WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tham lam, hiếu chiến và cao ngạo, Trung quốc đang bị cô lập

Ấn Độ, Mỹ ra tay chặn “yết hầu” Trung Quốc

         Tàu sân bay INS Vikramaditya của Ấn Độ hiện đại hơn tầu Trung quốc rất xa.

Tàu sân bay INS Vikramaditya của Ấn Độ hiện đại hơn tầu Trung quốc rất xa.

Báo chí trong va ngoài nước một lần nữa lại đang sôi động khi đọc bài báo TPO – Ngày 4-3, tờ Kommersant của Nga đăng tải với nhan đề: Ấn độ, Mỹ ra tay chặn “yết hầu” Trung quốc.

Bài báo chỉ ra rằng, một số tờ báo của Mỹ phân tích, nếu xảy ra khủng hoảng hoặc chiến tranh, Mỹ và đồng minh có thể sẽ bắt cóc hoặc đánh chìm tàu thương mại của Trung Quốc ở các eo biển và vùng biển chung.

Xin trân trọng đăng lại bài báo này do nhà báo Huy-Long đã dịch va tổng hợp đăng tải trên trong nước hôm nay:

Trung Quốc đang bị kiểm soát “yết hầu”

Do nhu cầu nhập khẩu dầu mỏ và các nguyên liệu khác ngày càng lớn, và số hàng hóa này hầu hết đều được vận chuyển qua đường biển, thực tế là “yết hầu” của tuyến giao thông trên biển của Trung Quốc đang bị người khác kiểm soát, hơn nữa tình trạng bị người khác kiểm soát này ngày một chặt hơn theo đà phát triển của kinh tế Trung Quốc.

Mặc dù nói hiện nay khả năng xảy ra kịch bản này gần như bằng 0, nhưng bản thân vấn đề này đối với Trung Quốc là vô cùng nhạy cảm, nó cho thấy sự thông suốt của tuyến đường thương mại trên biển đi qua Ấn Độ Dương và các eo biển nhỏ hẹp dọc tuyến đường này là vô cùng quan trọng đối với kinh tế đất nước tỉ dân này, hơn nữa Mỹ và Ấn Độ đang tìm mọi cách để ngăn cản Trung Quốc tiến quân vào Ấn Độ Dương nhằm bảo vệ an ninh cho tuyến đường năng lượng sinh mệnh của mình.

Báo chí Nga cho biết, 80% hoạt động vận chuyển dầu mỏ trên biển đi qua Ấn Độ Dương, trong đó 40% đi qua eo biển Hormuz, 35% đi qua eo biển Malaca. Hiện nay các cuộc vũ trang xung đột trên quy mô lớn ở khu vực này, trong đó có Afghanistan vẫn đang tiếp tục diễn ra, cuộc đối đầu hạt nhân giữa Ấn Độ và Pakistan nhiều năm qua vẫn đang kéo dài, dự án hạt nhân của Iran khiến cục quân sự trong khu vực trở nên căng thẳng, chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo hoạt động ngày càng ráo riết, các mối đe dọa từ phía hải tặc vô cùng nguy hiểm.

Trong tương lai, Ấn Độ Dương sẽ chiếm vị trí ngày càng quan trọng trong cục diện chính trị toàn cầu, tầm quan trọng cả khu vực châu Á – Thái Bình Dương cũng vì thế mà tăng theo.

Những cuộc chạy đua nghẹt thở

Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc mới biên chế vào hạm đội Bắc Hải.

Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc mới biên chế vào hạm đội Bắc Hải.

Chính vì những lý do trên, vài năm trở lại đây, việc Ấn Độ Dương trở thành khu vực được các nước lớn tổ chức nhiều hoạt động trên biển cũng không có gì là lạ. Sự thay đổi chủ yếu bắt nguồn từ việc hai nền kinh tế mới nổi là Trung Quốc và Ấn Độ tăng cường hoạt động quân sự. Tuy nhiên, hiện tại Ấn Độ đã tích cực tăng cường sức mạnh cho lực lượng hải quân khu vực này nhằm chiếm một vai trò chủ đạo ở Ấn Độ Dương, trong khi đó, Trung Quốc tạm thời mới chỉ đóng vai rất phụ.

Tại Ấn Độ Dương, Mỹ vẫn chiếm vị thế chủ đạo. Trong các nước lớn ở châu Âu, chỉ có hải quân Pháp là giữ được vị thế rõ nét ở khu vực này. Tuy nhiên, cũng không nên coi thường các nhân tố khác, ví dụ Nhật Bản đang lại một lần nữa nhòm ngó Ấn Độ Dương, lập trường của Australia được củng cố, còn ở khu vực vịnh Ba Tư, hải quân Mỹ ngày càng phải coi trọng mối đe dọa mới đến từ Iran.

Vài năm trở lại đây, rõ nét nhất là xu thế hải quân Ấn Độ được tăng cường sức mạnh. Ấn Độ có được cơ hội trong làn sóng tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, bắt đầu thực hiện tham vọng trở thành cường quốc biển, kiểm soát cả khu vực Ấn Độ Dương. Hiện nay đầu tư của Ấn Độ cho hải quân tạm thời mới chỉ dừng lại ở việc ưu tiên phát triển sức mạnh hạt nhân thềm lục địa của nước này, chế tạo tàu ngầm hạt nhân chiến lược, ngoài ra, một nhiệm vụ không kém phần quan trọng khác là xây dựng một hạm đội viễn dương trong đó lực lượng xung kích hàng không mẫu hạm và lực lượng xe tăng bọc thép tác chiến thủy bộ xung kích đóng vai trò then chốt.

Cách đây không lâu, các dự án này của Ấn Độ phải đối mặt với một hạn chế lớn là không đủ kinh phí vì mới chỉ hai năm gần đây, khoản ngân sách chi cho các dự án hải quân của nước này mới tăng trong ngân sách quốc phòng, hơn nữa trong lịch sử, Ấn Độ vẫn khá coi trọng lục quân, coi trọng hoạt động đối đầu với Pakistan. Tuy nhiên, hiện tại cục diện đang có nhiều thay đổi, Ấn Độ ngày càng coi trọng Trung Quốc, coi Bắc Kinh là đối thủ chiến lược chính “trực tiếp xâm phạm không gian địa chính trị của Ấn Độ”.

Trong lúc Trung Quốc đang bận rộn xác lập quyền kiểm soát khu vực ven biển của nước này, chưa tích cực phát triển hạm đội viễn dương, các nhà chiến lược chính trị quân sự của Ấn Độ kêu gọi lãnh đạo nước này nắm bắt ngay thời cơ vàng để tạo bước tiến lớn trong phát triển lực lượng hải quân.

Ấn Độ ra tay

Để thực hiện các nhiệm vụ này, Ấn Độ đã chuẩn bị khá công phu, 10 năm qua thực hiện nhiều dự án hiện đại hóa lực lượng hải quân. Từ năm 1961 – năm sở hữu chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên, hải quân Ấn Độ đã tích lũy được không ít kinh nghiệm trong việc sử dụng và tác chiến ứng dụng hàng không mẫu hạm.

Hiện nay Ấn Độ chỉ có một chiếc hàng không mẫu hạm mua năm 1986 của Anh, tuy nhiên sau khi ký hợp đồng mua hàng không mẫu hạm Vikramaditya của Nga và lắp đặt hai chiếc hàng không mẫu hạm do Ấn Độ sản xuất cho hải quân nước này vào năm 2015, 2017, tình hình rất có thể sẽ có nhiều thay đổi. Ấn Độ sẽ chiếm ưu thế lớn so với Trung Quốc trong phương diện hải quân hàng không. Đồng thời, Ấn Độ còn sở hữu 50 tàu khu trục, tàu tuần dương và tàu hộ tống, 14 tàu ngầm diesel và số lượng xe tăng bọc thép tác chiến thủy bộ không ngừng gia tăng. Theo số liệu của tạp chí The Diplomat của Nhật Bản, hiện tại hải quân Ấn Độ đã đặt mua 50 tàu chiến hiện đại khác, và hầu hết là do các tập đoàn đóng tàu trong nước sản xuất, chỉ có hai chiếc tàu hộ tống tàng hình là được mua từ Nga.

Các chuyên gia quân sự của Ấn Độ thừa nhận, mặc dù nguyện vọng của nước này là rất lớn, nhưng trong tương lai, việc gia tăng số lượng trang bị vũ khí hải quân vẫn không thể sánh ngang được với Trung Quốc. Tuy nhiên, Ấn Độ cũng có những ưu thế quan trọng, trước hết là vị trí chiến lược địa chính trị có lợi và khả năng có thể mua tất cả các trang bị vũ khí hiện đại hóa của nước ngoài, trong khi từ năm 1989 đến nay, Trung Quốc luôn bị hạn chế vì lệnh cấm cung cấp vũ khí của EU, không thể nhập khẩu vũ khí hiện đại của phương Tây.

Khác với Trung Quốc, Ấn Độ vẫn thiết lập được mối quan hệ tốt đẹp với đa số các nước láng giềng, đồng thời cũng đã xây dựng được căn cứ hải quân và không quân ở khu vực cách xa đường bờ biển của nước này, như quần đảo Andaman và quần đảo Nicobar nằm ở vịnh Bengal, quần đảo Lakshadweep nằm ở biển Arab và Madagascar ở châu Phi. Ngoài ra, Ấn Độ còn đang tập trung phát triển quan hệ chiến lược với tất cả các quốc gia triển khai các hoạt động biển ở khu vực Ấn Độ Dương, đồng thời thận trọng đánh giá sự mở rộng của Trung Quốc.

Trung Quốc bực tức

Chính trị là nhân tố quan trọng kìm chế sự phát triển của hải quân Ấn Độ. Quốc gia này lo ngại nếu để xảy ra hành động nào quá khích sẽ khiến Trung Quốc “bực dọc” và mở rộng quân sự sang Ấn Độ Dương trước kế hoạch. Chính vì thế Ấn Độ không phát triển quan hệ đồng minh với cường quốc hải quân nào chống lại Trung Quốc, cho dù là trên cơ sở song phương hay đa phương.

Ví dụ Ấn Độ không triển khai các hoạt động hợp tác quá mật thiết với hải quân Mỹ, không hưởng ứng lời đề nghị xây dựng cơ chế điều hành các chiến dịch quân sự của quân đội Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia ở khu vực châu Á Thái Bình Dương được Nhật Bản đưa ra vào năm 2007. Lập trường này cũng thể hiện ở việc Ấn Độ không muốn tham gia vào các cuộc tập trận hải quân nhiều nước tham gia ở Ấn Độ Dương mà chỉ tham gia vào các cuộc tập trận gồm hai nước ở khu vực này và các cuộc diễn tập đa phương bên ngoài Ấn Độ Dương.

Tuy nhiên, điều này không cản trở cho việc Ấn Độ phát triển quan hệ hợp tác với Mỹ, Nhật Bản bằng hình thức quan hệ đối tác chiến lược ôn hòa hơn. Ví dụ, năm 2011, Ấn Độ đồng ý xây dựng cơ chế đối thoại ba bên với Mỹ, Nhật Bản để thảo luận về các vấn đề lợi ích khu vực và toàn cầu, quốc gia này đã tham gia mấy vòng đám phán. Về hợp tác song phương, không những hợp tác với Mỹ và Nhật Bản mà Ấn Độ còn thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Australia, Singapore, Indonesia, Hàn Quốc… trong lĩnh vực hải quân.

Mặc dù Ấn Độ né tránh việc thiết lập quan hệ đồng minh trực tiếp với Mỹ, nhưng Mỹ vẫn không ngừng nỗ lực để tiếp cận với Ấn Độ trong lĩnh vực chính trị, quân sự. Mỹ ủng hộ nguyện vọng tăng cường sức mạnh hải quân của Ấn Độ, tìm mọi cách để “hù dọa” Ấn Độ rằng rất có thể Trung Quốc sẽ tiến quân vào Ấn Độ Dương sớm hơn dự định. Lập trường này phản ánh lộ trình ngoại giao tổng thể của Mỹ, quốc gia này muốn nhanh chóng giải quyết các vấn đề ở khu vực châu Á Thái Bình Dương và chuyển giao hết mọi nhiệm vụ chiến lược quân sự ở mọi khu vực trên thế giới cho các nước đồng minh của mình trước bối cảnh ngân sách chi cho quốc phòng đang giảm mạnh.

Bao giờ Trung Quốc động thủ?

Hiện tại tạm thời hải quân Trung Quốc chưa có biểu hiện gì nổi bật ở Ấn Độ Dương mà chỉ tập trung lực lượng để củng cố quyền kiểm soát của mình ở vùng duyên hải nước này. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng Trung Quốc đưa quân vào khu vực. Viện nghiên cứu an ninh Israel dự đoán, đến năm 2025 ít nhất Trung Quốc sẽ sở hữu một lực lượng xung kích hàng không mẫu hạm, 2-3 tàu ngầm hạt nhân đa năng và tên lửa chống hạm tầm ngắn có thể phá hủy mục tiêu ở vịnh Bengal và biển Arab. Trung Quốc tạm thời bận rộn với việc chuẩn bị cơ sở hạ tầng và điều kiện ngoại giao để tiến quân vào Ấn Độ Dương, giảm bớt rủi ro khi tuyến đường vận tải trên biển chuyên chở dầu mỏ từ Trung Đông qua Ấn Độ Dương bị nước khác kiểm soát.

Trung Quốc sẽ đầu tư nguồn kinh phí lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng cảng biển ở các nước có quan hệ hữu hảo như Pakistan, Mianma, Srilanka…, đồng thời tìm mọi biện pháp để giảm thiểu sự lệ thuộc vào eo biển Malaca – nơi đường biển nhỏ hẹp, quá tải nghiêm trọng, hải tặc hoành hành… Để làm được điều này, Trung Quốc sẽ xây dựng hệ thống đường ống dẫn dầu và khí thiên nhiên từ cảng nước sâu của Myanma sang thành phố Côn Minh (Tỉnh Vân Nam), đồng thời chuẩn bị xây dựng kênh đào từ vịnh Bengal đến qua eo đất Kra của Thái Lan đến biển Đông (mà Trung Quốc vẫn gọi là Nam Hải).

Mặc dù mấy năm tới đây, cho dù là Mỹ hay Ấn Độ đều không muốn nhìn thấy Trung Quốc tiến quân tích cực vào Ấn Độ Dương, tuy nhiên, điều này là không thể tránh khỏi. Trong 10 năm tới, cuộc chạy đua hải quân giữa Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc… sẽ càng gay gắt hơn, kéo theo đó là sự thay đổi trong sức mạnh hải quân và ngân sách chi cho quốc phòng của các nước mỗi năm một tăng cao.

Tương lai  Việt nam và Nhật, Philippines sẽ làm gì khi cuộc chiến xẩy ra với Trung quốc?

Vì lòng tham quá lớn, Trung quốc đang trở thành kẻ thù của các nước nằm cạnh mình kể cả các quốc gia xưa là anh em. Cuộc chiến biên giới mà Trung quốc phát động năm 1979 với Việt nam khiến hàng vạn người Việt nam chết, nhà cửa tan hoang đã không thể khôi phục lại tình hữu nghị hai nước dù hai Đảng vẫn đề cao. Mặc dù Việt nam và Trung quốc là hai quốc gia Cộng sản nhưng trên thục tế thì Việt nam không còn chất cộng sản chút nào mà đã trở thành một quốc gia cộng sản giả hiệu, chỉ là những ngày cuối cùng của cái chủ thuyết cộng sản mà thôi mục đích là hòng kéo dài thêm ngày nào sự cầm quyền của một số tập đoàn lợi ích nhóm. Nhưng xu thế  trong nước các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt nam nay rất sợ mỗi khi gương lên khẩu hiệu hữu nghị 4 tốt và 16 chữ vàng. Biểu hiện là báo chí hay các bài diễn thuyết của các lãnh đạo Đảng và Nhà nước không ai dám nói về các khẩu hiệu trên vì sợ cử tri và ngay các đại biểu Quốc hội chất vấn và lên án mình. Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng ngoại giao quốc phòng Việt nam là người có ảnh hưởng thân thiện với Trung quốc hơn hết mà nay cũng không dám nói đến cái thứ khẩu hiệu này nữa. Đa số lãnh đạo Đảng và quân đội muốn phục binh khi cuộc chiến có tính chất quốc tế xẩy ra với Trung quốc là phản công tức thì để lấy lại các đảo đã bị Trung quốc chiếm đóng vì ai cũng biết đây là cơ hội vàng ngàn năm có một. Các hỏa tiễn tầm ngắn, trung và tầm xa, pháo bờ biển, tầu chiến tầu ngầm của Việt nam đã mua của Nga rất hiện đại có đủ sức nhấn chìm tầu chiến của Trung quốc tức thì. Nếu muốn khóa biển Đông thì Việt nam là có lợi thế nhất.

Nhật và Philippines thì đã dao mai sẵn chỉ cần có dấu hiệu là tấn công liền. Các nước đàn em của Trung quốc như Campuchia, Pakitan v.v… lập tức dời xa đàn anh và im tiếng luôn.

Tương lai của Trung quốc là tan vỡ và phân chia làm nhiều nước nhỏ.

Tình hình Trung quốc là đang đi vào bế tắc nguy hiểm nếu xẩy ra kịch bản trên đây. Trước tiên họ sẽ bị quốc tế cấm vận kinh tế, các nguồn hàng vận tải qua biển Đông bị khóa tức thì, nền kinh tế bị khủng hoản ngay lập tức. Các khoản tiền hàng ngàn tỷ đầu tư ở nước ngoài biến mất.

Lại nữa, các vùng Tây Tạng, Duy-Ngô-Nhĩ sẽ dành lại độc lập, một phần lãnh thổ của Ấn độ sẽ trờ về với quốc gia này. Trong nước sẽ có phân tranh đó là Đài loan, Hồng kông lập tức tuyên bố độc lập vĩnh viễn. Vì thế Trung quốc đã quyết định tăng thêm 6 % ngân sách quốc phòng cho năm 2013 này, ước tính sẽ là hơn 110 tỷ đô-la. Nhưng dù có chi nhiều hơn thế, một khi cuộc chiến xẩy ra thì Trung quốc sẽ thất bại thảm hại. Hiện nay người dân Trung quốc đang bất mãn với  Đảng va Nhà nước Trung quốc sâu sắc. Họ phản ứng rất mãnh liệt không như những năm trước đây. Tình trạng nhiều thôn xã cả làng nổi dậy đã cho thấy nếu Trung quốc xẩy ra chiến tranh thì tan vỡ và xuất hiện nhiều quốc gia nhỏ là điều không tránh khỏi.

Hãy chờ đợi xem điều gì sẽ đến.

Ngày 3 tháng 3 năm 2013.

© Nguyễn Hoàng Hà

© Đàn Chim Việt

21 Phản hồi cho “Tham lam, hiếu chiến và cao ngạo, Trung quốc đang bị cô lập”

  1. Builan says:

    Điều gần như không thể nào tránh khoỉ !

    Tương lai của Trung quốc là tan vỡ và phân chia làm nhiều nước nhỏ.
    “Tình hình Trung quốc là đang đi vào bế tắc nguy hiểm nếu xẩy ra kịch bản trên đây. Trước tiên họ sẽ bị quốc tế cấm vận kinh tế, các nguồn hàng vận tải qua biển Đông bị khóa tức thì, nền kinh tế bị khủng hoản ngay lập tức. Các khoản tiền hàng ngàn tỷ đầu tư ở nước ngoài biến mất.

    Lại nữa, các vùng Tây Tạng, Duy-Ngô-Nhĩ sẽ dành lại độc lập, một phần lãnh thổ của Ấn độ sẽ trờ về với quốc gia này. Trong nước sẽ có phân tranh đó là Đài loan, Hồng kông lập tức tuyên bố độc lập vĩnh viễn. Vì thế Trung quốc đã quyết định tăng thêm 6 % ngân sách quốc phòng cho năm 2013 này, ước tính sẽ là hơn 110 tỷ đô-la. Nhưng dù có chi nhiều hơn thế, một khi cuộc chiến xẩy ra thì Trung quốc sẽ thất bại thảm hại. Hiện nay người dân Trung quốc đang bất mãn với Đảng va Nhà nước Trung quốc sâu sắc. Họ phản ứng rất mãnh liệt không như những năm trước đây. Tình trạng nhiều thôn xã cả làng nổi dậy đã cho thấy nếu Trung quốc xẩy ra chiến tranh thì tan vỡ và xuất hiện nhiều quốc gia nhỏ là điều không tránh khỏi.

    Hãy chờ đợi xem điều gì sẽ đến.

    Ngày 3 tháng 3 năm 2013.

    © Nguyễn Hoàng Hà

  2. Tôi rất thích đọc bài viết của ông Hoàng Hà nhất là bài “” Những sai lầm chết người của Hoa kỳ”" đăng ở tuần trước. Ông phân tích sai lầm của Mỹ trong quân hệ với Bắc Triều tiên để Trung quốc lợi dụng làm cằn thẳng có lợi cho họ. Tài sao không ứng dụng quan hệ như với Miến điện? Sau đây xin đọc bài báo này thì thấy nhận định của tác giả Nguyễn Hoàng hà là có lý nhất:
    Triều Tiên mạnh hơn ngàn lần nhờ các lệnh cấm?
    Chủ nhật 10/03/2013 16:54
    Trang chủ | Thế giới
    CHDCND Triều Tiên đã tỏ ra bức xúc trước những lệnh cấm của Liên Hợp Quốc và khẳng định rằng, các lệnh đó chỉ khiến cho chương trình tên lửa và hạt nhân của nước này mạnh hơn gấp một nghìn lần.
    Trong một tuyên bố trên các phương tiện truyền thông quốc gia, Bộ Ngoại giao CHDCND Triều Tiên cho biết Bình Nhưỡng bác bỏ hoàn toàn những biện pháp trừng phạt mới nhất; đồng thời điều này càng khiến Triều Tiên tăng cường vũ khí hạt nhân và hoạt động phóng vệ tinh.
    Ngay cả trước khi Hội đồng Bảo an bỏ phiếu cho các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn với Bình Nhưỡng vì vụ thử hạt nhân vào tháng vừa qua, lãnh đạo Triều Tiên cho biết sẽ tiếp tục tiến hành công việc này trong tương lai.
    Triều Tiên sẽ tăng cường thử vũ khí hạt nhân
    Trong khi đó, Trung Quốc – đồng minh lớn nhất của Triều Tiên – lại có những động thái ủng hộ quyết định của LHQ, kêu gọi “các bên liên quan phải kiềm chế, tránh những hành động gây leo thang căng thẳng trong tình hình “phức tạp và nhạy cảm” hiện nay.
    Mặc dù Trung Quốc cũng đã thông qua lệnh trừng phạt tại Hội Đồng Bảo an LHQ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước này cho biết vào ngày hôm qua (9.3) rằng các lệnh trừng phạt nhằm cô lập Triều Tiên không phải là “cách cơ bản” để giải quyết khủng hoảng.
    Hôm thứ hai vừa qua, Bình Nhưỡng cũng đã tuyên bố chấm dứt Hiệp định đình chiến 1953 cũng như các thỏa thuận phi xâm lược song phương từng ký với Hàn Quốc.

  3. Bạn Lâm Vũ không biết rằng dù đa số dân Trung quốc nghèo hơn cả Việt nam nhưng họ có số vốn quá lớn và có quyền chi vào đâu họ muốn, trong khi Mỹ thì vốn đang eo hẹp, nợ lại ngập cổ, mà tiền là của túi tư nhân đâu dễ huy động. Ngân sách quốc gia thâm hụt, chi bị cắt, hai đảng Cộng hòa và Dân chủ chơi nhau như là kiếm hiệp. Vì thế Hoa kỳ thua Trung quốc là cái chắc dù vũ khí nay Mỹ có hơn đôi chút, nhưng sát nút thôi. Cho nên Trung quốc không lâu sau trận Triều tiên chơi Mỹ tới đây, trung quốc ra tay là Mỹ chết mất ngáp.

  4. Lâm Vũ says:

    Đừng qua chú trọng vào hòa nhoáng bề ngoài, máy bay tầu bò… lổm ngổm mà kinh sợ, nhà nước mang tiền đi rải khắc nơi mà nghĩ rằng sức mạnh của TQ là.. vô địch. Bên trong TQ vẫn chỉ là một gã khổng lồ bệnh hoạn!

    Cứ cho rằng TQ có 100 triệu người giàu có, mà quên đi TQ còn hơn một tỉ người nghèo, khôngcó lựa chọn nào hơn là ăn thực phẩm pha chất hóa học, uống nước thiếu vệ sinh, hàng ngày hít thở không khí bụi mù khói độc… về tinh thần người TQ vẫn không tự do hơn thời phong kiến, sợ còn kém bới thời xưa nhà nước chưa có phương tiện để kiểm xoát từng gia đình và cá nhân như bây giờ.

    Hay nghĩ lại: người TQ đa số cũng giống như mọi giống dân Âu Á Phi khác, họ muốn có một cuộc sống tương đối ổn định, no ấm, hòa bình… với một già đình và mái nhà ấm cúng, chứ không phải là muốn là “anh hùng” năm ngoài nghĩa địa. Đó là chưa kể, xưa nay TQ vẫn là một đế quốc, với Hán tộc khống chế hàng trăm dân tộc khác, với nên văn hóa của họ bị người Hán nốt trửng hoặc tiêu diệt, mà Tây Tạng ngày nay là một biểu tượng…

    Bởi thế, thí dụ ngày mai chiến tranh xẩy ra giữa TQ và Nhật Bổn hay Đài Loan thì nước Tàu có thể có nội loạn. Cũng thế, nếu nhờ run rủi nào đó hay nhờ người Việt đột nhiên lấy lại ý chí oai dũng của cha ông mà lấy lại được độc lập tự do thì người dân Tầu cũng nhìn mà bắt chước nổi lên dành lấy quyền làm chủ đất nước của họ.

    Do đó, cũng đừng quá sợ rằng Tầu sẽ không để cho VN có dân chủ tự do. Chắc chắn là họ không muốn chuyện này xẩy ra – vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn của chế độ CSTQ, nhưng nếu nó xẩy ra, thì không chắc là TQ đã dám trực tiếp can thiệp vào. Vì nếu họ nghĩ họ có thể làm vậy, thì tại sao họ không kéo quân thẳng qua VN bây giờ, mà phải núp đàng sau đám lãnh đạo Ba Đình (đảng CSVN) để giựt dây?

    Tóm lại, dân tộc ta muốn làm bây giờ thì cứ làm, đừng sợ xệt, lấy cớ này cớ nọ để trì hoãn. Càng đê chế độ CSVN thối nát kéo dài sự hiện hữu, sức đối kháng của dân tộc chỉ yếu đi thêm, với sự xâm nhập ngấm ngầm của TQ…

    Hoa Ký, Úc, Nhật, Ấn Độ, Pháp, Đức, Nga… sẽ ủng hộ một nước Cộng Hòa VN 100/100, nhưng sẽ không trực tiếp nhúng tay vào chuyện nôi bộ của VN. Ngưòi dân Việt phải tự động nói lên điều mình muốn và làm mọi chuyện cần làm đối với đảng CSVN để chúng ra đi. Đây không phải là đòi hỏi lớn, nhưng bắt buộc. Hơn 20 năm trước, người dân Đông Đức, Ba Lan, Tiệp, Hung… cũng đều tự mình làm chuyện ấy, rồi mới được được sự ủng hộ góp sức của thế giới tự do.

    Nếu không làm gì cả, thì không nên than thân trách phận… một khi phải mặc quần áo Tầu, nói tiếng Tầu, chào cờ Tầu… nói chung là làm nô lệ cho Tầu…

    LV

  5. noileo says:

    Trung quốc co the bị bao vây, thât bại ở khắp nơi, trên nhiều phương diện, nhưng Trung quốc hau nhu toàn thắng ở VN nhờ có Hồ chí Minh & đảng cộng sản VNDCCH vong bản ngoại lai tay sai Tàu cộng & bọn trí thức cộng sản chân chính tim đỏ thẻ đỏ chuyên nghề làm chứng gian bao che tội ác cộng sản, tô vẽ hoành tráng bìm bịp cho Hồ chí Minh va bọn cộng sản VNDCCH de tien gian ac,

  6. Curious says:

    Anh trung cóoc zvĩ đại của bóoc hồ và các đồng chí răng đen mã tấu thuộc loai anh trọc phú nhà quê, giầu có là nhờ cắc củm, chắt bóp không dám tiêu tiền, bắt con cái “ăn mắm mút giỏi”, để dành dụm, rồi lại đem cho vay lấy lời cứ tưởng như vậy là ngon cơm.
    Gặp thằng thích ăn chơi, muốn cho con dân nó sống thoải mái, nó cứ vay, bao nhiêu nó cũng vay, đến khi nào nó thấy không trả được nợ, nó gây sự đánh nhau, vậy là nợ nó xù, nhăn…răng trung cóoc lại…tiếp tục “ăn mắm mút giòi” … hê hê… ha ha!!!

  7. Trung Hoàng says:

    LUỴ TAM CHÂU.

    “Tam châu hữu ngạn luỵ nhỏ sa,
    Thập bát chư bang động can qua.
    Dương gian MÃNH THÚ trừ TÀN ÁC,
    Lê thứ hậu lai khổ thiết tha.

    Tần Bang hậu hận tiên diêu động,
    NAM QUỐC LƯƠNG DÂN KIẾN LINH XA.
    Phồn hoa đô hội lưu giang huyết,
    Dư đảng dọc ngang cấp Ma Ha.”
    (ĐHGC viết tháng 07 năm 1939 kỹ Mão)

    Những lời tuyên bố có cánh cực kỳ ngạo mạn cuả nhà lảnh đạo trẻ Bắc Triều Tiên, đã được lan truyền nhanh chóng trên khắp thế giới. Nếu nhà lảnh đạo trẻ nầy đang bị toàn thể nhơn loại thế giới khinh ghét xa lánh bao nhiêu, thì các nhà lảnh đạo ĐCSTQ cũng sẽ phải bị nhơn loại trên thế giới căm ghét xa lánh bấy nhiêu. Bàn Tay Lạ đó luôn luôn lúc nào cũng ở sau lưng Bắc Triều Tiên, sử dụng anh lính xung kích bạo tợn nầy để răn đe toàn cả thế giới nhơn loại. Cho dù ĐCSTQ cũng vẫn biết rằng: Anh lính xung kích nầy vốn dĩ chẳng khác nào con dao hai lưỡi trên tay cuả kẻ sử dụng nó.

    Cuộc ngoại giao bóng rổ vưà qua được diễn ra trên đất nước Bắc Triều Tiên, sẽ phải là một dấu hỏi bí ẩn không riêng gì đối với Trung Quốc, mà trước mắt là sự cố gia tăng các cuộc tập trận qui mô trên khu vực nầy đã sẽ phải được diễn ra, một khu vực mà CSTQ lúc nào cũng có nhiều quan ngại, trước lực lượng hải quân hùng hậu cuả Hoa Kỳ và các nước đồng minh ở đây. Nếu lưả nổi dậy lên ở đâu, thì chắc chắn sẽ phải có những màn khói phủ bốc lên ở đó. Cái thòng lọng vô hình tự nhiên sẽ phải được thắt lại thêm nưã, khiến Trung Quốc sẽ từ từ rơi vào cơ thế TỰ CÔ LẬP khó tránh khỏi. Đó mới chính là cái thế tiến thoái lưỡng nan cuả nhà cầm quyền Bắc Kinh hiện nay, trước những hành động ngoan cố không biết ngừng lại cuả nhà lảnh đạo trẻ Bắc Triều Tiên hiện nay.

    Sự liên kết khá vững chắc giưả Nga-Ấn trên mặt kinh tế quốc phòng, tạo ra cho Trung Quốc một khó khăn chẳng những về mặt mở rộng điạ chính trị, mà ngay đến sự phát triển kinh tế cho đất nước cũng sẽ bị ảnh hưởng, nhất là về việc phải đáp ứng kịp thời nhiên liệu cấp thiết không thể thiếu. Trong khi sự liên kết đó cũng không làm cho Hoa Kỳ lo lắng nhiều về nhiều mặt, nhưng những bất lợi về phiá Trung Quốc thì hầu như là khá nghiêm trọng. Dù muốn hay không muốn, sự tranh chấp giưả Ấn-Trung, chẳng những trong khu vực Ấn Độ Dương nầy cũng rất dể xảy ra, mà ngay cả biên giới giưả hai nước cũng sẽ phải có những bất ổn lúc nào cũng lăm le đe doạ nhau.

    Nếu lá chắn ở phiá Đông Bắc Trung Hoa là Bắc Triều Tiên có những hành động cuốn hút sự chú ý cuả thế giới, trong khi CSBK dốc toàn lực hiện nay lấn chiếm biển đảo cuả chính lá chắn phiá Nam cuả mình, lá chắn hướng Nam Trung Hoa chính là CSVN. Hành động cả quyền cuả kẻ cướp chẳng khác nào chặt lấy chính cánh tay cuả mình, càng đẩy CSBK tiến nhanh hơn vào con đường tự cô lập chính mình. Một sự bị cô lập để rồi sẽ phải tan rã, trước sự trổi dậy đòi quyền tự trị cuả Tạng Hồi Mông Mãn, luôn tiếp diễn dai dẳng bên trong đất nước Trung Hoa xuyên suốt lịch sử với cảnh Tam Phân Tứ Liệt.

    Luật răng nanh cuả sói hoang dã, sẽ cấu xé chia phần với cuộc Hội Đồ Sư rồi cũng sẽ phải đến, bạo phát bạo tàn là một qui luật tất yếu, phải xảy ra từ xưa đến nay hầu như không thể sai chạy một hào một ly nào cả. Cho dù là một mẩu xương vụn thì cũng sẽ bị dọn sạch sẻ, qui luật đầu đàn cuả sói rừng sẽ không bỏ sót cho dù là một nhúm lông loan máu. Kẻ tạo nhân bạo ác cướp biển đảo cuả người bằng súng đạn lưỡi lê, tất phải gặt lấy quả bạo tàn tan rã ra rừng mảnh nhỏ mà thôi. Tuần tra mượn thế đánh tiếng để tóm đoạt cuả người, chỉ cốt che đậy sự bất ổn khó tránh khỏi bên trong lục điạ không hơn không kém.

    Xin gởi đến dân Việt yêu nước trong ngoài với một niềm tin tương lai, một niềm tin Nhất Nhung Đại Định(NAM QUỐC LƯƠNG DÂN KIẾN LINH XA) sẽ phải đến cho dân tộc VIỆT NAM ta.

    Xin trân trọng.

  8. tudo says:

    Đế quốc Mỷ …dụ chú Ba tranh đua sản xuất nhửng loại super giết người..! càng chi nhiều cho vũ khí thì càng lúng sâu vào suy sụp kinh tế…! hàng sản xuất không tiêu thụ hết,công nhân thất nghiệp cao ! đời sống bấp bênh ! nhiều tai ươn khũng khiếp !!!các đập nước là : nhược điểm ! đáng sợ…không lườn được…!!!! .

  9. Trung quốc giờ tăng ngân sách gấp 2 , gấp 3 lần cho quốc phòng còn my lại cắt giảm đi. Mỹ đang đánh mất chính mình vì các nhà tư bản kếch sù Mỹ không có lòng yêu nước nên đầu tư ra nước ngoài trốn thuế, để mặc quốc gia và nhana dân mình đói kém. Tôi xin chuyển đến bạn đọc bài này để các bạn thấy. Có thể qua đó thấy rằng Mỹ đang phải tính lôi kép Ấn độ, Nhật, Hàn quốc và các nước châu Âu và Đông nam Á vào cuộc để hạ Trung quốc chăng? Dù sao bài viết của ông Nguyễn Hoàng Hà thật là sâu sắc, xin cảm ơn ông.
    Mỹ choáng với vũ khí mới của Trung Quốc

    Sân khấu của các cuộc cạnh tranh và xung đột quân sự đã mở rộng một cách nguy hiểm trong mấy thập niên gần đây. Chiến tranh trước đây được tiến hành trong phạm vi tương đối nhỏ trên đất liền hoặc trên biển. Đại chiến thế giới thứ nhất, diễn ra chủ yếu tại Tây Âu, lần đầu tiên liên quan đến máy bay chiến đấu và vùng trời.

    Đại chiến thế giới thứ hai, kết thúc năm 1945, bắt đầu tại châu Âu, rồi lan sang châu Á và trở thành cuộc chiến toàn cầu về ảnh hưởng và tác động. Ảnh hưởng sâu rộng của chiến tranh càng tăng lên trong chiến tranh lạnh với vũ khí hạt nhân. Không gian trở thành mặt trận xung đột tiềm tàng giữa các nhà nước sau khi Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên vào năm 1957, rồi cả Liên Xô và Mỹ sau đó thử nghiệm các loại vũ khí có thể phá hủy hoặc làm tê liệt các vệ tinh phục vụ thông tin liên lạc và các mục đích quan trọng khác.

    Lĩnh vực mới nhất cho hoạt động gián điệp và “giải phóng” các loại vũ khí mới là không gian mạng, chủ yếu là mạng lưới vô hình các máy tính và mạng thông tin kết nối với nhau, hình thành những sợi dây kết nối hữu hiệu giữa các nền kinh tế hiện đại với lực lượng quốc phòng của họ. Quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ cùng các đồng minh vốn bế tắc bởi những cuộc đối đầu quân sự và tranh chấp biển đảo tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, cũng đang xấu dần trong không gian mạng.

    Chính quyền Obama lập tức phản ứng sau báo cáo ngày 19/2 của Mandiant, một công ty an ninh internet, nêu ra bằng chứng rằng một đơn vị của lực lượng vũ trang Trung Quốc có trụ sở tại Thượng Hải đã chủ mưu cho hoạt động gián điệp máy tính đối với 141 công ty thuộc 20 ngành công nghiệp lớn trên khắp thế giới kể từ năm 2006, bao gồm nhiều vụ tấn công mạng vào các công ty và cơ quan chính phủ Mỹ.

    Người phát ngôn Nhà Trắng bày tỏ: “Nước Mỹ đặc biệt ngày càng quan ngại về những mối đe dọa đối với an ninh kinh tế và quốc gia bởi hoạt động xâm nhập vào các mạng thông tin và máy tính Mỹ, bao gồm cả hành vi đánh cắp thông tin thương mại”. Ông nói thêm, Mỹ “liên tục bày tỏ lo ngại ở mức độ cao nhất về hành vi trộm cắp trên không gian mạng với các quan chức cấp cao Trung Quốc, bao gồm cả trong giới quân sự, và chúng tôi sẽ tiếp tục làm như vậy”.
    Ảnh minh họa MSC.

    Lực lượng vũ trang Trung Quốc phản hồi rằng báo cáo của Mandiant thiếu cơ sở và máy tính quân sự của Trung Quốc cũng phải gánh chịu vô số các vụ tấn công từ bên ngoài, với phần rất lớn trong đó là từ Mỹ.

    Tháng 9/2010, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ khi đó, William Lynn, cho biết, Lầu Năm Góc chính thức xác định không gian mạng là một phạm vi chiến đấu mới. “Đánh giá của chúng tôi là tấn công mạng sẽ là một bộ phận quan trọng trong các cuộc xung đột tương lai”, ông nêu rõ trong một bài viết cách đây một năm. “Hơn 30 quốc gia đang thành lập các đơn vị mạng trong lực lượng quân sự của mình”.

    Ông Lynnn nói, rất thiếu thực tế nếu tin rằng tất cả các nước này sẽ chỉ giới hạn hoạt động mạng của mình trong phạm vi phòng thủ. “Vai trò trung tâm của công nghệ thông tin đối với quân đội và xã hội Mỹ gần như khẳng định chắc chắn rằng tương lai của các cuộc đối đầu sẽ nhằm vào đó”. Ông lưu ý, có nhiều vụ tấn công phá nhiễu không gian mạng của Estonia trong năm 2007 và Gruzia trong năm 2008, cả hai đều bị cho là bắt nguồn từ Nga. “Với tầm quan trọng đặc biệt, công nghệ mạng đang tồn tại có khả năng phá hủy các mạng lưới quan trọng, gây ra những thiệt hại vật chất, hay làm thay đổi hoạt động của các hệ thống thiết yếu. Trong thế kỷ 21, mỗi bit hay byte có sức đe dọa ngang với mỗi viên đạn hay quả bom…”

    Mỹ có những hiểu biết thực tế về tiềm năng của vũ khí mạng. Hồi giữa năm 2010, hàng nghìn máy li tâm, làm giàu uranium tại các nhà máy hạt nhân của Iran, bị mất kiểm soát. Các công cụ, có thể tập trung uranium thành nguyên liệu phân hạch cho vũ khí hạt nhân, bị lập trình lại một cách bí mật để chạy nhanh hơn bình thường, đẩy chúng đến điểm phá vỡ.

    Hệ thống máy tính của Iran dù vậy vẫn thể hiện một cách khó giải thích rằng các máy ly tâm vẫn đang hoạt động tốt. Sự cố này sau đó được tiết lộ là bị gây ra bởi một loại virus máy tính có tên Stuxnet. Theo nhiều nhận định đó là sản phẩm của Mỹ và Israel và là một trong những vũ khí mạng tinh vi nhất từng xuất hiện cho tới nay.

    Cuộc xâm nhập này ban đầu được cho là đã kéo lùi chương trình nghi ngờ vũ khí hạt nhân của Iran 3-5 năm. Nhưng các ước tính thiệt hại hiện nay cho thấy con số trên chỉ là từ vài tháng đến 2 năm.

    Tư lệnh mạng của Lầu Năm Góc đi vào hoạt động hoàn chỉnh từ năm 2011 – một diễn biến mà Trung Quốc cho là đã vũ trang hóa không gian mạng. Tuy nhiên, các quan chức Mỹ cho biết, tư lệnh được thành lập chỉ sau khi xuất hiện một loạt các vụ tin tặc nước ngoài tấn công vào máy tính và các mạng lưu trữ dữ liệu của quân đội và các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp và viện nghiên cứu Mỹ, phần lớn trong số đó bị nghi ngờ tiến hành từ Trung Quốc.

    Cơ quan an ninh Anh, Pháp, Đức, Canada, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia đều cảnh báo các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp và tổ chức nghiên cứu trong nước về nguy cơ đến từ Trung Quốc.

    Nhiều quan chức Mỹ thừa nhận còn nhiều yếu kém trong hệ thống phòng thủ không gian mạng của nền kinh tế và lực lượng quân sự lớn nhất thế giới này. Ngày 20/2, Nhà Trắng đã công bố một chiến lược mới nhằm tăng cường khả năng phòng thủ không gian mạng. Chiến lược này được đưa ra sau sắc lệnh do Tổng thống Barack Obama ký hồi đầu tháng này về việc thành lập các tiêu chuẩn an ninh mạng tự nguyện cho các công ty vận hành các cơ sở hạ tầng quan trọng như mạng lưới điện.

    Văn bản chiến lược của Nhà Trắng có nêu nhiều ví dụ về các vụ đánh cắp bí quyết kinh doanh mà Trung Quốc bị cáo buộc là thủ phạm để tạo điều kiệu cho quân đội và các công ty nhà nước nước này bắt kịp các đối tác phương Tây. Trong quá khứ, hoạt động đánh cắp này chủ yếu được thực hiện bằng cách tuyển mộ gián điệp. Ngày nay, điều này phần lớn được tiến hành từ xa bằng cách xâm nhập vào mạng lưới máy tính của các cơ quan chính phủ hoặc công ty mục tiêu.

    Văn bản chiến lược này nêu rõ: “Hành vi trộm cắp cắp bí quyết thương mại đe dọa các doanh nghiệp Mỹ, phá hoại an ninh quốc gia, và đặt sự an toàn của nền kinh tế Mỹ trong tình trạng nguy hiểm. Hoạt động này cũng làm giảm triển vọng xuất khẩu của Mỹ ra thế giới và gây ra nhiều nguy cơ đối với việc làm tại Mỹ”.

    Tờ Washington Post mới đây đưa tin, một báo cáo tình báo mới kết luận Mỹ đang là mục tiêu của một chiến dịch gián điệp mạng lớn và liên tục. Báo cáo viết, bản Đánh giá tình báo quốc gia (NIE) xác định, Trung Quốc là quốc gia tích cực xâm nhập vào hệ thống máy tính Mỹ nhất, mặc dù trong 5 năm qua, 3 quốc gia khác – gồm Nga, Israel và Pháp – cũng bị nêu tên là tham gia vào không ít vụ tấn công mạng để lấy thông tin tình báo kinh tế.

    Ước tính thiệt hại hằng năm của nền kinh tế Mỹ dao động từ 25 – 100 tỷ USD. James Lewis, một cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ và hiện đang là chuyên gia ang ninh mạng tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (Mỹ) cho rằng Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất sử dụng gián điệp kinh tế, nhưng là quốc tia tích cực nhất trong hoạt động này.

    Ông nói, trong các ngành quan trọng, bao gồm viễn thông, hàng không, năng lượng và quốc phòng, việc thu thập và từng bước áp dụng thiết kế và bí quyết công nghệ bên ngoài đã đạt đến điểm mà “thời gian để biến một công nghệ ăn cắp được thành sản phẩm đang giảm xuống nhanh khi khả năng hấp thụ và áp dụng công nghệ của Trung Quốc tăng lên”.

    Đến khi Trung Quốc bắt kịp phương Tây về công nghệ và an ninh kinh tế và quân sự của họ phụ thuộc tương đương vào không gian mạng, họ có thể sẽ có lợi ích chung trong việc đàm phán giảm bớt căng thẳng không gian mạng. Nhưng cho đến khi điều đó xảy ra, khả năng phòng thủ và tấn công mạng sẽ còn tiếp tục được “mài giũa” tại Nhật Bản và các nền kinh tế lớn khác.

    Trâm Anh theo JapanTimes

  10. LÃO NGOAN ĐỒNG says:

    Những nhận định dzề Ấn Độ đáng chú ý.
    Cám ơn nhiều

    LMC

    • Củ Lẫn says:

      Hãy nhớ câu: chửi cha không bằng pha tiếng! Nên dùng tiếng Việt thường ngày của mình bao giờ nghe cũng dễ chịu hơn…

Phản hồi