WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Giỗ tổ Hùng Vương: Hệ ý thức đầu tiên của quốc gia dân tộc

Giỗ tổ Hùng Vương tại đền Hùng, Phú Thọ - Ảnh: Ngọc Thắng

Giỗ tổ Hùng Vương tại đền Hùng, Phú Thọ – Ảnh: Ngọc Thắng

Nhờ đôi cánh của huyền thoại, truyền thuyết, hệ ý thức đầu tiên của quốc gia dân tộc Việt Nam xuất hiện từ thời Hùng Vương đã thấm tới mọi con dân Việt.

Các nhà nghiên cứu Việt Nam đều cho rằng thời đại các vua Hùng và kế tiếp là An Dương Vương (khoảng giữa thiên niên kỷ thứ 2 đến thiên niên kỷ thứ 1 trước CN), mà cái nền vật chất của nó là văn minh Đông Sơn, là thời kỳ hình thành tộc người Việt cổ, những nền tảng của văn hóa truyền thống và hình thành quốc gia dân tộc đầu tiên: Văn Lang – Âu Lạc.

Mỗi cộng đồng người từ xã hội nguyên thủy bước vào xã hội văn minh đều có xu hướng tập hợp, thống nhất lại từ các bộ lạc nhỏ bé và biệt lập. Mười lăm bộ thời Văn Lang đã thống nhất dưới quyền của Lạc tướng bộ Vũ Minh là Hùng Vương, người chỉ huy quân sự và chủ trì các nghi lễ tôn giáo. Truyền thuyết về sự tích 99 ngọn núi Hồng là hình tượng 99 con voi quy về chầu Vua Tổ Hùng Vương, còn con voi duy nhất không chịu quy thuận đã bị tội chém đầu. Xu hướng thống nhất ấy là một đòi hỏi của lịch sử, được thực hiện thông qua các hành động liên kết mang tính tôn giáo và cũng không loại trừ các hành động chiến tranh. Đó là thời đại anh hùng, thời đại dân chủ – quân sự, thời đại của những thủ lĩnh quân sự, mà về nhiều phương diện nó được phản ánh trong các sử thi anh hùng ca cổ của nước ta.

Cộng đồng người trong quá trình từ tiền sử bước vào lịch sử ấy có đòi hỏi nhận thức thế giới tự nhiên, xã hội và bản thân. Từ đó, họ bước đầu xây dựng cho mình những biểu tượng, hệ giá trị. Càng ngày cùng với sự phát triển của xã hội phong kiến, giai cấp thống trị có ý thức trong việc phát triển và củng cố những biểu tượng, hệ giá trị ấy thành hệ ý thức xã hội. Tuy về mặt này hay mặt khác nó còn quyện chặt với những yếu tố hoang đường, tín ngưỡng, nhưng không nghi ngờ gì nữa, nó là bức tranh phản ánh hiện thực buổi đầu lịch sử của đất nước và dân tộc.

Vậy hệ ý thức quốc gia dân tộc sớm nhất của Việt Nam bao gồm những gì?

 

Ý thức sớm nhất và bao trùm đó là ý thức về cội nguồn giống nòi của người Việt Nam. Huyền thoại bố Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ sinh một bọc trứng, nở thành 100 người con, 50 con theo cha xuống biển, 50 con theo mẹ lên núi. Các vua Hùng sau đó thống nhất con cháu trở thành vị vua thủy tổ của đất nước, dân tộc, được tôn xưng là Quốc tổ. Người Việt Nam, dù già hay trẻ, trai hay gái đều ghi nhớ trong lòng mình là con Rồng, cháu Tiên, cùng máu đỏ, da vàng, cùng sinh ra từ “một bọc” (đồng bào), cùng quê hương, đất tổ, do vậy đời nào cũng thế, lúc hòa bình cũng như khi đất nước lâm nguy do giặc ngoại xâm thì con cháu đều quần tụ, đoàn kết để tồn tại, tạo nên sức mạnh đoàn kết, mấy nghìn năm đã được thử thách, tôi luyện trở thành sức mạnh chiến thắng mọi kẻ thù.

Con người, cộng đồng cần phải có một không gian để sinh tồn, phát triển, đó là ý thức về Đất Nước – Tổ quốc trong đó hai yếu tố quan trọng tạo nên là “đất” và “nước”. Để có Đất Nước, con người phải lao động, có lúc phải đấu tranh quyết liệt với những lực lượng tự nhiên mà huyền thoại Sơn Tinh – Thủy Tinh đã mô tả “nước dâng đến đâu thì núi lại dâng cao đến đấy”, phản ánh thực tế lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc ta đã chế ngự lũ lụt của sông Hồng.

Có Đất Nước rồi thì người dân phải giữ gìn, bảo vệ Đất Nước chống lại những kẻ ngoại xâm. Ngay từ thời các vua Hùng, cha ông chúng ta đã hun đúc nên ý thức chống ngoại xâm, vun đắp tình yêu đất nước. Hiếm có một dân tộc nào ngay từ thời sơ khai của lịch sử đã sáng tạo nên huyền thoại Thánh Gióng, một cậu bé mới lên 3 tuổi mà câu nói đầu tiên chào đời là xin nhà vua cho đi đánh giặc và trở thành anh hùng cứu nước, khiến hơn 2.000 năm sau, vào thế kỷ 19, nhà thơ Cao Bá Quát đã phải thốt lên: Đánh giặc, lên ba hiềm đã muộn! hay câu nói cửa miệng dân gian: Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh! Thử hỏi một dân tộc như vậy làm sao lại có thể chịu khuất phục trước bất cứ kẻ thù nào.

Có đất nước, dân tộc rồi thì người dân chỉ còn mưu cầu có cuộc sống no ấm, tình yêu, hạnh phúc, xây dựng một xã hội hài hòa, bình đẳng. Ước mong muôn đời ấy người Việt cổ thời các vua Hùng đã ký thác vào huyền thoại Chử Đồng Tử – Tiên Dung, một thiên tình sử muôn đời.

Hệ ý thức này có giá trị vô cùng to lớn tạo nên sức mạnh của dân tộc, đất nước vượt qua mọi trở ngại, chông gai của lịch sử, xứng đáng là những minh triết của dân tộc. Mà kỳ diệu thay một hệ ý thức mang tính minh triết, chứa đựng những nội dung vô cùng rộng lớn, trọng yếu như vậy mà cha ông, tổ tiên ta lại gói gọn nó trong những huyền thoại, truyền thuyết mang đầy thi hứng, nhờ vào đôi cánh của huyền thoại, truyền thuyết, những chân lý cực kỳ bình dị đó đã bay tới, thấm tới mọi con dân Việt Nam từ xa xưa tới tận ngày nay.

© GS-TS Ngô Đức Thịnh

Nguồn: thanhnien.com.vn

 

4 Phản hồi cho “Giỗ tổ Hùng Vương: Hệ ý thức đầu tiên của quốc gia dân tộc”

  1. Dao Cong Khai says:

    Đào Công Khai không có thì giờ đọc mấy bài này, liếc nhanh ở dưới thấy trích dẫn từ báo Thanh Niên của VC.

    Đại khái thì cũng vì nguồn gốc Hùng Vương đó nên thanh niên Bắc Việt mới vượt Trường Sơn vào Nam chém giết đồng bào chúng tôi. Nếu họ không có niềm tin tổ Hùng Vương đó thì đâu đến nỗi họ dã man như vậy. Sau GP, bà con với nhau còn tham lam tranh giành của nhau, còn niềm tin nào người VN có thể giữ nổi nữa? Có những người đi cải tạo về, vợ đã theo cán bộ VC rồi.

    Cùng tổ Hùng Vương với nhau tại sao người VN lại đi cướp vợ của những kẻ đã vì tự do mà phải chiến đấu để bảo vệ chính bản thân họ? Con người có kẻ tốt người xấu, nhưng cứ mang tổ quốc, dân tộc, quê hương hay tổ Hùng Vương ra để tuyên truyền lường gạt thì Đào Công Khai chẳng nể gì mấy điều đó cả. Chẳng muốn tổ tiên với ai hết. Chỗ nào thấy có đông người VN là phải cẩn thận, chắc chắn trong đó sẽ có VC nằm vùng.

    Tui không tôn giáo, nhưng hiểu rõ người VN có 2 thứ duy tâm, là tổ quốc và tôn giáo. Riêng đạo công giáo nó có lịch sử hội nhập bằng xương máu đối với tổ quốc VN, khi khái niệm tổ quốc này còn ấu trĩ và mọi rợ dưới thời văn hoá Nho Giáo. Tui cũng sinh ra bằng 2 niềm tin đó, nhưng với gia đình nho giáo như gốc của tui thì niềm tin tôn giáo và tổ quốc hầu như tiếp giáp với nhau. Nghĩa là tui cũng tôn kính tổ tiên, tui chịu ảnh hưởng của công giáo là không thờ ai cả; người công giáo họ chỉ thờ 1 Thiên Chúa. Còn tui không thờ ai cả, mà chỉ tôn kính, tôn kính tổ tiên.

    Nho Giáo thì đòi hỏi phải thờ tổ tiên, OK cái đó là quyền của mỗi người, vấn đề đó đối với tôi không quan trọng. Cái quan trọng hơn của Nho Giáo là thờ Tổ Quốc, vấn đề này tôi thấy cần phải xét lại. Vấn đề này nó không cụ thể nên dễ bị lầm lẫn và lợi dụng, tổ quốc thường được biểu tượng bằng 1 chính quyền, chính thể cai trị. Do đó tui không chấp nhận tổ quốc luôn.

    Tui chả có tổ tiên hay tổ quốc với ai cả. Tui chuyên môn sống nô lệ cho ngoại bang, nhưng không dụng chạm tới ai và chả thèm đụng chạm tới họ. Người công giáo họ thờ Chúa chứ không thờ tổ quốc là đúng rồi. Nếu họ bỏ cả Chúa để thờ tổ quốc thì họ đâu phải công giáo nữa. Tổ quốc mà đòi hỏi người ta quá đáng thế thì ai thèm tổ quốc nữa?

  2. Võ Hưng Thanh says:

    PHẢI NÓI LẠI CHO ĐÚNG

    Cá nhân là từ xã hội mà ra, không có xã hội cũng không thể có cá nhân. Xã hội từ tự nhiên mà ra, không có thế giới tự nhiên cũng không có xã hội loài người. Cái nôi của loài người là vũ trụ tự nhiên. Cái nôi của cá nhân là xã hội con người.
    Con người cá nhân và xã hội đi lên từ lịch sử bản thân mình và lịch sử xã hội. Mọi lịch sử cá nhân làm thành lịch sử xã hội còn chính lịch sử xã hội chung làm nền tảng cùng cơ sở cho mỗi lịch sử cá nhân. Chính thế, phủ nhận cá nhân là một điều ngu, nhưng phủ nhận xã hội cũng là điều dại. Các sự cực đoan xã hội hay cá nhân đều dại dột và ngốc nghếch.
    Lịch sử nước VN từ thời Hùng Vương dựng nước luôn luôn là sự điều hòa giữa cá nhân và xã hội. Cá nhân đó là Thánh Gióng, xã hội đó là giặc Ân. Bởi cá nhân có người tốt người xấu, người thiện người ác, kẻ lành kẻ dữ, người biết yêu nước, chống giặc, người chạy theo giặc hay đầu hàng giặc. Xã hội cũng thế, có khi lực lượng xấu trong nước chi phối mọi người, đó là tình trạng giặc giã, giặc cũng có thể là nội loạn hoặc ngoại xâm.
    Đất nước nào cũng ban đầu từ các bộ lạc rời rạc mà đi lên. Các bộ lạc gần gủi nhau có thể có cùng huyết thống hay sự chan hòa huyết thống. Sự tự chủ, tự cường, sự thống nhất đoàn kết nhau vì quyền lợi gần gủi chung đó là cơ sở để các nhóm người bộ lạc cùng kết nhau thành quốc gia, xã hội. Tính khách quan và cụ thể của lịch sử luôn hoàn toàn tự nhiên và chính xác. Nhìn được sâu sắc vào bản thân con người và nhìn được bao quát vào xã hội, lịch sử, đó chính là cái nhìn có phương pháp, có ý nghĩa và giá trị khách quan, khoa học.
    Ý thức của con người là do tiềm năng tự nhiên và kết quả cuộc sống mà có. Con người phân biệt với loài vật là do tiềm năng tự nhiên. Con người đấu tranh với đồng loại, với thiên nhiên hoang dã để đi tới nền văn minh, tinh thần, đó là con đường của ý thức cá nhân cũng như xã hội. Ý thức hệ là hệ thống tư tưởng, tình cảm, cảm xúc bao quát, sâu xa cũng như toàn diện của một dân tộc. Nếu toàn thể loài người có ý thức hệ nhân loại chung, mỗi đất nước, mỗi dân tộc có ý thức hệ riêng của mình, đó là tập quán sống, là giá trị lịch sử cũng như tinh thần, ý thức về các phương diện mà mọi người đều biết.
    Mác chỉ nói tới ý thức hệ giai cấp là một sự phịa đặt sai trái cũng như lệch lạc. Câu chuyện Chử Đồng Tử cùng bao chuyện khác của VN kể cả chuyện Lưu Nguyễn nhập thiên thai đều nói lên sự hài hòa các giai cấp trong sự tồn tại và phát triển của dân tộc, của đất nước. Câu chuyện giữa Sơn Tinh, Thủy Tinh là nói lên cuộc đấu tranh giữa con người và tự nhiên, sự đấu tranh giữa điều thiện và điều ác trong thế giới loài người. Có nghĩa cái thiện cuối cùng bao giờ cũng thắng, nhưng trong cuộc đời, không phải bao giờ cũng không có hay hoàn toàn dẹp được cái ác.
    Nhưng sự chống giặc giã chỉ là chống con người cụ thể. Nhưng cái sâu xa của giặc giã là do ý thức sai trái của con người. Đó là bản năng hoang dã, là lòng tham lam vô hạn, là tính chất tiêu cực của cá nhân và xã hội. Cho nên chính ý thức hệ dân tộc bao giờ cũng phải là cái nền tảng cần bảo vệ vững chắc nhất. Bởi vì nó chính là cái nôi nuôi dưỡng mọi ý thức của người công dân. Nó là truyền thống lâu dài, sâu xa, bao quát và thống nhất nhất của toàn bộ lịch sử. Khi ý thức hệ dân tộc bị đánh bại bởi bất kỳ một ý thức hệ ngoại lai phi lý nào đó cũng có nghĩa cả dân tộc và lịch sử dân tộc nhất thiết phải chịu thất bại.
    Nhưng nói ý thức hệ dân tộc không phải chỉ biết chạy về lại với những cái cổ hủ, những hủ tục đã bị đào thải để lấy đó làm điều tự hào. Ngày nay thế giới loài người đã thành thống nhất, không dân tộc nào thoát ra được khỏi cộng đồng thế giới, cộng đồng loài người. Như vậy chỉ có ý thức hệ khoa học và phát triển, tiến bộ của toàn nhân loại mới cần phải tôn trọng. Ý thức hệ dân tộc ngày nay phải theo kịp và đuổi kịp ý thức hệ nhân văn và khoa học của toàn thể nhân loại phát triển chính là như thế.
    Như vậy nói đến ý thức hệ cần phải nói cho đúng và cho chính xác. Những suy nghĩ kiểu cặn bã, hỡ ra là ý hệ, là giai cấp, là chủ nghĩa, là quốc tế một cách giả tạo thực chất chỉ là sự tăm tối, sự mù quáng, sự thụ động, sự nô lệ và sự ngu ngốc. Lịch sử không thể đi lùi lại, cũng không thể đi trệch hướng, cũng không thể dừng lại hay dậm chân tại chỗ, mà lịch sử luôn luôn phải phát triển, phải đi lên, phải tiến hóa, phải khai sáng, phương diện cá nhân, dân tộc, đất nước hay toàn thể xã hội loài người cũng vậy. Ý thức hệ dân tộc là mọi cái gì tinh hoa, truyền thống, hữu lý, giá trị vốn đã có từ xưa của một dân tộc, còn ý thức hệ loài người và thế giới luôn luôn không đi ra ngoài ý thức hệ khoa học và nhân bản thật sự, chống lại mọi loại tà thuyết phi khoa học, phản động và thật sự có hại.
    Mọi người VN ngày nay, nhân dịp giỗ quốc tổ của mình, cần phải nhận thức sâu xa, hay cần phải suy nghĩ khách quan về điều đó. Dân tộc là cái nôi của mọi con dân, thế giới là của chung nhân loại, nhưng chính ý thức tự do dân chủ, ý thức nhân bản xã hội, ý thức khoa học đúng đắn khách quan, vẫn là năng lực và mục tiêu hướng lên của tất cả mỗi cá nhân, mỗi dân tộc, mỗi đất nước phát triển và tiến bộ trên toàn thể cõi đời này.

    Võ Hưng Thanh
    (20/4/13)

  3. Biên Hòa says:

    Nhưng mọi người cũng nên biết là các tồng pào Công giáo thích Chúa hơn, thờ chúa và Vatican nhiều hơn tổ tiên dân tộc đấy. Trong nhà lũ tồng pào này có bàn thờ chúa nhưng ko thấy bàn thờ tổ tiên đâu cả

    • Võ Hưng Thanh says:

      TÔN GIÁO VÀ Ý THỨC DÂN TỘC

      Tôn giáo là hiện tượng tự nhiên, khách quan của xã hội. Đó là thực tế không thể phủ nhận. Bởi vậy hiện tại trên thế giới ngoài vô số tôn giáo khác nhau, vẫn có chừng năm sáu tôn giáo lớn chính yếu đã có mặt từ nhiều ngàn năm qua, trong đó có đạo Phật, đạo Thiên Chúa, đạo Hồi, Ấn độ giáo, đạo Tin Lành … chẳng hạn. Tất nhiên tôn giáo nào đều thờ vị giáo chủ hay vị chúa của mình. Người VN nói chung trong gia đình có bàn thờ Phật, những người đạo Chúa có bàn thờ Chúa Jésus Christ, nhưng người Tin Lành hay đạo Hồi thì không thờ thần tượng. Vấn đề tự do tôn giáo là vấn đề được xã hội thừa nhận, do vậy không lẽ gì có thái độ dè bỉu hay chê bai các hành vi tôn giáo. Ngay như về mặt chính trị, vẫn có một số người do cuồng tín hay do như thế nào đó còn đưa cả ông Hồ Chí Minh lên chung bàn thờ tổ tiên nữa là.
      Thế nhưng tôn giáo là một việc, còn ý thức dân tộc lại là việc khác.
      Không thể quá cường điệu hay khiên cưỡng để nói rằng những người VN theo tôn giáo nào đó thì chỉ biết có Chúa hay giáo chủ của họ mà không còn biết đến tổ tiên hoặc ý thức hệ dân tộc. Bởi ý thức hệ dân tộc bao giờ vẫn là cái nền sâu xa, cơ bàn, chìm lắng nhất, sâu thẳm nhất trong tâm thức mọi người VN cho dầu về mặt bên ngoài họ có thật sự thuộc về bất kỳ một tôn giáo nào đó.
      Đó cũng chính là lý do tại sao bât cứ khi nào người ta từ trên ngọn tụt xuống đều luôn trở về cái gốc, trừ ra một thiểu số hời hợt, u mê, kém nhận thức, luôn luôn chỉ có biết cái ngọn mà không biết cái gốc, đó chính là những người mà xã hội luôn xem thường họ, coi họ chỉ như những người vong bản, người mất gốc …

      Võ Hưng Thanh
      (21/4/13)

Leave a Reply to Dao Cong Khai