WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chuyện cái rắm, điện 10 pha hay Bình Dương chơi đểu Quốc Hội

Có một cô gái đến ra mắt nhà chồng tương lai. Vì lần đầu đến nhà con trai, cô chị rất ngại nên đưa theo cô em còn nâng đỡ khi khó khăn. Đến nhà trai, khi đang ngồi tiếp chuyện bố chồng, chợt cô chị vốn bị xấu bụng nên có một tiếng khe khẽ phát ra “tít”. Ông bố chồng tương lai vốn nghễnh ngãng nên ngẩng lên hỏi: “Không biết có cái tiếng gì ấy nhỉ”? Cô em nhanh nhảu: “Đấy là chị con bị đau bụng từ sớm nên đánh rắm đấy ạ”. Cô chị đỏ bừng mặt và thu xếp cô em đi về sớm hơn dự định.

Về đến nhà, cô chị mắng cô em xối xả: “Mày ngu lắm, tao đang muốn đến làm dâu nhà đó mà lại bị thế thì còn gì là nết na nữa, sao khi đó mày không nhận là của mày có phải tử tế hơn không? Tao đưa mày đi là để mày giúp tao những khi khó khăn như vậy chứ lại nói thế thì còn ra cái gì”? Cô em chưng hửng khi hiểu ra hậu quả của sự thật thà của mình. Cô bèn bỏ chạy sang nhà ông thông gia, lễ phép nói: “Thưa ông, sáng nay, cái rắm đó là của cháu chứ không phải của chị cháu đâu ạ. Chị em cháu thương nhau lắm”. Rồi te tái trở về khoe với chị “Em đã sang nói lại rồi đấy nhé”.

Sở dĩ tự nhiên nhớ câu chuyện này, vì sau khi đọc bản tin “Bình Dương nhận được hơn 44 triệu ý kiến đóng góp Dự thảo Hiến Pháp 1992”. Bản tin được đưa trang trọng trên website của Tỉnh Bình Dương, trên báo Thanh Niên và các báo nhà nước khác cũng hào hứng đưa bản tin về nội dung này.

baobinhduong

Thử làm một phép tính đơn giản:
Tin trên báo Thanh Niên
Đến tháng 9/2013 mới hết thời hạn góp ý sửa đổi Hiến Pháp, đến nay còn 6 tháng mà Bình Dương đã đóng góp tới hơn 44 triệu ý kiến, chính xác là 44.459.628 ý kiến. Dân số Bình Dương theo con số hiện nay công bố là 1.497.177 người.

Như vậy:

- Kể cả trẻ sơ sinh, kể cả người nằm chờ xuống huyệt, trung bình mỗi người dân Bình Dương đã đóng góp 29,696 ý kiến cho Sửa đổi Hiến Pháp.

- Cứ đà này, tính cả nước 89 triệu dân, sẽ có 2.642.911.888 ý kiến đóng góp (Hai tỷ, sáu trăm bốn mươi hai triệu, chín trăm mười một ngàn, tám trăn tám tám).

- Mỗi ý kiến, người có trách nhiệm phải đọc ít nhất 1 phút để hiểu và tiếp thu. Cứ cho rằng, một cán bộ làm việc lý tưởng đúng 8 giờ/ngày, 26 ngày/tháng và 12 tháng/năm, thì thời gian cho việc tiếp thu các ý kiến đó sẽ là 44.048.531,5 giờ tức là 5.506.066,4 ngày, bằng 211.771,79 tháng, bằng 17.647,65 năm. Giả sử có 1.000 cán bộ chuyên trách, thì thời gian tiếp thu số ý kiến trên sẽ là 17 năm 7 tháng.

- Riêng với Tỉnh Bình Dương với 44.459.628 ý kiến, thời gian của 1 cán bộ làm việc đủ công suất, thời gian là 296,7 năm. Nếu Tỉnh Bình Dương có 100 cán bộ chuyên môn làm việc này, thì thời gian đọc chừng đó ý kiến sẽ hết 2,97 năm, tức là gần 3 năm. Còn nếu như với cách làm việc 30% công suất như hiện nay báo chí đã nêu, thì thời gian của 100 cán bộ sẽ phải làm việc 10 năm nữa mới có thể đọc và tổng kết được con số ý kiến đóng góp Sửa đổi Hiến Pháp của Bình Dương. Tương tự như vậy, nếu có 1.000 cán bộ chuyên trách của Ủy Ban Pháp luật Quốc hội làm việc, sẽ cần đến gần 60 năm để tiếp thu và tổng kết số ý kiến đóng góp Dự thảo.

Vậy mà Dự Thảo mới ban hành được 3 tháng, Bình Dương đã làm đủ các việc từ in ấn, phát bản góp ý, thu lại tổng hợp phân tích cụ thể và báo cáo đầy đủ, hơn 44 triệu ý kiến đóng góp, thậm chí còn nêu rõ có 638 ý kiến không tán thành (!). Quả là tài cô Tấm ngày xưa có Bụt hiện lên cũng phải chào thua Tỉnh Bình Dương. Bởi để có kết quả đó, theo cách tính trên, hai tháng qua Bình Dương đã phải huy động 5.937 cán bộ làm mỗi việc đọc và tiếp thu ý kiến nhân dân về Sửa đổi Hiến Pháp.

Như đã phân tích ở trên, con số đó là chuyện hoang tưởng. Vậy thì Bình Dương và báo chí nhà nước nghĩ gì khi đưa tin này?

Dự đoán: Có thể có những tình huống như sau:

- Bình Dương và báo chí đưa ra con số khống và tưởng rằng đồng bào cả nước ai cũng ngu, chưa học hết lớp 4 để cộng trừ, nhân chia tìm sự thực trong đó. Vì vậy cứ đưa đại ngôn một con số cho “các thế lực thù địch và phản động” choáng vì nhân dân ta ai cũng chăm chú và đồng ý bản Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp, vẫn tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, đã đưa ra là chỉ có… tuyệt đối. Nhưng, giấu được cái đầu lại hở cái đuôi con cáo nên chẳng lừa bịp được ai.

- Cũng có thể, Bình Dương không dại dột đến mức coi dân không biết gì để nêu con số như vậy. Nhưng đây là thái độ để trả lời cho những việc chẳng đâu vào đâu, chỉ tốn tiền dân mà không để làm gì. Nói cách khác, là trò đểu, trò dân chủ giả hiệu. Nên đã đểu thì cho đểu luôn cho nó… rõ.

- Cũng có thể có con số đó là thật, nghĩa là cứ mỗi người dân bình quân, có 30 ý kiến đóng góp. Thì đây là đòn chơi đểu của Bình Dương đối với UB Pháp luật của Quốc Hội. Người ta nhớ đến câu chuyện Hãng Sam Sung sau khi bị thua kiện Apple vì vi phạm bản quyền, đã chơi đểu bằng cách trả 1 tỷ đola bằng 30 xe tải tiền xu. Khi đã không thích mà bắt phải làm, thì cho một đống, tha hồ ngồi mà đếm.

Lời bàn:

Với cách làm như vậy, tự Tỉnh Bình Dương, Báo chí đã vạch rõ cho thấy sự đáng tin của cách lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Sửa đổi Hiến Pháp, của những con số, của cơ quan công quyền và báo chí nhà nước đến đâu. Liệu có đủ 10%?

Ngoài ra, con số này cũng đã cho thấy sự nghiêm túc, nghiêm chỉnh của các cơ quan thực hiện chủ trương, chính sách của Quốc Hội, của Đảng đến đâu.

Chợt nhớ câu chuyện: Một cán bộ lãnh đạo trong buổi lễ khánh thành trạm điện 3 pha về địa phương đã hùng hồn phát biểu như sau:

- Thưa bà con, hôm nay chúng ta nhờ ơn Đảng, ơn Chính phủ nên đã có ánh sáng của Đảng về đây. Hôm nay, chúng ta đã đưa được điện 3 pha về địa phương, tôi khẳng định rằng: Trong tương lai gần, nếu chúng ta tiếp tục đi theo con đường Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn, chúng ta sẽ đưa điện 4 pha, 5 pha, 6 pha, thậm chí 10 pha về đây, tha hồ sử dụng.

Vâng, câu chuyện hơn 44 triệu ý kiến của Bình Dương hôm nay, cũng là câu chuyện điện 10 pha về bản.

Hà Nội, ngày7/4/2013

Blog J.B Nguyễn Hữu Vinh

11 Phản hồi cho “Chuyện cái rắm, điện 10 pha hay Bình Dương chơi đểu Quốc Hội”

  1. vu trung says:

    Người ta nơi VN của đcs ca’i gì cũng la’o, chỉ cơ la’o là thật.

  2. Nguyen Trong Dan says:

    “ĐỪNG NGHE NHỮNG GÌ CỘNG SẢN NÓI MÀ HÃY NHÌN NHỮNG GÌ CỘNG SẢN LÀM”…là vậy !

  3. Builan says:

    Noi guơng BÌNH DƯƠNG như noi gương “Đạo đức Bác Hô”
    Báo đài các tinh và thành phố khác nên TĂNG THÊM 5 hay 10% nữa cho nó QUÀNH TRÁNG !
    Lỡ LÁO rồi cho láo luôn !!! Đúng là LÁO NHƯ VEM !

  4. doky62 says:

    dang cs vn mi dan tai that

  5. do ky says:

    tat ca thong tin o bao tri va dai truyen hinh deu la gia doi het day ba con a

  6. Trúc Bạch says:

    Nhân câu chuyện Điện 5 pha, 10 pha, 20pha….(trong tương lai, khi có nhà máy điện hột nhân, ta sẽ có điện 100pha, 200 pha dễ như “chở bàn tay”)

    - Xin mời các đồng chí, các kụ, các ông các bà, các cô các bác, các anh chị em, các cháu các chắt….nghe một vị cán bộ lãnh đạo địa phương, đại diện hai họ đọc diễn văn trong ngày cưới của ‘hai chẻ”, đúng theo “phong cách” XHCN, mà chỉ có ở VN .

    Xem Tại Đây

    • Builan says:

      Cảm ơn TRÚC BẠCH đưa link
      Nín cười són đái CHÍ MINH dẫn đường
      Cảnh đời nghe thấy mà thương
      “Đĩnh cao trí tuệ” soi gương bác HÙ !!!

    • says:

      Cám ơn Trúc Bạch, tôi chỉ nghe/xem được 58 giây thì ngưng, không thể, không dám xem tiếp vì e… không đứt gân máu thì cũng đến đứt ruột. Cười một lúc thì nỗi ốc nhột nhạt toàn thân, Thiệt là vô đối !!!

  7. vo hung thanh says:

    MỘT THÓI QUEN HAY CHỦ ĐÍCH KHÔNG BAO GIỜ CÓ THỂ THAY ĐỔI ĐƯỢC

    Qua bài báo cho thấy tổng số dân tỉnh Bình Dương hiện tại chỉ xấp xỉ có 1 triệu 5 người, lại còn tới 6 tháng nữa mới hết thời hạn đóng góp ý kiến sửa đổi hiến pháp, thế mà số ý kiến đóng góp cho tới nay đã lên đến 44 triệu ý kiến, thử hỏi ai sẽ là người đứng ra tổng kết được chính xác và hiệu quả của khối ý kiến này.
    Điều đó cho thấy cách làm của Bình Dương nói riêng và cả nước nói chung hiện nay về sửa đổi hiến pháp thực chất chỉ đầy tính hình thức, không thiết thực, không hiệu quả, tất nhiên là không kết quả, hoặc nói khác, nó chỉ vẫn theo vết mòn đã có từ xưa nay của cách làm việc chuộng hình thức, mang tính trình diễn, kém tính thực chất và thậm chí chỉ nhằm lấy điểm, báo cáo cho mỗi địa phương. Có nghĩa chủ nghĩa hình thức và chủ nghĩa tập thể mang tính trình diễn chỉ vẫn đi đôi với nhau là vậy.
    Tại sao người ta không nghĩ ra cách lấy ý kiên sửa đổi hiến pháp bằng cách lấy ý kiến của thống kê theo cách các câu hỏi và trả lời được đánh chéo theo kiểu khoa học và được kiểm soát hay tổng kết qua máy điện toán có phải hay hơn không ?
    Có nghĩa sửa đổi hay không sửa đổi hiến pháp, sửa theo ý nghĩa nào, những nội dung hay hướng nào quyết định nhất, muốn muốn vẫn có thể đề ra một số vấn đề hay câu hỏi thiết yếu hoặc cốt lõi nào đó, và việc lấy ý kiến chung của toàn dân cũng chẳng lấy gì khó.
    Nên nói chung lại, điều làm và cách làm hiện nay của những người có quyền hạn hay Ban phụ trách vấn đề sửa đổi hiến pháp rõ rệt là không mấy quyết tâm và không mấy thực chất. Nói như thế để thấy mọi cái gì không thiết thực, không hiệu quả đều thể hiện một ý muốn không thật sự khach quan, chính đáng hay cũng không nhằm mang lại những hiệu lực thiết thực, quyết định nào là cái chắc.
    Chính cách làm việc theo lối mòn đó vẫn chứng tỏ mọi sự trì trệ trong guồng máy chính quyền hay hành chánh về những điều gì liên quan tới nhân dân, đất nước, hay chủ nghĩa hình thức hoặc chủ nghĩa trình diễn cơ hồ đã cái nếp cơ hữu, bất di dịch, không bao giờ có thể sửa chữa hay thay đổi được. Đó là cái bệnh vì quyền lợi riêng của mỗi cá nhân hay vì quyền lợi chung của cả xã hội và đất nước thì mọi người đều có thể nhận thức hoặc đánh giá ra được.

    Võ Hưng Thanh
    (08/4/13)

  8. Cung Quảng says:

    Anh Vinh ơi, sao anh lại “vu khống” nhà nước vĩ đại của anh, không phải nhà nước của tôi, như vậy? Họ viết “Bình Dương nhận được hơn 44 triệu ý kiến đóng góp Dự thảo Hiến Pháp 1992” chứ họ có viết “Bình Dương nhận được hơn 44 triệu ý kiến KHÁC NHAU đóng góp Dự thảo Hiến Pháp 1992″ đâu? Họ còn viết rõ: “Trong đó tổng số ý kiến tán thành là 40.084.170, tổng số ý kiến không tán thành là 657 ý kiến, tổng số ý kiến góp ý sửa đổi là 2.638, tổng số ý kiến góp ý 1.115.”

    Như vậy mình có thể suy ra là chỉ có 4 ý kiến KHÁC NHAU: tán thành, không tán thành, góp ý sửa đổi, và góp ý. Theo như video của anh về đóng góp Dự thảo Hiến Pháp thì suy diễn này là hợp lý nhất. Đồng thời với tuyệt đại đa số đã tán thành thì ai hơi đâu mà đọc những ý kiến khác nữa.

    Anh đã thấy anh đang được sống “hạnh phúc tột đỉnh” trong “thiên đường XHCN” chưa? Anh nên góp ý thêm vào hiến pháp là những ai nắm giữ chức vụ gì trong đảng và nhà nuớc phải có họ hàng trực hệ hai đời, ông bà nội ngoại hay cha mẹ, đã hoặc đang nắm chức vụ đó. Ví dụ uỷ viên trung ương đảng phải có ông bà nội ngoại hay cha mẹ đã hoặc đang là viên trung ương đảng. Chúng ta phải làm thế để duy trì và phát huy “đỉnh cao trí tuệ loài người” của những nhà “lãnh đạo” đất nước và làm cho cuộc sống “hạnh phúc tột đỉnh” trong “thiên đường XHCN” của nhân dân lao động ngày càng tốt đẹp hơn và cuộc sống “xa hoa đồi trụy” của bọn chủ tư bản bóc lột ngày càng tối tăm hơn.

  9. Choi Song Djong says:

    Đã gọi là đóng góp sửa HIẾP PHÁP mà lại,các báo đang đồng lòng với nhau đó thôi.

Leave a Reply to vu trung