghiên cứu của các thù tướng cũ(Võ văn Kiệt,Khải),và chính thức 3D không có tư vấn(vì”hàng ngày 3D nói chuyện với trí thức”,nên không cần tư vấn!),chớ nói gì đến riêng cả 1 Hội đồng TV về 1 vấn đề cạnh tranh?!

      Vậy E.Bower cần chính minh chức vụ chủ tịch về cạnh tranh này,nếu không thì dễ bị”bể hội đồng”đấy!

      Về chuyện”VN chính thức việc sử dụng sai cờ Tầu Quen”thì cũng như 3D đã”tiếp thu ý kiến của ĐT.Võ nguyên Giáp”về vấn đề Bô xít Tây nguyên,nhưng rồi”đâu vẫn tiếp tục đấy”, vì”đó là chủ trường lớn của Đảng”, cũng như khi triều cống thêm”sao vàng VN”vào lá cờ có 5 sao”chư hầu” quanh sao”đại tinh”của TQ!

    • tan says:

      Ông Bower: “Tôi tin rằng về phương diện ngoại giao, Việt Nam đã hành động hiệu quả, và nêu lên vấn đề để thu hút sự chú ý của các nước khác, những quốc gia không có liên hệ trực tiếp trong cuộc tranh chấp. Tôi tin rằng Việt Nam đã rất khôn khéo và lôi kéo được sự chú ý của ASEAN tới vấn đề. Tôi cũng tin rằng Việt Nam đã thận trọng trong việc cân bằng các nỗ lực của mình và cùng lúc duy trì quan hệ tốt với Trung Quốc, trong khi vẫn đẩy mạnh các nỗ lực của mình, và cùng lúc đào sâu quan hệ với Hoa Kỳ. Không phải nước nào cũng có thể đạt được thành tích ngoại giao đó một cách hiệu quả như vậy.”

      Trên đây là lời nhận định của ông Bower, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở thủ đô Washington. Néu các vị vẫn chưa tin thì còn hàng trăm ví dụ khác tương tự, chỉ ngại là in ra nhiều quá làm các vị hoa mắt mà thôi..

      CSVN, họ đang kết hợp với QT chống TQ hay như thế, há gì họ lại phải tình nguỵện làm tay sai cho CSTQ? Các vị mà nghĩ như vậy thì không phải là “đỉnh cao của sự ngu muội” thì là cái gì?

      • Nguyen V N says:

        Tàn tận lương tâm và ngoan cố như tên Tan này thì ta chịu thôi. Y là hình ảnh của chế độ CSVN. Chỉ biết Xảo trá quỉ quyễt và trơ trẻn.
        Bán nườc sờ sờ mà không biêt nhục.
        Ô hô ai tai

        Nguyen V N

Phản hồi