WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Văn hóa có ảnh hưởng đến nền dân chủ?

Bây giờ mà đi hỏi những câu như trên là thừa và có phần ngớ ngẩn. Đơn giản là câu trả lời là có và người ta biết điều này từ lâu chứ không phải mới mẻ gì. Tôi cũng đồng ý với điều này.

Tôi cũng biết rằng bàn về văn hóa vùng miền là điều tế nhị, dây vào cuộc tranh cãi bất tận cho chủ để này cũng chẳng ích gì, nhất là khi văn hóa tranh cãi, phản biện văn minh vẫn còn đang trên đường xác lập ở xứ sở này.

Nhân đọc bài “Văn hóa ứng xử: Dân miền Nam “ăn đứt” người miền Bắc”, đăng tải trên báo chính thống của nhà nước hẳn hoi nên tôi mới lạm bàn một chút. Ý kiến đưa ra cũng chỉ là quan điểm và trải nghiệm cá nhân. Kinh nghiệm cho thấy; góc nhìn nào, dù có cẩn thận đến mấy cũng không thể hoàn hảo, nhất là một vấn đề to lớn là văn hóa. Hoàn toàn không có ý định bài xích hay tân bốc vùng miền. Chẳng để làm gì trong việc này.

Trong thời gian sống ở HN đó, tôi cũng có nhiều trải nghiệm thú vị. Suy ngẫm, tôi thấy rằng sợi dây liên hệ giữa văn hóa và dân chủ là có thật và đầy rắc rối như nhiều học giả đã đề cập. Tôi xin kể vài trải nghiệm bản thân trong vấn đề trên.

Trong những ngày HN sôi sục của các cuộc xuống đường phản đối TQ xâm phạm lãnh hải VN, tôi có một ý tưởng vừa có thể phục vụ kinh doanh vừa có thể đưa lại kết quả gây được một quỹ cho chủ đề Hoàng Sa, Trường Sa. Chi tiết ý tưởng tại đây.

Tôi chia sẻ ý tưởng cho vài người bạn, trong đó có một người anh hiện đang sống và kinh doanh tại Hà Nội-anh có công ty riêng và rất thành đạt. Anh rất thích thú với ý tưởng của tôi. Anh vồn vã gọi điện hẹn tôi một buổi café để trao đổi rõ hơn, dù công việc kinh doanh của anh rất bận. Với lòng nhiệt huyết, vì nhiều lý do tế nhị làm anh không thể tham gia vào đám đông xuống đường nhưng anh cũng muốn làm một điều gì đó cho quê hương, đất nước nhất là biển đảo đang bị xâm lấn, ngư dân bị ức hiếp. Anh em trao đổi với nhau về ý tưởng, cách thức vận động để ý tưởng được nhiều người biết cùng dự kiến cho sự phát triển. Anh cũng cho rằng dù ý tưởng này lớn, khó làm nhưng vận động cho nhiều người biết cũng đã thành công rồi; bởi lẽ nó sẽ giúp cho người dân, nhất là lớp trẻ biết thêm và quan tâm về Hoàng Sa, Trường Sa. Anh nói như đinh đóng cột là anh ủng hộ ý tưởng, không nhiều chứ một ít tiền để giúp quảng bá ý tưởng là anh lo được. Anh nói đi nói lại là anh muốn là gì đó cho đất nước vì không đi biểu tình làm lương tâm anh cắn rứt. Anh em chia tay nhau trong vui vẻ, nhiệt huyết và đầy hy vọng.

Chờ hoài không thấy anh liên lạc lại, tôi chủ động gọi điện thoại, email cho anh cũng không thấy trả lời. Quái lạ. Tôi đích thân đến công ty gặp anh, anh có vẻ miễn cưỡng, e dè tiếp tôi. Qua trao đổi tôi biết là anh đem ý tưởng trên chia sẻ với anh em doanh nhân thân thiết, ai cũng bàn ra, cho là đây là chuyện nhạy cảm, dây vào làm hỏng công ăn việc làm, hỏng sự nghiệp. Chính quyền muốn bóp chết sự nghiệp rất dễ, làm gì mà không đụng đến nhà nước, đến công an. Bao nhiêu mối thầu cũng dính dáng đến nhà nước, bị liệt vào danh sách đen là hết làm ăn được.

Tôi cố thuyết phục anh, ý tưởng này hoàn toàn an toàn, có lợi cho tất cả các bên, không có ý đồ kích động, chống đối hay gây khó khăn cho chính quyền gì ở đây. Anh nghe đều đồng ý với những gì tôi nói nhưng cuối cùng anh vẫn từ chối và nhất quyết không tham gia. Từ anh em thân thiết, anh cũng tránh né tôi, không liên lạc hay email. Anh có vẻ sợ gặp tôi như sợ hủi.

Tôi biết những bạn hữu của anh họ có nỗi sợ, sự ích kỷ quá lớn (họ không có lòng nhiệt huyết như anh) và họ đã truyền cái đó cho anh. Do họ không có thông tin về dự án rõ như anh (vì họ không có trao đổi trực tiếp như tôi với anh) nên với họ nghe từ Hoàng Sa, Trường Sa là sợ và nhất quyết tránh xa. Rõ ràng suy nghĩ đám đông đã tác động lên con người rất mạnh, làm cho nhiệt huyết, sự cởi mở của họ tiêu tan.

Đó là chuyện thứ nhất. Chuyện thứ hai là: với tính cách cởi mở và bộc trực (tôi là dân Bình Định) nên khi làm việc tôi hay phân tích vấn đề trên cơ sở logic, dù đã cố gắng không nên đụng đến những chuyện nhạy cảm nhưng làm sao mà không đụng, muốn giải quyết vấn đề ít nhất phải hiểu vấn đề gặp mắc mứu ở đâu chứ? Nhiều người trong dự án cũng tự nhiên e dè, xa lánh tôi. Điều này gây rất nhiều khó khăn trong quá trình hợp tác. Gần như những người xung quanh nghi kị lòng nhiệt huyết của tôi. Tôi nghĩ hình như họ nghĩ rằng tôi đang âm mưu gì đó? Thật là khó làm việc trong môi trường như vậy.

Đó chưa phải là vấn đề lớn nhất. Tôi có bài học học sâu sắc trong việc cảm nhận lòng người. Số là tôi có chơi thân một người trong nhóm. Có một lần thân tình trong trò chuyện, tôi nói lên suy nghĩ thật của mình về vấn đề và cách thức giải quyết. Tất nhiên là câu chuyện có đề cập đến vài điều không hay về lãnh đạo như: động cơ hoa hồng, câu chuyện lợi ích,…Thật bất ngờ, ngày mai tất cả những điều đó đến tai sếp hết. Tất nhiên là sếp không nói ra nhưng qua phải ứng, điệu bộ và nói bóng gió là tôi biết. Từ việc phân tích khách quan thành chuyện tôi trở thành kẻ nói xấu sếp. Anh bạn tôi có động cơ để làm việc đó vì muốn sếp chú ý và được ưu ái, thăng tiến.

Bạn có thể sống và làm việc theo tinh thần dân chủ trong môi trường như thế không?

Tôi cho rằng cái chúng ta đối diện là một nền văn hóa mà ở đó mọi người chưa sẵn sàng cho cuộc chơi dân chủ. Đó là một cản trở rất lớn, nó có thể phá hủy bất kỳ con người dân chủ dũng cảm nào, dù họ có nhiệt huyết và thật tâm đến đâu.

Lịch sử cho thấy nhiều nhân vật có hiểu biết và tranh đấu cho dân chủ rất thật tâm, hết mình nhưng khi nắm quyền thì lại độc tài, tôi nghĩ nền tảng văn hóa của xã hội với sức trì trệ đã phá hỏng và giết chết họ.
Bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn cá nhân của tác giả

©Nguyễn Văn Thạnh

3 Phản hồi cho “Văn hóa có ảnh hưởng đến nền dân chủ?”

  1. Lâm Vũ says:

    Trích “Tôi nghĩ hình như họ nghĩ rằng tôi đang âm mưu gì đó? Thật là khó làm việc trong môi trường như vậy.”
    Tôi không nghĩ như thế, mà chẳng qua khi chưa có thông tin đầy đủ người ta sẽ có thái độ cẩn trọng, đó là điều bình thường, không thể đổ cho “văn hóa… sợ”. Thiển nghĩ, khi tác giả đi vận động một người không phải quen thân lâu đời tham gia vào chuyện “quốc gia đại sự” thì phải biết trước chuyện đó chứ nhỉ?

  2. NGÀN KHƠI says:

    XÃ HỘI VÀ CÁ NHÂN

    Cá nhân như một con cờ
    Còn toàn xã hội bàn cờ đấy thôi
    Bàn cờ có chốt có voi
    Có xe có mã mới nên bàn cờ

    Con xe có nước đi dài
    Chỉ riêng anh mã đá hoài mới đi
    Nổ liền chú pháo sợ chi
    Riêng phần cậu sĩ ngu si lòm còm

    Một bên anh tướng đỏ hòm
    Bên kia anh tướng xanh lòm vậy thôi
    Đấu nhau kẻ thắng người thua
    Nhờ vào đám chốt qua sông mấy hồi

    Nói nghe để thấy chuyện đời
    Bàn cờ sắp sẳn có thời ai hay
    Hung hăng bọ xít một ngày
    Nhũn như lũ cún cũng tay nào bằng

    Quả đời bao chuyện nhố nhăng
    Làm người biết phận phải chăng mới người
    Đố ai bản chất con người
    Sinh từ xã hội hay từ mẹ cha ?

    Võ Hưng Thanh
    (25/4/13)

  3. Minh Đức says:

    Văn hóa có ảnh hưởng đến dân chủ và chế độ cai trị có ảnh hưởng đến văn hóa. Những người sống dưới chế độ độc tài toàn trị bị nhà nước khống chế từ mặt chính trị đến mặt kinh tế nên họ sợ mất đường kiếm sống khi đụng đến vấn đề mà nhà nước coi là nhậy cảm. Sống trong chế độ độc tài toàn trị, con đường tiến thân là nằm trong hệ thống của nhà nước nên sinh ra tính bẩm báo để lập công. Những con người sống độc lập về kinh tế, không phải nhờ vả chính quyền thì họ đâu cần bẩm báo với chính quyền làm gì. Ông Nguyễn Hiến Lê trong hồi ký của mình đã viết về việc cán bộ từ miền Bắc vào xúi dân báo cáo những ai nói xấu chế độ trong khi theo ông Nguyễn Hiến Lê thì việc dân đi rình mò nhau rồi bẩm báo với chính quyền là việc dân miền Nam cho là hèn hạ, bẩn thỉu không ai thèm làm.

Leave a Reply to Minh Đức