WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Trong trái tim kiều bào luôn có Bác

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, dẫn đầu đoàn kiều bào thăm Hang Cốc Bó. Ảnh: Phương Linh

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, dẫn đầu đoàn kiều bào thăm Hang Cốc Bó. Ảnh: Phương Linh

Với mỗi kiều bào ở xa Tổ quốc, ngoài tấm lòng luôn hướng về quê cha đất Tổ, trong trái tim họ luôn in đậm hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vì vậy, khi đến thăm Khu di tích Pác Bó (xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng), nơi ở và làm việc của Bác Hồ trong kháng chiến chiều 10-4, nhiều kiều bào đã không nén được xúc động trước cuộc sống dung dị của Người.

Cách đây 72 năm, ngày 28-1-1941, sau 30 năm ra đi tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở về Tổ quốc. Người đã chọn Pác Bó làm nơi ở và trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng ViệtNam. Chính nơi đây, Người đã đưa ra những chủ trương, quyết định sáng suốt cho cách mạng Việt Nam. Từ mùa Xuân năm 1941, mảnh đất Pác Bó đã trở thành một trong những “điểm sáng” trong phong trào cách mạng Việt Nam với những địa danh nổi tiếng như: Hang Cốc Bó, lán Khuổi Nậm, suối Lê-nin, núi Các Mác… Pác Bó-Cao Bằng là nơi thể hiện đầy đủ nhất về tư tưởng, đạo đức và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những hoạt động cách mạng ở trong nước, là nơi thể hiện đầy đủ nhất sự lãnh đạo thiên tài của Người trong việc vận dụng chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam.

Được tận mắt thăm nơi ở và làm việc của Bác Hồ ở Pác Bó, nhiều kiều bào không nén nổi xúc động và bày tỏ sự ngưỡng mộ trước phong cách sống giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhiều người tự đặt câu hỏi: “Tại sao trong điều kiện sống khắc nghiệt như vậy mà Bác vẫn lạc quan, vẫn dành trọn trí lực của mình để tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc?”.

Là một trong hai kiều bào tiêu biểu ở Thái Lan được Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài mời về nước tham dự Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2013, ông Đặng Văn Dũng, kiều bào ở Thái Lan, cho biết kể từ khi được nhập quốc tịch, ông đã về Việt Nam nhiều lần nhưng chưa lần nào có dịp tới thăm Khu di tích Pác Bó. Thật may mắn hôm nay ông đã có mặt tại mảnh đất Cao Bằng lịch sử này.

Ông Dũng cho biết, ông sinh ra và lớn lên ở Thái Lan. Từ ngày còn bé, ông vẫn thường được ông bà, cha mẹ và bà con lối xóm kể những mẩu chuyện nhỏ về phong cách giản dị, hòa đồng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm Người hoạt động cách mạng ở Thái Lan. “Những câu chuyện Bác đi làm ruộng, Bác làm thợ mộc, Bác trồng cây… vẫn được bà con kiều bào thường xuyên kể lại với nhau trong các cuộc gặp mặt, đến nỗi trẻ con chúng tôi ngày đó đứa nào cũng thuộc lòng nội dung câu chuyện”, ông Dũng bồi hồi nhớ lại.

Khác với tất cả các nhà lãnh đạo, nguyên thủ quốc gia trên thế giới, Bác Hồ sống rất thanh đạm, giản dị. Trong hang Pác Bó, ngoài chiếc giường gỗ mộc mạc, không có vật dụng giá trị nào khác. Ông Nguyễn Bá Ngọc Dinh, kiều bào tại Séc tỏ ra thích thú khi được ngắm bộ bàn ghế đá, được đặt bên cạnh bờ suối Lê-nin, là nơi Bác thường ngồi làm việc. “Bộ bàn ghế đá được tạo ra bởi bộ óc rất am hiểu nghệ thuật, từ kích thước, hình dáng đến vị trí đặt bàn đều rất hài hòa. Đó là một tác phẩm nghệ thuật vĩ đại của một con người vĩ đại”, ông Dinh giải thích.

Là phóng viên, biên tập viên tạp chí Xa xứ và quản lý trang web secviet.cz, chuyên dành cho bà con kiều bào ở Séc, ông Dinh cho hay, toàn bộ thông tin, hình ảnh về chuyến thăm Cao Bằng, trong đó có thác Bản Giốc, Khu di tích Pác Bó sẽ sớm được cập nhật để bà con kiều bào ở Séc nắm được tình hình trong nước.

Nguyễn Bá Ngọc Dinh trong Đại hội IV. Hội người Việt tại CH Séc, 15/11/2012. Ảnh Vietinfo

Nguyễn Bá Ngọc Dinh trong Đại hội IV. Hội người Việt tại CH Séc, 15/11/2012. Ảnh Vietinfo

Còn Võ Xuân Hoài, Ủy viên Ban chấp hành Hội người Việt Nam tại Pháp, Tổng thư ký Hội Sinh viên tại Pháp và là Phó chủ tịch Hội Cựu du học sinh tại Pháp, rất tự hào vì mình là người con của vùng đất Nam Đàn (Nghệ An), quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Hoài cho biết, ở Pháp có rất nhiều địa danh nổi tiếng gắn với cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ trong những năm Người hoạt động ở đây như di tích “Bếp lửa hồng” hay Tượng đài Bác Hồ. “Thế nhưng, Pác Bó vẫn mang lại cho em những cảm xúc mới lạ. Thật không ngờ, tuy sống trong điều kiện hết sức khó khăn, nhưng Bác vẫn lạc quan, vẫn tin tưởng cuộc cách mạng thành công. Điều đó thôi thúc thế hệ trẻ chúng em phải nỗ lực hơn nữa để góp phần xây dựng đất nước Việt Nam phát triển, giàu mạnh như nhiều nước khác trên thế giới”, Hoài chia sẻ.

Tâm sự của Võ Xuân Hoài có lẽ cũng là suy nghĩ chung của gần 70 kiều bào, đại diện cho hơn 4,5 triệu kiều bào ở trên khắp thế giới, về nước tham dự Giỗ Tổ Hùng Vương lần này. Ai cũng bày tỏ mong muốn được đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình để xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh như tâm nguyện của Bác Hồ trước lúc đi xa.

Kim Oanh (Quân Đội Nhân Dân)

54 Phản hồi cho “Trong trái tim kiều bào luôn có Bác”

  1. Nguyễn Tấn Trung says:

    Tôi khen ông Nguyễn Ngọc Sơn thật quá hay ở thời điểm năm 2013 nầy mà Ông vẫn tìm ra và tập hợp được đám người đỉ mồm Hải ngoại về thăm hang Pác Bó suối Lenin để tưởng nhớ đến công ơn Bác,
    Có điều tôi hơi thắc mắc là khi nhóm người đĩ miệng nầy gặp nhau có nhắc đến chuyện cái thiên tài quỷ khóc than sâu của Bác Hồ như: Sau khi Bác kích động nhóm nông dân Vô sản để cướp của giết người cho Bác xong thì Bác Sụp sùi khóc xót thương cho đám dân oan bị cướp của bị giết người làm nước mắt Bác rơi lả tả khiến Bác chậm rãi ( Chậm rãi để phóng viên cht.p hình, quay phim có đủ thì hiờ ghi hình Bác khóc thương chi những người xấu số bị giết đúng như ý Bác muốn ) rút cái khăn tay ra lau khô nước mắc thật thảm thiết hay cái chuyện Bác vừa chơi cô Nông thị Xuân con cu Bác còn ướt mà Bác thật tài tình duễn xuất rất tự nhiên thân mật, chân thành khuyên các chú Bộ đội: ” Các chú bắt chước tôi cái gì cũng được nhưng đừng không có vợ như tôi ” v.v. Bác Hồ tài thật không có lãnh tự trên thế giới nào làm được .

  2. Người Buôn Mộng says:

    Kim Oanh lộng ngôn không khi viết:
    1. “70 kiều bào, đại diện cho hơn 4,5 triệu kiều bào ở trên khắp thế giới”: ai uỷ nhiệm cho 70 người này làm đại diện?
    2. Ai là kiều bào? Hãy đọc bài theo sau.

    * * *

    Ai là Việt kiều?

    Trên truyền thông Việt ngữ, càng ngày hai chữ “Việt kiều” càng thấy xuất hiện nhiều hơn. Chúng ta nên hiểu và sử dụng danh xưng này như thế nào để được chỉnh về chính trị (politically correct)?

    “Kiều” có nghĩa là ở hải ngoại, được dùng làm tĩnh tự cho các danh tự, như: “Kiều dân” là người dân sống ở bên ngoài ranh giới quốc gia mà người ấy được sinh ra (native land); “Kiều hối” là tiền bạc ở ngoại quốc; “Kiều vận” là vận động dân mình ở ngoại quốc.

    Chữ “kiều” đã được dùng trong các chữ “Pháp kiều”, “Hoa kiều”, “Mỹ kiều”, và “Việt kiều yêu nước”. Dười thời Đệ Nhất Cộng Hoà, người Hoa sinh sống ở nam Việt Nam được chính thức gọi là Hoa kiều. Suốt trong cuộc chiến Bắc-Nam Việt Nam (1954-1975), nhà cầm quyền Hà Nội gọi các thành phần người Việt ở hải ngoại có những sinh hoạt phản chiến, hỗ trợ, hay có lợi cho cộng sản Việt Nam là “Việt kiều yêu nước”.

    Tương tự, người Thái sinh sống ở ngoài Thái Lan là Thái kiều, và người Phi không ở nước Phi là Phi kiều. Trong hoàn cảnh chính trị quốc gia bình thường, liên hệ giữa chính phủ một nước với kiều dân của họ tốt đẹp, và không có vấn đề gì làm hai bên phải bận tâm: Khi những viên chức của chính phủ một quốc gia xuất ngoại công cán ở nơi xa có kiều dân của họ sinh sống, các viên chức cao cấp thuờng được kiều dân tiếp đón tưng bừng như các hình ảnh thấy trên các bản tin thời sự. Ngược lại, khi các kiều dân có dịp về thăm nơi “chôn rau, cắt rốn” của mình, họ thường được đối xử bình thường – có khi còn được biệt đãi – bởi các viên chức chính phủ, nhất là ở các cơ quan liên hệ đến hải quan, du lịch, hay thông hành.

    Chữ “kiều” sẽ trở nên khúc mắc hơn khi một quốc gia bị các biến cố chính trị đưa đến các cuộc di dân có khi là ngoài ý muốn tự nguyện của một số các công dân ra khỏi biên giới quốc gia, hay khi quốc gia bị chia thành các chế độ chính trị đối nghịch. Thí dụ: Hiện có hai nước Hàn quốc: Bắc Hàn, và Nam Hàn, cùng là hội viên của Liên Hiệp Quốc. Như vậy, nếu xét đến liên hệ giữa các Hàn kiều, và hai chính phủ đối nghịch chính trị, cũng như khác biệt về luật lệ quốc tịch, và di dân của Nam và Bắc Hàn, cần phải phân biệt có hai loại Hàn kiều: Nam Hàn kiều, và Bắc Hàn kiều.

    Cũng tương tự như Hàn kiều, trường hợp các Hoa kiều của Trung Cộng, và Đài Loan cũng cần phải được phân biệt cho rõ ràng, để có thể tránh được những hiểu nhầm vô tình, hay “vơ đũa cả nắm”, có thể đưa đến những hậu quả chết người: Một Nam Hàn kiều trên đất Mỹ vi phạm những điều kiện của luật lệ di trú nếu bị trục xuất về Bắc Hàn thì khác gì như bị án tử hình?

    So với các quốc gia trên thế giới, Việt Nam là một trường hợp khúc mắc liên hệ đến hai chữ “Việt kiều”. Lý do là vì Việt Nam là quốc gia độc nhất trên thế giới có tỉ lệ dân Việt ở hải ngoại tương đối cao (khoảng 3 triệu, so với 84 triệu trong nước), mà hầu hết thành phần này lại là nạn nhân của chính phủ đang cầm quyền ở Việt Nam, hậu quả của biến cố 1975. Vốn là tị nạn chính trị chế độ cộng sản, người Việt ở hải ngoại luôn luôn tìm mọi cách để biểu lộ cho người dân trong nước, dân bản xứ, cũng như cộng đồng thế giới biết họ không chấp nhận những ngưới cầm quyền ở Hà Nội là đại diện chính thức, và hợp pháp cho quốc gia Việt Nam. Các viên chức của Hà Nội khi đi công cán ở hải ngoại thường bị các kiều dân “dàn chào”, biểu tình phản đối, làm cho bĩ mặt trước truyền thông quốc tế. Ngược lại, khi về thăm Việt Nam, người Việt ở hải ngoại thường bị các viên chức có thẩm quyền ở hải quan, liên hệ đến thông hành, và du lịch cố ý ấn định giá vé, lệ phí cao hơn gấp hai, gấp ba so với cho người trong nước, làm khó khăn để bòn tiền trà nước, để ý bằng con mắt nghi ngờ, cùng các biện pháp kỳ thị khác.

    Trong thời chiến, trước khi chiếm được miền Nam, cộng sản Hà Nội đã dùng một số “Việt kiều yêu nước” để tuyên truyền cho chiêu bài “Chống Mỹ, cứu nước” của họ. Thật ra, “Việt kiều yêu nước” chỉ là “người Việt thân cộng ở hải ngoại”.

    Ngày nay, Hà Nội lại muốn tiếp tục “mập mờ đánh lận con đen” muốn lợi dụng nguồn tài nguyên (như ngoại tệ, và kiến thức kỹ thuật) càng ngày càng gia tăng của người Việt ở hải ngoại để duy trì chế độ. Họ dùng chữ “Việt kiều” để gọi chung tất cả 3 triệu người Việt ở hải ngoại, với tà ý “xập xí, xập ngầu” với đồng bào ở trong nước, cũng như cộng đồng thế giới rằng 3 triệu người Việt ở hải ngoại vẫn là “Khúc ruột ở xa ngàn dặm”, ám chỉ họ được sự công nhận, và hỗ trợ của 3 triệu “Việt kiều”. Những ai còn nghi ngờ ý đồ của Hà Nội xin hãy tìm đọc kỹ nội dung bộ luật hiện hành về quốc tịch của Hà Nội để thấy rằng: Cộng sản Hà Nội không nhượng bộ một ly nào đối với người Việt trong cũng như ngoài nước. Bộ luật quốc tịch Việt Nam cộng sản vẫn khăng khăng qui định: Người Việt nào chưa được giấy phép của Chủ tịch Nước từ bỏ quốc tịch Việt Nam vẫn là công dân Việt Nam, dù đã vào quốc tịch bất cứ nước nào. Hà Nội không chấp nhận song tịch, mà xác quyết người Việt có quốc tịch nước ngoài vẫn là người còn quốc tịch Việt Nam, nên vẫn bị luật lệ Việt Nam chi phối. Hà Nội còn triệt để hơn nữa khi áp dụng luật này cho các con cháu thế hệ thứ hai sanh tại ngoại quốc của người Việt ở hải ngoại: Những thiếu niên Việt sanh tại Mỹ, Pháp, Úc, v.v., con cái của cha mẹ có quốc tịch của các nước ấy, vẫn bị nhận vơ là “con dân” của cộng sản Hà Nội! Trên thế giới thử hỏi có chính phủ nào vừa vô lý, vừa trâng tráo, và nham hiểm như vậy không?

    Trong khi đó, mỗi khi người Việt ở hải ngoại có vấn đề với các cơ quan thẩm quyền sở tại – thí dụ như về giấy tờ cư trú, di dân, hay mỗi khi bị dân bản xứ kỳ thị ở các quốc gia Đông Âu – các viên chức ở sứ quán của Hà Nội lại hoặc bất lực, hoặc cố ý quay mặt làm lơ, không hành xử nhiệm vụ thuộc phạm vi công vụ của mình.

    Để tránh sự lợi dụng của nhà cầm quyền Hà Nội, cũng như những thành phần thân cộng ở hải ngoại, chúng ta, nhất là những người Việt đã có quốc tịch của nước sở tại (như Pháp, Đức, Anh, Úc, Mỹ), nên minh xác rõ ràng rằng chúng ta là “người Pháp (hay Đức, hoặc Anh, hay Úc, hoặc Mỹ) gốc Việt, cựu tị nạn cộng sản (nếu thích hợp)”, chứ không phải là Việt kiều gì hết! Con em của chúng ta được sinh ra ở hải ngoại là “người Pháp (hay Đức, hoặc Anh, hay Úc, hoặc Mỹ) gốc Việt”, tự động có quốc tịch, và là công dân của nước mà chúng đã được sanh ra. Không kể một thiểu số thân cộng, hầu hết người Việt ở hải ngoại không những không là “Việt kiều”, mà còn công khai cương quyết chống lại các kế hoạch kiều vận của bạo quyền Hà Nội, đồng thời tiếp tay hỗ trợ cho các chiến sĩ tranh đấu cho tự do, nhân quyền, và dân chủ ở trong nước.

    Cũng đừng quên rằng, vì có quốc tịch của nước mà chúng ta sinh sống, đổi lại những quyền lợi đáng kể mà tất cả các công dân của nước đó đều được hưởng hàng ngày, chúng ta có bổn phận thực thi những nghĩa vụ công dân như đóng thuế, đi bầu, tôn trọng hiến pháp cũng như luật lệ, và phục vụ quyền lợi dân tộc và quốc gia sở tại.

    Tóm lại, vô tình chấp nhận không đúng nghiã những từ ngữ Hà Nội láu cá sử dụng – như hai chữ “Việt kiều” – chẳng khác gì như để mình rơi vào bẫy xập tuyên truyền của bạo quyền gian manh.

    Nguyên Giao

  3. Choi Song Djong says:

    Trong Trái Tim Kiều Bào Bịnh Tâm Thần Luôn Có Bác.

  4. Việt Kiều says:

    Hồ Chí Minh ngoài tội diệt chủng còn thêm tội bán nước. So với Lê Chiêu Thống, tội còn gấp ngàn lần. Những Việt Kiều này co mê muôị đến bao giờ?. Phải gì đừng có tên bán nước,diệt chủng nầy, thì dân tộc VN có lẽ khá hơn nhiều!

  5. Khang Bui says:

    Không biết báo Nhân Dân vẫn còn tồn tại… Xin chúc mừng !!

  6. NgườiFlorida says:

    Mấy vị này nên về Việt Nam sống, có lẽ đẹp và gần “bác” hơn!

  7. Hùng says:

    Sai lầm của Hội người Việt Nam tại Séc hay của ĐSQ ?

    Tôi quá thất vọng việc các vị cử ông DINH (Nguyễn Bá Ngọc Dinh) làm đại diện cho cộng đồng người Việt tại Séc về quê Cha Đất Tổ dự một số sự kiện trọng đại của lãnh đạo Việt Nam với kiều bào trên tòan thế giới.

    Việc cử ông DINH về đã làm nhục thêm cho cộng đồng người Việt tại Séc.

    Bản thân ông DINH là con người hiền lành, tôi không có ý kiến về cá nhân ông ta, nhưng ông ta không thể đại diện cho cộng đồng người Việt tại Séc đựợc!!!

    - Hiện ông ta đang bị cảnh sát Séc truy tố (đã từng bị tạm giam hơn 6 tháng và vừa mới ra không lâu). Trước đây hơn 10 năm ông cũng đã từng thụ án tại Séc vài năm.

    Sông có khúc, người có lúc. Tuy nhiên để đại diện cho cả cộng đồng thì cần chọn người có lai lịch “khá” một chút.

    Việc cử ông Dinh đại diện cho cộng đồng Việt tại Séc đã làm mọi người nghĩ rằng, ông DINH là tiêu biểu nhất cho cộng đồng tại đây. Số còn lại có lẽ đang bị vứớng mắc vào MA TÚY và CẦN SA hết sao???

    Hùng

  8. Tân Mão says:

    Trời, không phải thế chứ?
    Mấy cái tờ báo cộng đồng người Việt tại CH Séc chả qua đọc tin vắn ở địa phương là chính, chứ chưa bao giờ tôi đọc tin trong nước.
    Vì 1 điều thực: mẹ nó, dối trá như chó ấy, toàn luận điệu mị dân.
    Có điều, tờ Xa Xứ còn hay nói đến các đề tài nóng… Các Blogers bị giam giữ ở VN. Chứ các tờ khác im như hến. Mà sao hôm nay lại lôi tờ Xa Xứ vô nhỉ?

  9. vinh tien says:

    “Tâm sự của Võ Xuân Hoài có lẽ cũng là suy nghĩ chung của gần 70 kiều bào, đại diện cho hơn 4,5 triệu kiều bào ở trên khắp thế giới, về nước tham dự Giỗ Tổ Hùng Vương lần này.”.

    70 kiều bào này đại diện cho hơn 4,5 triệu kiều bào trên khắp thế giới ? nói phét vừa vừa thôi , con số nhỏ bé 70 vẹm này lấy tư cách gì để đại diện cho cả triệu người ? cứ mang cờ đỏ sao vàng sang Hoa kỳ , úc , âu châu … thì sẽ biết , ăn trứng thối ,cà chua thối mệt nghĩ …

  10. anh hai says:

    Ngọc Dinh sao lại cúi đầu như chó con thế nầy?
    Anh Hai

Leave a Reply to Choi Song Djong